quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp

60 701 5
quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập, tìm hiểu và nghiên cứu, cùng với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Em đã hoàn thành bài khoá luận này. Trước tiên em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Huy Vinh, người đã trực tiếp hướng dẫn em từ khi lựa chọn đề tài, cho đến khi hoàn thành khoá luận. Sự chỉ bảo tận tình của thầy đã giúp em định hướng được tốt hơn trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn Cô giáo Nhữ Kim Huế, giáo viên chủ nhiệm lớp Kinh tế K11 cùng các thầy cô giáo trong khoa Quan Hệ Quốc Tế đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em có thể hoàn thành bài khoá luận này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã ủng hộ em trong suốt thời gian vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 0 5 năm 2009. Sinh viên Bùi Thị Quỳnh Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Nội dung cần viết tắt Từ viết tắt 1 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DNVNN 2 Doanh nghiệp trong nước DNTN 3 Đầu tư nước ngoài ĐTNN 4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 5 Tổ chức Thương mại Thế giới WTO 6 Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC 7 Diễn đàn kinh tế Khu vực Á - Âu ASEM 8 Đô la Mỹ USD 9 Quản lý nhà nước QLNN 10 Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CNH - HĐH 11 Ngân sách Nhà nước NSNN 12 Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ BTA 13 Khu công nghiệp KCN 14 Khu chế xuất KCX 15 Khu công nghệ cao KCNC 16 Liên minh Châu Âu EU 17 Các Công ty xuyên quốc gia TNCs 18 Các Công ty đa quốc gia MNCs 19 Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN 20 Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI 21 Hỗ trợ phát triển chính thức ODA DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Tiến Quý, Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, NXB Lao động, năm 2005 2. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008, Hà Nội 19/12/2008 3. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hà Nội 31/12/2004 4. Đinh Văn Ân, Nguyễn Thị Tuệ Anh, Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO - kết quả điều tra 140 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, NXB Lao động, Hà Nội năm 2008 5. Luật Đầu tư năm 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội năm 2006 6. Nguyễn Văn Thường, Giáo trình Kinh tế Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội năm 2008 7. Tạp chí Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Hai mươi năm đầu tư nước ngoài nhìn lại và hướng tới 1987 – 2007, NXB Tri thức, Hà Nội năm 2008 8. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2007, Hà Nội năm 2008 9. Vũ Chí Lộc, Giáo trình đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục, Hà Nội năm 1997 10.Http:// www.mof.gov.vn.Deffault. Aspx?tabid=612&ltemID=31186 DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG STT Kí hiệu Tên Hình,Bảng Trang I/ Các Hình 1 Hình 1.1 Các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với các DNVNN 5 2 Hình 2.1 Vòng luẩn quẩn của các nước có nền kinh tế chậm phát triển 21 3 Hình 2.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam tính đến ngày 19/12/2008 (theo tỷ trọng dự án) 22 4 Hình 2.3 Cơ cấu vốn FDI cấp mới năm 2008 phân theo lĩnh vực đầu tư 32 5 Hình 2.4 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế 38 II/ Các Bảng 1 Bảng 2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép thời kì 1988 - 2007 25 2 Bảng 2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008 27 3 Bảng 2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới năm 2008 theo hình thức đầu tư 28 4 Bảng 2.4 Tăng vốn 12 tháng 2008 phân theo ngành 30 5 Bảng 2.5 FDI được cấp phép thời kì 1988 – 2007 phân theo ngành 31 6 Bảng 2.6 FDI được cấp phép thời kì 1988 -2007 phân theo vùng 33 7 Bảng 2.7 Mười nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam thời kì 1988 - 2007 35 LỜI MỞ ĐẦU Doanh nghiệp được coi là tế bào của nền kinh tế, là bộ phận có nhiều đóng góp trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất to lớn, điều này được thể hiện rất rõ với hoàn cảnh nước ta, một nước nghèo nàn lạc hậu, hạn chế về vốn, việc phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một trong những chiến lược phát triển nền kinh tế đất nước. Từ sau khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới - WTO (ngày 7/11/2006), lượng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam liên tục tăng, tính đến hết năm 2007 tổng vốn đăng ký đạt khoảng 98 tỉ USD (kể cả vốn tăng thêm), với hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài. Mặc dù lượng vốn FDI đăng ký khá cao nhưng số vốn FDI thực hiện vẫn còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự đạt được hiệu quả so với yêu cầu. Nguyên nhân là do môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp vốn nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một yêu cầu cấp thiết, góp phần tạo thêm nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vốn nước ngoài. Xuất phát từ mối quan tâm đến việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam và công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn quan trọng này thông qua các doanh nghiệp vốn nước ngoài, em đã quyết định chọn đề tài: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp”. Bên cạnh Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung chính của bài viết được chia làm 3 chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kinh nghiệm của một số nước  Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các DNVNN ở Việt Nam.  Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với các DNVNN. Trong quá trình thực hiên khoá luận, mặc dù nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn cũng như các thầy cô giáo trong khoa Quan Hệ Quốc Tế, sự nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức và trình độ của em còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên khoá luận sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để em có được nhận thức toàn diện hơn, sâu sắc hơn về vấn đề này. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC 1. Cơ sở lý luận về Quản lý Nhà nước đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 1.1. Chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế và phát triển các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước ở Việt Nam, việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài là vấn đề cấp bách nhằm thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 mà Đại hội Đảng X đã đề ra là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Muốn đạt được mục tiêu trên, nước ta phải hoàn thành sự nghiệp CNH – HĐH, nói cách khác chúng ta phải tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX năm 2004 đã đề ra nhiêm vụ: “Tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là của các tập đoàn xuyên quốc gia, hướng mạnh hơn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn. Mở rộng lĩnh vực đầu tư và đa dạng hoá hình thức ĐTNN cho phù hợp với lộ trình hội nhập’’ Trong những năm qua, tình hình trong nước và quốc tế có rất nhiều chuyển biến quan trọng tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, trong đó có chủ trương đổi mới toàn diện nền kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2007, tình hình chính trị xã hội nước ta tiếp tục ổn định, chính sách đổi mới thể chế kinh tế thị trường được hoàn thiện, nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong nhiều năm qua đã tạo lòng tin cho các nhà ĐTNN. Thêm vào đó, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước trên thế giới diễn ra theo chiều hướng tích cực cũng là nhân tố quan trọng tác động đến quan hệ kinh tế và thu hút vốn ĐTNN. Vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế tiếp tục được nâng cao hơn sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, tổ chức thành công hội nghị APEC lần thứ 14 và được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua PNTR vào năm 2006. Bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá kinh tế đòi hỏi các nước phải ra sức sửa đổi, bổ sung nhiều quy định hấp dẫn các nhà ĐTNN. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của Thế giới, để đẩy nhanh quá trình hội nhập, việc phát triển các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNVNN) là một đòi hỏi không thể trì hoãn của Đảng và Nhà nước ta ngay từ lúc này. 1.1.2. Các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước. Để nền kinh tế - xã hội của đất nước ổn định, Nhà nước phải sử dụng các công cụ quản lý kinh tế của mình để tác động lên các đối tượng cần quản lý. Quản lý kinh tế vĩ mô nói chung và hệ thống công cụ quản lý của nhà nước đối với các DNVNN nói riêng cần phải đạt được những mục tiêu cơ bản sau: Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân được hoạt động thuận lợi, hiệu quả nhất, trong đó có các DNVNN. Đảm bảo tăng trưởng, phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ, ổn định và bền vững. Đảm bảo phân phối một cách công bằng các nguồn lực cũng như kết quả đạt được của nền kinh tế. Trong đó, việc phân phối nguồn lực được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng trước pháp luật và đảm bảo hiệu quả cao. Nghĩa là, Nhà nước phải tạo lập môi trường pháp lý sao cho mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, trong đó có các DNVNN đều có cơ hội bình đẳng như nhau. Bên cạnh môi trường pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh thì các môi trường khác cũng phải được đảm bảo: Môi trường kinh tế nhiều tiềm năng; môi trường các nguồn lực dồi dào, phong phú; môi trường hành chính thuận tiện, nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu của quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như tăng khả năng giải quyết quan hệ lợi ích giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Để tạo lập những môi trường trên, Nhà nước đã sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô bao gồm: Hình 1.1: Các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các DNVNN. Các chính sách kinh tế - xã hội: là tổng thể các quan điểm, chuẩn mực, các biện pháp mà chủ thể quản lý – Nhà nước sử dụng nhằm tác động lên đối tượng để đạt được những mục tiêu chung của đất nước. Bộ máy nhà nước: Bao gồm các cơ quan quyền lực Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan kiểm sát và xét xử, các cán bộ công chức Nhà nước. Bộ máy Nhà nước khi phối hợp hoạt động nhịp nhàng sẽ thực hiện tốt các chức năng nói chung của Nhà nước, trong đó có chức năng quản lý kinh tế - xã hội. Các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các DNVNN Các chính sách kinh tế xã hội Bộ máy nhà nước Công sản Pháp luật Kế hoạch chiến lược Quyết định hành chính Văn hóa truyền thống ……… Công chức nhà nước Ngân sách Đất đai Công khố Kết cấu hạ tầng Các DNV NN Tài sản công: Bao gồm các nguồn vốn, các phương tiện vật chất mà Nhà nước thay mặt quản lý và sử dụng để điều hành xã hội như: Ngân sách, tài sản tự nhiên, Kho bạc Nhà nước, kết cấu hạ tầng v.v… Pháp luật: là hệ thống các quy tắc xử xự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội. Pháp luật là công cụ quản lý quan trọng nhất của bất kì một xã hội nào, pháp luật cũng giữ vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế. Kế hoạch và các quyết định hành chính: trong đó, kế hoạch là tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn lực phải có để thực hiện mục tiêu chung. Các quyết định hành chính Nhà nước là sản phẩm trí tuệ của các nhà lãnh đạo, công chức nhà nước để điều hành, quản lý thông qua các mệnh lệnh đơn phương và duy trì sự ổn định. Ngoài các công cụ trên, Nhà nước còn sử dụng công cụ văn hoá truyền thống để quản lý kinh tế - xã hội. Văn hoá là toàn bộ của cải vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong thực tiễn lịch sử dân tộc. Văn hoá vừa là nền tảng, thước đo, chuẩn mực, vừa là mục tiêu, động lực, lại vừa là hệ điều tiết sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi Quốc gia. 1.1.3. Sự cần thiết phải sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các DNVNN. Sự tồn tại và phát triển của các DNVNN ở mỗi Quốc gia nói chung và đặc biệt ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển nói riêng là một tất yếu khách quan và có sự tác động tích cực đến nền kinh tế các Quốc gia bởi: Thông qua các DNVNN, việc thu hút vốn ĐTNN đã tạo ra nguồn vốn bổ sung quan trọng, bù đắp cho sự thiếu hụt vốn trong nước ở nước nhận đầu tư.Việc phát triển kinh tế đòi hỏi phải huy động mọi nguồn vốn trong nước và ngoài nước, nhưng đối với các nước lạc hậu, sản xuất còn ở trình độ thấp, nguồn vốn tích luỹ từ trong nước còn hạn hẹp thì vốn đầu tư nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ở các nước đang phát triển, sản xuất còn lạc hậu, nguồn vốn tích luỹ không đủ khả năng đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển kinh tế thì vốn ĐTNN thu [...]... tư nước ngoài , đầu tư ra nước ngoài nhưng không có khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Tuy nhiên, từ các khái niệm trên, có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có. .. triển của các hoạt động kinh doanh Kết quả của hoạt động xuất khẩu tư bản là hình thành nên những nhà đầu tư nước ngoài – các tổ chức kinh tế, các cá nhân nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài là những chủ thể quan trọng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hình thành nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Như vậy, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc... ngoài) và Liên doanh (chiếm 18,2% số dự án đầu tư nước ngoài) Hình 2.2: Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam tính đến ngày 19/12/2008 (theo tỷ trọng dự án) Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.2.1 Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai bên hay nhiều bên phía nước ngoài và nước nhận đầu tư (nước chủ nhà) hợp tác cùng góp vốn, ... – Sheraton với số vốn đăng kí 780 triệu USD, Công ty liên doanh Honda Việt Nam với vốn đăng kí 100 triệu USD v.v… 1.2.2 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài Loại doanh nghiệp này có thể do một hoặc nhiều tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài thành lập tại nước nhận đầu tư, họ tự đứng ra tổ chức quản lý, điều hành... bên ngoài thì mới có cơ sở để giải quyết khó khăn và tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, dần rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nước phát triển 1.2 Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện có ở Việt Nam Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay khá đa dạng, trong đó chủ yếu là hình thức Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (chiếm 75,3% số dự án đầu tư nước ngoài) ... Như vậy, thực chất FDI là sự đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài đóng góp vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ và trực tiếp tham gia điều hành đối tư ng mà họ đã góp vốn tạo nên, về hình thức, FDI chỉ diễn ra dưới một số dạng Ở Việt Nam các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư dưới các hình thức sau: - Hợp đồng hợp tác kinh doanh, - Doanh nghiệp liên doanh, - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, - Hợp... này là 10%, Pháp và Anh là 20%, Việt Nam theo điều 8 Luật ĐTNN 1996 là 30% Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn, nghĩa là, tỷ lệ góp vốn càng cao thì quyền quản lý và ra quyết định càng cao Nếu nhà đầu tư nước ngoài góp vốn 100% thì doanh nghiệp thuộc toàn quyền quản lý của nhà đầu tư nước ngoài, nói cách khác chủ ĐTNN tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu... tác kinh doanh chiếm 3,1% tổng số dự án và 8,3% tổng VĐK Doanh nghiệp BOT có 6 dự án với tổng vốn VĐK đạt 1,4 tỷ USD Doanh nghiệp cổ phần có 8 dự án với tổng VĐK 119 triệu USD Công ty quản lý vốn (công ty mẹ - con) có 1 dự án với tổng VĐK là 14,4 triệu USD Trong số các hình thức đầu tư, hình thức Liên doanh có vốn thực hiện lớn nhất chiếm 41,3% tổng vốn thực hiện Hợp tác kinh doanh có tỷ lệ vốn thực hiện... IMF: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế của nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự Luật Đầu tư năm 2005 mà Quốc hội khoá XI - nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua có các khái niệm đầu tư , đầu tư trực tiếp’’, đầu tư. .. hợp với mục tiêu của từng dự án đầu tư Thái Lan duy trì chính sách thương mại tự do, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài và không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Sau khủng hoảng tài chính (1997), Thái Lan đã điều chỉnh chính sách thu hút vốn đầu tư Năm 1997 Luật Kinh doanh nước ngoài mới được ban hành thay thế cho Luật năm 1972 Luật kinh doanh . MỘT SỐ NƯỚC 1. Cơ sở lý luận về Quản lý Nhà nước đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 1.1. Chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về. các doanh nghiệp vốn nước ngoài, em đã quyết định chọn đề tài: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp . Bên cạnh Lời mở đầu, Kết luận, Danh. trường kinh doanh của các doanh nghiệp vốn nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một

Ngày đăng: 12/08/2014, 23:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan