đánh giá sự phát triển của thương hiệu hapro bốn mùa thông qua các điểm tiếp xúc thương hiệu

25 709 0
đánh giá sự phát triển của thương hiệu hapro bốn mùa thông qua các điểm tiếp xúc thương hiệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BỘ MÔN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU &  BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG HIỆU HAPRO BỐN MÙA THÔNG QUA CÁC ĐIỂM TIẾP XÚC THƯƠNG HIỆU HÀ NỘI, 12/2009 MỤC LỤC Lời mở đầu - Lý do chọn đề tài - Mục tiêu nghiên cứu - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu - Ý nghĩa thực tiễn Chương I: Một số vấn đề lý luận về thương hiệu 1.1 Thương hiệu và thương hiệu dịch vụ 1.1.1 Các cách hiểu về thương hiệu 1.1.2 Đặc điểm thương hiệu dịch vụ 1.1.3 Chức năng của thương hiệu dịch vụ 1.1.4 Vai trò của thương hiệu 1.2 Phát triển thương hiệu 1.3 Điểm tiếp xúc thương hiệu Chương II: Sự phát triển của thương hiệu Hapro Bốn mùa thông qua điểm tiếp xúc 2.1 Vài nét về thương hiệu Hapro Bốn mùa 2.1.1 Giới thiệu sơ lược 2.1.3 Tầm nhìn thương hiệu 2.2 Định vị thương hiệu thông qua các điểm tiếp xúc 2.2.1 Thiết kế tên gọi thương hiệu Hapro Bốn mùa 2.2.2 Logo biểu trưng và slogan 2.2.3 Vị trí kinh doanh 2.2.4 Các sản phẩm dịch vụ chính 2.2.5 Các sản phẩm dịch vụ bổ sung 2.2.6 Phong cách Nhà hàng Chương III: Đánh giá thành công hạn chế và giải pháp hoàn thiện chiến lược 3.1 Những thành công và hạn chế 3.1.1 Những thành công đạt được 3.1.2 Những hạn chế cần khắc phục 3.2. Các đề xuất hoàn thiện chiến lược định vị thương hiệu 3.2.1 Đề xuất I 3.2.2 Đề xuất II LỜI MỞ ĐẦU Vấn đề thương hiệu đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang ngày càng sâu và rộng như hiện nay. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp hay tổ chức này với hàng hóa dịch vụ tổ chức khác, mà cao hơn, đó là một cơ sở khẳng định vị thế doanh nghiệp trên thương trường cũng như hình ảnh, uy tín của thương nghiệp trong tâm trí khách hàng. Nắm bắt được tầm quan trọng của thương hiệu, chúng em, sinh viên trường Đại học Thương Mại quyết định chọn đề tài về định vị thương hiệu: “Đánh giá sự phát triển của thương hiệu Hapro bốn mùa thông qua các điểm tiếp xúc thương hiệu” Chúng em nhận thấy đây là một đề tài thú vị, lại có liên quan trực tiếp đến chuyên ngành “Quản trị khách sạn du lịch”của mình. Bên cạnh đó, với việc nghiên cứu đề tài này, chúng em sẽ có cơ hội bổ sung cho mình những kiến thức gắn với thực tiễn mà cụ thể là “Quá trình định vị thương hiệu Hapro bốn mùa thông qua các điểm tiếp xúc khách hàng”. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là thương hiệu Hapro bốn mùa của công ty sự kiện và ẩm thực Hapro thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro). Với phạm vi nghiên cứu là các cửa hàng kinh doanh dịch vụ nhà hàng, café trên địa bàn Hà Nội. Từ đó, nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, chúng em chọn phương pháp phân tích SWOT (Streangth, Weakness, Opportunities, Threats) và Áp dụng đối chiếu so sánh mô hình để phân tích quá trình định vị thương hiệu Hapro bốn mùa thông qua các điểm tiếp xúc khách hàng. Đứng trên góc nhìn của những người học tập và nghiên cứu về quản trị thương hiệu, chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót trong cách đánh giá và nhìn nhận. Tuy nhiên tập thể những người làm đề tài đã cố gắng đưa ra một vài đánh gía sơ bộ quá trình định vị của thương hiệu Hapro bốn mùa để có cái nhìn khách quan về những thành công mà công ty đã đạt được và các hạn chế còn tồn tại. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU 1.1 Thương hiệu và thương hiệu dịch vụ 1.1.1 Các cách hiểu về thương hiệu: Từ thương hiệu (Brand) có nguồn gốc từ chữ Brandr, theo tiếng Aixơlen cổ nghĩa là đóng dẫu. Xuất phát từ thời xa xưa khi những chủ trại muốn phân biệt đàn cừu của mình với những đàn cưu khác, họ đã dùng một con dấu bằng sắt nung đỏ đóng lên lưng từng con một, thông qua đó khẳng định giá trị hàng hoá và quyền sở hữu của mình. Như thế, thương hiệu xuất hiện từ nhu cầu tạo sự khác biệt cho sản phẩm của nhà sản xuất. Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Thuật ngữ thương hiệu cũng đã xuất hiện ở Việt Nam khá lâu. Từ thời vua Bảo Đại, theo Điều 1 của Dụ số 5, ngày 1/4/1952 “Quy định các nhãn hiệu như sau: được coi là nhãn hiệu hay thương hiệu là các danh từ có thể phân biệt rõ rệt, các danh hiệu, biểu ngữ, dấu in, con niêm, tem nhãn, hình nổi, chữ, số, giấy phong bì cùng các tiêu biểu khác dùng để phân biệt sản phẩm hay thương phẩm”. Các yếu tố của thương hiệu: thương hiệu là tất cả các dấu hiệu có thể để tạo ra một hình ảnh riêng biệt và rõ nét của hàng hóa, dịch vụ hay cho chính doanh nghiệp. Các dấu hiệu trong thương hiệu có thể là: + Phần phát âm được như tên thương hiêu (P/S, Samsung, Honda…) + Khẩu hiệu, slogan ( Biti’s- Nâng niu bàn chân Việt…) + Phần không phát âm được như biểu trưng, biểu tượng + Phần âm thanh (ví dụ nhạc chuông Nokia tune) + Sự cá biệt trong kiểu dáng hàng hóa và bao bì + Tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý Nhãn hiệu (Trade mark): Bên cạnh thương hiệu của công ty thì nhãn hiệu là dấu hoặc tên gọi của một sản phẩm được đăng kí với luật pháp sử dụng trên thị trường. Cần ghi nhận rằng ranh giới giữa hai chữ thương hiệu (Brand) và nhã nhiệu (trade mark) chỉ mang tính tương đối. CHúng ta có thể hiểu đơn giản là một nhãn hiệu đã đăng kí (Registered trade mark - ® ) sẽ được coi là một thương hiệu chính thức à được bảo hộ từ pháp luật. Dưới đây là một vài thực tế nghiêm túc về các thương hiệu thông thường: • Phân nửa khách hàng trung thành của bạn trong năm nay sẽ không trung thành với bạn vào năm tới (phân tích của Catalina Marketing với 10 triệu người). • 20% khách hàng, những người mang lại 80% doanh số (bao gồm cả khách hàng của các sản phẩm cao cấp) có thể dành sự ưu tiên cho một thương hiệu khách và mua nó nhiều hơn. • Trung bình, 30% khách hàng trung thành không biểu lộ thái độ gì về thương hiệu của bạn (những thái độ thể hiện lòng trung thành của họ) và những người này là những người có khả năng từ bỏ thương hiệu cao nhất (trích một bài báo trên Journal of Advertising Research vào năm 1996) 1.1.2 Đặc điểm của thương hiệu dịch vụ: Với các đặc tính riêng của mình, thương hiệu dịch vụ có những đặc điểm khác biệt so với thương hiệu hàng hóa. Trước hết, đặc tính đầu tiên của sản phẩm dịch vụ là tính vô hình của chúng, mặc dù ngày nay không có tính vô hình thuần túy của sản phẩm dịch vụ mà nó được gẵn với những sản phẩm hữu hình nhất định. Ví dụ thương hiệu của một nhà hàng không chỉ là phong cách phục vụ của nhân viên, chất lượng đồ ăn, sự đồng bộ của các sản phẩm mà nó còn là những yếu tố hữu hình để thể hiện đặc tính vô hình của nhà hàng. Như vậy do đặc tính vô hình của sản phẩm mà người tiêu dùng tiếp xúc với giao diện của Thương hiệu dịch vụ bao gồm nhiều quá trình hợp thành. Ví dụ trong một nhà hàng: phong cách của lễ tân bồi bàn đến phong cảnh nhà hàng…đều phải gắn với một tổng thể chung để gây ấn tượng và định vị rõ rang trong con mắt khách hàng. Đặc tính thứ 2 của dịch vụ là không thể lưu kho. Đặc tính này khiến cho sản phẩm dịch vụ là đơn nhất và trải nghiệm sản phẩm dịch vụ là trải nghiệm của từng cá nhân. Ví dụ, trong quán kem, tỉ lệ nữ giới chọn ăn kem vị dâu thường nhiều hơn nam giới. Đặc tính thứ 3 là tính không đồng nhất của dịch vụ làm cho công tác tiêu chuẩn hóa trở nên khó khăn, vì thế xây dựng thương hiệu dịch vụ càng khó xác định hơn. Tuy nhiên chúng em cho rằng bất kì yếu tố nào trong giao diện mà dịch vụ cung ứng liên kết với bộ nhớ khách hàng đến hình ảnh về dịch vụ là các liên kết đang được tạo dựng để xây dựng thương hiệu về dịch vụ. 1.1.3 Chức năng của thương hiệu dịch vụ: Chức năng nhận biết và phân biệt: Đây là chức năng gốc của thương hiệu. Thông qua thương hiệu, người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt và nhận biết hàng hóa của doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác. Tập hợp các dấu hiệu của thương hiệu (tên hiêu, biểu trưng, biểu tượng, khẩu hiệu hoặc kiểu dáng đặc biệt của hàng hóa và bao bì…” chính là căn cứ để nhận biết và phân biệt. Thương hiệu cũng đóng vai trò tích cực trong phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Mỗi hàng hóa mang thương hiệu khác nhau sẽ đưa ra những thông điệp khác nhau dựa trên những dấu hiệu nhất định nhằm đáp ứng những kì vọng và thu hút sự chú ý của những tập khách khác nhau. Do vậy, khi hàng hóa trở nên phong phú, đa dạng thì mọi dấu hiệu gây khó khăn khi phân biệt sẽ làm giảm uy tín và cản trở sự phát triển của một thương hiệu. Chức năng thông tin và chỉ dẫn: Chức năng này thể hiện ở chỗ, thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác nhau cũng như khẩu hiệu của thương hiệu, người tiêu dùng có thể nhận biết được phần nào về giá trị sử dụng của hàng hóa, những công dụng đích thực mà hàng hóa đó mang lại cho người tiêu dùng trong hiện tại và trong tương lai. Những thông tin về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu dùng…cũng có thể phần nào được thể hiện thông qua thương hiệu. Khi thương hiệu thể hiện rõ được chức năng thông tin và chỉ dẫn sẽ là những cơ hội thuận lợi để người tiêu dùng tìm hiểu và đi đến chấp nhận thương hiệu. Chức năng tạo cảm nhận và tin cậy: Thương hiệu còn mang chức năng tạo sự cảm nhận. Đó là cảm nhận của người tiêu dùng về sự sang trọng, sự khách biệt, một cảm nhận yên tâm, thoải mái và tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó và sự tin tưởng khi lựa chọn tiêu dùng hàng hóa đó. Nói đến sự cảm nhận là người ta nói đến một ấn tượng nào đó về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng. Sự cảm nhận của khách hàng không phải tự nhiên mà có, mà được hình thành do tổng hợp các yếu tố của thương hiệu và cả trải nghiệm của người tiêu dùng. Từ đó, tạo ra một giá trị cá nhận cho người tiêu dùng là một thành công quan trọng của mỗi thương hiệu. Sự tin cậy và sẵn sàng lựa chọn hàng hóa mang một thương hiệu nào đó đã mang lại cho doanh nghiệp một tập khách hàng trung thành Chức năng kinh tế: Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu. Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp. Mặc dù giá trị của thương hiệu rất khó định đoạt, nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu nổi tiếng mang lại, hàng hóa sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập thị trường. Sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ làm cho giá của thương hiệu đó tăng lên gấp bội và đó chính là chức năng kinh tế của thương hiệu. Đôi khi giá một thương hiệu còn phụ thuộc vào sự bức bách phải sở hữu được thương hiệu đó của một công ty, trong trường hợp này người ta thương nói nó vô giá. 1.1.4 Vai trò của thương hiệu: Vai trò đối với người tiêu dùng: Thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng hàng hóa cần mua trong muôn vàn các hàng hóa cùng loại khác, góp phần xác định được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Vì thế thông qua thương hiệu, người tiêu dùng có thể nhận dạng dễ dàng hàng hóa dịch vụ của từng nhà cung cấp. Như vậy, thực chất thương hiệu như một lời giới thiệu, một thông điệp và dấu hiệu quan trọng để người tiêu dùng căn cứ vào đó đưa ra phán quyết cuối cùng về hành vi mua sắm Thương hiệu còn góp phần tạo ra một giá trị cá nhân cho người tiêu dùng, một cảm giác sang trọng và được tôn vinh. Thương hiệu tạo nên một tâm lý yên tâm về chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng. Khi người tiêu dùng lựa chọn một thương hiệu tức là họ đẫ gửi gắm niềm tin vào thương hiệu đó. Vai trò đối với doanh nghiệp: + Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Khi một thương hiệu lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, nó hoàn toàn chưa có được một hình ảnh nào trong tâm trí người tiêu dùng. Những thuộc tính của hàng hóa như kết cấu, hình dáng, kích thước, màu sắc, sự cứng cáp hoặc các dịch vụ sau bán hàng sẽ là tiền đề để người tiêu dùng lựa chọn chúng + Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng. Các thông điệp mà thương hiệu đưa ra trong các quảng cáo, khẩu hiệu, logo luôn tạo một sự kích thích, lôi cuốn khách hàng. Nó chứa đựng một nội dung như những cam kết hoặc ngầm địnhnào đó của doanh nghiệp về chất lượng hàng hóa hoặc những lợi ích tiềm ẩn từ việc sử dụng hàng hóa. Những cam kết này không bị ràng buộc về mặt pháp lý nên nếu bị khiếu kiện thì nó hoàn toàn không có ý nghĩa to tát về mặt pháp lý nhưng thực sự ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của doanh nghiệp và lòng trung thành của khách hàng. + Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường. Bằng cách tạo ra những thương hiệu các biệt (những dấu hiệu và sự khác biệt nhất định) doanh nghiệp đã thu hút được sự chú ý của khách hàng hiện hữu cũng như tiềm năng cho từng chủng loại hàng hóa. Và như thế, với từng chủng loại hàng hóa cụ thể mang những thương hiệu cụ thể sẽ tương ứng với từng tập khách nhất định. + Thương hiệu tạo nên sự khách biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm. Cùng với sự phát triển của sản phẩm, cá tính thương hiệu ngày càng được định hình và thể hiện rõ nét, thông qua đó các chiến lược sản phẩm sẽ phải phù hợp và hài hòa hơn cho từng chủng loại hàng hóa + Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp: đó là khả năng tiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn, sâu rộng hơn ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới Một hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán được với giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ + Thu hút đầu tư: thể hiện bằng việc cổ phiểu của doanh nghiệp sẽ được các nhà đầu tư quan tâm hơn, bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hóa cho doanh nghiệp + Thương hiệu là tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều cuộc chuyển nhượng đã cho thấy giá của thương hiệu cao hơn rất nhiều so với tổng tài sản hữu hình mà doanh nghiệp đang sở hữu. 1.2 Phát triển thương hiệu: Phát triển thương hiệu là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một cách thức khác nhau để đạt được mục tiêu này. Nhưng tựu chung có một số vấn đề cơ bản như sau mà các doanh nghiệp cần lưu ý: + Quảng bá thương hiệu không đơn thuần chỉ là quảng cáo: dù quảng cáo là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình phát triển thương hiệu. Cái gốc của thương hiệu là uy tín của sản phẩm và dịch vụ, sự bền vững của chất lượng. Những thương hiệu lớn trên thế giới đều đặt chất lượng lên hàng đầu. Thậm chí, những thương hiệu dù đã có được uy tín lâu dài cũng sẽ tự đánh mất mình nếu để chất lượng sản phẩm giảm sút. + Công ty cần phải tiếp cận vấn đề thương hiệu với một chiến lược tổng thể: Đó là việc phải nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu trong toàn bộ công ty; xây dựng thương hiệu trên cơ sở nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; phát triển hệ thống kênh phân phối; quản lý thương hiệu để đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu không ngừng được nâng cao. + Công ty cần phải định vị nhãn hiệu một cách rõ nét trong nhận thức của người tiêu dùng để phát huy tối đa nội lực, tập trung vào các mục tiêu chính, triển khai các kế hoạch hỗ trợ và tạo dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng. + Nên lưu ý rằng việc phát triển thương hiệu chỉ đạt hiệu quả tối đa, khi đi kèm theo nó là nhiều biện pháp hỗ trợ khác: Ví dụ thương hiệu bột giặt không chỉ thành công nhờ quảng cáo dày đặc trên truyền hình, mà còn nhờ các chương trình khuyến mãi, triển lãm, tài trợ học sinh nghèo hiếu học và đặc biệt là việc xây dựng Quỹ khuyến học nên có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người mua. + Khi xây dựng cũng như phát triển thương hiệu, công ty cần lồng vào đó một triết lý vừa phản ánh được tiêu chí của công ty: vừa mang đậm tính nhân văn để tạo niềm tin với khách hàng về giá trị thương hiệu. + Công ty cần tạo ra mối liên kết thương hiệu bền vững trong tâm thức người tiêu dùng chứ không để rơi vào tình trạng “chết yểu” thông qua các chiến dịch quảng cáo dài hạn cũng như các hoạt động tiếp thị sáng tạo và mới lạ. Như vậy có thể nói thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình, khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn, thậm chí nó còn tác động đến sự thành- bại của hoạt động kinh doanh. Vì lý do đó, một hướng đi cho thương hiệu luôn là thách thức đối với doanh nghiệp. 1.3 Điểm tiếp xúc thương hiệu Điểm tiếp xúc thương hiệu được hiểu là các dấu hiệu, hình thức mà khách hàng có thể cảm nhận về thương hiệu. Điều này xuất phát từ tất cả các yếu tố của thương hiệu và cả quá trình sử dụng sản phẩm. Các đặc điểm khách hàng nhận thấy đầu tiên có thể là tên gọn, mầu sắc biểu trương, logo của thương hiệu. Ví dụ : tên gọi ngắn hay dài dễ phát âm hay dễ bị đọc chệch đi….Tiếp đó là quá trình sử dụng và cảm nhận hàng hóa của thương hiệu đó mang lại. Sự thỏa mãn khi tiếp nhận sản phẩm, dịch vụ của khách hàng được hướng vào thương hiệu đảm bảo cho sự thành công và lưu lại trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra còn có cái yếu tố như đánh giá dư luận, xu hướng lựa chọn kiểu model …. CHƯƠNG II: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG HIỆU HAPRO BỐN MÙA THÔNG QUA ĐIỂM TIẾP XÚC 2.1 Vài nét về thương hiệu Hapro Bốn mùa 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Hapro và Hapro Bốn mùa: [...]... công bố nhận diện thương hiệu Hapro Bốn Mùa tại địa điểm 353 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Thương hiệu Hapro Bốn Mùa là thương hiệu dịch vụ nhà hàng của Công ty cổ phần sự kiện và ẩm thực thuộc Hapro thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội - Cội nguồn của thương hiệu Hapro Bốn Mùa chính là thương hiệu Bốn Mùa đã được rất nhiều khách hàng biết đến 2.1.3 Tầm nhìn thương hiệu Hapro Bốn mùa chọn cho mình... thương hiệu Hapro nhằm khuếch trương thương hiệu các biệt Mặt khác, các thương hiệu cá biệt khác như Hapro mart Hapro food… nổi tiếng sẽ kích thích người tiêu dung tìm hiểu thêm về Hapro Bốn mùa và biết đến thương hiệu chung Hapro Mô hình này cũng góp phần quan trọng hạn chế rủi ro khi công bố thương hiệu Hapro Bốn mùa Sự tác động tương hỗ giữa thương hiệu Hapro và Hapro Bốn mùa sẽ mang lại hiệu quả cao... trong phát triển thương hiệu Sự ra mắt của thương hiệu Hapro Bốn mùa còn dựa trên nền tảng giá trị Kem Bốn mùa và được phát triển lên với định hướng về chuỗi cửa hàng café- nhà hàng mang giấc mơ “phong cách Hà Nội” • Điểm yếu: Nhược điểm mô hình này là đòi hỏi vốn đầu tư cho hệ thống thương hiệu là rất lớn kế hoạch đòi hỏi tính đồng bộ cao của các thương hiệu cá biệt trong nhóm Sự đồng bộ về thương hiệu. .. dùng một cảm giác an toàn khi sử dụng các sản phẩm mang thương hiệu Hapro .Sự trưởng thành, phát triển thương hiệu Hapro Mùa cùng với sự phát triển thương hiệu nhánh Hapro đã đánh dấu một bước phát triển lớn trong lộ trình xây dựng thương hiệu mạnh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Trong buổi lễ công bố nhận diện long trọng này, thay mặt HĐQT, Lãnh đạo TCT, Tổng giám đốc công ty Thương mại Hà... về thương hiệu có tính hệ thống Chính điều này làm thương hiệu Hapro Bốn mùa bên cạnh những sự đống nhất về tính hê thống lại bị hạn chế trong sự phát triển phong cách riêng sáng tạo đột phá Thứ hai, Sự kết hợp bất song song còn làm cho sự nhầm lẫn của khách hàng về Hapro Bốn màu với các thương hiệu khác như Hapro Mart, Hapro Travel… Cơ hội: Tính hệ thống thương hiệu từ mô hình thương hiệu gia đình Hapro. .. thương hiệu thông qua các điểm tiếp xúc 2.2.1 Thiết kế tên gọi thương hiệu Hapro Bốn mùa: Tên hương hiệu Hapro Bốn mùa là một tên gọi được xây dưng trên 2 yêu tố tính hệ thống thương hiệu và tính truyền thống kế thừa Ta có thể liên tưởng tên gọi có thể tách bạch làm 2 phần gồm Hapro, mang tính hệ thống của thương hiệu Hapro, và Bốn màu, giữ lại bản sắc của sản phẩm Kem Bốn màu nổi tiếng Sự gắn kết ở... hình thương hiệu gia đình kiểu kết hợp bất song song Tên gọi này cùng nằm trong nhóm thương hiệu Hapro với các thương hiệu khác như Đây là mô hình thể hiện sự liên kết, kết hợp giữa thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt là như nhau, như 2 bộ phận của một thương hiệu • Điểm mạnh: Ưu điểm chính của mô hình đa thương hiệu là, một mặt, khai thác lợi thế và uy tín của thương hiệu gia đình là thương hiệu. .. thương hiệu Hapro của công ty Mẹ đã mang lại ưu thế cho thương hiệu nhánh, cùng với sự đầu tư đúng đắn trong việc quảng bá thương hiệu cũng như sự quan tâm chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Hapro Mart, Hapro Food, Hapro Bốn Mùa đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng Năm 2008, Hapro Mart được người tiêu dùng bình chọn là thương hiệu nổi tiếng Việc xây dựng và phát triển thương. .. cùng các Sở, ban ngành, tổ chức buổi lễ “Trao cúp Thương hiệu uy tín - Sản phẩm và dịch vụ chất lượng vàng năm 2010” tại Nhà hát lớn Hà Nội Đài truyền hình Việt Nam VTV1 đã truyền hình trực tiếp sự kiện trên Sự trưởng thành, phát triển thương hiệu Hapro Mùa cùng với sự phát triển thương hiệu nhánh Hapro đã đánh dấu một bước phát triển lớn trong lộ trình xây dựng thương hiệu mạnh của Tổng công ty Thương. .. cạnh tranh Sự phát triển đi lên của thương hiệu Hapro Bốn mùa còn có đóng góp tích cực trở lại với thương hiệu gia đình Hapro làm nâng cao vị thế và sức cạnh tranh trên thị trường • Thách thức: Do tính hệ thống cao của mô hình thương hiệu gia đình, đội ngũ nhân viên quản trị thương hiệu cần có sự chuyên nghiệp và gắn kết chặt chẽ cao để phát huy thế mạnh Sự phát triển a dạng hóa thương hiệu Hapro cần chiến . hiệu 1.2 Phát triển thương hiệu 1.3 Điểm tiếp xúc thương hiệu Chương II: Sự phát triển của thương hiệu Hapro Bốn mùa thông qua điểm tiếp xúc 2.1 Vài nét về thương hiệu Hapro Bốn mùa 2.1.1 Giới thiệu. định vị thương hiệu: Đánh giá sự phát triển của thương hiệu Hapro bốn mùa thông qua các điểm tiếp xúc thương hiệu Chúng em nhận thấy đây là một đề tài thú vị, lại có liên quan trực tiếp đến. như đánh giá dư luận, xu hướng lựa chọn kiểu model …. CHƯƠNG II: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG HIỆU HAPRO BỐN MÙA THÔNG QUA ĐIỂM TIẾP XÚC 2.1 Vài nét về thương hiệu Hapro Bốn mùa 2.1.1 Giới thiệu

Ngày đăng: 12/08/2014, 21:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan