nghiệp vụ bao thanh toán của các ngân hàng thương mại

12 1.6K 7
nghiệp vụ bao thanh toán của các ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A/ Mục tiêu nghiên cứu. Tìm hiểu, nắm bắt được những kiến thức cơ bản và tương đối toàn diện về nghiệp vụ bao thanh toán của các ngân hàng thương mại. B/ Nội dung. 1.Vấn đề chung. 1.1. Lịch sử hình thành. Nghiệp vụ bao thanh toán có lịch sử phát triển lâu dài, xuất phát từ hoạt động đại lý hưởng hoa hồng khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã, phát triển ở Anh vào thế kỷ 15 dưới hình thức ứng trả trước một phần cho người ủy nhiệm (nhà cung ứng sản phẩm), và phát triển mạnh từ thế kỷ 19 thông qua các nhà đại lý thanh toán ngành dệt may của Mỹ. Tuy nhiên, hoạt động bao thanh toán chỉ trở thành một loại hình dịch vụ tài chính phổ biến ở nhiều quốc gia kể từ những năm 1960. 1.2. Sự phát triển. Trên thế giới đến năm 2010 đã có hơn 2437 đơn vị bao thanh toán và hoạt động đạt doanh số hơn 1402331 triệu EUR bao thanh toán trong nước, 245.898 triệu EUR bao thanh toán xuất – nhập khẩu, và đã có khoảng 70 quốc gia tham gia vào hiệp hội bao thanh toán thế giới. Theo số liệu vừa được cập nhật của FCI (Factors Chain International), năm 2010 doanh số bao thanh toán trên thế giới đạt 1648229triệu Euro, tăng hơn 28% so năm 2009. Các thị trường bao thanh toán lớn nhất gồm có thị trường Anh, thứ hai là thị trường Pháp, thị trường Ý xếp thứ 3, tiếp theo là Nhật và Mỹ. Từ những số liệu trên có thể thấy khu vực châu Âu là thị trường hoạt động mạnh nhất về lĩnh vực này với doanh số gấp 6 lần khu vực đứng thứ 2 (châu Á) và có 3 đại diện là Anh, Ý, Pháp trong số 5 thị trường có doanh số cao nhất thế giới, 2 vị trí còn lại giành cho châu Á và châu Mỹ. 13. Tình hình thị trường bao thanh toán ở VN Hiện nay có 9 tổ chức tín dụng đăng ký và triển khai việc cung cấp dịch vụ bao thanh toán, trong đó có 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia bao gồm ngân hàng Deutsche Bank của Đức, ngân hàng Far East National Bank (FENB) của Mỹ, Ngân hàng Nhật UFJ Bank Limited, và có 6 ngân hàng trong nước gồm có Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương VN (TCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Hàng hải (MSB), Công ty tài chính dầu khí (PVFC). Doanh số bao thanh toán của Việt Nam.(đơn vị triệu EUR) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 16 43 85 95 65 1.4. Bao thanh toán là gì? Với lịch sử lâu đời nên định nghĩa nghiệp vụ bao thanh toán cũng hết sức đa dạng. a/ Theo công ước về bao thanh toán quốc tế của UNIDROIT 1988, nghiệp vụ bao thanh toán được định nghĩa như là một dạng tài trợ bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng. Theo đó, tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng sau: Tài trợ bên cung ứng (gồm cho vay và ứng trước tiền), quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng. b/ Còn hiệp hội bao thanh toán thế giới FCI thì định nghĩa bao thanh toán là một loại hình dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ. Đó là một sự thỏa thuận giữa người cung cấp dịch vụ bao thanh toán (factor) với người cung ứng hàng hóa dịch vụ hay còn gọi là người bán hàng trong quan hệ mua bán hàng hóa (seller). Theo như thỏa thuận factor sẽ mua lại các khoản phải thu của người bán dựa trên khả năng trả nợ của người mua trong quan hệ mua bán hàng hóa (buyer) hay còn gọi là con nợ trong quan hệ tín dụng (debtor). c/ Theo quuyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 của ngân hàng nhà nước việt nam ban hành định nghĩa: Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa. .Tóm lại: bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng hóa (cung ứng dịch vụ), theo đó NHTM đồng ý cấp tín dụng cho bên bán (Seller) nếu bên bán xuất trình 1 bộ chứng từ thanh toán đã ký kết với bên mua (Buyer), phù hợp với các điều khoản của hợp đồng bao thanh toán 1.5. Các bên bao thanh toán. a/ Bên bao thanh toán (Factor). Bên BTT còn gọi là tôt chức, hay đơn vị BTT, gồm các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính…là những tổ chức được phép cung cấp dịch vụ BTT. b/ Bên bán (Seller). Bên bán là bên cung ứng sản phẩm hàng hóa dịch vụ cho bên mua và đã ký hợp đồng BTT với đơn vị bao thanh toán, bên bán có trách nhiệm: “chuyển nhượng các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ với bên mua cho bên bao thanh toán”. c/ Bên mua (Buyer). Là con nợ của bên bán, có trách nhiệm trả nợ cho bên bán thông qua đơn vị BTT. 2. Phương thức bao thanh toán. 2.1. Bao thanh toán từng lần: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với từng các khoản thu của bên bán hàng. 2.2. Bao thanh toán theo hạn mức: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoản thời gian nhất định. 2.3. Đồng bao thanh toán: Hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán. 3. Phân loại bao thanh toán 3.1. Theo tính chất hoàn trả của các khoản tài trợ: có 2 loại + BTT miễn truy đòi: là loại hình BTT mà đơn vị BTT sẽ không truy đòi tiền người bán, nếu người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ số tiền theo bộ chứng từ mà đơn vị BTT đã ứng trước (thanh toán) cho người bán trước đó. Như vậy, mọi rủi ro nếu xảy ra thì đơn vị BTT đều phải gánh chịu. Do đó, mà BTT miễn truy đòi chỉ được sử dụng khi nào đơn vị BTT thẩm định và đánh giá người mua với độ tin cậy cao, hoặc người mua có bảo lãnh của ngân hàng. + BTT có truy đòi: là loại hình BTT mà đơn vị BTT sẽ truy đòi người bán số tiền chưa được thanh toán hết cho mình, do người mua (con nợ) từ chối, hoặc mất khả năng thanh toán. Theo hình thức BTT này, khi chứng từ đến hạn thanh toán mà người mua không trả tiền hoặc trả không đủ thì đơn vị BTTsẽ truy đòi từ người bán. Người bán phải gánh chịu rủi ro này. Về mặt kinh tế, khi áp dụng BTT miễn truy đòi, ngân hàng sẽ áp dụng các tỷ lệ phí và hoa hồng rất cao, ngược lại, thì tỷ lệ thấp hơn. 3.2. Theo phạm vi hoạt động: có 2 loại + BTT nội địa: là hình thức BTT phát sinh trong một nước. Người bán và người mua đều là các doanh nghiệp trong nước (kể các công ty liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài) và các quan hệ thương mại giữa họ chỉ bị chi phối bởi hệ thống luật pháp của nước đó. Bao thanh toán nội địa, do phạm vi hẹp nên đơn vị BTT có thể dễ dàng thẩm định, đánh giá khách hàng của mình để quyết định cung cấp dịch vụ BTT. Nhờ đó mức độ rủi ro cho đơn vị BTT sẽ thấp hơn.BTT nội địa có tính chất phổ biến hơn, doanh số hoạt động lớn hơn. + BTT quốc tế: là hình thức BTT mà người bán, người cung cấp là những nhà xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ ở trong nước, còn người mua chính là người nhập khẩu ở nước ngoài. Quan hệ thương mại giữa họ là quan hệ thương mại quốc tế. Do đó để cung cấp dịch vụ BTT quốc tế, đơn vị BTT cần phải xác lập quan hệ đại lý với các tổ chức tài chính ở nước ngoài để vừa thực hiện tốt nghiệp vụ, vừa ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro phát sinh do tính chất phức tap và đa dạng của các quan hệ thương mại quốc tế. 3.3. Theo nội dung nghiệp vụ: có 2 loại + BTT thông thường: là hình thức BTT mà đơn vị BTT chấp nhận thanh toán tiền ngay cho người bán, sau khi đã khấu trừ tiền lãi và hoa hồng phí. Khi đến hạn, đơn vị BTT sẽ xuất trình chứng từ cho người mua và người mua có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền theo chứng từ cho đơn vị BTT. + BTT có kỳ hạn: là loại BTT được thực hiện không phụ thuộc vào thời gian mua bán hàng hóa dịch vụ của bên mua và bên bán, mà phụ thuộc vào thời hạn đã thỏa thuận giữa đơn vị BTT và bên bán, theo đó cứ đến thời hạn định kỳ (10 ngày, 15 ngày, 1 tháng,…) đơn vị BTT sẽ ứng trước vào tài khoản của bên bán một số tiền nhất định. Khi người bán giao hàng cho người mua, bộ chứng từ sẽ chuyển cho đơn vị BTT để thu tiền. Tiền thu được sẽ trừ vào khoản ứng trước, lãi, phí, còn ại bao nhiêu sẽ chuyển vào tài khoản của bên bán. BTT có kỳ hạn được áp dụng khi người bán và người mua có quan hệ thương mại thường xuyên, ổn định 4. Quy trình và nghiệp vụ bao thanh toán: 4.1. Quy trình bao thanh toán trong nước: Bước 1: Bên bán và bên mua kí hợp đồng mua bán hàng hóa Bước 2: Bên bán đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán các khoản phải thu Bước 3: Đơn vị bao thanh toán tiến hành thẩm định( phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính) và cấp hạn mức bao thanh toán cho bên mua ( nếu bên mua hàng chưa nằm trong danh sách khách hàng đã được đơn vị bao thanh toán cấp hạn mức) Bước 4: Đơn vị bao thanh toán tiến hành thẩm định, trả lời và cấp hạn mức bao thanh toán cho bên bán Bước 5: Đơn vị bao thanh toán và bên bán tiến hành kí kết hợp đồng bao thanh toán Bước 6: Bên bán gửi văn bản thông báo bao thanh toán cho bên mua, trong đó nêu rõ việc bên bán chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán, yêu cầu bên mua thanh toán vào tài khoản của đơn vị bao thanh toán Bước 7: Bên bán chuyển giao hàng hóa cho bên mua Bước 8: Bên bán hàng chuyển nhượng bản gốc của hợp đồng mua bán, hóa đơn và các chứng từ khác liên quan đến khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán Bước 9: Đơn vị bao thanh toán ứng trước tiền cho bên bán theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán Bước 10: Đơn vị bao thanh toán theo dõi và thu nợ từ bên mua khi đến hạn thanh toán Bước 11: Bên mua hàng thanh toán tiền cho đơn vị bao thanh toán theo hướng dẫn của bên bán Bước 12: Đơn vị bao thanh toán tất toán khoản ứng trước với bên bán theo quy định trong hợp đồng bao thanh toán 4.2. Quy trinh bao thanh toán xuất nhập khẩu: Bước 1: Đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu ký hợp đồng mua bán hàng hóa Bước 2: Đơn vị xuất khẩu yêu cầu bao thanh đối với đơn vị bao thanh toán xuất khẩu Bước 3: Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chuyển thông tin cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu, yêu cầu cấp hạn mức bao thanh toán sơ bộ cho nhà nhập khẩu Bước 4: Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu tiến hành kiểm tra và thẩm định đối với nhà nhập khẩu Bước 5: Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu trả lời tín dụng cho đơn vị bao thanh xuất khẩu Bước 6: Dựa trên trả lời tín dụng của đơn vị bao thanh toán nhập khẩu, đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tiến hành ký hợp đồng bao thanh toán với nhà xuất khẩu. Bước 7: Đơn vị xuất khẩu chuyển giao hàng hóa cho đơn vị nhập khẩu theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng Bước 8: Đơn vị xuất khẩu chuyển nhượng chứng từ thanh toán ( hóa đơn, các chứng từ khác liên quan đến khoản phải thu) và kèm theo giấy đề nghị ứng trước cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. Bước 9: Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chuyển nhượng chứng từ thanh toán cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu Bước 10: Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu ứng trước khoản phải thu cho nhà xuất khẩu Bước 11: Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu theo dõi và thu nợ nhà nhập khẩu khi đến hạn thanh toán Bước 12: Đơn vị nhập khẩu thanh toán tiền cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu Bước 13: Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu thanh toán cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu sau khi đã trừ đi phần phí và các khoản thu khác ( nếu có) Bước 14: Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tất toán khoản tiền ứng trước với bên xuất khẩu 4.3. Đối tượng khách hàng:  Đối với bên bán: Là các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa , dịch vụ thỏa mãn các điều kiện: - Hội đủ các điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật - Không thuộc đối tượng hạn chế cho vay hoặc không cho vay theo quy định pháp luật - Là chủ sở hữu hợp pháp và có toàn quyền hưởng lợi đối với các khoản phải thu  Đối với bên mua: Là các đơn vị sản xuất kinh doanh hội đủ các điều kiện: - Có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn đối với các khoản phải thu được yêu cầu bao thanh toán - Có lịch sử thanh toán tương đối tốt với tất cả các đối tác trong hoạt động kinh doanh. 4.4. Các quy định có liên quan đến hoạt động bao thanh toán. 4.4.1. Các khoản phải thu không được bao thanh toán. - Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa bị pháp luật cấm. - Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp. - Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp. - Phát sinh từ các hợp đồng mua bán dưới hình thức ký gửi. - Phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày. - Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp. - Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng. 4.4.2 Số tiền ứng trước các khoản phải thu: • Tỷ lệ ứng trước được xác định dựa trên các yếu tố sau:  Mặt hàng mua bán, điều kiện thanh toán, phương thức thanh toán  Các thỏa thuận khác: giảm giá, chiết khấu, các khoản giảm trừ… • Số tiền ứng trước  Số tiền ứng trước= tỷ lệ ứng trước * Giá trị phải thu 4.4.3. Tiền lãi, phí trong hoạt động bao thanh toán: Lãi và phí trong hoạt động bao thanh toán do các bên thoả thuận tại hợp đồng bao thanh toán, gồm: 1. Lãi bao thanh toán được tính trên số vốn mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng phù hợp với lãi suất thị trường. Lãi bao thanh toán= Số tiền ứng trước * Thời hạn ứng trước * Lãi suất bao thanh toán  Thời hạn ứng trước là thời hạn còn lại của các khoản phải thu và số ngày dự phòng  Thời hạn thanh toán còn lại: tính từ ngày bắt đầu ứng trước cho đến trước ngày thu nợ 1 ngày 2. Phí bao thanh toán được tính trên giá trị khoản phải thu để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách bán hàng và các chi phí khác.  Bao thanh toán trong nước: Phí bao thanh toán= Giá trị phải thu * tỷ lệ phí bao thanh toán  Bao thanh toán xuất nhập khẩu: Phí bao thanh toán xuất nhập khẩu = (tỷ lệ phí của EF + tỷ lệ phí của IF) * Giá trị các khoản phải thu được bao thanh toán 4.4.5.Giá trị thanh toán còn lại. Khi nhận được thanh toán, đơn vị bao thanh toán phải thanh toán phần giá trị còn lại cho khách hàng GTTT còn lại = Số tiền thu thực tế - Số tiền ứng trước Ví dụ: Công ty hồng Hàlà bên bán( Địa chỉ Cty ở Hà Nội) nộp chứng từ vào Ngân hàng Ngoại thương VN xin bao thanh toán theo hợp đồng bao thanh toán đã được ký kết. Theo hợp đồng này NH ngoại thương sẽ ứng trước 80% giá trị bộ chứng từ cho bên bán, khi đến hạn thanh toán NH ngoại thương thanh toán số tiền còn lại sau khi đã trừ tiền ứng trước và phí bao thanh toán ( Phí bao thanh toán được xác định là 1,2 % tháng) người mua là công ty Phú Gia tại TP Hồ Chí Minh cũng đã chấp nhận thanh toán qua NH Ngoại thương VN. Trị giá bộ chứng từ cty Hồng Hà nộp vào NH Ngoại thương ngày 25/8/ 2010 với số tiền 20.000 triệu đồng. Sauk hi thẩm định bộ chứng từ, NH ngoại thương ứng trước tiền hàng cho công ty Hồng Hà số tiền 16.000 triệu đồng. Tiền được chuyển vào tài khoản của công ty Hồng Hà. Ngay sau đó NH Ngoại thương gửi bộ chứng từ cho công ty Phú Gia, kèm theo bản sao hợp đồng bao thanh toán và phiếu chuyển khoản chứng minh số tiền ứng trước cho bên bán. Vào ngày 2/10/2010 công ty Phú Gia đã thanh toán tiền hàng theo bộ chứng từ, tiền đã được chuyển khoản vào tài khoản của NH Ngoại thương VN 20.000 triệu đồng. Hãy xác định: 1) Số tiền NH Ngoại thương phải thanh toán cho công ty Hồng Hà? Số tiền phải thanh toán cho Cty Hồng Hà: 20.000/ [ 1+1,2%x 38/30]= 19.700,55 triệu đồng (Thời hạn bao thanh toán tính từ ngày 25/8/2009 đến 2/10/2009 là 38 ngày) 2) Số tiền còn lại phải trả cho cty Hồng Hà: 19700,55- 16000 = 3700,55 triệu đồng 3) Phí bao thanh toán NH Ngoại thương được hưởng 20000- 19700,55= 299,45 triệu đồng 4.4.6. . Quy định về an toàn 1. Hoạt động bao thanh toán phải bảo đảm các quy định về an toàn tại Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước; 2. Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài. 3. Số dư các khoản phải thu mà đơn vị bao thanh toán nhập khẩu bảo lãnh thanh toán cho 01 bên nhập khẩu phải nằm trong giới hạn tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho 01 khách hàng theo quy định tại Quy chế Bảo lãnh ngân hàng. 4. Trường hợp nhu cầu bao thanh toán của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán thì các đơn vị bao thanh toán được thực hiện đồng bao thanh toán cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 5. Tổng số dư bao thanh toán không được vượt quá vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. 4.4.7. Qui định về đồng tiền được sử dụng trong hoạt động bao thanh toán Các giao dịch bao thanh toán được thực hiện bằng Đồng Việt Nam. Đối với các giao dịch bao thanh toán thực hiện bằng ngoại tệ, đơn vị bao thanh toán, bên bán hàng và bên mua hàng phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. 5. Sự khác biệt giữa bao thanh toán và chiếc khấu các giấy tờ có giá. Tiêu chí Bao thanh toán Chiết khấu Chưa hẳn Giao dịch tài chính xảy ra sau giao dịch thương mại. Phương thức Có thể là Hạn mức tín dụng từng lần hoặc là nhiều lần. Chỉ áp dụng Hạn mức tín dụng từng lần. Người bán quan trọng nhất là phải cung cấp thêm cho Ngân hang về bản xác nhận của người mua cam kết sau này sẽ trả nợ cho NH. Không có Quyền truy đòi Có thể truy đòi hoặc miễn truy đòi tùy thỏa thuận hợp đồng. Luôn luôn là truy đòi. Phải thông báo cho con nợ biết Không cần thông báo cho con nơ biết NH thường giữ lại khoảng 10% - 20% số tiền được hưởng để khi nào thu hết nợ từ người mua thì NH mới trả hết cho người bán NH sẽ trả hết khoản tiền mà khách hàng được hưởng (số tiền được hưởng là số tiền còn lại sau khi đã trừ lãi CK và các khoản phí) Chứng từ Chỉ cần bộ hồ sơ mua bán chịu Chỉ thự hiện đối với những chứng từ lưu thông rộng rãi trên thị trường Tài sản đảm bảo Không nhất thiết Nhất thiết phải có tài sản đảm bảo Chức năng 3 chức năng: - Cấp tín dụng - Giúp quản lí và thu hồi nợ - chia sẻ rủi ro cho người bán Chỉ có chức năng cấp tín dụng VD: Bao Thanh Toán và Chiết Khấu Thương Phiếu Khác nhau Bao thanh toán là NH ứng trước tiền cho KH A sau đó thu hồi nợ dùm cho KH đó ( từ KH B mua hàng của KH A ), không thu hồi được thì quay lại truy đòi KH A. Ở đây chứng từ cần thiết là hợp đồng, hóa đơn, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản xác nhận nợ, vv… tóm lại tất cả những gì chứng minh KH B nợ tiền KH A và cam kết thanh toán. - Chiết khấu thương phiếu là KH A bán hàng cho KH B, cho KH B nợ va KH B xuất 1 thương phiếu cho KH A, trên đó ghi là KH B sẽ thanh toán cho KH A sau bao nhiêu ngày. A đem thương phiếu này lên NH chiết khấu lại, NH nhận thương phiếu, chi cho A 1 khoản tiền ( ttất nhiên là thấp hơn giá trị thương phếu – do đã trừ phí chiết khấu và 1 số phí khác). Đến hạn NH đi thu tiền từ KH B, thu không được thì sao ? NH có quyền truy đòi lần lượt các đối tượng có tên trong thương phiếu, kể cả người bán lẫn người mua và cả những người chuyển nhượng liên quan.  Tóm lại : Sự khác biệt cơ bản nhất chính là tính trừu tượng và tính lưu thông của thương phiếu. • Tính trừu tượng: Trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát sinh khoản nợ mà chỉ ghi các thông tin về khoản tiền phải trả, thời hạn trả tiền và người trả tiền. [...]... mua hàng - Có thể mua hàng theo điều khoản thanh toán sau - Sử dụng tín dụng người bán để tài trợ vốn lưu động - Cơ hội đàm phán mua hàng tốt hơn - Đơn giản hóa thủ tục thanh toán nhờ tập trung vào một đầu mối là ngân hàng, không cần phải mở L/C cho mỗi lần nhập hàng +Về phía Ngân hàng: - Đa dang hóa các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng - So với việc cấp hạn mức tín dụng,NH thích làm dịch vụ BTT... lưu thông: Thương phiếu được chuyển nhượng từ người thụ hưởng sang người khác bằng phương pháp ký hậu, nó có thể chuyển hóa ra tiền khi mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố Tính chất này khiến thương phiếu trở thành một phương tiện thanh toán thay cho tiền trong thời gian hiệu lực và mệnh giá thương phiếu VI Lợi ích Bao thanh toán mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp bán hàng và mua hàng Đối... sát rất vất vả, trong khi với BTT các khoản phải thu rất rõ, việc sử dụng cũng đã rõ, các DN đã chứng minh với NH về uy tín trên thị trường khi đã bán được hàng Có thể nói , bao thanh toán là loại dịch vụ cả hai bên cùng có lợi Nhưng DN có lợi hơn NH Khi cung cấp dịch vụ này NH phải gánh chịu về mình những rủi ro khi người mua mất khả năng thanh toán Do vậy, NH phục vụ người bán, nhà xuất khẩu, nếu... năng thanh toán Do vậy, NH phục vụ người bán, nhà xuất khẩu, nếu không chắc chắn về khả năng tài chính của người mua thường hay tư vấn cho khách hàng của mình tới NH phục vụ người mua, nhà nhập khẩu yêu cầu dịch vụ bao thanh toán Những NH thực hiện dịch vụ BTT cần tính toán kỹ lưỡng đối với những mặt hàng nhiều rủi ro như nông sản, thực phẩm… ... doanh nghiệp bán hàng: Tiện ích của dịch vụ BTT rất quan trọng đối với nhà sản xuất, bởi hiện nay các nhà nhập khẩu qui mô, ưu thế chỉ chấp nhận hình thức trả sau và từ chối yêu cầu mở L/C của nhà xuất khẩu Điều này sẽ khiến các DN dễ mất đơn hàng xuất khẩu nếu không có khả năng về vốn Còn nếu chấp nhận hình thức trả sau, DN sẽ khó khăn trong việc quay vòng vốn, nhất là những đơn vị các mặt hàng luôn... dài thời gian thanh toán nếu thanh toán theo phương thức trả sau Vì thế, dịch vụ BTT xuất khẩu ra đời sẽ giúp DN giải quyết được những khó khăn này Đa phần các DN vừa và nhỏ rất thích dịch vụ BTT, bởi thông thường những DN này có tổng tài sản không lớn nên rất khó để NH xem xét các hạn mức tín dụng Với BTT họ dễ dàng được cấp hạn mức tín dụng hơn - Cải thiện dòng tiền, tăng khả năng thanh khoản Người... hạn thanh toán theo hợp đồng - Tăng doanh số bán hàng nhờ chính sách bán hàng trả chậm, tăng khả năng cạnh tranh - Giảm chi phí hành chính, quản lí công nợ - Có nguồn tài chính mới mà không phụ thuộc vào khoản vay ngân hàng, không yêu cầu phải có tài sản bảo đảm - Giảm thiểu nợi xấu, hạn chế rủi ro tín dụng - Chủ động trong việc lập kế hoạch tài chính vì dự đoán được dòng tiền vào Đối với doanh nghiệp . loại + BTT miễn truy đòi: là loại hình BTT mà đơn vị BTT sẽ không truy đòi tiền người bán, nếu người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ số tiền theo bộ chứng từ mà đơn vị BTT đã. vị BTT đều phải gánh chịu. Do đó, mà BTT miễn truy đòi chỉ được sử dụng khi nào đơn vị BTT thẩm định và đánh giá người mua với độ tin cậy cao, hoặc người mua có bảo lãnh của ngân hàng. + BTT. do phạm vi hẹp nên đơn vị BTT có thể dễ dàng thẩm định, đánh giá khách hàng của mình để quyết định cung cấp dịch vụ BTT. Nhờ đó mức độ rủi ro cho đơn vị BTT sẽ thấp hơn .BTT nội địa có tính chất

Ngày đăng: 12/08/2014, 19:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan