skkn rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông

75 2.2K 15
skkn rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học địa lí lớp 10   trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013-1014 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực/Môn: Địa lí Họ và tên: Vũ Thị Cúc Giáo viên: Môn Địa lí NĂM HỌC 2013 - 2014 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Giáo viên: Vũ Thị Cúc – Trường THPT Trần Quang Khải 1 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013-1014 1 BSL Bảng số liệu 2 CN Công nghiệp 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 KN Kỹ năng 7 PP Phương pháp 8 SĐTD Sơ đồ tư duy 9 THPT Trung học phổ thông MỤC LỤC Giáo viên: Vũ Thị Cúc – Trường THPT Trần Quang Khải 2 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013-1014 Số trang MỞ ĐẦU 1 1.Đặt vấn đề 1 2.Mục đích, nhiệm vụ đề tài 3 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 4.Phương pháp nghiên cứu 3 NỘI DUNG 5 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 – THPT 5 1.1.Cơ sở lý luận 5 1.2.Cơ sở thực tiễn 6 II.RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 – THPT 9 2.1.Quy trình rèn luyện kĩ năng tự học 9 2.1.Tổ chức rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh qua môn Địa lí 10 2.2.1.Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trên lớp 10 2.2.2.Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh ngoài lớp 39 2.2.3.Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh ở nhà 44 III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 66 3.1.Chuẩn bị thực nghiệm 66 3.2.Đánh giá thực nghiệm 66 KẾT LUẬN 71 KIẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 MỞ ĐẦU Giáo viên: Vũ Thị Cúc – Trường THPT Trần Quang Khải 3 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013-1014 1.Đặt vấn đề. Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng lớn: cách mạng khoa học - công nghệ và cách mạng xã hội. Những cuộc cách mạng này đang phát triển như vũ bão với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực có những bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra những triển vọng lớn lao khi nhân loại bước sang thế kỷ XXI. Nhưng, song hành với đó là nhiều thách thức mà loài người cần vượt qua. Thực tế đó đòi hỏi con người, trong bất cứ môi trường nào cũng cần có đủ năng lực, sáng tạo, tinh thần tự chủ, ý chí vươn lên, có KN vững chắc, ý thức nghề nghiệp để giải quyết “trúng, nhanh, sáng tạo” các nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. Thời đại đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới nền giáo dục “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đây là quy luật cơ bản nhất để đạt được mục tiêu đào tạo. Về triết học đó là sự biến tác động từ bên ngoài thành động lực tự thân vận động trong nhân cách HS” (1) Đảng ta đã ý thức sâu sắc về sức mạnh nội lực của con người và coi việc giáo dục phát triển nguồn lực con người là “quốc sách hàng đầu” như chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói “Vì hạnh phúc mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Đổi mới nền giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục mà quy luật của chất lượng là phát huy tối đa nội lực. Trong các văn kiện Đại Hội VIII (12-1995), Đảng đã xác định rõ “Đổi mới nội dung, chương trình, PP giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tu dưỡng đạo đức, tự tạo việc làm”. Nhằm thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Để tạo ra “những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo” đáp ứng được yêu cầu của thời đại, có tri thức khoa học cao, có KN hành động và tư duy thực tiễn, có PP tự học. Nghị quyết trung ương 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ghi đậm những câu sau “Đổi mới mạnh mẽ PP giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học…Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo”. Điểm 2, điều 4, chương I của Luật giáo dục có ghi “PP giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự Giáo viên: Vũ Thị Cúc – Trường THPT Trần Quang Khải 4 (1) Các Mác – Ăng ghen – LêNin – Xtalin (1980), trang 12, Bàn về giáo dục. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013-1014 giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm tới phát huy “nội lực” của người học trong đó lấy tự học làm cốt - đây là con đường cơ bản và đúng đắn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Ta cũng đã quan tâm đầu tư cho giáo dục, đào tạo tuy nhiên, “bây giờ so với nhiều nước trong khu vực thì phải thừa nhận sự phát triển giáo dục nước ta còn nhiều mặt thua kém, đang có nguy cơ tụt hậu. Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, chương trình, PP đào tạo còn có những hạn chế” (2) . Thực tế trong dạy học nói chung, dạy và học Địa lí lớp 10 –THPT nói riêng chưa phát huy tốt nội lực của người học. HS vẫn học theo lối ghi máy móc, học thuộc, học nhồi nhét, học thụ động, khả năng “tự học”- một nội lực phi thường ở HS vẫn tồn tại dưới dạng tiềm năng. Một trong những nguyên nhân quan trọng của thực trạng đó là nhiều GV chưa chú ý hướng dẫn cho HS cách tự học, chưa chú trọng giáo dục rèn luyện KN tự học cho HS. Đặc trưng của môn Địa lí trong nhà trường phổ thông mang tính chất tổng hợp và có tính liên ngành, kiến thức Địa lí rộng nhưng thời gian học trên lớp chỉ có giới hạn. Vậy nên, việc rèn luyện cho HS KN tự học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp giải quyết nghịch lý trên, làm khơi dậy tiềm năng đang ẩn trong từng con người “giống như cây về mùa đông, tuy trụi lá nhưng nhựa sống vẫn còn đó, chỉ đợi hơi ấm mùa xuân là sẽ vận chuyển trong cây, làm cho cây đâm trồi nảy lộc” (3) . Đối với HS lớp 10, việc rèn luyện cho các em KN tự học nhằm biến “quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập môn Địa lí, từ đó nâng cao “năng lực tự học”, phục vụ đắc lực không chỉ trong quá trình học tập mà còn cho hoạt động lao động, sản xuất. Như vậy, rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học Địa lí cũng như những môn học khác có vai trò quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước. Vậy nên, tôi lựa chọn đề tài: “Rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học Địa lí lớp 10 – THPT”. Với mong muốn góp sức mình vào việc rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh – cơ sở hình thành năng lực tự học. Giáo viên: Vũ Thị Cúc – Trường THPT Trần Quang Khải 5 (2) Nguyễn Cảnh Toàn, (2001), trang 197, Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu - tập 1. (3):Nguyễn Cảnh Toàn, (2001), trang 97, Truyển tập tác phẩm tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu – tập 2 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013-1014 2.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài. 2.1. Mục đích. Rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học Địa lí lớp 10 – THPT nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lí ở nhà trường phổ thông. 2.2. Nhiệm vụ. - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học Địa lí lớp 10. - Đưa ra quy trình rèn luyện kỹ năng tự học. - Tổ chức rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học Địa lí lớp 10. - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm việc rèn luyện KN tự học cho HS. - Từ kết quả đạt được đề tài đưa ra các kiến nghị, đề xuất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng. Kỹ năng tự học Địa lí cho HS lớp 10 – THPT. 3.2. Phạm vi. - Đối tượng là HS lớp 10 – THPT. - Chương trình Địa lí lớp 10 (chương trình cơ bản). - Tập trung nghiên cứu tự học của HS trên lớp, ngoài lớp và ở nhà. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin Tài liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau như: SGK, sách tham khảo, khóa luận tốt nghiệp, các trang web có nội dung liên quan, các tạp chí giáo dục…sau đó tiến hành phân tích, so sánh, chọn lọc nội dung phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ. Thời gian tiến hành: từ 8/2/2013 – 3/3/2014. 4.2. Phương pháp quan sát, điều tra thực tế Tổ chức điều tra thực tế bằng phiếu hỏi (150 phiếu hỏi được phát cho 150 HS lớp 12) và quan sát thực tế trong các tiết dự giờ. Nhằm đưa ra những luận chứng quan trọng, khách quan, chính xác về thực trạng tự học của HS lớp 10 Địa điểm quan sát, điều tra: trường THPT Trần Quang Khải – tỉnh Hưng Yên, trường THPT Lê Qúy Đôn – tỉnh Thái Bình. Giáo viên: Vũ Thị Cúc – Trường THPT Trần Quang Khải 6 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013-1014 Thời gian thực hiện: từ 8/2/2013-29/3/2013 tại trường THPT Lê Qúy Đôn – tỉnh Thái Bình và từ ngày 12/1/2014 – 3/3/2014 tại trường THPT Trần Quang Khải – tỉnh Hưng Yên. 5.3. Phương pháp toán học Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lí các kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm, điều tra, nhằm làm tăng tính chính xác, khách quan, tính thuyết phục cho kết quả nghiên cứu. 5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm PP được sử dụng để đánh giá tính khả thi của đề tài. Tác giả thực nghiệm tại trường THPT Lê Qúy Đôn – tỉnh Thái Bình từ ngày 8/2/2013 - 29/3/2013 và trường THPT Trần Quang Khải – tỉnh Hưng Yên từ ngày12/1/2014 – 3/3/2014. Sau đó phân tích cả định tính và định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm và rút ra kết luận của đề tài. Kế hoạch thực hiện các phương pháp trên, đặc biệt là phương pháp thực nghiệm tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu trong những năm tiếp theo. Giáo viên: Vũ Thị Cúc – Trường THPT Trần Quang Khải 7 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013-1014 NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 – THPT. 1.1.Cơ sở lý luận. Khái niệm hoạt động học, tự học, kĩ năng tự học. Trên cơ sở các quan điểm về hoạt động học, tự học, kĩ năng tự học của nhiều chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước về lĩnh vực này, tác giả đưa ra quan điểm của mình về hoạt động học, tự học, kĩ năng tự học. - Hoạt động học: là hoạt động được tổ chức một cách độc đáo, được điều khiển bởi mục đích tự giác nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, những hành vi xác định để hình thành khối lượng tri thức khoa học nhằm phát triển toàn diện nhân cách người học. - Tự học: cốt lõi của “học” là “tự học”, nhờ tự học mà “nội lực” được phát huy mạnh mẽ. Tự học là quá trình cá nhân người học tự lực, tự giác, tích cực, độc lập, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm ở một lĩnh vực nào đó trong học tập nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Tự học là một hình thức học tập có tính độc lập cao và đậm sắc thái cá nhân nhưng có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học. Nội dung của tự học rất phong phú, bao gồm toàn bộ những công việc học tập do cá nhân và có khi cả tập thể HS tiến hành ngoài giờ, hoặc do bản thân HS tiến hành ngay trong giờ học trên lớp như: đọc sách, làm bài tập, làm thí nghiệm, tự suy nghĩ, tự “động não”… - Kỹ năng tự học: là hệ thống phương thức hành động thể hiện hành động tự học, những thao tác tự học được người học sử dụng một cách có ý thức tự lực, độc lập trên cơ sở lựa chọn và vận dụng những tri thức kinh nghiệm đã có để thực hiện có kết quả mục tiêu học tập đề ra và phù hợp với những điều kiện cho phép. Hệ thống KN tự học như: KN lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đọc sách, ghi chép, hệ thống hóa, KN làm các bài tập, tự kiểm tra đánh giá, KN ôn tập, kiểm tra, KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn… Giáo viên: Vũ Thị Cúc – Trường THPT Trần Quang Khải 8 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013-1014 KN Địa lí: là hệ thống phương thức hành động mà HS hoàn thành một cách có ý thức, trên cơ sở những kiến thức Địa lí đã có. Trong học tập bộ môn Địa lý ở nhà trường phổ thông có nhiều KN như: + Kỹ năng sử dụng BĐ, biểu đồ, BSL, tranh ảnh. + Kỹ năng đọc – ghi chép sách, tài liệu tham khảo. + Kỹ năng làm việc với các tài liệu tham khảo (sách, báo, tạp chí…). + Kỹ năng làm các bài tập Địa lý. + Kỹ năng lập kế hoạch. + Kỹ năng sử dụng CNTT. + Kỹ năng ôn tập – kiểm tra. + Kỹ năng trình bày thông tin Địa lí, xây dựng báo cáo Địa lí… Rèn luyện kỹ năng tự học nhằm hướng tới cái đích cao hơn là hình thành năng lực tự học, đáp ứng những đòi hỏi của xã hội, giúp HS có thể học mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh và tự học suốt đời như lời khẳng định của Lê nin “học, học nữa, học mãi”. Tác giả còn dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông nói chung; môn Địa lí nói riêng; mô hình “dạy – tự học” của giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn…làm cơ sở lý luận. 1.2.Cơ sở thực tiễn. Ngoài cơ sở thực tiễn là mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình Địa lí lớp 10 - THPT; đặc điểm tâm, sinh lý, nhận thức của học sinh lớp 10; tác giả còn tiến hành dự giờ tiết học, phát phiếu hỏi cho HS tại trường THPT Trần Quang Khải và trường THPT Lê Qúy Đôn – tỉnh Thái Bình để thăm dò ý kiến và khảo sát kỹ năng tự học của các em, kết quả nhận thấy: Quan sát thấy trong các giờ học, GV còn ít áp dụng các PP, kĩ thuật dạy học hiện đại, chủ yếu sử dụng PP diễn giảng; PP đặt câu hỏi được sử dụng nhưng với lượng thời gian không nhiều. Theo quan sát thấy: mỗi lần GV đặt câu hỏi, HS vội nhìn SGK tìm đúng chỗ GV hỏi, để khi được gọi đứng lên thì đọc nguyên văn và không có ý kiến cá nhân, không có sự sáng tạo. Tuy những câu hỏi mang tính chất tái hiện là không thể thiếu nhưng không thể chỉ dừng lại ở đó. Tái hiện để làm gì? Đó mới là điều cần phải có. Với hệ thống câu hỏi còn thiên về nêu, trình bày vấn đề, GV khó có Giáo viên: Vũ Thị Cúc – Trường THPT Trần Quang Khải 9 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013-1014 thể tạo cho HS tính tích cực, hứng thú học tập và khơi dậy óc sáng tạo, khó khuyến khích HS tự làm việc với SGK, tự tìm hiểu qua những tư liệu liên quan đến bài học để hôm sau cùng cô giáo, bạn bè tranh luận. Vì thế, GV càng khó hình thành cho các em ý thức tự học, tự đọc, tự nghiên cứu bài học bằng khả năng của mình một cách khoa học và hệ thống. Cũng qua quan sát thấy: sự trao đổi thảo luận giữa HS – GV, HS – HS còn hạn chế. Chính điều này khiến HS thờ ơ với giờ học, hình thành thói quen ỷ lại, lười suy nghĩ. GV chỉ đưa ra một câu hỏi chệch SGK đòi hỏi tư duy là nhiều em không trả lời được. Trong trường hợp HS không trả lời được thì GV cần dẫn dắt các em để chính HS tìm ra câu trả lời nhưng ngược lại, GV lại cho HS ngồi xuống và tự thuyết trình. Kết quả này cốt lõi bắt nguồn từ việc người thầy chưa khơi dạy đúng nhu cầu và nguyện vọng của HS để cuốn các em vào cuộc và khai thác được tiềm năng trong mỗi người học. Nghe và ghi chép là công việc chủ yếu của HS trong các giờ học, nhưng có em cả giờ chỉ chép được những đề mục cô giáo ghi trên bảng. Các em không biết ghi gì trong chuỗi lời giảng của thầy hoặc thầy đọc nhanh các em không kịp chép. Nắm được bài học theo cách này đã khó, thì các em khó có hứng thú để tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu sâu hơn bài học của mình để mở rộng kiến thức. Đối với những câu hỏi của GV đưa ra trong các giờ học, HS phần lớn được chỉ định để trả lời. Sự miễn cưỡng khi phải đứng lên trả lời khiến các em trả lời qua loa và chống đối. Không phải không có những HS xung phong phát biểu và trả lời xuất sắc. Nhưng, những trường hợp đó gần như cá biệt, vào những câu hỏi tái hiện các em chỉ việc đọc lại SGK. Còn những câu hỏi yêu cầu có sự suy nghĩ, tư duy, phân tích thì hầu như các em đứng yên hoặc nếu có trả lời thì nhanh cho xong. Có lẽ GV chưa gợi được hứng thú học tập cho các em, chưa tạo được tâm thế hứng khởi cho giờ học, chưa khuyến khích được sự tích cực, năng động trong tư duy của HS. Các em chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và kinh nghiệm của mình trong tiếp nhận bài học . Giáo viên: Vũ Thị Cúc – Trường THPT Trần Quang Khải 10 [...]... hiện các kỹ năng tự học Đơn vị (%) Các kỹ năng tự học Kỹ năng lập kế hoạch tự học Kỹ năng đọc sách, tài liệu Kỹ năng ghi chép bài Kỹ năng sử dụng SĐTD Kỹ năng ôn tập Kỹ năng ghi nhớ Kỹ năng hoàn thiện các bài tập Kỹ năng làm đề cương bài học Kỹ năng làm đề cương bài học Kỹ năng thu thập tài liệu học tập Kỹ năng sử dụng BĐ, biểu đồ, BSL Kỹ năng sử dụng CNTT khi tự học Mực 4 0 0 30 0 20 0 20 10 10 5 35... học 2013 -101 4 lý, kết hợp với nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lý, đặc điểm học tập và nhận thức của HS lớp 10 – THPT Cho thấy tính khả thi và rất cấp thiết cần phải rèn luyện kỹ năng tự học cho HS thông qua dạy học Địa lí lớp 10 - THPT để biến “quá trình đào tạo trong nhà trường thành quá trình tự đào tạo” II RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 – THPT 2.1 Quy trình rèn luyện. .. thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự nỗ lực của người học, gữa vai trò quyết định Từng kỹ năng tự học rèn luyện cho HS cần được cụ thể hóa thành các bước vì chỉ khi rèn luyện theo các bước mới có cở sở để hình thành, phát triển và luyện tập kỹ năng 2.2 Tổ chức rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua môn Địa lí 10 2.2.1 .Rèn luyện kỹ năng tự học ở trên lớp Người dạy tổ chức cho HS tự lĩnh hội nền văn hóa... thế nào Đối với môn Địa, khi kiểm tra thì chỉ cần học thuộc trong vở cô cho ghi nên không phải lập đề cương ôn tập…Rất ít HS có KN tự học môn Địa lí đạt ở mức 4 Xét một cách tổng thể, dựa trên quan điểm dạy học hiện đại, dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm, từ khái niệm, tầm quan trọng của tự học trong việc phát huy nội lực con người và thực trạng tự học của HS trong học tập môn Địa Giáo viên: Vũ Thị... làm thay HS trong việc lĩnh hội đó Sự giúp đỡ của GV đối với HS trong dạy học là Giáo viên: Vũ Thị Cúc – Trường THPT Trần Quang Khải 12 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013 -101 4 giúp đỡ về PP học, GV giúp HS về cách thức tự học Như vậy, bản chất của hoạt động dạy học để HS tự học là dạy cách học, các kỹ năng tự học Người thầy phải biết cách tổ chức các hoạt động học tập nhằm tích cực hóa tính tự lực, sáng... luyện kỹ năng tự học cho học sinh Theo từ điển Tiếng Việt Rèn luyện là luyện tập nhiều trong thực tế để đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng thông thạo” Một kỹ năng được hình thành theo tác giả cần trải qua nhiều giai đoạn: quan sát mẫu, làm thử và cuối cùng là tiến hành luyện tập Nói một cách khác, để có được một kỹ năng, phải trải qua 3 giai đoạn: hình thành, phát triển, luyện tập Rèn luyện. .. này Muốn hình thành một kỹ năng nói chung, kỹ năng tự học nói riêng, HS phải làm thử, làm đi làm lại nhiều lần Khi kỹ năng bước đầu hình thành, tiến hành rèn luyện nhiều lần trong một thời gian nhất định thì kỹ năng mới ổn định và phát triển Sau đó, phải tiến hành rèn luyện thường xuyên, đều đặn thì kỹ năng mới phát triển thuần thục, tạo cơ sở phát triển thành kỹ xảo Việc rèn luyện đạt kết quả cao hay... chức lãnh tổ công nghiệp và hình 33 SGK Địa lí lớp 10 (cơ bản) em hãy điền tên các hình thức vào đúng vị trí? 3 Tại sao ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức tổ chức khu công nghiệp tập trung? 2.2.1.2 .Rèn luyện kỹ năng tự học theo nhóm  PP dạy học hợp tác theo nhóm Định nghĩa: PP dạy học theo nhóm là PP đặt HS vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận…) theo... tin  Kỹ năng sử dụng biểu đồ Đối với GV biểu đồ vừa là phương tiện dạy học để khai thác tri thức vừa là phương tiện để rèn luyện kỹ năng Đây là một PP hữu hiệu để tăng cường tính tri giác, tích cực, chủ động và độc lập trong dạy học môn Địa lí Giáo viên: Vũ Thị Cúc – Trường THPT Trần Quang Khải 26 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013 -101 4 Với HS: Biểu đồ giúp HS có được PP học tập, nghiên cứu Địa lý... phát hiện và tìm ra kiến thức của người học Muốn vậy người thầy phải “đổi mới phong cách dạy , điều này chỉ thực hiện được khi tích cực hóa các PP, kĩ thuật, cách đánh giá theo quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước 2.2.1.1 .Rèn luyện kỹ năng tự học theo cá nhân Rèn luyện kỹ năng tự học theo cá nhân GV cần giảm tối đa PP độc thoại thuyết trình “lấy người dạy là trung tâm”, thay vào đó là sử dụng các . rèn luyện kĩ năng tự học 9 2.1.Tổ chức rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh qua môn Địa lí 10 2.2.1 .Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trên lớp 10 2.2.2 .Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh. sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học Địa lí lớp 10. - Đưa ra quy trình rèn luyện kỹ năng tự học. - Tổ chức rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học Địa lí lớp. LUYỆN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 – THPT 5 1.1.Cơ sở lý luận 5 1.2.Cơ sở thực tiễn 6 II.RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 – THPT 9 2.1.Quy

Ngày đăng: 12/08/2014, 18:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.

    • 2.1. Mục đích.

    • 2.2. Nhiệm vụ.

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

      • 3.1. Đối tượng.

      • 3.2. Phạm vi.

      • 4. Phương pháp nghiên cứu

        • 4.1. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin

        • 4.2. Phương pháp quan sát, điều tra thực tế

        • 5.3. Phương pháp toán học

        • 5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

        • NỘI DUNG

        • I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 – THPT.

          • 1.1.Cơ sở lý luận.

          • II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 – THPT.

            • 2.1. Quy trình rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh.

            • 2.2. Tổ chức rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua môn Địa lí 10.

              • 2.2.1.Rèn luyện kỹ năng tự học ở trên lớp.

                • 2.2.1.1.Rèn luyện kỹ năng tự học theo cá nhân.

                • 2.2.1.2.Rèn luyện kỹ năng tự học theo nhóm.

                • 2.2.2.Rèn luyện kỹ năng tự học cho HS ngoài lớp

                • 2.2.3.Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh ở nhà.

                • III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.

                  • 3.1.Chuẩn bị thực nghiệm

                    • 3.1.1.Chọn bài thực nghiệm

                    • 3.1.2.Đối tượng thực nghiệm.

                    • 3.2.Đánh giá kết quả thực nghiệm.

                      • 3.2.1.Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm.

                      • 3.2.2.Xử lí kết quả thực nghiệm.

                      • 3.2.3..Kết quả thực nghiệm.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan