ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2010-2011 MÔN VẬT LÍ ĐỀ SỐ 6 pps

4 303 1
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2010-2011 MÔN VẬT LÍ ĐỀ SỐ 6 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2010-2011 MÔN VẬT LÍ ĐỀ SỐ 6 – LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG (h = 6,62.10 -34 Js; c = 3.10 8 m/s; e =1,6.10 -19 C; m e = 9,1.10 31 kg) Câu 1 Vận tốc cực đại ban đầu của electron quang điện lúc bị bứt ra không phụ thuộc A. Kim loại dùng làm catôt B. Số phôtôn chiếu tới catốt trong một giây C. Giới hạn quang diện D. Bước sóng ánh sáng kích thích Câu 2 Điền khuyết vào phần chấm chấm ở mệnh đề sau: “ Sóng diện từ có bước sóng càng nhỏ thì bản chất …….(1)…. càng rõ nét, có bước sóng càng lớn thì bản chất … (2)…. càng rõ nét’’ A. (1) sóng ; (2) hạt B. (1) (2) sóng C. (1) (2) hạt D. (1) hạt; (2) sóng Câu 3 Giới hạn quang điện của mỗi kim loại được hiểu là: A. bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại B. công thoát của electron đối với kim loại đó C. một đại lượng đặc trưng của kim loại tỷ lệ nghịch với công thoát A của electron đối với kim loại đó D. bước sóng riêng của kim loại đó. Câu 4 Một bản kim loại cho hiệu ứng quang điện dưới tác dụng của một ánh sáng đơn sắc. Nếu người ta giảm bớt cường độ chùm sáng tới thì A. Có thể sẽ không xẩy ra hiệu ứng quang điện nữa. B. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện thoát ra không thay đổi. C. Động năng ban đầu của electron quang điện thoát ra giảm xuống. D. Số electron quang điện thoát ra trong một đơn vị thời gian vẫn không thay đổi. Câu 5 Quang phổ vạch phát xạ của các chất khác nhau thì khác nhau về: A. số vạch phổ và màu sắc B. khoảng cách giữa các vạch C. độ sáng tỉ đối giữa các vạch phổ D. Cả 3 câu trên Câu 6 Chiếu bức xạ tần số f vào kim loại có giới hạn quang điện là  01 , thì động năng ban đầu cực đại của electron là W đ1 , cũng chiếu bức xạ đó vào kim loại có giới hạn quang điện là  02 = 2  01 , thì động năng ban đầu cực đại của electron là W đ2 . Khi đó: A. W đ1 < W đ2 B. W đ1 = 2W đ2 C. W đ1 = W đ2 /2 D. W đ1 > W đ2 Câu 7 Dòng tia âm cực trong ống Rơnghen được tao ra là do A. trong ống có sẵn electron B. Chiếu các bức xạ thích hợp vào âm cực C. Áp vào 2 cực của ống một hiệu điện thế rất lớn D. Câu B, C đúng Câu 8 Khi chiếu ánh sáng có bước sóng  <  0 vào catốt của một tế bào quang điện thì dòng quang điện I = 0 khi U AK = U h < 0. Nếu chiếu ánh sáng có bước sóng  ’ <  vào catốt thì hiệu điện thế hãm U h sẽ: A. tăng lên B. giảm xuống C. không đổi D. không phụ vào ánh sáng kích thích Câu 9 Cường độ dòng quang điện bão hòa phụ thuộc vào: A. bước sóng của ánh sáng chiếu vào catốt B. cường độ chùm sáng chiếu vào catốt C. bản chất kim loại làm catốt D. hiệu điện thế giữa anốt và catốt Câu 10 Hiệu điện thế hãm làm dòng cho dòng quang điện bằng không thì không phụ thuộc vào A. bước sóng của ánh sáng chiếu vào catốt B. cường độ chùm sáng chiếu vào catốt C. bản chất kim loại làm catốt D. động năng ban đầu cực đại của quang electron Câu 11 Hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây về hiện tượng quang điện A. Ánh sáng có bước sóng ngắn thể hiện tính chất hạt rõ nét, bước sóng càng dài thể hiện tính chất sóng càng rõ nét B. Cường độ chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn trong chùm C. Mỗi nguyên tử hay phân tử vật chất hấp thụ hoặc bức xạ ánh sáng từng phần riêng biệt D. Ánh sáng có bước sóng dài thể hiện tính chất hạt rõ nét, bước sóng càng ngắn thể hiện tính chất sóng càng rõ nét Câu 12 Hiện tượng quang dẫn là: A. hiện tượng quang điện trong B. hiện tượng giảm mạnh điện trở của bán dẫn khi bị chiếu sáng C. hiện tượng bán dẫn trở thành dẫn điện tốt khi được chiếu sáng thích hợp D. cả 3 câu trên đều đúng Câu 13 Cho giới hạn quang điện của catốt một tế bào quang điện là  0 =0,66  m. Chiếu đến catốt bức xạ có  =0,33  m. Tính hiệu điện thế ngược U AK cần đặt vào giữa anốt và catốt để dòng quang điện triệt tiêu: A. U AK ≤ -1,88 V B. U AK ≤ -1,16 V C. U AK ≤ -2,04 V D. U AK ≤ -2,35 V Câu 14 “Trong nguyên tử, quỹ đạo của electron có bán kính càng lớn ứng với ………… lớn, quỹ đạo bán kính càng nhỏ ứng với………… nhỏ” A. kích thước nguyên tử B. động năng C. năng lượng D. thế năng Câu 15 Catốt của tế bào quang điện được chiếu sáng. Hiệu điện thế đặt vào giữa anốt và catốt là U AK > 0. Cường độ dòng quang điện qua tế bào bằng không. Để xuất hiện dòng quang điện trong tế bào thì tăng A. hiệu điện thế U AK . B. cường độ chùm ánh sáng kích thích. C. tần số chùm ánh sáng kích thích. D. bước sóng chùm ánh sáng kích thích. Câu 16 Một tế bào quang điện có catốt bằng Na, công thoát của electron của Na bằng 2,1eV. Chiếu vào tế bào quang điện bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,42  m. Trị số của hiệu điện thế hãm là A. –0,86V B. –2,95V C. –1,17V D. kết quả khác Câu 17 Đặt hiệu điện thế bằng 24800V vào 2 đầu anốt và catốt của một ống Rơnghen. Tần số lớn nhất của bức xạ tia X phát ra là A. f max = 2.10 9 Hz B. f max = 2.10 18 Hz C. f max = 6.10 9 Hz D. 6. 10 18 Hz Câu 18 Năng lượng photôn của tia Rơnghen có bước sóng 0,05.10 -10 m là: A. 39.10 -15 J B. 42.10 -15 J C. 39,75.10 -15 J D. 45.10 -15 J Câu 19 Với ánh sáng kích thích thỏa điều kiện định luật quang điện thứ nhất ta thấy dòng quang điện chỉ triệt tiêu hoàn toàn khi: A. Giảm cường độ ánh sáng chiếu vào catốt của tế bào quang điện B. Hiệu điện thế đặt vào anốt và catốt của tế bào quang điện bé hơn hoặc bằng không C. Hiệu điện thế đặt vào anốt và catốt của tế bào quang điện bằng hiệu điện thế hãm D. Hiệu điện thế đặt vào anốt và catốt của tế bào quang điện lớn hơn hiệu điện thế hãm Câu 20 Nhận định nào sau đây là không đúng: A. Những sóng điện từ có bước sóng càng dài tính chất sóng càng dễ thể hiện B. Những sóng điện từ có bước sóng càng ngắn tính chất hạt càng dễ thể hiện C. Ánh sáng vừa có tính chất của sóng vừa có tính chất của hạt (lưỡng tính sóng hạt) D. Một biểu hiện của tính chất sóng là khả năng đâm xuyên, tác dụng quang điện Câu 21 Trong hiện tượng quang điện những cách thực hiện sau đây cách nào có thể làm tăng động năng ban đầu cực đại của electron quang điện: A. Tăng cường độ chùm ánh sáng kích thích B. Tăng hiệu điện thế đặt vào hai điện cực anốt và catốt C. Thay ánh sáng kích thích có bước sóng dài hơn D. Thay ánh sáng kích thích có bước sóng ngắn hơn Câu 22 Khi làm thí nghiệm với tế bào một quang điện người ta thấy dòng quang điện chỉ xuất hiện khi ánh sáng chiếu lên bề mặt catốt có bước sóng ngắn hơn 0,6µm. Với ánh sáng kích thích có bước sóng λ = 0, 25µm thì động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện là bao nhiêu? A. 2,9.10 -13 J B. 2,9.10 -19 J C. 4,64.10 -19 J D. 4,64.10 -13 J Câu 23 Công thoát của kim loại làm catốt của một tế bào quang điện là 2,5eV. Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ vào catốt thì các electron quang điện bật ra có động năng cực đại là 1,5eV. Bước sóng của bức xạ nói trên là A. 0,31µm B. 3,1µm C. 0,49µm D. đáp án khác Câu 24 Hiệu điện thế hãm của một kim loại ứng với bức xạ có bước sóng λ là –1,2V. Giá trị này cho thấy các electron quang điện bật ra có vận tốc cực đại là A. 2,05.10 6 m/s B. 6,5.10 6 m/s C. 20,5.10 6 m/s D. 6,5.10 5 m/s Câu 25 Khi có hiện tượng quang điện xảy ra trong tế bào quang điện, phát biểu nào sau đâu là sai? A. Giữ nguyên chùm sáng kích thích, thay đổi kim loại làm catốt thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện thay đổi B. Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, giảm tần số của ánh sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện giảm. C. Giữ nguyên tần số của ánh sáng kích thích và kim loại làm catốt, tăng cường độ chùm sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng. D. Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, giảm bước sóng của ánh sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng. Câu 26 Với ánh sáng kích thích có bước sóng λ=0,4µm thì các electron quang điện bị hãm lại hoàn toàn khi đặt vào anốt và catốt một hiệu điện thế -1,19V. Kim loại làm catốt của tế bào quang điện đó có giới hạn quang điện là A. 0,64µm B. 0,72µm C. 0,54µm D. 6,4µm Câu 27 Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,25µm. Công cần thiết để tách được electron ra khỏi kim loại là A. 6,56.10 -19 J B. 7,95.10 -19 J C. 7,59.10 -19 J D. 5,65.10 -19 J Câu 28 Trong quang phổ của nguyên tử hiđrô , nếu biết bước sóng dài nhất của vạch quang phổ trong dãy Laiman là  1 và bước sóng của vạch kề với nó trong dãy này là  2 thì bước sóng   của vạch quang phổ H  trong dãy Banme là A. ( 1 +  2 ). B. 1 2 1 2      . C. ( 1   2 ). D. 1 2 1 2      Câu 29 Công thoát của electron đối với một kim loại là 2,3eV. Hãy cho biết nếu chiếu lên bề mặt kim loại này lần lượt hai bức xạ có bước sóng là λ 1 = 0,45µm và λ 2 = 0,50µm. Hãy cho biết bức xạ nào có khả năng gây ra hiện tượng quang điện đối với kim loại này? A. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ 2 là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện B. Cả hai bức xạ trên đều không thể gây ra hiện tượng quang điện C. Cả hai bức xạ trên đều có thể gây ra hiện tượng quang điện D. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ 1 là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện Câu 30 Sóng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,45µm có năng lượng của mỗi phôtôn là A. 27,6eV B. 0,44eV C. 4,42eV D. 2,76eV Câu 31 Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn A. Hiện tượng giải phòng electron liên kết thành electron dẫn gọi là hiện tượng quang điện bên trong. B. Có thể gây ra hiện tượng quang dẫn với ánh sáng kích thích có bước sóng dài hơn giới hạn quan dẫn. C. Mỗi phôtôn khi bị hấp thụ sẽ giải phóng một electron liên kết thành một electron tự do gọi là electron dẫn. D. Một lợi thế của hiện tượng quang dẫn là ánh sáng kích không cần phải có bước sóng ngắn. Câu 32 Catốt của tế bào quang điện làm bằng Cs có λ =0,6µm. Cho e = 1,6.10 -19 C; h = 6,625.10 -34 Js; c = 3.10 8 m/s. Chiếu vào ca tốt bức xạ λ = 0,33µm. Để triệt tiêu dòng quang điện thì U AK phải thoả mãn: A. U AK ≤ - 2,04 V B. U AK ≤ - 1,69 V C. U AK ≤ - 2,35 V D. U AK ≤ -1,88V. Câu 33 Để triệt tiêu dòng quang điện đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, tím khi chiếu lần lượt vào bề mặt kim loại của tế bào quang điện thì cần đặt hiệu điện thế hãm là U hđỏ và U htím . Nếu chiếu đồng thời cả hai ánh sáng đơn sắc đó thì cần hiệu điện hãm vừa đủ để triệt tiêu dòng quang điện là: A. U htím B. U hđỏ C. (U hđỏ + U htím ) D. (U hđỏ + U htím )/2 Câu 34 Chọn câu đúng: A. Hiệu điện thế hãm của mỗi kim loại chỉ phụ thuộc bước sóng chùm sáng kích thích B. Hiệu điện thế hãm có thể âm hay dương C. Hiệu điện thế hãm có giá trị âm D. A và C đúng Câu 35 Công cần thiết để tách một electron ra khỏi một kim loại làm catốt của một tế bào quang điện là 2,76eV. Nếu chiếu lên bề mặt catốt này một bức xạ mà phôtôn có năng lượng là 4,14eV thì dòng quang điện triệt tiêu khi đặt vào giữa anốt và catốt của tế bào quang điện một hiệu điện thế là A. –1,38V B. –1,83V C. –2,42V D. –2,24V Câu 36 Chiếu bức xạ có bước sóng  1 vào một tế bào quang điện, catốt của tế bào quang điện có giới hạn quang điện  0 =  1 , để dòng quang điện triệt tiêu cần điều chỉnh U AK = U 1 . Thay bức xạ trên bằng bức xạ  2 (bé hơn  1 ), để dòng quang điện triệt tiêu cần điều chỉnh U AK = U 2 . Khẳng định nào sau đây là đúng: A. U 1 > U 2 B. U 1 < U 2 C. U 1 = U 2 D. bức xạ  1 không gây ra hiện tượng quang điện. Câu 37 Chọn câu đúng: A. Bước sóng của ánh sáng huỳnh quang nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích B. Bước sóng của ánh sáng lân quang nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích C. Ánh sáng lân quang sẽ tắt ngay sau khi tắt nguồn sáng kích thích D. Sự tạo thành quang phổ vạch của nguyên tử hiđro chỉ được giải thích bằng thuyết lượng tử ánh sáng Câu 38 Công thoát của một kim loại dùng làm catốt của một tế bào quang điện là A 0 , giới hạn quang điện của kim loại này là λ 0 . Nếu chiếu bức xạ đơn sắc có bước sóng λ = 0,6λ 0 vào catốt của tế bào quang điện trên thì động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện tính theo A 0 là A. 0 5 3 A B. 0 3 5 A C. 0 2 3 A D. 0 3 2 A . Câu 39 Tìm phát biểu sai về mẫu nguyên tử Bohr: A. Nguyên tử chỉ tồn tại ở những trạng thái có năng lượng hoàn toàn xác định gọi là trạng thái dừng. B. Nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng cao luôn có xu hướng chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn. C. Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính xác định gọi là quỹ đạo dừng. D. Khi nguyên tử chuyển trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác thì nguyên tử phát ra một phôtôn mang năng lượng . Câu 40 Trong hiện tượng quang điện những cách thực hiện sau đây cách nào có thể làm tăng động năng ban đầu cực đại của electron quang điện A. Thay tấm kim loại khác có bước sóng giới hạn bé hơn B. Tăng hiệu điện thế đặt vào hai điện cực anốt và catốt C. Thay ánh sáng kích thích có tần số lớn hơn. D. Tăng cường độ chùm ánh sáng kích thích Câu 41 Khẳng định nào sau đây là đúng về Laze: A. Có 3 loại laze chính là laze khí, laze rắn, laze bán dẫn B. Laze có tính định hướng cao, cường độ lớn C. Laze được ứng dụng trong truyền dẫn thông tin D. A, B, C đúng Câu 42 Một bản kim loại cho hiệu ứng quang điện dưới tác dụng của một ánh sáng đơn sắc. Nếu người ta giảm bớt cường độ chùm sáng tới thì A. Có thể sẽ không xẩy ra hiệu ứng quang điện nữa. B. Hiệu điện thế hãm (U h ) vẫn không thay đổi giá trị C. Động năng ban đầu của electron quang điện thoát ra giảm xuống. D. Số electron quang điện thoát ra trong một đơn vị thời gian vẫn không thay đổi. Câu 43 Nội dung nào sau đây là không đúng đối với tia Rơnghen? A. Trong không khí thường tia Rơnghen cứng và tia Rơnghen mềm có cùng vận tốc B. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt càng lớn thì tia Rơnghen bức xạ ra có bước sóng càng dài C. Tia Rơnghen mang năng lượng, khả năng đâm xuyên rất tốt D. Tia Rơnghen làm hủy diệt tế bào, gây phát quang một số chất. Câu 44 Ở trạng thái dừng, nguyên tử A. vẫn có thể hấp thụ và bức xạ năng lượng. B. không bức xạ và hấp thụ năng lượng. C. không bức xạ, nhưng có thể hấp thụ năng lượng. D. không hấp thụ, nhưng có thể bức xạ năng lượng. Câu 45 Ba vạch có bước sóng dài nhất trong các dãy Banme, Laiman, Pasen lần lượt là  1 ,  2 ,  3 . Khẳng định nào sau đây là đúng: A.  3 >  2 > 1 B.  3 >  1 > 2 C.  2 >  1 > 3 D.  1 >  2 > 3 ======o0o===== . ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2010-2011 MÔN VẬT LÍ ĐỀ SỐ 6 – LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG (h = 6, 62.10 -34 Js; c = 3.10 8 m/s; e =1 ,6. 10 -19 C; m e = 9,1.10 31 kg). trở thành dẫn điện tốt khi được chiếu sáng thích hợp D. cả 3 câu trên đều đúng Câu 13 Cho giới hạn quang điện của catốt một tế bào quang điện là  0 =0 ,66  m. Chiếu đến catốt bức xạ có  =0,33  m phải có bước sóng ngắn. Câu 32 Catốt của tế bào quang điện làm bằng Cs có λ =0 ,6 m. Cho e = 1 ,6. 10 -19 C; h = 6, 625.10 -34 Js; c = 3.10 8 m/s. Chiếu vào ca tốt bức xạ λ = 0,33µm. Để triệt tiêu

Ngày đăng: 12/08/2014, 14:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan