QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

30 934 7
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG  Ở VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Từ xa xưa, hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét văn hóa đặc thù trong đời sống của người dân nông thôn Việt Nam. Theo thời gian, các hoạt động sản xuất đơn lẻ dần dần gắn kết với nhau, hình thành nên các làng nghề, xóm nghề, trong đó có nhiều làng mang tính truyền thống, tồn tại lâu đời, trở thành một hình thức kết cấu kinh tế xã hội của nông thôn. Bên cạnh sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BÁO CÁO TIÊU LUẬN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GVHD: PGS.TS LÊ THANH HẢI HVTH: Trần Thành Đạt 201210014 Nguyễn Minh Hồng Nga 1280100059 Phạm Thị Vân 201210038 Trần Thị Thanh Nhạn 201210023 Trần Tây Nam 201110036 Tháng 06/2013 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU CHUNG 1. Lịch sử phát triển làng nghề ở Việt Nam 1 1.1 Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam 1 1.2 Sự phân bố của các làng nghề ở Việt Nam 1 1.3 Xu thế phát triển các loại hình làng nghề 2 1.4 Sự phát triển làng nghề và sức ép môi trường 3 1.4.1 Vai trò của các làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền và cả nước 3 1.4.1.1 Vai trò trong phát triển kinh tế và giải quyết lao động, việc làm 3 1.4.1.2 Các vấn đề xã hội 3 1.4.2 Các áp lực tới môi trường từ hoạt động của các làng nghề 4 CHƯƠNG 2 – QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 2.1 Công cụ chính sách 6 2.1.1 Việc đầu tư và sử dụng ngân sách cho công tác quản lý môi trường tại làng nghề 6 2.1.2 Xã hội hóa công tác quản lý môi trường đối với làng nghề 7 2.1.3 Công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BVMT đối với các làng nghề 7 2.2 Công cụ pháp luật 8 2.2.1 Ban hành các VBQPPL; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo thẩm quyền 8 2.2.1.1 Ban hành VBQPPL của cơ quan Trung ương và địa phương hướng dẫn thi hành Luật BVMT và pháp luật khác có liên quan đến môi trường tại các làng nghề 8 2.2.1.2 Ban hành tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan đến làng nghề 9 2.2.2 Tổ chức bộ máy, năng lực quản lý nhà nước về BVMT các cấp đối với làng nghề 10 2.2.3 Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật về BVMT tại các làng nghề 10 2.4 Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các làng nghề 11 2.4.1 Tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật về BVMT đối với các làng nghề 11 2.4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường xung quanh và chất thải, nước thải, khí thải tại các làng nghề. 12 2.4.2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước và nước thải của các làng nghề 12 2.4.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh và khí thải của các làng nghề 13 2.4.2.3 Chất thải rắn của các làng nghề 13 CHƯƠNG 3 – LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÀNG NGHỂ MỸ LỒNG 3.1Khái quát làng nghề Mỹ Lồng 15 3.1.1Vị trí địa lí 15 3.1.2 Hiện trạng sản xuất của làng nghề 15 3.1.2.1 Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho làng nghề 15 3.1.2.2 Công nghệ sản xuất 15 3.1.2.3Sản xuất tinh bột sắn và tinh bột dong 15 3.2. Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề 18 3.2.1 Hiện trạng môi trường nước 18 3.2.1.1 Hiện trạng cấp nước 18 3.2.1.2 Hiện trạng thoát nước 18 3.2.1.3 Thực trạng chất lượng môi trường nước 18 3.2.1.4 Tình trạng xử lý nước thải 18 3.2.2 Hiện trạng ô nhiễm rác thải rắn. 19 3.2.2.1 Khối lượng rác thải 19 3.2.2.2 Thành phần rác thải 19 3.2.2.3 Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải 19 3.2.2.4 Về việc xử lý rác thải: 19 3.3 Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường đến tình trạng sức khỏe của cư dân khu vực 19 3.4.1.1 Đối với rác thải: 19 3.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm 19 3.4.1 Hướng giải quyết chung đối với thực trạng môi trường của làng nghề Mỹ Lồng 19 3.4.1.2 Đối với nước thải 19 3.4.2 Các giải pháp cụ thể 20 3.4.2.1 Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường 20 3.4.2.2 Giải pháp quản lý và phối hợp sự tham gia của cộng đồng 21 3.4.2.3 Một số giải pháp khác 23 CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1. Lịch sử phát triển làng nghề ở Việt Nam 1.1. Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam Từ xa xưa, hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét văn hóa đặc thù trong đời sống của người dân nông thôn Việt Nam. Theo thời gian, các hoạt động sản xuất đơn lẻ dần dần gắn kết với nhau, hình thành nên các làng nghề, xóm nghề, trong đó có nhiều làng mang tính truyền thống, tồn tại lâu đời, trở thành một hình thức kết cấu kinh tế - xã hội của nông thôn. Bên cạnh sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làng nghề nước ta cũng đang có tốc độ phát triển mạnh thông qua sự tăng trưởng về số lượng và chủng loại ngành nghề sản xuất mới. Một số làng nghề từng bị mai một trong thời kỳ bao cấp thì nay cũng đang dần được khôi phục và phát triển. Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề có được vị thế trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên, có một thực tế là đã và đang có sự biến thái, pha tạp giữa làng nghề thực sự mang tính chất thủ công, truyền thống và làng nghề mà thực chất là sự phát triển công nghiệp nhỏ ở khu vực nông thôn, tạo nên một bức tranh hỗn độn của làng nghề Việt Nam. Cho đến nay, đã có số liệu thống kê về số lượng, loại hình của các làng nghề, làng nghề truyền thống và làng có nghề cũng như mật độ và phân bố trên quy mô toàn quốc nhưng chưa đầy đủ và toàn diện. Nguyên nhân chủ yếu là do tuy đã có tiêu chí phân loại làng nghề và làng nghề truyền thống, nhưng còn chưa thống nhất về cách hiểu và cách thức phân loại giữa các địa phương, dẫn tới một số địa phương vẫn chưa công nhận làng nghề, trong khi đó, nhiều địa phương khác ngoài việc đã công nhận rất nhiều làng nghề, còn thống kê được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn làng có nghề trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, thời điểm thống kê và phương pháp thống kê cũng ảnh hưởng rất lớn đến các thông tin và số liệu về làng nghề do tính biến động liên tục theo nhu cầu thị trường, thay đổi theo mùa vụ sản xuất hoặc theo nguồn nguyên liệu sản xuất. 1 1.2 Sự phân bố của các làng nghề ở Việt Nam Các làng nghề ở nước ta chủ yếu tập trung tại những vùng nông thôn, vì vậy, khái niệm làng nghề luôn được gắn với nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay do xu thế đô thị hóa, nhiều khu vực nông thôn đã trở thành đô thị, nhưng vẫn duy trì nét sản xuất văn hóa truyền thống, chính điều này đã tạo ra “lỗ hổng” trong chính sách phát triển và hành lang pháp lý về quản lý làng nghề. Trên bình diện cả nước, làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền. Tính chất của làng nghề theo vùng, miền cũng không giống nhau. Làng nghề tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm khoảng 60%, trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 50%, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định,…; ở miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế…; miền Nam chiếm khoảng 16,4%, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ…. Về loại hình sản xuất cũng rất đa dạng, được phân thành 08 nhóm ngành nghề theo Biểu đồ dưới đây: 1 Theo kết quả Nghiên cứu Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ Công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2004 trong khuôn khổ hợp tác với tổ chức JICA của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hiện có khoảng 2.017 làng nghề. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Môi trường được tổng hợp từ báo cáo chính thức của UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính đến tháng 7 năm 2011 thì tổng số làng nghề và làng có nghề trên toàn quốc là 3.355 làng, trong đó có 1.318 làng nghề đã được công nhận và 2.037 làng có nghề chưa được công nhận. Do đặc điểm phân bố nêu trên, tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, với đặc điểm diện tích chật hẹp, mật độ dân cư cao, hoạt động sản xuất quy mô công nghiệp và bán công nghiệp gắn liền với sinh hoạt, nên các hậu quả của ô nhiễm môi trường là rõ rệt nhất. Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, do phân bố các làng có nghề khá thưa thớt, diện tích đất rộng, nên tuy vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cư nhưng hậu quả môi trường là chưa đáng báo động. Hơn nữa, do đặc điểm phát triển nên tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, làng nghề vẫn mang đậm nét thủ công truyền thống, tận dụng nhân công nhàn rỗi tại chỗ và nguyên vật liệu địa phương, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng dân cư quanh vùng, nên thực chất, phát triển làng nghề một cách có định hướng tại các khu vực này là hết sức cần thiết. 1.3 Xu thế phát triển các loại hình làng nghề Số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ có ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của nhà nước cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường đến cộng đồng dân cư, và quan trọng hơn cả là chất lượng không cạnh tranh được với các sản phẩm sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lượng làng nghề lớn nhất trên cả nước thì số lượng vẫn tiếp tục tăng so với các khu vực khác nên khu vực này được coi là đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam. Trong khi đó, tại các vùng Đông Bắc và Tây Bắc số lượng có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây. Dự báo cho xu thế phát triển làng nghề trong những năm tiếp theo được thể hiện trong bảng sau: Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 Vùng kinh tế Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ Tái chế phế liệu Thủ công mỹ nghệ Sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá Đồng bằng sông Hồng 2 1 2 2 -1 Đông Bắc 1 1 0 1 0 Tây Bắc 1 1 0 1 0 Bắc Trung Bộ 1 2 1 2 1 Nam Trung Bộ 2 2 1 2 1 Tây Nguyên 1 0 0 2 1 Đông Nam Bộ 1 1 1 2 -1 Đồng bằng sông Cửu Long 1 1 1 2 -1 Ghi chú: -1: suy thoái; 0: duy trì nhưng không phát triển; 1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam) 1.4 Sự phát triển làng nghề và sức ép môi trường 1.4.1 Vai trò của các làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền và cả nước 1.4.1.1 Vai trò trong phát triển kinh tế và giải quyết lao động, việc làm Sự phát triển sản xuất nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Tại các làng có nghề, đại bộ phận người dân tham gia làm nghề thủ công nhưng vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định. Kết quả thống kê tại nhiều làng có nghề, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60-80%; nông nghiệp chiếm khoảng 20 - 40%. Số hộ sản xuất và cơ sở ngành nghề nông thôn đang ngày một tăng lên với tốc độ tăng bình quân từ 8,8 - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề không ngừng gia tăng. Mức thu nhập của người lao động sản xuất nghề cao gấp 3 - 4 lần so với thu nhập của sản xuất thuần nông. Nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện năm 2004 chỉ ra rằng, tỷ lệ hộ nghèo trong số hộ sản xuất thủ công nghiệp là 3,7%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước là 10,4%. Như vậy có thể thấy, làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, trực tiếp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Bên cạnh đó, làng nghề còn có một ý nghĩa gián tiếp đặc biệt quan trọng khác, đó là hạn chế việc di dân tự do từ khu vực nông thôn vào khu vực thành thị trong thời kỳ nông nhàn, để tìm kiếm công ăn, việc làm và thu nhập. Hoạt động sản xuất nghề nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn, đặc biệt có những địa phương đã thu hút được hơn 60% nhân lực lao động của cả làng. Mức thu nhập từ sản xuất nghề cao hơn nhiều so với nguồn thu từ nông nghiệp, đặc biệt là đối với vùng đất chật người đông như đồng bằng sông Hồng. Tại các làng nghề quy mô lớn, trung bình mỗi cơ sở, doanh nghiệp tư nhân tạo việc làm ổn định cho khoảng 30 lao động thường xuyên và 8-10 lao động thời vụ; các hộ cá thể tạo việc làm cho 4-6 lao động thường xuyên và 2-5 lao động thời vụ. Đặc biệt tại các làng nghề dệt, thêu ren, mây tre đan thì mỗi cơ sở, vào thời kỳ cao điểm, có thể thu hút 200-250 lao động. Bên cạnh những tích cực đã nêu ở trên, việc thu hút lao động ở những địa phương khác tập trung vào các làng có nghề sẽ kéo theo những tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường khu vực nông thôn, các tác động này sẽ được phân tích ở những phần sau. Đặc biệt đối với các làng nghề mà nhất là các làng nghề truyền thống, hoạt động sản xuất còn có một ý nghĩa xã hội tích cực khác là sử dụng được lao động là người cao tuổi, người khuyết tật, những người rất khó kiếm việc làm từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tập trung cũng như các ngành kinh doanh, dịch vụ khác. Sự phát triển của làng nghề đã và đang đóng góp đáng kể vào GDP, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Làng nghề truyền thống được xem như một nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể đầy tiềm năng. Nhiều tên tuổi sản phẩm đã gắn với thương hiệu của các làng nghề từ Nam đến Bắc, được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng như gốm sứ Bình Dương; gốm Bát Tràng, Hà Nội; gốm Chu Đậu, Hải Dương; gốm Phù Lãng, Bắc Ninh; đồ gỗ Đồng Kỵ, Bắc Ninh; đồ gỗ Gò Công, Tiền Giang; dệt Vạn Phúc, Hà Nội; cơ khí Ý Yên, Nam Định; mây tre đan Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh; mây tre đan Chương Mỹ, Hà Nội; chạm bạc Đồng Xâm, Thái Bình; đúc đồng Đại Bái, Bắc Ninh; đồ đá mỹ nghệ Non Nước, Đà Nẵng Nhiều địa phương đã phát triển hiệu quả mô hình kết hợp các tuyến du lịch với thăm quan làng nghề, từ gian trưng bày và bán sản phẩm, đến các khu vực sản xuất, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. 1.4.1.2 Các vấn đề xã hội Bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong công tác “bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc”. Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử văn hóa dân tộc. Nhiều sản phẩm truyền thống mang vừa mang tính nghệ thuật cao, vừa đậm bản sắc đặc thù của mỗi địa phương. Phát triển làng nghề đã tạo môi trường thuận lợi cho việc kế thừa và phát huy các tinh hoa văn hóa của dân tộc, bảo vệ giá trị “nghệ tinh” cao quý của các nghệ nhân có tài năng với bí quyết nghề gia truyền qua nhiều thế hệ, thông qua đó bảo tồn những giá trị đặc biệt của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đối với đồng bào dân tộc ít người miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công, truyền thống có giá trị đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Một mặt là duy trì tính ổn định, bền vững của đời sống tự cung, tự cấp của đồng bào vùng cao, mặc khác, giữ gìn được những kiến thức, kinh nghiệm bản địa vào duy trì việc tạo ra những sản phẩm có giá trị văn hóa, tinh thần đáng tự hào cho dân tộc như hàng thổ cẩm của người Dao, Tày, Thái, H’Mông; đồ trang sức, mỹ nghệ của các đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc Tại nhiều địa phương, việc giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động đã tạo điều kiện giảm các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút,… góp phần đảm bảo an sinh, xã hội cho khu vực nông thôn. Đồng thời với sự quy tụ các tay nghề sản xuất giỏi, có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ; quy tụ các nguyên liệu sản xuất phong phú là một trong những yếu tố tạo sự đa dạng hóa của nền văn hóa và sản xuất tại nông thôn. Mặt khác, với việc hình thành các cơ sở sản xuất lớn với nhu cầu sử dụng lao động cao, nhiều làng nghề đã thu hút đông nhân công lao động từ các địa phương khác trong tỉnh, thậm chí từ các tỉnh khác đến ăn, ở, sinh hoạt và làm việc. Trong điều kiện sinh hoạt và sản xuất đan xen, mật độ dân cư đông đúc, lại tập trung có tính thời điểm, mùa vụ nên đã tạo ra nhiều bất cập giữa nhu cầu và đáp ứng, gây khó khăn đối với đời sống xã hội của chính những người dân địa phương và những người đến lao động. Từ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt tăng vọt, đến các nhu cầu văn hóa, giải trí, nếp sống,… cũng thay đổi, đã làm cho diện mạo nông thôn bị thay đổi. Cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, nước, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước…do không đáp ứng được sức tăng đột ngột từ phát triển, nên cũng bị tác động, xuống cấp mạnh. Ngoài các doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty TNHH trong làng nghề, thì đa số các cơ sở sản xuất trong làng nghề đều mang những nét đặc thù về mặt xã hội như sau: do quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô hộ gia đình (chiếm 72 % tổng số cơ sở sản xuất), nên nếp sống, suy nghĩ còn mang đậm tính chất tiểu nông của người chủ sản xuất; quan hệ sản xuất ảnh hưởng đậm nét của quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã, hoặc các mối quan hệ quen biết, nên hình thức giao việc chủ yếu là tự thỏa thuận, cam kết, hầu như không có hợp đồng lao động, bảo hiểm lao động và thực hiện các chính sách xã hội thỏa đáng đối với người lao động, nhất là trong những trường hợp rủi ro, tai nạn nghề nghiệp xảy ra; công nghệ, kỹ thuật, thiết bị sản xuất phần lớn lạc hậu, chắp vá, ít quan tâm đến phòng chống cháy nổ và an toàn lao động; khả năng đầu tư của các hộ sản xuất làng nghề rất hạn chế, nên khó có điều kiện phát triển hoặc đổi mới công nghệ theo hướng tiên tiến, ít chất thải, thân thiện với môi trường; lực lượng lao động chủ yếu là lao động thủ công, trình độ người lao động thấp, thậm chí nhân lực mang tính thời vụ, không ổn định nên hiểu biết, kiến thức, nhận thức của chủ cơ sở nói chung và người lao động nói riêng về khoa học, công nghệ, luật pháp và các quy định về BVMT là rất hạn chế. 1.4.2 Các áp lực tới môi trường từ hoạt động của các làng nghề Với sự phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch của làng nghề tại nông thôn, cùng với sự mất cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng, và sự lỏng lẻo trong quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng, hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực rất lớn đến chất lượng môi trường tại các khu vực làng nghề, đặc biệt là các làng nghề thuộc Đồng bằng sông Hồng, quan trọng phải kể đến như sau: - Kết cấu hạ tầng nông thôn như hệ thống đường sá, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, điểm tập kết chất thải… rất yếu kém hoặc không đáp ứng được nhu cầu của phát triển sản xuất, chất thải không được thu gom và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan bị phá vỡ; - Quy mô sản xuất nhỏ, việc mở rộng sản xuất lại rất khó vì mặt bằng sản xuất chật hẹp, xen kẽ với sinh hoạt; chất thải phát sinh không bố trí được mặt bằng để xử lý, lại ở trên một phạm vi hẹp, nên đã tác động trực tiếp đến môi trường sống, ảnh hưởng tới điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của người dân; - Quan hệ sản xuất mang nét đặc thù là quan hệ họ hàng, dòng tộc, làng xã, đặc biệt là ở các làng nghề truyền thống, nên sử dụng lao động mang tính chất gia đình, sản xuất theo kiểu “gia truyền” dẫn tới việc “giấu” công nghệ sản xuất và nguyên liệu, hóa chất sử dụng; chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường; - Công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiết bị cũ và chắp vá, bên cạnh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, điện, nước, còn kéo dài thời gian sản xuất và phát sinh ô nhiễm, đặc biệt là tiếng ồn, bụi, nhiệt, ; - Vốn đầu tư cho sản xuất hạn hẹp, nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm là hầu như không có. Ngay cả trong những trường hợp, nhiều cơ sở sản xuất liên doanh theo hướng hình thành các doanh nghiệp/hợp tác xã lớn, có doanh thu không nhỏ, nhưng vẫn không đầu tư cho xử lý chất thải và BVMT; - Trình độ sản xuất thấp, và do lợi nhuận trước mắt nên chỉ quan tâm đến sản xuất, còn nhận thức về tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe và ý thức trách nhiệm BVMT rất hạn chế. Hầu hết các cơ sở sản xuất coi trách nhiệm xử lý ô nhiễm không phải là trách nhiệm của mình, mà là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Ngay bản thân chính quyền địa phương ở nhiều nơi cũng coi đây là trách nhiệm của Nhà nước phải đầu tư xử lý ô nhiễm, mà không bám sát nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải khắc phục, xử lý ô nhiễm”. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới ô nhiễm môi trường mà sản xuất nghề gây ra; - Nếp sống tiểu nông, tư duy sản xuất nhỏ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, nên các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu, tận dụng nhiều sức lao động trình độ thấp, nhân công rẻ. Hơn nữa, để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ và mức độ ô nhiễm của làng nghề, tác động tiêu cực tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và chính bản thân người lao động. CHƯƠNG 2 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 2.1 Công cụ chính sách 2.1.1 Việc đầu tư và sử dụng ngân sách cho công tác quản lý môi trường tại làng nghề Cho đến nay, kinh phí từ Trung ương hoặc địa phương dành chi trực tiếp cho hoạt động BVMT làng nghề rất hạn chế. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổng hợp trong Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2008 về làng nghề, tính đến năm 2007, tổng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho làng nghề vào khoảng 550 tỷ đồng, kinh phí này được sử dụng chủ yếu cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tỷ lệ kinh phí dành cho các công trình xử lý ô nhiễm và BVMT là rất nhỏ hoặc không có. Tại các bộ/ngành, địa phương, trong khoản chi 1% tổng chi ngân sách nhà nước cho BVMT hàng năm cũng chỉ dành một phần nhỏ kinh phí để triển khai các hoạt động BVMT làng nghề, tuy nhiên, có rất ít báo cáo từ các Bộ, ngành và địa phương đề cập chính xác đến con số này, vì vậy không thể tổng hợp được con số thực chi từ ngân sách nhà nước cho hoạt động BVMT làng nghề, những số liệu được nêu tại Phụ lục V chỉ mang tính chất đại diện. Bên cạnh đó, việc đầu tư và sử dụng các nguồn kinh phí cho hoạt động xử lý chất thải và BVMT làng nghề còn dàn trải, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả. Từ nguồn ngân sách nhà nước và hỗ trợ của các dự án quốc tế, tại một số Bộ, ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam….) và địa phương, các mô hình thử nghiệm về xử lý chất thải, quản lý môi trường, huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác BVMT, đã được triển khai và một số mô hình đạt kết quả tốt, được cộng đồng và chính quyền địa phương hoan nghênh, đánh giá cao, nhưng việc duy trì tính bền vững và nhân rộng mô hình lại rất khó khăn và bất cập. Nguyên nhân chủ yếu là do khi xây dựng Dự án chưa tính đầy đủ các yếu tố bền vững: nhiều dự án không bền vững hoặc không thể nhân rộng do không xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan; một số dự án không thành công vì công nghệ chưa phù hợp; một số dự án không hiệu quả do làng nghề thay đổi công nghệ hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất; còn phổ biến là do ý thức của người dân thấp, nên không vận hành hoặc không đóng góp chi phí cho vận hành dự án. Một ví dụ điển hình là “Mô hình xử lý nước thải cho một cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm kết hợp chăn nuôi” tại thôn Xuân Lôi, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Trong quá trình xây dựng dự án, cơ quan chủ trì (Tổng cục Môi trường) đã khảo sát rất kỹ, làm việc với người dân và chính quyền địa phương, xây dựng các cam kết, thỏa thuận về tiếp nhận, vận hành, bảo quản công trình. Mô hình sau khi thử nghiệm có hiệu quả đã được tổ chức bàn giao cho chủ hộ sản xuất có sự chứng kiến của người dân và chính quyền địa phương, được tuyên truyền trên website của Bộ Tài nguyên và Môi trường để các địa phương cùng tham khảo, học tập. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn sau khi bàn giao, mô hình đã ngừng hoạt động. Nguyên nhân là do chủ cơ sở không muốn chi phí cho việc vận hành mô hình (mặc dù đã cam kết trước đó). Đây cũng là một bài học khá phổ biến không chỉ đối với làng nghề mà cả đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện nay ở Việt Nam; qua đó, để quản lý môi trường hiệu quả, đòi hỏi phải triển khai áp dụng đồng bộ các công cụ quản lý: bên cạnh truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức; các chính sách hỗ trợ, ưu đãi; áp dụng đúng mức các công cụ kinh tế;… cần phải áp dụng công cụ hành chính “mạnh mẽ” hơn, mang tính cưỡng chế cao hơn. Bộ Tài nguyên và Môi trường, với trách nhiệm là cơ quan chủ trì thực hiện “Dự án kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề” (giai đoạn 2009-2012) theo Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hiện đang tập trung xây dựng hành lang pháp lý cần thiết cho công tác BVMT làng nghề, trong đó quan trọng nhất là xây dựng và ban hành được một văn bản riêng, quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương các cấp trong công tác BVMT làng nghề; xây dựng lộ trình và hệ số áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cho các hộ sản xuất trong làng nghề; xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật quản lý và xử lý chất thải làng nghề; đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT làng nghề. Việc triển khai thực hiện các văn bản, quy định nêu trên cũng như triển khai xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề là nhiệm vụ rất to lớn, lâu dài; đòi hỏi phải có sự đầu tư tương xứng và sự tham gia tích cực, chủ động của nhiều Bộ, ngành và các địa phương có liên quan. Ngoài ra, Quỹ BVMT Việt Nam đã triển khai cho vay với lãi suất ưu đãi đối với một số dự án về xử lý chất thải làng nghề, nghiên cứu và triển khai các công nghệ thân thiện môi trường (như dự án chuyển đổi từ lò nung gốm sử dụng than sang lò nung bằng gas tại làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội). Tuy nhiên, do nguồn vốn rất hạn hẹp, nên sự hỗ trợ và đầu tư của Qũy cho công tác BVMT làng nghề cũng rất hạn chế. Các khoản thu phí BVMT đối với nước thải, chất thải rắn theo quy định tại các Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, 04/2007/NĐ-CP, 26/2010/NĐ-CP và Nghị định số 174/2007/NĐ-CP đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần chi đầu tư giải quyết các vấn đề môi trường đồng thời giúp người dân có trách nhiệm hơn trong việc xả thải của mình. 2.1.2 Xã hội hóa công tác quản lý môi trường đối với làng nghề Nhà nước cũng đã có chủ trương triển khai mạnh mẽ công tác xã hội hoá hoạt động BVMT, trong đó có BVMT làng nghề, nhằm huy động sự tham gia tích cực của chính bản thân người dân, hộ sản xuất cũng như các thành phần xã hội. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút sự tham gia còn chưa thật sự cụ thể, hấp dẫn và rõ ràng. Theo Luật BVMT, “Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư thành lập tổ chức tự quản về BVMT”. Quyết định số 129/2009/QĐ-TTG ngày 29/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường”; Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT, trong đó có hoạt động “xây dựng hệ thống xử lý chất thải” và “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng BVMT các KCN, CCN làng nghề”. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như chưa có tổ chức, cá nhân nào “mạnh dạn” đầu tư cho làng nghề, nguyên nhân là do khả năng thu hồi vốn, khả năng duy trì, vận hành các công trình đầu tư là khó khăn, kể cả những dự án đã được hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước. Mặt khác, các thủ tục hành chính để nhận được sự ưu đãi trong nhiều trường hợp còn phức tạp, khó khăn. Tại nhiều địa phương, các Hợp tác xã, Tổ vệ sinh môi trường,… đã được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là thu gom chất thải rắn để vận chuyển ra các điểm lưu giữ tạm thời, hoặc các bãi chôn lấp. Kinh phí hoạt động của tổ chức này do người dân đóng góp, trung bình mỗi hộ sản xuất đóng góp khoảng 7.000-15.000 đồng/tháng để thu gom rác thải, còn các hoạt động làm sạch đường làng ngõ xóm, dọp dẹp kênh mương cống rãnh, ao hồ hay nhắc nhở người dân các quy định về vệ sinh môi trường thì chưa được thực hiện. Trong thời gian tới, cần có các quy định hoặc hướng dẫn cụ thể, chi tiết về vai trò, trách nhiệm cũng như quyền lợi của các tổ chức này, để khuyến khích địa phương hình thành và phát triển các Tổ chức tự quản về BVMT một cách đúng quy định. Tại một số nơi, hương ước của làng nghề đã ra đời, trong đó có các thỏa thuận về trách nhiệm đối với giữ gìn vệ sinh môi trường, trách nhiệm nộp các khoản kinh phí chung, và đây là một hình thức tự cam kết của cộng đồng thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên, tại một số địa phương đã xây dựng và ký kết hương ước, nhưng không được tổ chức thực hiện, không có sự theo dõi, giám sát việc thực hiện. Một trong các nguyên nhân chính ở đây là do thiếu sự quan tâm thường xuyên và đúng mức của cấp ủy, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, một quy định về thủ tục hành chính hiện hành là hương ước phải được UBND cấp huyện phê duyệt cũng cần được nghiên cứu, xem xét lại. Bản thân hương ước/quy ước có tính chất tự nguyện, không bị điều chỉnh bởi các quyết định hành chính. Nó gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng dân cư làng, xóm, nhưng lại yêu cầu được pháp lý hóa kèm theo những thủ tục hành chính; đã gây tâm lý ngại xây dựng hương ước/quy ước hoặc xây dựng mang tính hình thức ở rất nhiều địa phương. Kết quả xã hội hóa công tác quản lý môi trường đối với làng nghề còn rất hạn chế, mang nặng tính chất tự phát, phụ thuộc rất nhiều vào mức độ quan tâm của chính quyền cơ sở. 2.1.3 Công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BVMT đối với các làng nghề [...]... vực (gồm nhiều hộ sản xuất gia đình) Trên thực tế, mức độ “tác động” đến môi trường do hoạt động sản xuất làng nghề rất khác nhau, phụ thuộc vào loại hình sản xuất và đặc điểm phân bố theo vùng, miền Ví dụ như các làng nghề dệt thổ cẩm ở vùng núi phía Bắc, các làng nghề thêu ren, đan tay, các làng có nghề không sử dụng hóa chất công nghiệp ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ; hoặc các làng nghề dệt nhuộm có... loại, cao su Các tạp chất loại này thường chiếm 5-10% trong phế liệu.6 5 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam 6 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam Lượng chất thải rắn của một số làng nghề tái chế kim loại (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam) Kết quả khảo sát 52 làng nghề trong khuôn... cục Môi trường (trước đây là Cục BVMT) thực hiện cho thấy, có 46% làng nghề bị ô nhiễm nặng, 27% bị ô nhiễm vừa và 27% bị ô nhiễm nhẹ Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn Ô nhiễm môi trường làng nghề ảnh hưởng rất lớn tới những người trực tiếp tham gia sản xuất, những người dân sống tại chính làng nghề đó CHƯƠNG 3 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỒNG... đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long Trung tâm của tỉnh cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây (qua Tiền Giang và Long An) 3.1.2 Hiện trạng sản xuất của làng nghề Mỹ Lồng xã nằm trong vùng trọng điểm chế biến nông sản của đồng bằng Sông cửu Long Làng nghề Mỹ Lồng đã có hơn 40% số hộ chuyên nghề chế biến nông sản Sản phẩm của làng. .. cơ bản giữa các mục tiêu kinh tế, môi trường, xã hội và các mối quan hệ nhân quả diễn ra trong môi trường sống của cộng đồng làng nghề * Đề xuất giải pháp quy hoạch không gian sản xuất: Mục tiêu của việc quy hoạch không gian sản xuất là di chuyển được các cơ sở sản xuất có quy mô lớn, các nghề CBNS có mức độ gây ô nhiễm cao đối với môi trường làng nghề từ khu cư trú của dân cư ra khu sản xuất tập trung,... nghiệp lớn, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông, các cơ sở khai thác khoáng sản và các cơ sở xử lý chất thải, chất thải nguy hại Đối với làng nghề, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực 2 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam hiện thường xuyên, triệt để Hình thức xử lý chủ yếu là nhắc nhở, chưa xử lý hành chính cũng như áp dụng các hình thức xử phạt... thải sản xuất làng nghề tái chế giấy (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam) 2.4.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh và khí thải của các làng nghề Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ việc sử dụng than làm nhiên liệu (phổ biến là than chất lượng thấp), sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất trong dây chuyền công. .. xử lý ô nhiễm tại 57 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Danh mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định Áp dụng thử nghiệm 6 mô hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch (2 mô hình làng nghề thủ công mỹ nghệ, 2 mô hình làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và 2 mô hình làng nghề sản xuất đồ gốm sứ) để đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi phổ biến, nhân rộng ra các địa phương có các loại hình làng. .. một số cơ sở công nghiệp “chui” vào làng nghề Từ kết quả kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như chính quyền địa phương các cấp cho thấy, hầu hết các làng nghề không có cơ sở hạ tầng phù hợp để thu gom, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường Các cơ sở trong làng nghề không thực hiện các hồ sơ, thủ tục về môi trường; không phân loại, xử lý chất thải... Quảng Nam) Các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da, thường bị ô nhiễm bởi các thông số như SO 2, NO2 Các làng nghề thủ công mỹ nghệ thường bị ô nhiễm nặng bởi khí SO2 phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm may tre đan Đặc biệt, các làng nghề dệt thường bị ô nhiễm tiếng ồn từ các máy dệt thủ công hoặc bán tự động, mức ồn vượt TCVN từ 4 - 14 dBA 2.4.2.3 Chất thải rắn của các làng nghề . ô nhiễm rác thải rắn. 19 3.2.2.1 Khối lượng rác thải 19 3.2.2.2 Thành phần rác thải 19 3.2.2.3 Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải 19 3.2.2.4 Về việc xử lý rác thải: 19 3.3 Ảnh hưởng của sự. định số 1 29/ 20 09/ QĐ-TTG ngày 29/ 10/20 09 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường”; Nghị định số 04/20 09/ NĐ-CP ngày. dân khu vực 19 3.4.1.1 Đối với rác thải: 19 3.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm 19 3.4.1 Hướng giải quyết chung đối với thực trạng môi trường của làng nghề Mỹ Lồng 19 3.4.1.2 Đối

Ngày đăng: 11/08/2014, 16:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.1 Việc đầu tư và sử dụng ngân sách cho công tác quản lý môi trường tại làng nghề 6

  • 2.2.1 Ban hành các VBQPPL; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

  • về môi trường theo thẩm quyền 8

  • 2.2.2 Tổ chức bộ máy, năng lực quản lý nhà nước về BVMT các cấp đối với làng nghề 10

  • 2.4.1 Tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật về BVMT đối với các làng nghề 11

    • 2.4.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh và khí thải của các làng nghề 13

    • CHƯƠNG 3 – LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÀNG NGHỂ MỸ LỒNG

    • 3.1Khái quát làng nghề Mỹ Lồng 15

    • 3.1.1Vị trí địa lí 15

    • 3.1.2 Hiện trạng sản xuất của làng nghề. 15

    • 3.1.2.1 Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho làng nghề 15

    • 3.1.2.2 Công nghệ sản xuất 15

    • 3.1.2.3Sản xuất tinh bột sắn và tinh bột dong. 15

    • 3.2. Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề. 18

    • 3.2.1 Hiện trạng môi trường nước 18

    • 3.2.1.1 Hiện trạng cấp nước 18

    • 3.2.1.2 Hiện trạng thoát nước 18

    • 3.2.1.3 Thực trạng chất lượng môi trường nước 18

    • 3.2.1.4 Tình trạng xử lý nước thải 18

    • 3.2.2 Hiện trạng ô nhiễm rác thải rắn. 19

    • 3.2.2.1 Khối lượng rác thải. 19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan