Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 và tình hình áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam ppsx

35 2.9K 55
Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 và tình hình áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề Tài: HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14000 VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. Danh sách nhóm: 1. NGUYỄN TRẦN NGỌC TUẤN 2. TRẦN NGUYỄN THÁI BÌNH 3. NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC 4. LÊ VĂN THẢO 5. NGUYỄN VĂN THÀNH VINH 6. DƯƠNG MẠNH TUỆ 7. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ ISO 14000 1. Lịch sử hình thành 2. Khái niệm, nguyên tắc, mục đích của ISO 14000 2.1 Khái niệm 2.2 Nguyên tắc của ISO 14000 2.3 Mục đích của ISO 14000 3. Vai trò, lợi ích, phạm vi lĩnh vực áp dụng ISO 14000 3.1 Vai trò, lợi ích của ISO 14000 3.2 Phạm vi lĩnh vực áp dụng 4. Các yếu tố cấu thành 5. Quy trình, cách thức áp dụng CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14000 1.Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 trên thế giới 2. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 ở Việt Nam 2.1 Tình hình chung 2.2 Ở Thừa Thiên Huế CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ, GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14000 CỦA CÁC TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 1. Đánh giá 1.1 Kết quả đạt được 1.2 Thuận lợi, khó khăn 1.2.1 Thuận lợi 1.2.2 Khó khăn 2. Giải pháp 2.1 Về phía Nhà nước 2.2 Về phía doanh nghiệp C. KẾT LUẬN MỞ ĐẦU Sự phát triển vượt bậc của nền khoa học kĩ thuật tiên tiến và sự phát triển như vũ bão của nền công nghiệp hiện đại nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của con người đã gây ra nhiều thách thức to lớn cho môi trường toàn cầu: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và kết quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng. Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước cùng với cuộc đấu tranh vì bền vững và tiến bộ xã hội. Bên cạnh những thành tựu kinh tế đáng kể đạt được, con người cũng đã nhận thức được những tác động và hậu quả to lớn gây nên đối với môi trường. Và những năm gần đây, vấn đề môi trường ngày càng được người tiên dùng toàn cầu, Chính phủ các quốc gia và quốc tế quan tâm.Chính vì vậy, Tổ chúc Tiêu chuẩn quốc tế ISO đã cho ra đời Bộ tiêu chuần quốc tế ISO 14000 - Bộ tiêu chuần quốc tế về quản lý môi trường. Đây là công cụ quản lý giúp mọi tổ chức không phân biệt quy mô và loại hình xây dựng hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả , quản lýcác hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình đối với môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đảm bảo phù hợp với các nhu cầu của nền kinh tế xã hội. Hòa nhập với tiến trình bảo vệ môi trường trên thế giới, Việt Nam đã đạt được nhũng thành quả trong công tác kiểm soát và ngăn ngùa ô nhiễm . Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp Việt Nam , ISO 14000 còn khá mới mẻ và muốn áp dụng lại gặp phảinhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc đề ra các giải pháp chung cho các doanh nghiệp nhằm giúp họ thực hiện việc áp dụng hệ thống là rất cần thiết phù hợp với xu hướng thời đại – phát triển bền vững. Nắm bắt được nhu cầu cấp bách đó, nhóm chúng em xin làm bài tiểu luận với đề tài : HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14000 VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ ISO 14000: 1.Lịch sử hình thành: Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Hiện tượng suy giảm tầng ozone, sự tăng dần nhiệt độ của trái đất và tần suất thiên tai, mưa, bão ngày càng tăng, gây thiệt hại về người và của với con số ngày càng lớn, quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng. Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong các chính sách chiến lược của các quốc gia. Nhất là sau Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất tại Rio De Janeiro-Brazil tháng 6/1992 thì vấn đề môi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinh tế, được đề cập đến trong mọi hoạt động của xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từnh quốc gia, trong khu vực và quốc tế. Đến tháng 9.1996 bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về Hệ thống quản lý môi trường chính thức được ban hành. Đây là một đóng góp tích cực cho mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và bãi bỏ hàng rào thuế quan trong thương mại. 2.Khái niệm, nguyên tắc, mục đích của ISO 14000: 2.1 Khái niệm: ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System) do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Standard Organization) xây dựng và ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực để xác định, kiểm soát và theo dõi những ảnh hưởng của tổ chức/doanh nghiệp đến môi trường; từ đó giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường cũng như đưa ra phương pháp quản lý và cải tiến hệ thống quản lý môi trường cho bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp mong muốn áp dụng nó. ISO14000 là một đa phức hợp các hệ thống tiêu chuẩn, theo tiêu chuẩn được chia thành ba loại: Loại I: tiêu chuẩn cơ bản - những tiêu chuẩn hạn. Loại II: tiêu chuẩn cơ bản - hệ thống quản lý môi trường, tiêu chuẩn, nguyên tắc, hướng dẫn ứng dụng. Loại thứ ba: hỗ trợ tiêu chuẩn lớp Công nghệ (công cụ), bao gồm: - môi trường kiểm toán; - ghi nhãn môi trường; - Đánh giá về hành vi môi trường; - cuộc sống chu trình đánh giá. Khi tính năng tiêu chuẩn, có thể được chia thành hai loại:  Để đánh giá việc tổ chức - Quản lý môi trường; - Đánh giá về hành vi môi trường; - môi trường kiểm toán.  Đánh giá sản phẩm - đánh giá vòng đời; - ghi nhãn môi trường; - sản phẩm tiêu chuẩn trong các chỉ số môi trường. Cụ thể, Bộ tiêu chuẩn ISO 14000, bao gồm các tiêu chuẩn và các tài liệu hướng dẫn khác liên quan đến một số chủ đề về môi trường như: • Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems) : ISO 14001,14004. • Đánh giá hiệu quả môi trường (Environmental Performance Evaluation) : ISO 14031. • Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling) : ISO 14020, 14021, 14022, 14023, 14024. • Đánh giá vòng đời của sản phẩm (Life Cycle Assessment) : ISO 14040, 14041, 14042, 14043. • Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm (Environmental aspects in Product Standards) : ISO 14060.… 2.2 Nguyên tắc của ISO 14000: • Kết quả trong quản lý môi trường tốt hơn . • Bao gồm các hệ thống quản lý môi trường và các khía cạnh môi trường của sản phẩm. • Được áp dụng trong tất cả các quốc gia. • Thúc đẩy lợi ích rộng lớn hơn của công chúng cũng như người sử dụng các tiêu chuẩn này. • Để có thể đáp ứng các nhu cầu khác nhau của bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp, loại sản phẩm - dịch vụ… trên toàn thế giới. • Để được dựa trên khoa học • Trên tất cả là nhằm có tính thực tế, tính hữu ích và tính dụng. 2.3 Mục đích của ISO 14000:  Hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm.  Đảm bảo các hoạt động môi trường được đáp ứng và tuân thủ luật định.  Hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường. 3.Vai trò, lợi ích, phạm vi lĩnh vực áp dụng ISO 14000: 3.1 Vai trò, lợi ích của ISO 14000: Vai trò của ISO 14000 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thiết lập một hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp các cơ sở này nhận thức và quản lý được tác động của mình đối với môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục có hành động cải thiện môi trường. Đây cũng là cơ sở để bên thứ ba đánh giá hệ thống quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Lợi ích từ ISO 14000 ♦ Về mặt thị trường: • Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng. • Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường. • Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh. ♦ Về mặt kinh tế: • Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào. • Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng. • Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. • Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý. • Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên. • Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường. • Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường. • Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn. • Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp. • Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra. ♦ Về mặt quản lý rủi ro: • Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra. • Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm. • Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường. ♦ Về mặt pháp lý: • Tăng cường nhận thức về quy định pháp luật về quản lý môi trường. • Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng. ♦ Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận: • Được sự đảm bảo của bên thứ ba. • Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại. • Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá. Ngoài ra chúng ta cần phải lưu ý việc làm ISO 14000 không đơn thuần là một chi phí, mà là một khoản đầu tư sẽ mang lại hiệu quả cũng như không nhất thiết là phải đáp ứng đầy đủ ngay các yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc pháp luật mới làm được ISO 14000.Đặc biệt, cần xem xét đến hiện trạng cơ sở hạ tầng và nguồn lực sẵn có hoặc sẽ được huy động trước khi cam kết dự án. ISO 14000 được ví như là "giấy thông hành xanh" khi Tổ chức/doanh nghiệp tham gia thị trường thế giới. 3.2 Phạm vi lĩnh vực áp dụng: Phạm vi áp dụng ISO 14000: • Tất cả các tổ chức/doanh nghiệp, các lĩnh vực, khu vực trên thế giới • Các khu vực như dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, xuất nhập khẩu, buôn bán, phân phối, lưu kho, vận tải hàng hoá, khai thác. • Các cơ quan như trường học, các cơ quan chính phủ và các tổ hợp quân sự 4. Các yếu tố cấu thành: Các tiêu chuẩn về tổ chức tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối với việc áp dụng và cải tiến chính sách môi trường, vào việc đo đạc các tính năng môi trường cũng như tiến hành thanh tra môi trường tại các cơ sở mình. Các tiêu chuẩn về sản phẩm tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và cách tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan đến môi trường. Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lưu ý đến thuộc tính môi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trường. Bản chất của ISO 14000 là phương pháp Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Hệ thống quản lý.Ngoại trừ tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn quy định thì tất cả các tiêu chuẩn còn lại đều là tiêu chuẩn hướng dẫn. Chúng tôi sẽ tập trung vào các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (EMS) đặc biệt là ISO 14001 vì đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 chính thức ra đời năm 1996 có cấu trúc tương tự như bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 bao gồm: - Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (EMS): • ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. • ISO 14004: Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ. - Các tiêu chuẩn về đánh giá môi trường: • ISO 14010: Hướng dẫn đánh giá môi trường - Nguyên tắc chung. • ISO 14011: Hướng dẫn đánh giá môi trường - Thủ tục đánh giá - Đánh giá hệ thống quản lý môi trường. • ISO 14012: Hướng dẫn đánh giá môi trường - Chuẩn cứ trình độ đối với chuyên gia đánh giá môi trường. ISO 14001 Đến nay các tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004 đã ban hành phiên bản năm 2004. ISO 14001:2004 Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng - là tiêu chuẩn được biết đến và áp dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới.ISO 14001 đưa ra một tập hợp các yêu cầu chung làm khuôn khổ để các tổ chức có thể hình thành nên một hệ thống quản lý môi trường của riêng mình. Qua đó, nó giúp các tổ chức hướng tới việc xây dựng một cách tiếp cận có hệ thống các phương pháp quản lý nhằm đạt được mục đích cân bằng giữa việc duy trì lợi nhuận và giảm thiểu các tác động tới môi trường. Đây là tiêu chuẩn dùng để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000.Đến nay các tiêu chuẩn ISO 14001 đã ban hành phiên bản năm 2004. Có ba yêu cầu về cam kết cơ bản trong chính sách môi trường, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, bao gồm: - Phòng chống ô nhiễm. - Tuân thủ pháp luật. - Liên tục cải tiến của EMS. Những cam kết giúp định hướng cải tiến trong hoạt động môi trường tổng thể. ISO 14001 có thể được sử dụng như một công cụ, nó tập trung vào việc kiểm soát các khía cạnh về môi trường của tổ chức hoặc cách thức mà các hoạt động sản xuất sản phẩm và dịch vụ của bạn tương tác với môi trường.Ví dụ, lượng chất thải vào không khí, đất, nước. Các tổ chức phải miêu tả những gì họ định làm, tuân theo thủ tục của họ và ghi lại những nỗ lực của họ để chứng minh việc tuân thủ và cải tiến. Tổ chức phải thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu và thực hiện một chương trình nhằm cải thiện hiệu suất về môi trường của tổ chức có liên quan đến lợi ích tài chính. Tiêu chuẩn này không đưa ra một chuẩn mực cụ thể nào về môi trường. Vì vậy, nó có thể áp dụng đối với bất kỳ một tổ chức nào có mong muốn áp dụng, không phân biệt quy mô tổ chức, cũng như loại hình sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhấn mạnh tới việc tổ chức phải xem xét tới các yêu cầu pháp quy về môi trường có liên quan trong quá trình triển khai áp dụng. Do đó, ít nhất tổ chức cũng cần có một kế hoạch khả thi nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý về môi trường tại nơi tổ chức dự định xây dựng hệ thống quản lý. [...]... cung cấp đầu vào cho những qui trình bằng văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường  Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường  Ðảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả  Sử dụng các kỹ thuật... các hồ sơ về nhà thầu và nhà cung cấp, các hồ sơ về sự cố, các hồ sơ về thử nghiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng với các tình huống khẩn cấp, hồ sơ về các cuộc họp môi trường, hồ sơ pháp luật… Đánh giá hệ thống quản lý môi trường: thực hiện thủ tục đánh giá hệ thống quản lý môi trường và các hoạt động của tổ chức nhằm xác nhận sự tuân thủ với hệ thống quản lý môi trường và với tiêu chuẩn ISO 14001 Cần báo cáo... xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong các doanh nghiệp Trước năm 1996, Thừa Thiên - Huế chưa có doanh nghiệp nào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, từ khi phát động Thập niên Chất lượng đến nay đã có 11 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ và 5 doanh nghiệp đang trong giai đoạn áp dụng Trong đó có Công ty Hữu hạn LUKS Việt Nam được cấp 3 chứng chỉ (ISO 9001:2000, ISO 14000, ... 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ bé Điều này cho thấy tại Việt Nam, các doanh nghiệp/ tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường 1.2 Thuận lợi, khó khăn: 1.2.1 Thuận lợi: Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn Chúng ta đều biết, tiêu chuẩn ISO. .. gia; các yêu cầu pháp luật của khu vực/tỉnh/ngành; các yêu cầu pháp luật của chính quyền địa phương • Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Tổ chức cần định đó các khía cạnh môi trường trong phạm vi hệ thống quản lý môi trường của mình, có tính đến đầu vào và đầu ra và, đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường Khi xác định khía cạnh môi trường. .. xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường  Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thực hiện các hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các qui trình và Sổ tay quản lý môi trường Bước 4: Đánh giá, xem xét và khắc phục  Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường. .. Việt Nam, tính đến hết 2007, chỉ có 230 chứng chỉ được cấp Các chuyên gia về xây dựng hệ thống quản lý môi trường đều có nhận xét: doanh nghiệp Việt Nam chưa “mặn mà” với vấn đề môi trường Chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1998, sau 2 năm tiêu chuẩn ISO 14001 ra đời Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là công ty nước ngoài hoặc liên doanh, ... tin về môi trường và phổ biến các thông tin cho những cá nhân/phòng ban liên quan Các thông tin này thường bao gồm: luật định mới, thông tin của các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng xung quanh, và phổ biến các thông tin về hệ thống quản lý môi trường tới người lao động • Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường: Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường có thể bao gồm: sổ tay, các qui... phủ về bảo vệ môi trường CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14000 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.Thực trạng áp dụng ISO 14000 trên thế giới: Năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001 được tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) soạn thảo và ban hành lần đầu tiên, nó đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng cho bất kỳ tổ chức nào có mong muốn xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý môi trường cho đơn... trình và các hướng dẫn sử dụng Theo tiêu chuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản, và các hướng dẫn công việc Nếu tổ chức đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, có thể kết hợp 6 qui trình cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng với hệ thống quản lý môi trường • Kiểm soát điều hành: Thực hiện các qui trình điều hành (các hướng dẫn công việc để kiểm soát các khía cạnh môi trường . tài : HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14000 VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ ISO 14000: 1.Lịch sử hình thành: Dân số, tài nguyên và môi trường. quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường.  Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường. Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường . chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 bao gồm: - Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (EMS): • ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. • ISO 14004:

Ngày đăng: 10/08/2014, 17:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan