Khái quát về NHẬT KÝ TRONG TÙ (Hồ Chí Minh) potx

8 1.8K 3
Khái quát về NHẬT KÝ TRONG TÙ (Hồ Chí Minh) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 12 / 09/ 2005 Tiết PPCT: 11_Văn học sử. Bài Khái quát về NHẬT KÝ TRONG TÙ (Hồ Chí Minh) I- Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: 1. Hiểu nội dung cơ bản và những giá trị nghệ thuật của tập thơ. 2. Rèn kĩ năng khái quát, tổng hợp. II- Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. - PP: Giảng+ Gợi mở bằng câu hỏi. 2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi Sgk. III- Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - Phân tích tình huống truyện? - Phân tích chân dung KĐ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Nhật ký trong tù, tập nhật ký có giá trị về nhiều mặt. Hoạt động của GV và HS TG Ghi bảng HS đọc Tiểu dẫn Sgk. H: Em biết gì về hoàn cảnh ra đời? (HS dựa vào Sgk trả lời) H: Đặc điểm nổi bật của tập nhật kí? GV nhấn mạnh 2 điểm: Nhật kí: Ghi chép những sự việc hàng ngày có quan hệ riêng với người viết và người viết quan tâm. Thơ: có tình cảm, cảm xúc. =>Nhật kí tâm sự, nhật kí trữ tình. H: Nội dung chính của tập thơ? (hiện thực về nhà tù và bức chân dung tinh thần tự họa) GV gợi ý HS tìm dẫn chứng. - Chế độ nhà tù vô nhân đạo. Các bài Tiền vào nhà giam, Tiền công… - Một XH đầy bất công quyền con người bị coi rẻ(Cháu bé trong nhà ngục Tân Dương, Đường đời khó khăn…) H: Bức chân dung tinh thần đó gồm những phương diện nào? HS dựa vào Sgk trả lời. GV Phân tích bài Ngắm trăng, Người bạn tù thổi sáo, Không ngủ được… chứng minh. H: Giá trị nghệ thuật của tập thơ có gì đáng chú ý? GV nhấn mạnh: Tập thơ thể hiện sâu sắc đặc điểm bút pháp phong cách thơ HCM Hồn nhiên, bình dị, thi sĩ, chiến sĩ; nụ cười trẻ trung hóm hỉnh, sâu sắc; I- Hoàn cảnh sáng tác(Sgk) => ĐĐ vừa hiện thực. trữ tình. II- Nội dung cơ bản: 1. Bức tranh cụ thể đến chi tiết về nhà tù và một phần xã hội TQ. 2. Bức chân dung tinh thần tự hoạ của Bác: - Tinh thần kiên cường bất khuất. - Phong thái ung dung tự tại, tin tưởng vào tương lai. - Tâm hồn mềm mại, tinh tế trước thiên nhiên, con người. cổ điển + hiện đại (gợi nhiều tả ít) - Bài Cảm tưởng đọc thiên gia thi -> quan điểm của Bác về 2 vấn đề: + Tình cảm thiên nhiên trong thơ (cổ thi: tình cảm thiên nhiên có chỗ thiên lệch thiên ái) + Lập trường của thi sĩ trong thời đại mới. GV giải thích: - Cổ điển(mẫu mực): cảm hứng trước vẻ đẹp thiên nhiên, nhìn và thể hiện thiên nhiên bằng bút pháp chấm phá. Thiên nhiên được nhìn từ xa, cao và được ghi lại bằng vài nét chấm phá đơn sơ, bỏ nhiều khoảng trống(Đi đường, Chiều tối…)/ Cái tôi có phong thái ung dung, nhàn tảng(Mới ra tù tập leo núi -> thi nhân -> hiền triết phương Đông. - Hiện đại(Tinh thần thời đại): Hình tượng thơ luôn hướng về sự sống ánh sáng (luôn vận động), con người làm chủ thiên nhiên(không ẩn vào thiên nhiên như thơ cổ). Vd: Chữ hồng cuối bài Chiều tối đặt cong người vào vị trí trung tâm, xua atn cái ảm đạm, hiu hắt cuảa thiên nhiên. - Tinh thần dân chủ: đề tài giản dị, tư tưởng hứơng về cuộc sống bình dị, nhân vật trữ tình khiêm tốn hoà hợp với mọi người, hệ thống hình ảnh ước lệ tượng trưng gần gũi: không so sánh người CM với tùng, bách, mai, rồng phượng… mà so sánh với cái gậy, cái răng, hạt gạo…(Nghe tiếng giã gạo) H: Qua tập thơ em hiểu thêm gì về phong cách nghệ thuật HCM? “Bác để tình thương cho chúng con Một thời thanh bạch chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn” (Tố Hữu) - Lòng yêu nước sâu sắc. III- Nghệ thuật: 1. Vừa cổ điển vừa hiện đại 2. Chiến sĩ + thi sĩ. 3. Ngôn ngữ nhỏ nhẹ, hồn nhiên nhưng vẫn toát lên tinh thần thép. 4. Đề tài giản dị. 5. Thể thơ tứ tuyệt hàm súc, kết cấu chặt chẽ. Tổng kết: 4. Củng cố: Nôi dung chính củatập thơ? Hướng dẫn: Soạn Chiều tối. Chú ý:  Đọc kĩ bản dịch nghĩa và đối chiếu với bản dịch thơ.  Nhận xét sự vận động của mạch cảm xúc, tư tưởng  Bút pháp cổ điển và hiện đại và những biểu hiện cụ thể hrong bài thơ?. Ngày soạn: 18 / 09/ 2005 Tiết PPCT: 12_Giảng văn. Bài CHIỀU TỐI (Mộ - Hồ Chí Minh) I- Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: 1. Phân tích bút pháp miêu tả thiên nhiên mang phong vị Đường thi. 2. Cảm nhận được tâm hồn cao rộng; lòng yêu cảnh, thương người của Bác. 3. Rèn kĩ năng phân tích thơ qua bản dịch. II- Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. - PP: Giảng+ Gợi mở bằng câu hỏi + đối chiếu. 2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi Sgk. III- Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - Phân tích bức chân dung tinh thần tự hoạ của HCM trong NKTT? - Giá trị nghệ thuật tiêu biểu của NKTT? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Chiều tối -> nét đẹp tâm hồn người nghệ sĩ. Hoạt động của GV và HS TG Ghi bảng HS đọc Tiểu dẫn Sgk. H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? HS đọc văn bản TP. H: Nêu cảm nhận ban đầu về bài thơ? (Tả cảnh? Tả tình?) H: Cảnh có gì đáng chú ý? Hai câu đầu là cảnh gì, trong thời gian nào? HS đọc hai câu thơ, đối chiếu bản dịch thơ với nguyên tác. (Câu 2: Cô vân mạn mạn -> dịch: chòm mây trôi nhẹ không đúng sắc thái) H: Hình ảnh, chi tiết đáng chú ý? Gợi suy nghĩ gì? GV liên hệ: Chim hôm thoi thóp về rừng (TK_ N.Du) Lớp lớp mây cao… chim nghiêng…(H.Cận) =>Tuy có ước lệ song cảnh chân thực, tự nhiên, sinh động. H: tâm trạng nhân vật trữ tình? HS đọc 2 câu sau. H: Cảnh gì?? Aán tượng? Vì sao có ấn tượng đó? (Hình ảnh con người -> cảnh sinh hoạt -> ấm áp) H: Nhận xét cách dùng từ ở cuối câu 3 đầu câu 4? (lặp đảo) Từ quan trọng của bài thơ? (Hồng). H: So sánh câu 1-2 với câu 3-4, nhận xét sự vận động của mạch cảm xúc, của tư tưởng nghệ thuật? Bản I- Giới thiệu (Sgk) II- Phân tích: 1. Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên. - Hình ảnh cánh chim, chòm mây - > bút pháp chấm phá đậm phong vị đường thi. - Thiên nhiên như đồng điệu với tâm hồn con người. 2. Hai câu sau: Cảnh sinh hoạt. - Hình ảnh thiếu nữ, lò than rực hồng -> sinh động, ấm áp, bình dị. - Nghệ thuật lặp đảo ma bao túc – bao túc ma + chữ hồng -> sự vận động của thời gian và tư tưởng. dịch thơ thêm chữ “tối” có hợp lí không? GV nhấn mạnh: - Không nói tối mà vẫn cảm nhận được sự vận động của thời gian. - Chữ hồng -> nhãn tự (chữ quan trọng ) làm sáng rực cả bài thơ. H: Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên? (Bút pháp? Nghệ thuật miêu tả?) Cảm nhận gì về tâm hồn Bác? GV nhấn mạnh: Nét độc đáo của cảm hứng và thủ pháp khác ý niệm ẩn dật lánh đời trong quan niệm nghệ thuật phương Đông. => Bút pháp chấm phá, kí họa -> bức tranh thiên nhiên vừa mênh mông vừa ấm áp tình đời. Ơû đó con người là trung tâm. Tổng kết: - Bài thơ -> nét đẹp tâm hồn. - Bút pháp cổ điển + hiện đại. 4. Củng cố: Cổ điển + hiện đại như thế nào? Hướng dẫn: Soạn Giải đi sớm. Chú ý:  Đọc kĩ bản dịch nghĩa và đối chiếu với bản dịch thơ.  Trả lời câu hỏi HDHB.  Nếu thiếu bài II, ý thơ có trọn vẹn không?. Ngày soạn: 20 / 09/ 2005 Tiết PPCT: 13_Giảng văn. Bài GIẢI ĐI SỚM (Tảo giải - Hồ Chí Minh) I- Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: 1. Hiểu khí phách hiên ngang, tâm hồn nghệ sĩ của Bác. 2. Cảm nhận vẻ đẹp trong nghệ thuật tả cảnh. 3. Rèn kĩ năng phân tích thơ tứ tuyệt qua bản dịch. II- Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. - PP: Giảng+ Gợi mở bằng câu hỏi + đối chiếu. 2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi Sgk. III- Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - Phân tích bài thơ Chiều tối? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: bài thơ -> sự tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn Bác trước thiên nhiên. Hoạt động của GV và HS TG Ghi bảng HS đọc Tiểu dẫn Sgk. H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? HS đọc văn bản TP. H: Nêu cảm nhận ban đầu về bài thơ? GV Trong thơ cổ, nhan đề (thi đề) thường chỉ rõ ý thơ, tứ thơ. Ơû bài thơ này, nhan đề cho biết điều gì về ý thơ? (thời gian rất sớm, việc giải đi rất xa) HS đọc văn bản Tp. GV hướng dẫn HS tìm những chỗ dịch chưa sát. H: Thời gian chuyển lao?Căn cứ vào đâu để biết? (gà háy một lần -> quá nửa đêm) H: Trong thời gian đó người tù cảm nhận được gì về thiên nhiên (không gian?)? Hình ảnh chòm sao đưa vầng trăng lên đỉnh núi mùa thu gợi cho em suy nghĩ gì? HS trả lời -> GV khái quát ghi bảng. H: Ở câu 3-4 em hình dung gì về hình ảnh người tù?(Tư thế? Thái độ?) Tư thế được thể hiện qua những từ ngữ, nhịp thơ như thế nào? (Nghênh diện, trận trận -> nhịp thơ mạnh mẽ) GV giảng thêm: 2 chữ chinh nhấn mạnh ý xa, 2 từ trận nhấn mạnh ý nhều liên tiếp, dĩ tại gợi tư thế vững vàng. H: nếu chỉ có bài I, ý thơ có trọn vẹn không? Bài II có liên hệ gì? GV nhấn mạnh mối liên hệ về thời gian và không I- Giới thiệu (Sgk) II- Phân tích: 1. Bốn câu đầu: Cảnh nửa đêm. - Cảnh giải đi đầy khổ cực: trời khuya, đường xa, gió lạnh. - Hình ảnh người tù >< thiên nhiên +Nghênh diện/ dĩ tại -> chủ động, bình tĩnh, ung dung, vững vàng. + Chinh nhân, chinh đồ -> gợi hình ảnh những anh hùng ra đi vì nghĩa lớn. 2. Bốn câu sau: Cảnh rạng đông. - Thiên nhiên chuyển biến mau lẹ: bừng sáng, ấm áp dĩ thành hồng, tảo nhất không -> sự biến đổi nhanh chóng, triệt để. - Người đi hài hoà với cảnh -> thi hứng nồng nàn: chinh nhân -> gian nghệ thuật. H: Em có nhận xét gì về sự thay đổi của thiên nhiên ở bài II? (Thời gian? Không gian? Tốc độ và mức độ thay đổi?) GV lưu ý: - C1: Bạch sắc > không còn màu trắng nữa. - C2: Bóng tối đã biến mất từ bao giờ. - C3: Toàn vũ trụ không còn hơi lạnh. H:Thiên nhiên tác động đến con gnười như thế nào? Theo em cảm hứng thơ đến với người tù từ lúc nào? HS trao đổi, thảo luận. GV khái quát, ghi bảng. H: Em đánh giá thế nào về giá trị bài thơ?(nghệ thuật miêu tả? Hình ảnh con người?) GV bổ sung ghi bảng tổng kết. hành nhân lạc quan dạt dào cảm xúc.( cái tôi trữ tình thi sĩ) => Bút pháp chấm phá, kí họa. Tổng kết: - Sự tương phản giữa: + cảnh ngộ >< nội tâm. + con người hiện thực– tù nhân >< con gnười trữ tình – thi sĩ. -> ý nghĩa tư tưởng, thẩm mĩ của bài thơ. - Bài thơ - > niềm lạc quan, tâm hồn phong phú, nhạy cảm. 4. Củng cố: Bút pháp cổ điển + hiện đại? Hướng dẫn: Soạn Mới ra tù tập leo núi. Chú ý:  Hoàn cảnh sáng tác? Đề tài?.  Vẻ đẹp cổ điển?  Trả lời câu hỏi HDHB Sgk. Ngày soạn: 25 / 09/ 2005 Tiết PPCT: 14_Giảng văn. Bài MỚI RA TÙ TẬP LEO NÚI (Tân xuất ngục học đăng sơn - Hồ Chí Minh) I- Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: 1. Hiểu cái đẹp hào hùng và tinh khiết của cảnh, ý chí kiên cường, tinh thần phấn đấu không mệt mỏi của Bác. 2. Cảm nhận vẻ đẹp cổ điển của bài thơ. 3. Rèn kĩ năng phân tích thơ tứ tuyệt qua bản dịch. II- Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. - PP: Giảng+ Gợi mở bằng câu hỏi + đối chiếu. 2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi Sgk. III- Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng và phân tích mối quan hệ giữa người và cảnh trong bài thơ Giải đi sớm? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Bài thơ -> ý chí phấn đấu không mệt mỏi của Bác Hoạt động của GV và HS TG Ghi bảng HS đọc Tiểu dẫn Sgk. H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? HS đọc văn bản TP. H: Nêu cảm nhận ban đầu về bài thơ? HS đọc văn bản Tp. GV hướng dẫn HS tìm những chỗ dịch chưa sát. H: Có thể phân tích bài thơ theo hướng nào? Vì sao? - Hai câu đầu cảnh gồm những đối tượng nào?(mây, núi, dòng sông) Em hình dung gì về cảnh? Bút pháp miêu tả? (chấm phá, kí họa) GV liên hệ bài Đi đường cjú ý trật tự mây – núi, núi – mây. H: Từ bức tranh thiên nhiên có nhận xét gì về điểm nhìn và chỗ đứng của nhân vật trữ tình?(bao quát từ cao -> xa, không gian rộng lớn) H: Tâm hồn nhà thơ? Hình ảnh “Dòng sông …bụi không mờ” có ý nghĩa gì? HS trả lời -> GV khái quát ghi bảng. HS đọc 2 câu sau. H: Tâm trạng nhân vật trữ tình? GV so sánh thơ Bà huyện Thanh Quan -> chủ thể trữ tình nhỏ bé trước không gian rộng lớn bao la Dừng chân …trời non nước… ta với ta -> sự cô đơn khủng khiếp. I- Giới thiệu (Sgk) - Hoàn cảnh sáng tác (Sgk) - Đề tài: Đăng sơn ức hữu (lên núi nhớ bạn) khá phổ biến trong thơ ca cổ. II- Phân tích: 1. Hai câu đầu: - Cảnh: mây, núi quấn quýt. dòng sông trong sáng  vừa hùng vĩ vừa hài hoà thơ mộng. => Bút pháp chấm phá -> bức tranh sơn thủy hữu tình. - Nhân vật trữ tình bao quát từ cao -> xa, phong thái ung dung, tâm hồn khoáng đạt (vẻ đẹp cổ điển). 2. Hai câu sau: Tâm trạng bồi hồi nhớ bạn. - Tứ thơ thực và tự nhiên. - Lời thơ chân thành. => Tấm long gắn bó với bạn bè, đồng chí và đất nước. H: Ở hai câu cuối, nhân vật trữ tình có cô đơn không? “Cố nhân” là ai? Phải hiểu thế nào cho đúng? GV giảng thêm: Từ núi Tây phong trông về trời Nam là xa xa, một mình trên đỉnh núi (độc bộ) là cô đơn nhưng nhớ bạn xưa -> thì không còn cảm giác cô đơn nữa. H: Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác -> bài thơ nhằm mục đích gì? HS trao đổi, thảo luận. GV khái quát, ghi bảng. GV hướng dẫn HS tổng kết. Tổng kết: - Vẻ đẹp cổ điển (trong miêu tả cảnh). - Tinh thần thép, tấm lòng gắn bó với tổ quốc. 4. Củng cố: Bút pháp cổ điển + hiện đại? Hướng dẫn: Soạn Tâm tư trong tù. Chú ý:  Hoàn cảnh sáng tác? Kết cấu bài thơ?.  Trả lời câu hỏi 2, 3 Sgk.  Xem lại yêu cầu bài viết số 1. Tiết 15 trả bài. . sử. Bài Khái quát về NHẬT KÝ TRONG TÙ (Hồ Chí Minh) I- Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: 1. Hiểu nội dung cơ bản và những giá trị nghệ thuật của tập thơ. 2. Rèn kĩ năng khái quát, tổng. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Nhật ký trong tù, tập nhật ký có giá trị về nhiều mặt. Hoạt động của GV và HS TG Ghi bảng HS đọc Tiểu dẫn Sgk. H: Em biết gì về hoàn cảnh ra đời? (HS dựa vào. H: Trong thời gian đó người tù cảm nhận được gì về thiên nhiên (không gian?)? Hình ảnh chòm sao đưa vầng trăng lên đỉnh núi mùa thu gợi cho em suy nghĩ gì? HS trả lời -> GV khái quát

Ngày đăng: 10/08/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan