vi phạm pháp luật một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở việt nam

102 818 5
vi phạm pháp luật  một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Từ khi xã hội loài người được hình thành, các hoạt động chung của nhân loại đã được quản lý bởi các quy phạm xã hội nhất định. Khi xã hội xuất hiện giai cấp thì cách thức quản lý và điều chỉnh các hoạt động xã hội cũng thay đổi. Sự hình thành Nhà nước và sự ra đời của pháp luật đáp ứng cho sự thay đổi này. Nhà nước ban hành ra pháp luật nhằm hướng xã hội theo trật tự mà giai cấp thống trị mong muốn. Nhưng mục đích đó không bao giờ được thực hiện một cách triệt để và cho đến tận ngày nay điều đó vẫn còn tiếp tục biểu hiện ngay trong xã hội văn minh vì có những lực lượng hay bộ phận dân cư chống lại Nhà nước, chống lại pháp luật và xã hội hoặc vì lý do nào đó mà họ đã vi phạm pháp luật. Trong xã hội tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng, hiện tượng vi phạm pháp luật vần tiếp tục xảy ra một cách phổ biến và đáng lo ngại, nhất là trong những năm gần đây khi chúng ta đổi mới cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế quản lý kinh tế. Những biến đổi xã hội tiêu cực do sự tác động của mặt trái củ nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng nặng nề tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” mà chúng ta đang quyết tâm phấn đấu và xây dựng, trong đó vi phạm pháp luật nổi lên như một hiện tượng tiêu cực đặc biệt với những hậu quả nặng nề. Các thống kê xã hội học và các báo cáo của các cơ quan bào vệ pháp luật gần đây đã cho thấy tình trạng đáng báo động của hiện tượng này, buộc các nhà quản lý và bất kỳ người nào có trách nhiệm đều phải quan tâm, lo lắng. Nhận diện hiện tượng xã hội đặc biệt này một cách đúng đắn trở thành một yêu cầu cấp thiết phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong thời gian sắp tới một cách có hiệu quả nhằm xây dựng một xã hội như mục tiêu mà tất cả những người tiến bộ đều mong muốn đã nêu trên ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ lý do đó, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay có một ý nghĩa hết sức to lớn và cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với việc xây dựng một nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” mà ở đó pháp luật giữ vai trò thống trị, mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, xảy ra ở mọi xã hội có pháp luật và Nhà nước nên nó được rất nhều các nhà quản lý cũng như các nhà luật học quan tâm. Cho đến nay ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vi phạm pháp luật nhưng chủ yếu đi theo từng mảng hay từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, trong lĩnh vực hình sự, việc nghiên cứu tội phạm được đặc biệt chú ý như các công trình nghiên cứu về vấn đề lỗi của PGS- TS Nguyễn Ngọc Hòa, vấn đề đồng phạm của TS Lê Thị Sơn, TS Trần Văn Độ và nhiều đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, cao học luật và tiến sĩ luật học khác nghiên cứu từng tội hoặc nhóm tội phạm cụ thể. Vi phạm pháp luật xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực được pháp luật điều chỉnh và hầu như ở lĩnh vực nào cũng có những chương trình, những vấn đề tài nghiên cứu về vi phạm pháp luật ở lĩnh vực ở lĩnh vực đó như hành chính, dân sự, lao động, kinh tế, môi trường. Trong số các công trình nghiên cứu đó thì các công trình nghiên cứu về tội phạm và tội phạm học là phong phú, toàn diện và triệt để hơn cả. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu đi theo xu hướng luật chuyên ngành thực định tình hình vi phạm pháp luật xảy ra trên thực tế, còn việc nghiên cứu các yếu tố có liên quan đến vi phạm pháp luật như vấn đề cơ sở để vi phạm hóa đối với một số hành vi xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật, những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình vi phạm pháp luật thì rất ít được quan tâm hoặc chủ yếu quan tâm ở một vài khía cạnh hẹp và trính khái quát không cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nhỏ bé cho việc nghiên cứu tình hình vi phạm pháp luật thêm phong phú và đa dạng hơn. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Có thể nói, vi phạm pháp luật là một vấn đề hết sức phức tạp, chính vì thế mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích và khẳng định một số vấn đề có tính chất lý luận trong đó bổ sung một số ý kiến của cá nhân trong quá trình nghiên cứu để có thể trao đổi một số vấn đề lý luận liên quan đến thực tiễn. Từ mục đích đó, luận văn tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau: a. Vi phạm pháp luật với một số quan điểm từ trước đến nay. b. Cơ chế của vi phạm pháp luật c. Cấu thành của vi phạm pháp luật d. Những nhân tố ảnh hưởng đến vi phạm pháp luật e. Đặc điểm của tình hình vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay f. Tình hình kiểm soát vi phạm pháp luật ở Việt Nam trong thời gian gần đây; g. Xu hướng của tình hình vi phạm và một số giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật. 4. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn. Ngoài việc xuất phát từ cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác – Lê-nin, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp cụ thể khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê xã hội học, phỏng vấn, lịch sử theo yêu cầu của từng vấn đề. 5. Những đóng góp mới của luận văn Với tư cách là một luận văn tốt nghiệp của chương trình cao học luật, đề tài nghiên cứu: “Vi phạm pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” đã góp phần khẳng định một số quan điểm lý luận về vi phạm pháp luật như vấn đề lỗi của cá nhân, lỗi của tổ chức đồng thời đưa ra quan điểm riêng về tiêu chí để dự báo tình hình vi phạm pháp luật và mạnh dạn dự báo xu hướng của tình hình vi phạm pháp luật ở một số lĩnh vực theo những tiêu chí trên. Ngoài ra, qua việc nghiên cứu tình hình vi phạm pháp luật của Việt Nam trong thời gian gần đây, luận văn đã có một số ý kiến nêu lên những kiến nghị và giải pháp cho công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong thời gian tới. 6. Bố cục luận văn: Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành hao chương: 1. Chương I: Một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật 2. Chương II: Tình hình vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT 1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật 1.1.1. Hành vi Con người, trong quá trình tồn tại và phát triển đã có nhiều hoạt động tác động vào thế giới tự nhiên và khai thác những lợi ích vật chất để duy trì sự tồn tại của mình và của giống nòi. Trong quá trình đó, con người lại có quan hệ với nhau. Khi đó ngôn ngữ bắt đầu hình thành cùng với tư duy- con người trở thành chủ thể có ý thức và hoạt động của con người dần được ý thức điều khiển. Với tư cách đó, loài người đã tách mình ra khỏi thế giới tự nhiên để trở thành chủ thể có tính độc lập và có khả năng làm chủ bản thân. Các hoạt động của con người như vậy (bao gồm cả hành động và không hành động) được gọi là hành vi. Các hành vi ấy có thể chỉ là hành vi mang tính cá nhân nhưng cũng có khi mang tính xã hội, có ảnh hưởng đến đời sống chung của cộng đồng. Lợi ích của cá cộng đồng và của mỗi cá nhân được duy trì và đảm bảo nhờ sự phù hợp, thống nhất trong các hoạt động. Cũng có không ít những hành vi lệch chuẩn. Nhưng muốn biết được đâu là chuẩn đâu là không chuẩn thì phải xác định được có hành vi hay không. Vì vậy phải có cơ sở để xác định hành vi. Cơ sở đó chính là các xử sự được thể hiện ra bên ngoài của con người có sự kiểm soát của ý thức. Tuy nhiên, hành vi cũng được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau túy theo quan điểm tiếp cận. Hành vi được các nhà sinh vật học xem xét với tư cách là cách sống và hoạt động trong một môi trường nhất định dựa trên sự cần thiết thích nghi tối thiểu của cơ thể đối với môi trường, hành vi của con người bị bó hẹp trong các hoạt động thích nghi với môi trường để đảm bảo sự tồn tại cảu cá thể người trong môi trường đó. Chuẩn mực để đánh giá hành vi chính là mức độ thích nghi của cơ thể đối với môi trường. Các nhà tâm lý học lại cho rằng hành vi của con người bao giờ cũng có mục đích, con người không phải là cá thể thích nghi thụ động Hành vi là tiêu chí quan trọng có bản để đánh giá con người. Nó bị chi phối bởi nhiều nguyên tắc, nguyên lý, nhiều quan hệ. Về mặt tâm lý cũng như mặt tự nhiên, cái sinh học của con người là nơi phát sinh và chứa đựng rất nhiều nhu cầu; những nhu cầu đó bị ức chế bởi khả năng xã hội trong việc thỏa mãn chúng. Thông thường, nhu cầu cá nhân cao hơn và vượt ra ngoài khuôn khổ xã hội. Đó là cái hạt nhân phát ra mọi quyết định trong việc ứng xử của con người trước sự tác động của ngoại cảnh. Nó là trung tâm điều tiết phẩm hạnh của con người sao cho phù hợp với các quy luật của đời sống xã hội mà con người đã nhận thức được và qua đó đặt ra những quy tắc ứng xử tương ứng. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thực chất là việc điều chỉnh hành vi con người. Có hàng loạt các yếu tố tác động, ảnh hưởng rất sớm đến hành vi như đạo đức, phong tục, tập quán, lễ nghi tôn giáo trong cuộc sống, trong đó có yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của con người theo những hướng nhất định là pháp luật. Chịu sự tác động của các quy phạm pháp luật, các hành vi của con người trở thành hành vi pháp lý.Con người, một năm là sản phẩm của lịch sử (của hoàn cảnh tự nhiên và xã hội), mặt khác, là chủ thể sáng tạo ra quá trình lịch sử đó. Như vậy con người cũng chính là chủ thể sáng tạo ra các quy phạm, trong đó có các quy phạm pháp luật. Các quy phạm pháp luật cũng do con người xây dựng nên, đó là những quy tắc được ra theo yêu cầu của quản lý xã hội một cách chung nhất. Trong các hành vi của con người có hành vi hợp lý. Hành vi được coi là hợp lý khi nó phù hợp với hoàn cảnh khách quan, với quy luật của sự vận động. Các nhà quản lý bao giờ cũng muốn trật tự xã hội diễn ra bởi các hành vi hợp lý nhưng điều đó không phải bao giờ cũng xảy ra vì người ta có thể nhận thức được nhưng cũng có thể không nhận thức được các quy luật đó. Vì vậy mà ở mức độ tương đối,nhà quản lý muốn các hành vi xã hội xảy ra theo ý chí của mình. Theo đó có hành vi hợp pháp và không hợp pháp. Hành vi là hợp pháp hay không hợp pháp được xác định bởi các quy phạm pháp luật và cũng chính vì vậy, sự xác định này còn phụ thuộc vào nhà làm luật. 1.1.2 Hành vi pháp luật Hành vi pháp lý là hoạt động có ý thức của con người diễn ra trong môi trường có sự điều chỉnh của pháp luật. Những hoạt động đó có thể mang tính tích cực hay tiêu cực của cá nhân hay tổ chức về mặt xã hội được xác định trước bằng các quy phạm pháp luật. Vì vậy, trong mọi trường hợp các hành vi pháp luật chỉ có thể là hành vi hợp pháp hoặc là hành vi bất hợp pháp. 1.1.2.1 Hành vi hợp pháp. Hằng ngày, trong đời sống xã hội, các hoạt động của con người diễn ra rất đa dạng, theo nhiều xu hướng, động thái, tính chất khác nhau, có mối quan hệ với nhau. Các hoạt động sống của con người nói chung và có tính phổ biến là các hành vi phù hợp với yêu cầu của cuộc sống, nhờ đó mà trật xã hội được duy trì, lợi ích của cá nhân, của cộng đồng được bảo đảm. Xuất phát từ điều này mà các nhà cầm quyền trong bất kỳ một Nhà nước nào cũng đều đưa ra những chuẩn mực cho cuộc sống dưới những hình thức pháp lý nhất định. Khi xây dựng các quy phạm pháp luật, các nhà làm luật đã xác định một “khung pháp lý” chỉ ra hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống, đồng thời cũng chỉ ra cách ứng xử tương ứng cho con người vào hoàn cảnh đó. Đó có thể là việc quy định về quyền, có thể là quy định về nghĩa vụ. Hành vi pháp lý bị các quy phạm pháp luật điều chỉnh là hành vi khách quan do đòi hỏi của pháp luật. Nói chung, việc xác định một hành vi hợp pháp phải có căn cứ vào quy định của pháp luật. Một hành vi được coi là hợp pháp khi hành vi đó phù hợp với pháp luật. Cụ thể hơn nữa thì hành vi đó có thể là sự thực hiện một quyền – một xử sự được phép trong giời hạn mà quy phạm đã xác định (sử dụng pháp luật). Hành vi đó có thể là một hành động tích cực của con người nhằm đáp ứng một yêu cầu nào đó của Nhà nước hay của chủ thể khác có quyền (thì hành pháp luật), hành vi đó cũng có thể là sự kiềm chế không thực hiện điều mà pháp luật cấm (tuân thủ pháp luật). Như vậy, quy phạm pháp luật là căn cứ thực hiện và lập trường đánh giá thống nhất về hành vi. Phần lớn những hành vi loại này mang tính tích cực, có lợi cho xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi có lợi cho xã hội đều là hành vi hợp pháp. Có quan điểm cho rằng: “hành vi hợp pháp là hành vi có ích cho xã hội phù hợp với những quy định của pháp luật, là việc sử dụng (hoặc không sử dụng khi pháp luật cho phép) các quyền chủ thể, là việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp luật” 1 . Tuy nhiên, hành vi phù hợp với pháp luật chưa chắc đã phù hợp với thực tế hay đòi hỏi của cuộc sống. Trên thực tế, không phải bao giờ sự quy định của pháp luật cũng là hợp lý. Đó là khi những quy phạm pháp luật được xây dựng không tuân theo đòi hỏi khách quan của cuộc sống. Có thể thấy một điều rõ ràng là đời sống xã hội thì luôn luôn biến đổi, trong khi đó, pháp luật lại có tính khuôn mẫu ổn định, có xu hướng đi sâu và phản ánh sự phát triển của đời sống xã hội. Hơn thế nữa, pháp luật ra đời còn ít nhiều bị chi phối bởi ý chí của những nhà làm luật. Nếu họ công tâm, vì lợi ích chung và có trình độ để nhận thức các quy luật của đời sống xã hội thì pháp luật xứng đáng là chuẩn mực để làm khuôn mẫu cho các vi xã hội. Trong trường hợp ngược lại, vì nhận thức chủ quan của nhà làm luật có khoảng cách với đời sống xã hội do lợi ích ích kỷ hoặc do trình độ hạn chế không phản ánh được nhu cầu và sự vận động khách quan của cuộc sống thì pháp luật có thể lại trở thành một lực cản đối với sự tiến bộ xã hội. Khi đó những hành vi hợp pháp biết đâu lại là có hại cho xã hội. Nói cách khác, đó là pháp luật không phù hợp. Trong trường hợp này, hành vi hợp pháp có thể mang lại những kết quả không tốt, vì vậy mà pháp luật không còn xứng đáng là chuẩn mực cho xã hội nữa. Đã có không ít những văn bản pháp luật ra đời đã trở thành lực cản cho sự phát triển của xã hội, nhất ra đời trở thành lực cản cho sự phát triển của xã hội, nhất là khi đó là văn bản pháp luật có giá trị cao, vì các văn bản có giá trị thấp hơn được ban hành theo đó cũng có sự bất hợp lý tương ứng. Những hành vi được thực hiện theo yêu cầu của những quy định như vậy là hành vi hợp pháp không hợp lý. Trong một số trường hợp, pháp luật quy định hợp lý (phù hợp với đòi hỏi của quá trình vận động của tiến bộ xã hội) nhưng có thể có một khoảng cách với cuộc sống, chẳng hạn nói lại có sự khác biệt với những quy phạm đạo đức hay tôn giáo Hành vi khi đó là hợp pháp nhưng không hợp tình và không dễ gì 1 Học viện Chính trị quốc gia, (1998), Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội , tra.370 được xã hội chấp nhận. Không phải nói ở đâu xa, ngay trong bộ luật hình sự năm 1985 của Việt Nam khi quy định về hành vi không tố giác tội phạm, nếu người thực hiện tội phạm là thân nhân hay bạn bè của người đi tố cáo thi hành vì tố cáo của người đó mặc dù là phù hợp pháp luật nhưng chắc chắn không dễ gì tránh được búa rìu dư luận. Hành vi này, người sự điều chỉnh của pháp luật nó còn chịu sự điều chỉnh rất sâu sắc của đạo đức. Chuyện này đã từng xảy không ít trong thực tế và vì vậy, hành vi đó lại bị lên án bởi dư luận xã hội. Có lẽ chính vì thế mà trong Bộ luật hình sự của nước ta được sửa đổi vào năm 1999, hành vi tố cáo chỉ đặt ra cho một số tội có liên quan đến an ninh quốc gia. Với những phân tích trên ta thấy, việc đánh giá các quy định của pháp luật về hành vi hợp pháp phải có nhiều tiêu chí hay căn cứ khác nhau. Nếu việc quy định của pháp luật thuần túy chỉ xuất phát từ ý chí chủ quan của nhà làm luật thì nó khó có điều kiện được thực hiện hóa thành hành vi xã hội tích cực của con người. 1.1.2.2 Hành vui bất hợp pháp Ngược lại với hành vi hợp pháp là hành vi bất hợp pháp, do vậy khi muốn nhận thức một hành vi có phải là bất hợp pháp hay không cũng phải căn cứ vào sự quy định của pháp luật được thể hiện trong các quy phạm pháp luật. Một hành vi được coi là bất hợp pháp khi nó là xử sự không đúng với yêu cầu của pháp luật (phần này sẽ được phân tích kỹ ở dấu hiệu trái pháp luật của hành vi vi phạm dưới đây). Điều cần xác định đầu tiên ở đây là dấu hiệu hành vi. Phải có hành vi có tính xác định của con người thì những biểu hiện khác mới có thể xem xét được. Tuy nhiên, hành vi không phải bao giờ cũng là yếu tố được xem xét có phải vi phạm pháp luật hay không. Lịch sử tồn tại của pháp luật trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và phong kiến đã chứng minh điều đó. Ví dụ một trường hợp vào khoảng cuối thế kỷ V, đầu thế kỷ IV – TCN, Denis – một ông vua độc tài sứ Cyracuse (Italia) đã cho rằng “điều nó chiêm bao ban đêm chính là cái nó đã nghĩ lúc ban ngày”, nên đã giết chàng thanh niên Marsyas vì anh đã chiêm bao thấy mình cắt cổ vua. Trong trường hợp này hành vi đã không được xét tới khi xác định một người phạm tội vì chiêm bao hay suy nghĩ đều không phải là hành vi. Nó không có mối liên hệ nào với bên ngoài, với thế giới khách quan, nó không phải là đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Ngày nay, điều này đã bị thay đổi theo sự tiến bộ xã hội. Trong số những hành vi bất hợp pháp, không phải hành vi nào cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Một hành vi bất hợp pháp cần phải có thêm một số dấu hiệu khác để có thể trở thành hành vi vi phạm pháp luật. Ta sẽ làm rõ điều này qua sự phân tích các dấu hiệu cụ thể của vi phạm pháp luật cùng với khái niệm vi phạm pháp luật. 1.1.3. Vi phạm pháp luật Trong khoa học pháp lý, khái niệm vi phạm pháp luật được nhắc tới rất nhiều ở các ngành luật. Ví dụ, khái niệm vi phạm pháp luật hành chính lần đầu tiên được định nghĩa trong pháp lệch xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/1101989: “Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính” hoặc được định nghĩa gián tiếp trong điều 1, khoản 2 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995: “Xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Trong Bộ luật hình sự, vi phạm pháp luật hình sự bị coi là tội phạm và được định nghĩa “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ trính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Nói chung, theo các cách xác định về vi phạm pháp luật trên, vi phạm luôn luôn có các dấu hiệu trái pháp luật của hành vi, có dấu hiệu lỗi (cố ý hoặc vô ý) nhưng chưa có một cách nhìn khái quát về vi phạm pháp luật, thậm chí chưa có cả sự khái quát cho khái niệm vi phạm pháp luật với các chủ thể là cá nhân hay tổ chức ngay trong một khoa học pháp lý cụ thể (ví dụ, khái niệm về vi phạm hành chính). Điều này sẽ được phân tích để làm rõ trong nội dung khái niệm vi phạm pháp luật ở phần dấu hiệu của vi phạm tiếp sau. Đó là. 1.1.3.1. Dấu hiệu trái pháp luật của hành vi. Có thể nói rằng đây là dấu hiệu đặc biệt quan trọng của vi phạm pháp luật. Những dấu hiệu khác chỉ có thể nhận biết được thông qua dấu hiệu này. Nói chung trong các quan điểm hiện đại, không có quan điểm nào phủ nhận dấu hiệu hành vi. Hành vi ở đây có thể là hành động, có thể là không hành động. Hành động là xử sự của con người thông qua các thao tác, hoạt động cụ thể tác động vào thế giới khách quan làm biến đổi nó với những mức độ nhất định mà theo tiếng Hán, đó là các “tác vi”. Còn hành vi thể hiện dưới dạng không hành động là xử sự của con người không thực hiện một việc gì đó, và còn được gọi là “bất tác vi”. Hành vi bằng hành động thì luôn có tính xác định cụ thể, ngược lại hành vi không hành động rất khó xác định vì chỉ có thể xác định được nếu nó nằm trong mối quan hệ nào đó được pháp luật xác định. Nếu không như vậy, nó có thể chỉ là suy nghĩ hay tình cảm của con người. Theo C.Mác thì “ngoài hành vi của mình ra, tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó”. Dưới cách nhìn của nhà làm luật thì hành vi trái pháp luật phải là xử sự gây tác hại đến sự tồn tại và phát triển bình thường của trật tự xã hội. Hành vi gây tác hại đó có thể là sự thực hiện những hành động mà pháp luật cấm. Loại hành vi này tác động lên thế giới khách quan, trực tiếp làm biến đổi chúng, gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ theo ý chí của nhà làm luật. Hành vi gây hai dưới dạng không hành động không trực tiếp gây ra thiệt hại. Nó được hiểu là sự trốn tránh thực hiện một nghĩa vụ nhất định vì vậy mà đã không ngăn chặn được thiệt hại xảy ra hoặc một lợi ích chung đã không được thực hiện. Một vấn đề nữa cần xác định ở đây là hành vi được hiểu như thế nào trong hoạt động của tổ chức. Thông thường khi người ta nói tới hành vi là nói tới hoạt động của cá nhân. Thực chất hoạt động của tổ chức phải thông qua tổng hợp các hoạt động của cá nhân. Nếu đã xác định vấn đề như vậy thì khi hành vi được hiểu là xử sự có sự kiểm soát của ý thức và ý chí thì liệu có thể luôn luôn có sự [...]... cập vấn đề lỗi mà nói một cách gián tiếp để khi xác định một vi phạm pháp luật sẽ không mắc phải sự cân nhắc vấn đề có hay không có lỗi và chủ thể vi phạm là ai, cứ thoả mãn những nội dung trên thì mặc nhiên có thể xác định được một vi phạm pháp luật Mặt khác, trong cấu thành của vi phạm pháp luật, mặt chủ quan sẽ nếu vấn đề một cách chi tiết hơn vấn đề lỗi, đồng thời khi nói tới tính trái pháp luật của... của vi phạm pháp luật 1.3.1.Cấu thành cơ bản Một vi phạm pháp luật được nhận diện, đánh giá và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là nhờ có cấu thành cơ bản xác định Nó bao gồm các yếu tố: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật Thiếu một trong những yếu tố này thì sẽ không tồn tại một vi phạm pháp luật trong thực tế Vi c xác định từng bộ phận này là cơ sở quan... nhiệm pháp lý, nhờ đó mà tìm ra được mối quan hệ giữa chúng với nhau, đánh giá được mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật, xác định các biện pháp trách nhiệm pháp lý tương ứng, thậm chí còn tìm ra được nguyên nhân của vi phạm pháp luật 1.3.1.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Điều đầu tiên để nhận diện một vi phạm pháp luật là dựa vào mặt khách quan của nó Đó là những biểu hiện thực tế... hành vi vi phạm pháp luật xâm hại Khi nói tới cấu thành của vi phạm pháp luật thì vi c xác định khách thể của vi phạm là một yếu tố rất có ý nghĩa Vi c xác định các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ thể hiện thái độ của Nhà nước liên quan chặt chẽ với những cơ sở để quy định một hành vi là vi phạm pháp luật, trong đó tùy từng giai đoạn mà Nhà nước có ưu tiên bảo vệ cho các quan hệ xã hội ấy ở các... lớn và cần được hình sự hoá Theo những phân tích trên thì vi phạm pháp luật được hiểu như sau: Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện trong điều kiện họ có thể nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình So với những cách hiểu trước về vi phạm pháp luật, khái niệm này không trực tiếp đề cập vấn. .. dựa vào thái độ của các chủ thể khi uỷ quyền và khi được uỷ quyền Từ những dấu hiệu của vi phạm pháp luật, có thể xây dựng định nghĩa vi phạm pháp luật Nói chung, trong cách hiểu truyền thống về vi phạm pháp luật người ta thường nghĩ đến chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân nhất là khái niệm về tội phạm trong khoa học luật hình sự Từ những phân tích trên đây về dấu hiệu trái pháp luật của hành vi, ... luật của hành vi có thể thấy khi các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ thì không một hành vi nào xâm hại tới nó mà không có tính trái pháp luật cả 1.2 Cơ chế của hành vi vi phạm pháp luật Cơ chế hoạt động của hành vi vi phạm pháp luật là toàn bộ những yếu tố, những bộ phận có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình hoạt động của chủ thể tạo nên hành vi vi phạm pháp luật Những bộ... nhận thức được một hành vi thì hành vi phải có hình thức biểu hiện cụ thể ra bên ngoài, phải có mối liên hệ với thế giới khách quan Trong phần dấu hiệu của vi phạm pháp luật ở trên ta thấy, không thể truy cứu trách nhiệm pháp lý nếu như không có vi phạm pháp luật và cũng không thể có vi phạm pháp luật nếu không có hành vi Những biểu hiện của hoạt động sinh lý kết hợp với hoạt động của tâm lý – ý thức... quả của hành vi trái pháp luật chính là một thực tế kiểm nghiệm mức độ hợp lý của các quy phạm pháp luật xác định tính trái pháp luật của một hành vi b Hành vi trái pháp luật Sau khi xét các biểu hiện của hậu quả để truy cứu trách nhiệm pháp lý, ta tìm ngược lại hành vi, nguyên nhân gây ra hậu quả Thông thường, hậu quả càng lớn thì sự tác động của hanh vi lên các quan hệ xã hội càng mạnh mẽ và càng chứng... không thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật cấm mà còn phải có những hoạt động tích cực để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội và của Nhà nước, và nhờ vậy lợi ích của các thành vi n trong xã hội trong đó có lợi ích của bản thân người thực hiện hành vi được bảo vệ Trong phạm vi hẹp thì khi không thực hiện một hành vi nào đó thì cá nhân người không thực hiện một hành vi nào đó thì cá nhân người không thực . tiến bộ đều mong muốn đã nêu trên ở Vi t Nam trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ lý do đó, vi c nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của vi phạm pháp luật ở Vi t Nam hiện nay có một ý. luận văn được chia thành hao chương: 1. Chương I: Một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật 2. Chương II: Tình hình vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật ở Vi t. phạm pháp luật c. Cấu thành của vi phạm pháp luật d. Những nhân tố ảnh hưởng đến vi phạm pháp luật e. Đặc điểm của tình hình vi phạm pháp luật ở Vi t Nam hiện nay f. Tình hình kiểm soát vi phạm pháp

Ngày đăng: 10/08/2014, 09:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT

  • 1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật

  • 1.1.1. Hành vi

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan