Giáo trình hướng dẫn phân tích và chẩn đoán bệnh thú nuôi từ các triệu chứng báo trước phần 3 ppsx

10 294 0
Giáo trình hướng dẫn phân tích và chẩn đoán bệnh thú nuôi từ các triệu chứng báo trước phần 3 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

25 - Số lượng nước tiểu nhiều hay ít? - Trong nước tiểu có lẫn máu, mủ không? - Màu sắc của nước tiểu có thay đổi không? (vật nuôi bị xuất huyết nặng ở thận hoặc bị bệnh ký sinh trùng đường máu thì nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu đỏ). 2.3. SỜ NẮN VÀ KHÁM CÁC CƠ QUAN 2.3.1. Khám hạch lâm ba Khám hạch lâm ba rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, nhất là trong bệnh lao hạch, bệnh tị thư, bệnh lê dạng trùng, ở những bệnh này sự thay đổi hạch lâm ba rất đặc hiệu. Trong cơ thể có rất nhiều hạch lâm ba, nhưng ta chỉ khám được các hạch nằm dưới da. Khi gia súc ốm một số hạch sẽ sưng to. a. Phương pháp khám: nhìn, sờ nắn, chọc dò khi cần thiết - Trâu, bò: thường khám hạch dưới hàm, hạch trước vai, hạch trước đùi, hạch trên vú. Hạch trên vú: ở bò sữa hạch này nằm dưới chân bầu vú về phía sau (hình 2.6) Hạch dưới hàm ở trâu, bò nằm ở phía trong phần sau xương hàm dưới, to bằng nhân quả đào, tròn và dẹp. Khi bị lao hạch cổ, hạch trên lỗ tai, hạch hầu nổi rõ có thể sờ được. - Ngựa: thường khám hạch dưới hàm, hạch trước đùi. Ở ngựa hạch dưới hàm hình bao dài, to bằng ngón tay trỏ, nằm dọc theo mặt trong hai xương hàm dưới hai bên, sau gờ động mạch dưới hàm. Khi có bệnh hạch bên tai, hạch cổ, hạch trước vai nổi rõ. Hình 2.6. Vị trí hạch lâm ba ngoài ở bò Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 26 Khi khám hạch dưới hàm, người khám đứng bên trái hoặc bên phải gia súc tùy theo cần khám hạch nào, một tay cầm dây cương hay dây thừng, tay còn lại sờ hạch. Thế thuận lợi là ngưới khám đứng bên trái gia súc tay trái cầm dây cương, tay phải khám. Hạch trước vai: ở trên khớp bả vai một ít, mặt dưới chùm cơ vai. Dùng cả bốn ngón tay ấn mạnh vào mặt trước chùm cơ bả vai, lần lui tới sờ tìm hạch. Những gia súc béo thường khó khám. Hạch trước đùi to bằng hạt mít, nằm dưới phần trùng mặt trước cơ căng mạc đùi. Lúc khám một tay để lên sống lưng làm điểm tựa, tay còn lại theo vị trí trên lần tìm hạch. Chú ý: Cần cố định gia súc để khám, nhất là ngựa hay đá về phía sau. - Lợn, chó, mèo: thường khám hạch bẹn trong. Các hạch khác thường ở sâu khó sờ thấy. b. Những triệu chứng ở hạch cần chú ý - Hạch sưng cấp tính: Thể tích hạch to, nóng, đau và cứng, các thùy nổi rõ mặt trơn và ít di động. Hạch sưng trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính, do những bộ phận gần hạch bị viêm (như viêm mũi, viêm thanh quản) làm hạch dưới hàm sưng. Trâu, bò bị lê dạng trùng, hạch dưới hàm, hạch cổ, hạch trên vú sưng rất rõ. - Hạch hóa mủ: thường do viêm cấp tính phát triển thành. Lúc đầu hạch sưng, nóng, đau, sau đó phần giữa nhũn, phồng cao, bùng nhùng, lông dựng và hạch thường vỡ hoặc lấy kim chọc thì có mủ chảy ra. Ở ngựa hạch dưới hàm sưng to, hóa mủ, chung quanh hạch viêm thẩm ướt là triệu chứng của bệnh viêm hạch lâm ba truyền nhiễm. Nếu mủ trong hạch ít, tổ chức quanh hạch không viêm thường do lao hay tị thư. Cũng có trường hợp hạch hóa mủ là do tổ chức đó bị viêm lâu ngày. - Hạch tăng sinh và biến dạng: do viêm mãn tính, tổ chức tăng sinh viêm dính với tổ chức lành xung quanh làm thể tích hạch to không di động được, ấn vào không thấy đau, mặt hạch không đều. Ở ngựa thấy triệu chứng trên trong bệnh tỵ thư, viêm xoang mũi mãn tính. Ở bò thấy do lao hạch, xạ khuẩn. Các hạch toàn thân sưng to thường do bệnh bạch huyết (leucosia). Ở lợn: Hạch cổ, hạch sau hầu sưng cứng thường thấy do bệnh lao. 2.3.2. Khám phần đầu - Khám miệng: dùng miếng vải kéo lưỡi con vật ra khỏi miệng. Khám trong miệng xem có dị vật gì không? Miệng, lưỡi có bị tổn thương gì không? - Khám mắt, mũi: xem có dị vật không? có viêm, sưng không? màu sắc niêm mạc như thế nào? Nếu có ổ viêm thì tại vị trí viêm có bốn biểu hiện đặc trưng là: sưng, nóng, đỏ, đau. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 27 2.3.3. Khám phần chân - Khớp: có bị viêm không? - Gầm bàn chân có dị vật không? - Vành móng, kẽ móng: có mụn nước? có tổn thương không? 2.3.4. Khám cơ quan sinh dục - Có dịch viêm, mủ, máu chảy ra không? - Gia súc đẻ thì có bị sót nhau? có bị sát nhau? lộn tử cung không? 2.3.5. Khám vú - Sờ nắn bầu vú gia súc cái xem có bị sưng, nóng, đỏ, đau hoặc có mụn nước lở loét không? - Tuyến sữa có bình thường không? có mủ, máu chảy ra từ tuyến sữa không? 2.4. KHÁM THÂN NHIỆT Thân nhiệt cao hay thấp được coi là triệu chứng bệnh quan trọng. Có thể căn cứ vào thân nhiệt để chẩn đoán là bệnh cấp tính hay mãn tính, bệnh nặng hay bệnh nhẹ (bệnh cấp tính có thân nhiệt cao, còn bệnh mạn tính thân nhiệt thường không cao) Dựa vào thân nhiệt có thể chẩn đoán phân biệt giữa bệnh truyền nhiễm với hiện tượng trúng độc (bệnh truyền nhiễm thân nhiệt tăng cao, trúng độc thân nhiệt không tăng so với bình thường). Dựa vào thân nhiệt hàng ngày để theo dõi kết quả điều trị và tiên lượng (bớt sốt từ từ thường do điều trị đúng và tiên lượng tốt. Nếu đang sốt cao thân nhiệt đột ngột tụt xuống là triệu chứng xấu) 2.4.1. Thân nhiệt bình thường Động vật có vú, gia cầm thân nhiệt ổn định ngay cả khi điều kiện môi trường sống thay đổi. Trong điều kiện chăn nuôi giống nhau, thân nhiệt gia súc non cao hơn gia súc trưởng thành, gia súc già. Thân nhiệt ở con cái cao hơn con đực. Trong một ngày đêm thân nhiệt thấp lúc sáng sớm (1 - 5 giờ), cao nhất vào buổi chiều (16 - 18 giờ). Mùa hè, trâu bò làm việc dưới trời nắng gắt thân nhiệt có thể cao hơn bình thường (1,0 - 1,8 0 C). Thân nhiệt dao động trong vòng 1 0 C nằm trong phạm vi sinh lý; nếu vượt quá 1 0 C, kéo dài sẽ ảnh hưởng các hoạt động của cơ thể. * Cách đo thân nhiệt: Dùng nhiệt kế có khắc độ “C” theo cột thủy ngân (hình 2.7) Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 28 Trước khi dùng nhiệt kế người ta thường vẩy mạnh cho cột thủy ngân tụt đến vạch cuối cùng. Đo thân nhiệt ở trực tràng, con cái khi cần có thể đo ở âm đạo. Thân nhiệt đo ở trực tràng thấp hơn nhiệt độ của máu 0,5 - 1,0 0 C, ở âm đạo thấp hơn ở trực tràng 0,2 - 0,5 0 C, nhưng lúc có chửa lại cao hơn 0,5 0 C. Trong một ngày đo thân nhiệt vào buổi sáng lúc 7 - 9 giờ, buổi chiều lúc 16 - 18 giờ - Đo thân nhiệt trên trâu, bò: không cần cố định gia súc. Một người giữ dây thừng hoặc cột lại, người đứng sau gia súc tay trái nâng đuôi lên, tay phải đưa nhẹ nhiệt kế vào trực tràng hơi hướng về phía dưới. Nhiệt kế lưu lại trong trực tràng khoảng 5 phút (hình 2.7). - Đo thân nhiệt lợn, chó, mèo, dê, cừu: để gia súc đứng hoặc cho nằm, - Gia cầm giữ nằm để đo. - Đo thân nhiệt ngựa: cần thận trọng vì ngựa rất mẫn cảm và đá về phía sau. Cho ngựa vào gióng cố định cẩn thận. Người đo đứng bên trái gia súc, trước chân sau, mặt quay về phía sau gia súc. Tay trái cầm đuôi bắt quay về phía sau và giữ lên trên xương khum. Tay phải cho nhiệt kế vào trực tràng, hơi nghiêng về phía trên một tý, lần nhẹ nhiệt kế về phía trước. Thân nhiệt bình thường của vật nuôi Loài gia súc Thân nhiệt ( 0 C) Bò Trâu Ngựa Cừu, dê Lợn Chó Mèo Thỏ Gà Vịt Chuột lang Ngỗng Ngan La, lừu 37,5 - 39,5 37,0 - 38,5 37,5 - 38,5 38,5 - 40,0 38,0 - 40,0 37,5 - 39,0 38,0 - 39,5 38,5 - 39,5 40,0 - 42,0 41,0 - 43,0 38,5 - 38,7 40,0 - 41,0 41,0 - 43,0 37,5 - 38,5 Hình 2.7. Cách đo thân nhiệt gia súc Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 29 2.4.2. Rối loạn thân nhiệt Khi cơ thể ở trong trạng thái bệnh lý, thân nhiệt sẽ bị thay đổi. Trên lâm sàng thường thấy có hai sự thay đổi: Thân nhiệt cao hơn bình thường (sốt), thân nhiệt thấp hơn bình thường (hạ thân nhiệt). a. Sốt: sốt là phản ứng toàn thân đối với tác nhân gây bệnh mà đặc điểm chủ yếu là cơ thể sốt (thường gặp khi cơ thể bị nhiễm khuẩn). Quá trình đó là do tác động của vi khuẩn, độc tố của nó và những chất độc khác hình thành trong quá trình bệnh. Những chất đó thường là protein hay sản phẩm phân giải của nó. Sốt là khi thân nhiệt cao vượt khỏi phạm vi sinh lý. * Cơ chế sốt: Do nhiều nhân tố kích thích (vi khuẩn và độc tố của nó, virus, nấm, phản ứng miễn dịch, các hormon, thuốc, các sản phẩm phân hủy của tổ chức,…) gọi chung là chất sinh nhiệt ngoại sinh. Chất sinh nhiệt ngoại sinh tác động qua một chất sinh nhiệt nội sinh. Lý luận này rút ra từ những kết quả thực nghiệm trên động vật thí nghiệm. Chất sinh nhiệt đồng chất với Interleukin - I, sản phẩm tế bào đơn nhân của tế bào đơn nhân (monocyte) và đại thực bào. Sản sinh chất sinh nhiệt/IL - I là khởi phát nhiều phản ứng - đáp ứng của giai đoạn cấp tính. Chất sinh nhiệt/IL - I gắn với các nơron cảm nhiệt vùng dưới đồi dẫn đến tăng đột ngột quá trình sinh nhiệt trong cơ bắp (rùng mình), sau đó giảm mất nhiệt (co mạch ngoài da). Ở bên trong vùng dưới đồi, chất sinh nhiệt/IL - I kích thích quá trình tổng hợp prostaglandin E1(PG E1) từ các axit của các màng tế bào hoạt hóa sinh nhiệt và giải nhiệt. Chất sinh nhiệt/IL - I có vai trò chủ chốt trong kích thích đáp ứng miễn dịch: nó hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ tổng hợp Interleukin 2 kích thích đáp ứng miễn dịch tế bào T đơn dòng. IL/I kích thích tăng sinh tế bào B và tăng sản xuất kháng thể đặc hiệu. IL - I kích thích tủy xương tăng sinh bạch cầu trung tính và monocyte. Hoạt hóa các tế bào trên, kích thích oxy hóa diệt khuẩn của tế bào trung tính. IL - I gây cảm ứng làm giảm cường độ sắt và kẽm trong huyết tương, những nguyên tố rất cần cho vi khuẩn phát triển. Ở các cơ bắp với vai trò trung gian của men clo - oxygenaza và PG E1, protein bị thủy phân cho các axit amin cung cấp cho các tế bào khác như một chất dinh dưỡng. Và cũng do protein cơ bị thủy phân, cơ bị teo, vì vậy con vật bị sút cân nhanh chóng. * Những triệu chứng thường thấy khi sốt: - Ức chế: Ở gia súc thường ủ rũ, không có triệu chứng co giật như thường thấy ở trẻ em sốt cao. Do rối loạn điều hòa nhiệt, các cơ bắp run, lúc đầu nhẹ sau lan ra toàn thân. Ở lợn thì triệu chứng này rất rõ. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 30 - Hệ tim mạch: Tim đập nhanh, mạch nảy, sốt cao hơn 1 0 C thì tần số mạch tăng từ 8 - 10 lần. Khi hạ sốt mạch giảm, hệ số mạch không giảm, chú ý suy tim. Sốt cao gây suy tim, huyết áp hạ, ứ máu toàn thân. Những hiện tượng này thường ít thấy ở gia súc. Chú ý trong các bệnh truyền nhiễm ở gia súc, như nhiệt thán ở trâu bò, dịch tả ở lợn, do sốt cao và xuất huyết toàn thân nên cơ thể có triệu chứng choáng, mạch tăng nhanh, gia súc chết. - Thở nhanh và sâu: là phản ứng tỏa nhiệt. b. Thân nhiệt quá thấp (thân nhiệt thấp dưới mức bình thường). Thân nhiệt thấp dưới mức bình thường khoảng 1 0 C thường gặp trong các bệnh thần kinh ức chế nặng: Bò liệt sau khi đẻ, chứng xeton huyết, viêm não tủy, một số trường hợp trúng độc, mất nhiều máu, thiếu máu nặng, suy nhược. Thân nhiệt hạ thấp 2 - 3 0 C, có lúc đến 4 0 C thấy ở ngựa vỡ dạ dày, vỡ ruột. Thân nhiệt quá thấp, da ra mồ hôi lạnh, tim đập yếu, tần số hô hấp giảm. Ghi nhớ: - Muốn biết được bệnh phải khám bệnh - Phương pháp khám đúng thì chẩn đoán mới đúng - Không bỏ qua một biểu hiện khác thường nào - Luôn đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 31 Chương 3 KHÁM CÁC KHÍ QUAN TRONG CƠ THỂ Tóm tắt nội dung: - Trình tự khi khám các khí quan trong cơ thể của một vật nuôi mắc bệnh - Hoạt động bình thường của các khí quan và những rối loạn bệnh lý khi các khí quan đó bị bệnh. Mục tiêu: Giúp cho sinh viên có những kiến thức khi khám các khí quan trong cơ thể vật nuôi mắc bệnh, các chỉ tiêu khi các khí quan hoạt động bình thường và những rối loạn bệnh lý của các khí quan đó. Từ đó dùng làm cơ sở giúp cho việc chẩn đoán bệnh. 3.1. KHÁM HỆ TIM MẠCH Bệnh ở hệ tim mạch gia súc không nhiều, nhưng do hoạt động của hệ tim mạch liên quan mật thiết với các khí quan khác trong cơ thể nên bệnh ở các khí quan khác ít nhiều ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Vì vậy, khám hệ tim mạch để định mức độ tổn thương ở tim mạch, mức độ rối loạn tuần hoàn máu không chỉ có ý nghĩa chẩn đoán bệnh mà còn có ý nghĩa lớn về mặt tiên lượng bệnh. 3.1.1. Sơ lược về hệ tim mạch a. Thần kinh tự động của tim Ngoài sự điều tiết và chi phối của vỏ đại não và hệ thống thần kinh thực vật thì hệ thống thần kinh tự động của tim có vai trò quan trọng giúp tim hoạt động nhịp nhàng và có tính tự động nhất định. Hệ thống thần kinh tự động của tim: - Nốt Keith - Flack ở phần trước vách tâm nhĩ phải, nơi tĩnh mạch chủ đổ vào. - Nốt Aschoff - Tawara ở vào phần dưới vách nhĩ thất, nên còn gọi là nốt nhĩ thất. - Bó Hiss bắt nguồn từ nốt Aschoff - Tawara, chia làm 2 nhánh trái và phải. - Chùm Parkinje do hai nhánh bó Hiss phân ra và tận cùng ở cơ tâm thất. Hình 3.1. Cấu tạo của tim Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 32 Hưng phấn bắt nguồn từ nốt Keith - Flack, truyền đến tâm nhĩ, theo cơ tâm nhĩ đến nốt Aschoff - Tawara. Tâm nhĩ bóp. Sau đến nốt Aschoff - Tawara, hưng phấn truyền nhanh đến bó Hiss, chùm Purkinje và sau tâm nhĩ bóp tâm thất bóp. b. Thần kinh điều tiết hoạt động của tim Tim hoạt động chịu sự điều tiết của hoạt động thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Thần kinh giao cảm đến từ nốt thần kinh sao (Ganglion stellatum), còn gọi là thần kinh tăng nhịp tim. Thần kinh phó giao cảm đến từ thần kinh mê tẩu và còn gọi là thần kinh ức chế tim đập. Thần kinh mê tẩu tới từ nốt Keith - Flack, Aschoff - Tawara và cơ tim. Nhánh thần kinh mê tẩu bên phải hưng phấn làm tim đập chậm, vì nó liên hệ chặt với nốt Keith - Flack, còn thần kinh nhánh bên trái phân bố chủ yếu đến nốt Aschoff - Tawara, nên hưng phấn của nó ức chế dẫn truyền giữa nhĩ thất làm tim đập yếu hoặc ngừng. Thần kinh giao cảm bên phải tác động chủ yếu ở tâm nhĩ; nhánh bên trái chủ yếu chi phối tâm thất. Thần kinh giao cảm hưng phấn làm tim đập nhanh và mạnh. Vỏ đại não điều tiết trung khu dưới khâu não, sau đó là trung khu ở hành tuỷ. Trung khu ở hành tuỷ điều tiết hoạt động của tim thông qua thần kinh giao cảm và phó giao cảm. c. Thần kinh điều tiết mạch quản Trung khu điều tiết vận mạch ở hành tuỷ và dọc tuỷ sống. Những trung khu này tự hoạt động và vẫn có sự điều tiết của vỏ đại não. Xung động từ các trung khu theo thần kinh vận động mạch quản, theo tình trạng tuần hoàn của cơ thể mà kích thích mạch quản mà mạch quản co hay giãn mạch. Thần kinh làm co mạch do dây giao cảm phân ra; còn thần kinh giãn mạch, một phần do dây giao cảm, một phần do dây phó giao cảm phân thành. * Điều tiết hoạt động cơ năng của tim: Tim tuy có khả năng phát sinh rung động và tự động co bóp, nhưng mọi hoạt động của nó đều thông qua hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm với sự khống chế và điều tiết của thần kinh trung ương. Thần kinh giao cảm tăng cường nhịp đập tim, cường độ tim co bóp và tác dụng tăng cường dinh dưỡng; nó còn tăng cường tính hưng phấn và khả năng dẫn truyền của cơ tim. Thần kinh phó giao cảm làm tim đập chậm và yếu lại, ức chế tính hưng phấn và dẫn truyền của cơ tim. Huyết áp cao, qua cơ quan thụ cảm hoặc bằng phản xạ kính thích trung khu thần kinh điều tiết hoạt động của tim và độ căng mạch quản cho phù hợp điều tiết huyết áp. * Tham gia điều tiết hệ tim mạch còn có Các nội tiết tố, như kích tố thượng thận (Adrenalin), làm co mạch quản, tăng huyết áp. Những chất tiết của tổ chức như Histamin làm giãn mạch quản: Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 33 Các chất từ trong thận, đặc biệt là Renin tác dụng biến Hypertensinogen thành Hypertensin hoạt tính, làm co mạch quản, gây cao huyết áp. Ngoài ra còn một số chất khoáng như natri, kali, canxi,… d. Vị trí của tim Tim trâu bò: 5/7 quả tim ở bên trái, đáy nằm ngang nửa ngực. Đỉnh tim ở phần sụn của sườn 5, cách xương ngực 2cm. Mặt trước tim tới xương sườn 3, mặt sau xương sườn 6, tim sát vách ngực khoảng sườn 3 - 4cm; phần còn lại bị phổi bao phủ. Tim dê, cừu: trong lồng ngực giống tim trâu bò, nhưng cách xa thành ngực hơn. Tim ngựa: 3/5 ở trên bên trái; đáy ở nửa ngực, đỉnh tim ở dưới, nghiêng về bên trái, cách xương ngực 2cm. Mặt trước tim đến gian sườn 2, mặt sau đến gian sườn 6. Bên phải tim ứng với gian sườn 3 - 4. Tim lợn: khoảng 3/5 quả tim ở bên trái ngực, đáy tim ở giữa, đỉnh tim về phía dưới đến chỗ tiếp giáp giữa phần sụn của sườn 7 và xương ức, cách xương ức khoảng 1,5cm Tim chó: khoảng 3/5 quả tim nằm bên trái, đáy tim nằm ở giữa ngực; đỉnh tim nghiêng về phía sau, xuống dưới đến phần sụn của sườn 6 - 7, có con đến sụn sườn 8, cách xương ức 1cm. 3.1.2. Khám tim a. Nhìn vùng tim Chú ý tim đập động là hiện tượng chấn động thành ngực vùng tim, do tim co bóp gây nên chấn động. Ở động vật lớn (trâu bò, ngựa, lạc đà) tim đập động do thân quả tim đập vào lồng ngực; ở gia súc nhỏ lại do đỉnh quả tim. Có thể thấy rõ tim đập động ở những gia súc gầy, nhất là chó. b. Sờ vùng tim Áp tay vào vùng tim. Chú ý vị trí, cường độ thời gian tim đập và tính mẫn cảm. Sờ tim đập động ở gia súc lớn: bên trái khoảng xương sườn 3 - 4 - 5. Trâu bò lớn, vùng tim đập động rộng khoảng 5 - 7cm 2 , con nhỏ: 2 - 4cm 2 , ngựa: 4 - 5cm 2 . Lợn gầy, vùng tim đập động 3 - 4cm 2 chó mèo, gia súc nhỏ khác tim đập động ở khoảng sườn 3 - 4. Thể vóc gia súc, độ béo ảnh hưởng rất lớn đến tim đập động. - Tim đập động phụ thuộc lực cơ tim co bóp, tình trạng tổ chức dưới da ngực và độ dày của thành ngực - Tim đập động mạnh: do tâm thất co bóp mạnh, tiếng tim thứ nhất tăng. Tim đập động mạnh thường thấy trong các trường hợp do trời nóng bức, lao động nặng, sốt cao. Viêm nội tâm mạc, xẹp phổi. Viêm cơ tim cấp tính, các trường hợp thiếu máu tim đập động rất mạnh. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 34 Tim đập động yếu: lực đập yếu, diện tích đập động hẹp. Trường hợp này thường do thành ngực thuỷ thũng, lồng ngực tích nước, phổi khí thũng, tim suy. Vị trí tim đập động có thể thay đổi khi dạ dày giãn, dạ cỏ chướng hơi, ruột chướng hơi, thoát vị cơ hoành (vùng tim đập động dịch về phía trước). Xoang ngực trái tích nước, tích khí vùng tim đập động xuất hiện bên phải gia súc. - Vùng tim đau: khi sờ thì gia súc tránh, rên, tỏ ra khó chịu. Hiện tượng này thường do viêm bao tim, viêm màng phổi. - Tim đập động âm tính: là lúc tim đập cùng với hiện tượng chấn động, thành ngực hơi lõm vào trong. Tim đập âm tính thường do viêm bao tim, thành ngực và tổ chức xung quanh dính lại với nhau. - Tim rung (cordialis): là những chấn động nhẹ vùng tim. Tim rung thường do bệnh ở van tim hoặc bao tim, lỗ động mạch chủ hoặc lỗ nhĩ thất trái hẹp. * Chú ý phân biệt: nếu chấn động nhẹ vùng tim gắn liền cùng với hai kỳ hoạt động của tim, là do bệnh ở van tim hoặc ở bao tim; nếu gắn liền với hai nhịp thở thường do màng phổi, do viêm màng phổi sần sùi cọ sát gây nên. c. Gõ vùng tim Thường gõ vùng tim ngựa, chó. Với các loài gia súc khác, do thành ngực dày, xương sườn to, gõ vùng tim không có giá trị chẩn đoán. Vùng âm đục tuyệt đối của tim là vùng mà tim và thành ngực tiếp giáp với nhau. Vùng bao quanh - giữa tim và thành ngực có lớp phổi xen, là vùng âm đục tương đối. Cách gõ: gia súc lớn để đứng, kéo chân trái trước về trước nửa bước để lộ rõ vùng tim, gia súc nhỏ để nằm. Theo gian sườn 3 gõ từ trên xuống; đánh dấu các điểm âm gõ thay đổi. Sau đó, theo gian sườn 4, 5, 6 gõ và ghi lại các điểm như trên. Nối các điểm lại sẽ có hai vùng: âm đục tuyệt đối ở trong, bao quanh là vùng âm đục tương đối. Ở trâu, bò chỉ có vùng âm đục tương đối giữa gian sườn 3 và 4. Vùng âm đục tuyệt đối chỉ xuất hiện khi tim to hoặc do viêm bao tim. Ở ngựa: vùng âm đục tuyệt đối là một tam giác mà đỉnh ở gian sườn 3, dưới đường ngang kẻ từ khớp vai 2 - 3cm, cạnh trước cơ khuỷu giới hạn; cạnh sau là một đường cong đều kéo từ đỉnh đến mút xương sườn 6. Vùng âm đục tương đối bao quanh vùng âm đục tuyệt đối, rộng khoảng 3 - 5cm. Vùng âm đục ở dê, cừu giống ở trâu bò. Ở lợn thường không xác định được vùng âm đục. Chó: vùng âm đục tuyệt đối ở khoảng gian sườn 4 - 5 *Các triệu chứng cần chú ý: - Vùng âm đục mở rộng về phía trên và phía sau một hay hai xương sườn là do tim nở dày, bao tim viêm, phổi bị gan hoá. - Vùng âm đục thu hẹp hoặc mất, do phổi bị khí thũng đẩy tim xa thành ngực. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m . La, lừu 37 ,5 - 39 ,5 37 ,0 - 38 ,5 37 ,5 - 38 ,5 38 ,5 - 40,0 38 ,0 - 40,0 37 ,5 - 39 ,0 38 ,0 - 39 ,5 38 ,5 - 39 ,5 40,0 - 42,0 41,0 - 43, 0 38 ,5 - 38 ,7 40,0 - 41,0 41,0 - 43, 0 37 ,5 - 38 ,5 Hình. thấp được coi là triệu chứng bệnh quan trọng. Có thể căn cứ vào thân nhiệt để chẩn đoán là bệnh cấp tính hay mãn tính, bệnh nặng hay bệnh nhẹ (bệnh cấp tính có thân nhiệt cao, còn bệnh mạn tính. V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 31 Chương 3 KHÁM CÁC KHÍ QUAN TRONG CƠ THỂ Tóm tắt nội dung: - Trình tự khi khám các khí quan trong cơ thể của một vật nuôi mắc bệnh - Hoạt động bình thường của các khí quan và những

Ngày đăng: 09/08/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan