ĐỀ TÀI : QÚA TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN HUYỆN QUẢNG TRẠCH - QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 potx

5 229 0
ĐỀ TÀI : QÚA TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN HUYỆN QUẢNG TRẠCH - QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 239 QÚA TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN HUYỆN QUẢNG TRẠCH - QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 THE PROCESS OF RURAL INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION IN QUANG TRACH DISTRICT – QUANG BINH PERIOD 2004 – 2008. CAREER DEVELOPMENT UP TO 2020 SVTH: Lê Thị Thu Hiền Lớp 07SDL, Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm GVHD: ThS. Nguyễn Duy Hoà Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm TÓM TẮT Thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp – nông thôn là xu thế tất yếu của con đường phát triển nông nghiệp ở nước ta, là yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường và là nhu cầu thích ứng với hiện đại hoá nông nghiệp hiện nay. Mục đích chính của bài báo cáo này là tìm hiểu thực trạng công nghiệp hoá nông thôn huyện Quảng Trạch, xác đinh đúng vai trò của công nghiệp hoá nông thôn, trên cơ sở đó đề ra những định hướng và giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển vững chắc, ổn định là yêu cầu khách quan đối với cả nước nói chung và huyện Quảng Trạch nói riêng trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. ABSTRACT Implementation of industrialized agriculture - rural is inevitable path of agricultural development in our country, the objective requirements of market economy and the need to adapt to agricultural modernization present.The main purpose of this paper is to study the situation of rural industry in Quang Trach district, determine the proper role of rural industrialization, based on which set out the direction and appropriate solutions to promote economic - social development of rural solid, stable is the objective requirement for the country in general and Quang Trach district in particular in the process of industrialization - modernization of the country. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH – HĐH) nền kinh tế quốc dân là một trong những vấn đề cơ bản của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. CNH – HĐH đang được diễn ra trên nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có vấn đề công nghiệp hoá nông thôn. Thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn là xu thế tất yếu của con đường phát triển nông nghiệp ở nước ta; là yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường và là nhu cầu thích ứng với hiện đại hóa nông nghiệp hiện nay. Thực trạng kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam nói chung và huyện Quảng Trạch nói riêng, đòi hỏi phải xác định đúng vai trò của công nghiệp hoá nông thôn và đặt nó đúng vị trí trong nền kinh tế quốc dân, trên cơ sở đề ra những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển ổn định vững chắc là yêu cầu khách quan, cấp thiết trên phạm vi cả nước nói chung và huyện Quảng Trạch nói riêng trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 240 Xuất phát từ những yêu cầu trên em chọn đề tài : “Quá trình công nghiệp hoá nông thôn huyện Quảng Trạch - Quảng Bình giai đoạn 2004 - 2008. Hướng phát triển đến năm 2020” dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Duy Hoà làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Mục đích nghiên cứu 3. Các quan điểm nghiên cứu 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Lịch sử nghiên cứu đề tài PHẦN NỘI DUNG 1. CHƢƠNG 1. Cơ sở lí luận chung 1.1. Một số khái niệm liên quan a. Công nghiệp hoá b. Khái niệm nông thôn c. Khái niệm công nghiệp hoá nông thôn Theo Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII thì: CNH nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với việc đổi mới căn bản về công nghiệp và kĩ thuật ở nông thôn, tạo nền tảng cho việc phát triển nhanh, bền vững theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế ở nông thôn, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân với tốc độ cao. 1.2. Đôi nét về sự ra đời và phát triển của quá trình công nghiệp hoá nông thôn ở Việt Nam 1.3. Vai trò của công nghiệp hoá nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 1.4. Quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá nông thôn trong giai đoạn hiện nay 2. CHƢƠNG 2. Thực trạng về sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá nông thôn ở huyện Quảng Trạch trong giai đoạn 2004-2008 2.1. Những tiềm năng để tiến hành công nghiệp hoá nông thôn ở huyện Quảng Trạch 2.1.1. Vị trí địa lí Quảng Trạch là một huyện lớn thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Với địa thế trải dài từ 17 0 42' đến 17 0 59' vĩ độ bắc và 106 0 15' đến 106 0 59' kinh độ đông 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Bao gồm tài nguyên đất, khí hậu, khoáng sản. 2.1.3. Điều kiện về kinh tế - xã hội Bao gồm dân cư – lao động, giáo dục, y tế, văn hoá - xã hội, mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, mạng lưới điện… Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 241 2.2. Tình hình sản xuất công nghiệp ở huyện Quảng Trạôảntng giai đoạn từ 2004 - 2008 2.2.1. Đặc điểm chung 2.2.2. Các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu của huyện Quảng Trạch 2.2.3. Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp huyện Quảng Trạch 2.3. Sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá nông thôn ở huyện Quảng Trạch trong giai đoạn từ 2004-2008 2.3.1. Khái quát chung Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng GDP của ngành công nghiệp huyện Quảng Trạch các năm từ 2004 – 2008. (Đơn vị: Triệu đồng) 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng sản phẩm 583.965 676.766 624.127 707.310 893.031 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Quảng Trạch - 2009 2.3.2. Quy mô và cơ cấu ngành nghề của công nghiệp hoá nông thôn huyện Quảng Trạch 2.3.3. Cơ cấu lao động của quá trình công nghiệp hoá nông thôn huyện Lao động ở huyện dồi dào và đang có xu hướng chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ. Điều này phù hợp với quá trình công nghiệp hoá nông thôn 2.3.4. Tình hình sản xuất và xu hướng phát triển công nghiệp a. Tình hình sản xuất công nghiệp Do xuất phát là huyện thuần nông nên công nghiệp chế biến nông – lâm - thuỷ sản là ngành kinh tế trọng tâm của huyện và được chú trọng nhiều. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến nông – lâm - thuỷ sản vẫn chưa tương xứng tiềm năng đã có của huyện. Ở đây hầu hết là các cơ sở chế biến nhỏ, lẻ, còn lạc hậu, các sản phẩm chủ yếu là sản xuất thực phẩm, gỗ và một số sản phẩm phục vụ sinh hoạt của người dân. b. Xu hƣớng phát triển công nghiệp Hiện nay huyện đang có xu hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đó là mục tiêu chung của toàn huyện. Đặc biệt là ngành công nghiệp. Bên cạnh đó số cơ sở công nghiệp có xu hướng tăng lên, đồng thời số hộ làm nông nghiệp có xu hướng giảm. 2.3.5. Những đóng góp của công nghiệp hoá nông thôn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Trạch 2.3.6. Một số hạn chế trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá nông thôn ở huyện 3. CHƢƠNG 3. Một số định hƣớng và giải pháp để tiến hành công nghiệp hoá nông thôn ở huyện Quảng Trạch đến năm 2020 3.1. Định hướng phát triển đến năm 2020 Trong thời gian qua công nghiệp hoá nông thôn ở huyện Quảng Trạch đã đạt được những thành công bước đầu. Đó chính là những cơ sở bước đầu để huyện chú trọng phát triển các lĩnh vực khác. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá nông thôn Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 242 huyện cũng gặp không ít khó khăn và có mắc nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra cho giai đoạn tiếp theo đến 2020 càng khó khăn hơn để tiếp tục công nghiệp hoá nông thôn ở trình độ cao hơn và phù hợp với huyện. 3.1.1. Phát triển công nghiệp ở nông thôn huyện gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp - Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thể hiện đó là chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn nuôi, chăn nuôi ở đây đó là chăn nuôi hàng hoá. Đồng thời cần đẩy mạnh trong việc nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản. 3.1.2. Phát triển công nghiệp hoá nông thôn đi đôi với phát triển môi trường bền vững trên địa bàn huyện 3.1.3. Công nghiệp hoá nông thôn gắn với việc thu hút nhiều lao động, giải quyết nhu cầu việc làm và góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân trong huyện 3.1.4. Có các chính sách thích hợp để kêu gọi các lĩnh vực khác đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp ở nông thôn Với các thủ tục hành chính đơn giản hơn và các chính sách khuyến khích thích hợp để các lĩnh vực công nghiệp ở nông thôn sẽ thu hút được các hoạt động khác đầu tư vào. 3.1.5. Thành lập các doanh nghiệp nông nghiệp, nông trường, ứng dụng rộng rãi khoa học kĩ thuật vào sản xuất - Việc làm này góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. - Sản phẩm sẽ có tính chất lượng cao hơn, mẫu mã sẽ đa dạng và phong phú hơn. 3.2. Một số giải pháp để tiến hành 3.2.1. Quy hoạch, bố trí, tổ chức lại các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên toàn huyện một cách hợp lí 3.2.2. Chú trọng phát triển những ngành nghề có lợi thế so sánh để đầu tư và phát triển, bên cạnh đó khôi phục các làng nghề truyền thống và đa dạng hoá các ngành nghề. 3.2.3. Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng trên toàn huyện 3.2.4. Huy động vốn đầu tư vào các ngành sản xuất công nghiệp 3.2.5. Tăng cường công tác quản lí Nhà nước đối với hoạt động công nghiệp ở nông thôn 3.2.6. Đào tạo nguồn nhân lực có kĩ thuật và trình độ 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Như vậy, qua việc tìm hiểu về quá trình công nghiệp hoá nông thôn huyện Quảng Trạch có thể thấy được những thành công bước đầu mà huyện đạt được. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá nông thôn ở huyện còn gặp nhiều hạn chế mà việc khắc phục cần sự chung tay của các cấp chính quyền. 4.2. Kiến nghị Bên cạnh những giải pháp đã được nêu trong đề tài này, em xin đề ra một số giải pháp : - Nhà nước cần quản lí chặt chẽ hơn đối với các cơ sở sản xuất của địa bàn huyện, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 243 đồng thời cũng có những chính sách hỗ trợ hợp lí đối với các cơ sở khi khó khăn. - Thực hiện cải cách hành chính theo kiểu “một cửa”. - Huy động vốn, tạo môi trường đầu tư thuận lợi - Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện nhằm quảng bá sản phẩm hơn nữa. - Chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn huyện, có các chính sách thu hút lao động có kĩ thuật về huyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), Một số vấn đề về công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kì 2001 – 2002, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [2] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), Cơ điện khí hoá trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [3] Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [4] Lê Thông (2007), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Lê Thông (1993), Một số vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo. . học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 239 QÚA TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN HUYỆN QUẢNG TRẠCH - QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 THE PROCESS OF RURAL INDUSTRIALIZATION. trình công nghiệp hoá nông thôn ở huyện Quảng Trạch trong giai đoạn 200 4-2 008 2.1. Những tiềm năng để tiến hành công nghiệp hoá nông thôn ở huyện Quảng Trạch 2.1.1. Vị trí địa lí Quảng Trạch. nghiệp hoá nông thôn ở huyện Quảng Trạch đến năm 2020 3.1. Định hướng phát triển đến năm 2020 Trong thời gian qua công nghiệp hoá nông thôn ở huyện Quảng Trạch đã đạt được những thành công

Ngày đăng: 09/08/2014, 11:22

Mục lục

  • QÚA TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN HUYỆN QUẢNG TRẠCH - QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

  • Lí do chọn đề tài

  • Mục đích nghiên cứu

  • Các quan điểm nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu

  • Phạm vi nghiên cứu

  • Lịch sử nghiên cứu đề tài

  • CHƯƠNG 1. Cơ sở lí luận chung

    • Một số khái niệm liên quan

      • Công nghiệp hoá

      • Khái niệm nông thôn

      • Khái niệm công nghiệp hoá nông thôn

      • Đôi nét về sự ra đời và phát triển của quá trình công nghiệp hoá nông thôn ở Việt Nam

      • Vai trò của công nghiệp hoá nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

      • Quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá nông thôn trong giai đoạn hiện nay

      • CHƯƠNG 2. Thực trạng về sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá nông thôn ở huyện Quảng Trạch trong giai đoạn 2004-2008

        • Những tiềm năng để tiến hành công nghiệp hoá nông thôn ở huyện Quảng Trạch

          • Vị trí địa lí

          • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

          • Điều kiện về kinh tế - xã hội

          • Tình hình sản xuất công nghiệp ở huyện Quảng Trạôảntng giai đoạn từ 2004 - 2008

            • Đặc điểm chung

            • Các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu của huyện Quảng Trạch

            • Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp huyện Quảng Trạch

            • Sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá nông thôn ở huyện Quảng Trạch trong giai đoạn từ 2004-2008

              • Khái quát chung

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan