ĐỀ TÀI : KHẢO SÁT NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH Ở LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐÀ NẴNG VỚI PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP pdf

5 663 4
ĐỀ TÀI : KHẢO SÁT NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH Ở LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐÀ NẴNG VỚI PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 286 KHẢO SÁT NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH Ở LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐÀ NẴNG VỚI PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP AN INVESTIGATION INTO THE 10 TH GRADE ENGLISH LEARNERS WITHIN COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING AT LE QUY DON HIGH SCHOOL, DANANG CITY SVTH: Thái Quỳnh Châu Lớp 06SPA01, Khoa Tiếng Anh, Trường Đại Học Ngoại Ngữ GVHD: Ths. Lê Thúy Hương Khoa Tiếng Anh, Trường Đại Học Ngoại Ngữ TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích miêu tả đối tượng người học tiếng Anh theo Phương pháp Giao tiếp ở lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Năng. Từ kết quả thu được, những đề xuất sẽ được đưa ra nhằm phát huy tính hiệu quả của phương pháp này đối với đối tượng người học nêu trên. ABSTRACT This study aims at describing the 10 th grade English learners within the Communicative Language Teaching at Le Quy Don Gifted High School, Danang city. This study also makes some suggestions to enhance the effectiveness of Communicative Language Teaching on these learners. 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, những biến chuyển tích cực trong việc dạy và học tiếng Anh đã phần nào cải thiện được tình hình giảng dạy ngoại ngữ ở Việt nam đồng thời được trông đợi sẽ tạo ra một thế hệ người học với những đặc điểm phù hợp hơn với Phương Pháp Giao Tiếp. Xu hướng hội nhập đã tạo động lực cho người học nhận thức được sự cần thiết của khả năng giao tiếp. Nhận thức này khiến họ phát huy được vai trò của mình trong các giờ học tiếng Anh, đồng thời tác động tích cực lên thái độ và hành vi đối với việc học tiếng Anh theo Phương Pháp Giao Tiếp. Nghiên cứu này không dừng lại ở việc miêu tả đối tượng người học mà còn đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế những khó khăn. Nghiên cứu được thực hiện tại trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, nơi có chất lượng dạy và học cao hơn so với mặt bằng chung. Đối tượng sẽ được xem xét xem có phù hợp với Phương Pháp Giao Tiếp không. Kết quả có được từ việc nghiên cứu đối tượng này, sau đó, có thể sẽ được điều chỉnh và áp dụng với các trường THPT khác. Mặt dù trước đây đã có những nghiên cứu tập trung vào đối tượng người học theo phương pháp này, tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng học sinh trường chuyên thì hầu như chưa có. Nghiên cứu này hi vọng sẽ góp phần vào sự đa dạng trong nghiên cứu về các đối tượng khác nhau theo Phương Pháp Giao Tiếp. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 287 1.2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm mục đích miêu tả đối tượng người học Tiếng Anh theo Phương Pháp Giao Tiếp ở lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng đồng thời đưa ra những đề xuất nâng cao tính hiệu quả của phương pháp này. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thái độ và biểu hiệu của học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng đối với việc học tiếng Anh theo Phương Pháp Giao Tiếp Xác định động lực của việc học tiếng Anh của học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng Xác định vai trò của học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng trong các giờ học tiếng Anh theo Phương Pháp Giao Tiếp 1.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ tập trung miêu tả đối tượng người học là học sinh lớp 10 không chuyên Tiếng Anh ở THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng 1.4. Cơ sở lý thuyết 1.4.1. Định nghĩa về Phương Pháp Giao Tiếp Theo Savignon, “bản chất của Phương Pháp Giao Tiếp là sự kết nối giữa người học với hành động giao tiếp nhằm phát huy năng lực giao tiếp.” ((2000, tr.128) 1.4.2. Miêu tả người học a. Lí do học tiếng Anh Harmer (1991) đưa ra những lí do để một người học tiếng Anh bao gồm: Tiếng Anh là một môn trong chương trình học. Người học bị cuốn hút bởi văn hóa của các nước nói tiếng Anh. Để thăng tiến trong sự nghiệp Ngoài ra phải kể đến những trường hợp không có mục đích rõ ràng. b. Tuổi tác Theo Anetts (1999), lứa tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn mà những vấn đề về tâm lí dễ gia tăng hơn những giai đoạn khác. Eccles và Midgley (1999) cho rằng sự chuyển đổi từ cấp 2 lên cấp 3 thường ảnh hưởng đến động lực và biểu hiện của thanh thiếu niên. Hai đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là sự khẳng định tính tự giác và sự tìm kiếm dấu ấn cá nhân (Marcia, 1980). Achenbach và Edelbrock (1981) sự tìm kiếm dấu ấn này dễ mang lại hậu quả là sự nổi loạn bộc phát. c. Động lực c.1. Phân loại động lực Theo Harmer (1999), có 2 loại động lực chính là nội động lực và ngoại động lực. c.2. Động lực học của thanh thiếu niên Harmer (1983) cho rằng thanh thiếu niên thường thất thường, sự tò mò hoặc động Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 288 viên của giáo viên ít mang lại hiệu quả. Các em cần sự xác nhận và ủng hộ từ phía bạn học. Ở lứa tuổi này việc xác định đúng trình độ cũng rất quan trọng. Chương trình học nếu dễ quá hoặc khó quá sẽ gây tình trạng bỏ học hoặc cảm giác mất đi động lực học. d. Trình độ ngôn ngữ Lí thuyết về kĩ năng giao tiếp cơ bản thường xuyên được nhắc đến trong các tài liệu liên quan đến việc dạy học tiếng Anh. Canale và Swain (1993) miêu tả những lí thuyết này nhìn chung nhấn mạnh mức độ sử dụng kĩ năng giao tiếp cần thiết để quen với hoặc đối mặt với những tình huống giao tiếp mà người học dễ gặp phải. 1.4.3. Phương pháp học và các hoạt động dạy Theo Nunan (1991), phương pháp học là cách thức mà người học lựa chọn trong việc học, là kết quả của tính cách, tâm lí và nhận thức, nền tảng văn hóa xã hội và kinh nghiệm giáo dục 1.4.4. Việc học ngôn ngữ a. Sự chính xác và sự lưu loát Byrd (2005) cho rằng sự chính xác là khả năng diễn đạt chính xác các thế thức ngôn ngữ nhưn ngữ pháp, từ vựng, phát âm v.v… Sự lưu loát thể hiện khả năng tham gia vào các hoạt động giao tiếp một cách lưu loát và chính xác. Theo Lightbrown và Spada (1990), Phương Pháp Giao Tiếp không chú trọng đến việc sửa lỗi sai nhiều như các phương pháp trước đó. Có thể nói Phương Pháp Giao Tiếp đặt trọng tâm vào sự lưu loát những cũng không vì thế mà xem nhẹ sự chính xác. Hai khái niệm này có tác dụng tương hỗ, bổ trợ lẫn nhau. b. Sự tiếp thu và sự lĩnh hội Krashen (1982) cho rằng việc lĩnh hội ngôn ngữ là vô thức. Khác với sự lĩnh hội, sự tiếp thu là quá trình người học nhận kiến thức, bao gồm các quy tắc, một cách có ý thức. Theo Stern (1992), các hoạt động giao tiếp được tổ chức theo bản chất của Phương Pháp Giao Tiếp sẽ thúc đẩy quá trình lĩnh hội khi người học cố gắng tập trung vào nghĩa của ngôn ngữ hơn là cấu trúc ngôn ngữ. 1.4.5. Các hoạt động trong lớp Littlewood (1981) đưa ra mô hình các hoạt động tiền giao tiếp và trong khi giao tiếp. Các hoạt động tiền giao tiếp bao gồm hoạt động mô tả cấu trúc và hoạt động cận giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp bao gồm giao tiếp chức năng và giao tiếp xã hội. 2. Kết quả 2.1. Thái độ và biểu hiện của học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đối với việc học tiếng Anh theo Phương Pháp Giao Tiếp Theo tài liệu thu thập được từ quan sát và phiếu điều tra, nhìn chung phần lớn các em học sinh có thái độ nhìn nhận tích cực đối với phương pháp này. 69% các em được hỏi cho rằng các hoạt động phục vụ kĩ năng giao tiếp ở trên lớp là hiệu quả, 14% cho rằng rất hiệu quả. Còn lại 27% cho rằng chưa hữu ích lắm. Không có em nào đánh giá các hoạt động là không hữu ích. 71% trả lời rất thích các hoạt động giao tiếp do giáo viên tổ chức. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 289 71% trả lời thích học với Phương Pháp Giao Tiếp hơn là Phương pháp Ngữ Pháp Truyền Thống trong khi 20% thích kết hợp giữa hai phương pháp. Về biểu hiện, ứng với thái độ nêu trên, các em có biểu hiện tích cực trong các hoạt động giao tiếp. 66% thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động, 20% sử dụng rất nhiều và chỉ có 14% thừa nhận ít sử dụng, đặc biệt không có trường hợp không hề dùng tiếng Anh. Ứng với kết quả về thái độ, kết quả biểu hiện tương đối hợp lí. Nhìn chung phần lớn các em nhận thức được tính hiệu quả của các hoạt động giao tiếp. Phần trăm các em không cùng ý kiến là do các nguyên nhân như các em thấy rằng mục đích, phương pháp học, động lực của bản thân không phù hợp với Phương Pháp Giao Tiếp. Ngoài ra, phải kể đến sự không tương đồng về trình độ, năng lực ngôn ngữ cũng khiến cho nhiều em không hứng thú với phương pháp này. 2.2. Nguyên nhân học tiếng Anh của học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn 67% thừa nhận mình học tiếng Anh vì nó là một môn trong trường học và muốn đạt điểm cao trong các kì thi, 45% học tiếng Anh còn vì mục đích du học, 89% muốn có công việc tốt trong tương lai, 34% học tiếng Anh để đọc tài liệu, 28% bị hấp dẫn bởi xã hội và văn hóa các nước nói tiếng Anh. 2.3. Vai trò của học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn trong giờ học tiếng Anh theo Phương Pháp Giao Tiếp Theo quan sát, 30% các em rất tích cực trong khi tham gia các hoạt động giao tiếp do giáo viên đề ra. 60% nhìn chung tích cực tham gia và 10% còn hạn chế. Khi khảo sát tự đánh giá về mức độ năng động của mình trong các giờ học tiếng Anh, kết quả như sau: 18% tự cho mình rất tích cực, 53% tích cực và 29% cho rằng mình còn chưa tích cực lắm. Các giáo viên tiếng Anh, khi được hỏi về đánh giá của mình đối với mức độ năng động của các em học sinh lớp 10 do mình dạy, đưa ra nhận định sau: 2/5 giáo viên được điều tra cho rằng học sinh mình rất tích cực và 3 người còn lại đưa ra nhận xét “tích cực”. Ba kết quả đưa ra còn có sự chênh lệch nhưng nhìn chung người học đã thể hiện được vai trò của mình. Nguyên nhân dẫn đến sự chưa tích cực của một số em là hệ quả từ mục tiêu, động lực và thái độ của bản thân người học chưa phù hợp với phương pháp. 3. Kết luận Bài nghiên cứu này đã miêu tả một đối tượng người học là học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn nhằm thấy rõ đối tượng này có phù hợp với Phương Pháp Giao Tiếp chưa, đã phù hợp ở những điểm nào, chưa ở những điểm nào và đưa ra những đề xuất khắc phục. Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy được phần đông các em học sinh đã có thái độ, biểu hiện và vai trò phù hợp với bản chất Phương Pháp Giao Tiếp. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa thật sự phù hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người học cần nâng cao hơn nữa nhận thức đối với tầm quan trọng của các năng lực giao tiếp, mở rộng tầm nhìn xa hơn việc đạt điểm cao trong các kì thi để hướng tới hoàn thiện các kĩ năng giao tiếp vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Bên cạnh đó, người học Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 290 cần phải phát huy vai trò chủ động tích cực của mình trong các hoạt động giao tiếp được tổ chức trong giờ học tiếng Anh. Cụ thể là người học phải tích cực sử dụng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp được tạo ra thông qua các hoạt động được tổ chức trên lớp. Ngoài ra, người học nên tăng cường kĩ năng giao tiếp bên ngoài lớp học, thông qua việc xeo truyền hình, nghe đài, giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài. Bên cạnh đó, việc nâng cao vốn từ vựng, trau dồi ngữ pháp, phát âm, kĩ năng đọc, viết cũng vô cùng quan trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Breen, M. and C. N. Candlin.1980. The Essentials of a Communicative Curriculum in Language Teaching. Applied linguistics, 1 (2), 89-112. [2] Ellis, R. (1987). Learning Trategies and Second Language Acquisition. Oxford University Press. [3] Harmer, J. (1983). The Practice of English Language Teaching. Longman Group Ltd. [4] Krashen, S. (1982). Second Language Acquisition and Second Language Learning.Oxford: Pergamon. [5] Littlewood, W. (1981). Communicative Language Teaching-An Introduction. Cambridge University Press. [6] Nunan, D. (1991). Language Teaching Methodology. International Book Distributors Ltd. [7] Stern, H. H. (1983). Fundamental Concepts of Language Teaching. Oxford: Oxford University Press [8] Thompson, G. (1996). Some Misconceptions about Communicative Language Teaching. ELT Journal 50.1, 9-15. [9] Watkins, C. (2005). Classrooms as Learning Communities: What’s in It for Schools? London: Routledge. Watson. [10] Widdowson, H. (1972). The Teaching of English as Communication. English language teaching journal 27/7. [11] Widdowson, H. (1978). Teaching Language as Communication. Oxford University Press. . cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2 010 286 KHẢO SÁT NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH Ở LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐÀ NẴNG VỚI PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP AN INVESTIGATION INTO THE 10 TH GRADE. của học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng đối với việc học tiếng Anh theo Phương Pháp Giao Tiếp Xác định động lực của việc học tiếng Anh của học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên. 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng Xác định vai trò của học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng trong các giờ học tiếng Anh theo Phương Pháp Giao Tiếp 1.3. Phạm vi nghiên

Ngày đăng: 09/08/2014, 11:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KHẢO SÁT NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH Ở LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐÀ NẴNG VỚI PHƯƠNG PHÁP giao tiẾP

  • TÓM TẮT

  • ABSTRACT

  • Mở đầu

    • Lý do chọn đề tài

    • Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

      • Mục đích nghiên cứu

      • Mục tiêu nghiên cứu

      • Phạm vi nghiên cứu

      • Cơ sở lý thuyết

        • Định nghĩa về Phương Pháp Giao Tiếp

        • Miêu tả người học

          • Lí do học tiếng Anh

          • Tuổi tác

          • Động lực

            • Phân loại động lực

            • Động lực học của thanh thiếu niên

            • Trình độ ngôn ngữ

            • Phương pháp học và các hoạt động dạy

            • Việc học ngôn ngữ

              • Sự chính xác và sự lưu loát

              • Sự tiếp thu và sự lĩnh hội

              • Các hoạt động trong lớp

              • Kết quả

                • Thái độ và biểu hiện của học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đối với việc học tiếng Anh theo Phương Pháp Giao Tiếp

                • Nguyên nhân học tiếng Anh của học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

                • Vai trò của học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn trong giờ học tiếng Anh theo Phương Pháp Giao Tiếp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan