ĐỀ THI THỬ TRẮC NGHIỆM ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC ĐỀ SỐ 26 pot

8 378 0
ĐỀ THI THỬ TRẮC NGHIỆM ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC ĐỀ SỐ 26 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TRẮC NGHIỆM ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC - ĐỀ SỐ 26 Thời gian làm bài 45 phút 1. Oxi có những tính chất hóa học nào sau? A. Tác dụng với hầu hết các nguyên tố kim loại (trừ Au, Pt) B. Tác dụng với hầu hết các nguyên tố phi kim (trừ halogen) C. Tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ D. A, B, C đều đúng. 2. Hòa tan hoàn toàn 1 mol SO 3 vào một cốc nước, sau đó thêm nước vào để được 0,5 lít dung dịch X. Nồng độ mol của dung dịch X là A. 1M B. 1,5M C. 2M D. 2,5M 3. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào trong đó H 2 S thể hiện tính khử? A. H 2 S + 2NaOH  Na 2 S + H 2 O B. H 2 S + 2FeCl 3  2FeCl 2 + S + 2HCl C. H 2 S + NaOH  NaHS + H 2 O D. H 2 S + CuSO 4  CuS + H 2 SO 4 4. Cho 21 gam hỗn hợp Zn và CuO vào 600 ml dung dịch H 2 SO 4 0,5mol/L, phản ứng vừa đủ. % khối lượng của Zn có trong hỗn hợp ban đầu là A. 57% B. 62% C. 69% D. 73% 5. Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế oxi bằng cách nhiệt phân muối KClO 3 hoặc KMnO 4 . Còn trong công nghiệp, người ta sản xuất khí oxi từ không khí. Tại sao không áp dụng phương pháp này để điều chế khí oxi trong công nghiệp và ngược lại? A.Điều chế trong phòng thí nghiệm đòi hỏi hóa chất tinh khiết, nhưng số lượng nhỏ. B. Hóa chất công nghiệp đòi hỏi số lượng lớn nhưng mức độ tinh khiết không cao. C. Mức độ tinh khiết càng cao thì giá thành càng đắt. D. A, B, C đều đúng. 6. Có thể dùng dung dịch nào trong các dung dịch sau đây để loại bỏ SO 2 có lẫn với khí CO 2 ? A. KMnO 4 B. KOH, C. Ca(OH) 2 , D. NaHCO 3 7. Cho 20ml dung dịch H 2 SO 4 2M vào dung dịch BaCl 2 dư. Khối lượng chất kết tủa sinh ra là A. 9,32 gam B. 9,30 gam C. 9,28 gam D. 9,26 gam 8. Trong các phản ứng hóa học sau đây, phản ứng nào trong đó H 2 S thể hiện tính axit? A. 2 H S + 4 2 Cl + 4H 2 O  2 4 H SO + 8 HCl B. H 2 S + 2FeCl 3  2FeCl 2 + S + 2HCl C. H 2 S + 2NaOH  Na 2 S + H 2 O D. Tất cả đều đúng. 9. Hoà tan hoàn toàn 1,44 gam kim loại M hóa tri (II) vào 250 ml dung dịch H 2 SO 4 loãng 0,3mol/L. Sau đó lấy 60 ml dung dịch KOH 0,5 mol/L để trung hòa hết lượng axit còn dư. Kim loại M là A. Ca B. Fe C. Mg D. Zn 10. Oxi và ozon đều có tính oxi hóa mạnh. Phản ứng hóa học nào chứng tỏ rằng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi? 1) 2Ag + O 3  Ag 2 O + O 2 2) Ag + O 2  không phản ứng 3) 2 -1 K I + 0 3 O + H 2 O  0 2 I + 2 -2 KOH + 0 2 O A. (1) B. (1) và (2) C. (1), (2)và (3) D. (1) và (3) 11. Oxi và lưu huỳnh đều A. thuộc nhóm VIA, có 6 electron ở lớp ngoài cùng. B. thuộc chu kỳ 2. C. có số oxi hóa cao nhất là +6. D. chỉ có số oxi hóa là -2. 12. Axit sunfuric đặc được sử dụng làm khô các chất khí ẩm. Loại khí nào sau đây có thể được làm khô nhờ axit sunfuric? A. Khí cacbonnic B. Khí amoniac C. Khí oxi D. A và C đúng. 13. Cho hỗn hợp khí SO 2 và O 2 có tỷ khối hơi so với hiđro là 24. Thành phần % khí SO 2 và O 2 lần lượt là A. 50 và 50 B. 40 và 60 C. 60 và 40 D. 30 và 70 14. Để trung hoà 20 ml dung dịch KOH cần dùng 10 ml dung dịch H 2 SO 4 2M. Nồng độ mol của dung dịch KOH là A. 1M B. 1,5M C. 1,7M D. 2M 15. Nung nóng một hỗn hợp gồm 6,4 gam lưu huỳnh và 1,3 gam kẽm trong một ống đậy kín, cho đến khi phản ứng xong. Khối lượng ZnS và S dư thu được là A. 1,24 gam và 5,76 gam B. 1,94 gam và 5,46 gam C. 1,94 gam và 5,76 gam D. 1,24 gam và 5,46 gam 16. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít H 2 S (đktc) trong oxi dư, rồi dẫn tất cả sản phẩm vào 50 ml dung dịch NaOH 25% (D= 1,28). Nồng độ % muối trong dung dịch là A. 47, 92% B. 42, 96% C. 42,69% D. 24,97% 17. Trong một ống nghiệm chứa hỗn hợp khí SO 2 và không khí, SO 3 được tạo thành theo phản ứng 2SO 2 + O 2  2SO 3 và xảy ra ở điều kiện A. Nhiệt độ phòng B . Nhiệt độ phòng và có mặt chất xúc tác V 2 O 5 C. Đun nóng đến 500 0 C và có mặt chất xúc tác V 2 O 5 D. Đun nóng đến 500 0 C 18. Sự hình thành ozon (O 3 ) là do A. Tia tử ngoại của mặt trời chuyển hoá các phân tử oxi. B. Sự phóng điện (sét) trong khí quyển. C. Sự oxi hoá một số hợp chất hữu cơ trên mặt đất. D. Tất cả đều đúng. 19. Hai bình cầu có thể tích bằng nhau. Nạp oxi vào bình thứ nhất. Nạp oxiđã được ozon hóa vào bình thứ hai. Nhiệt độ và áp suất ở hai bình như nhau. Đặt hai bình trên hai đĩa cân thấy khối lượng của hai bình khác nhau 0,21 gam. Số gam ozon có trong bình oxi đã được ozon hóa là A. 0,63 B. 0,65 C. 0,67 D. 0,69 20. Dùng 300 tấn quặng pirit (FeS 2 ) có lẫn 20% tạp chất để sản xuất axit H 2 SO 4 có nồng độ 98%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng axit H 2 SO 4 98% thu được là A. 320 tấn B. 335 tấn C. 350 tấn D. 360 tấn 21. Để trừ nấm thực vật, người ta dùng dung dịch CuSO 4 0,8%. Lượng dung dịch CuSO 4 0,8% pha chế được từ 60 gam CuSO 4 .5H 2 O là: A. 4800 gam B. 4700 gam C. 4600 gam D. 4500 gam 22. Oxi có thể thu được từ sự nhiệt phân: A. KClO 3 B. CaCO 3 C. (NH 4 ) 2 SO 4 D. NaHCO 3 23. Cho hỗn hợp khí gồm 1,6g oxi và 0,8g hiđro tác dụng với nhau. Số gam hiđro còn dư là: A. 0,6 B. 0,5 C. 0,4 D. 0,3 24. Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác. B. Khử trùng nước ăn, khử mùi. C. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả tươi. D. Dùng để thở cho các bệnh nhân về đường hô hấp. 25. Dẫn khí H 2 S đi qua dung dịch KMnO 4 và H 2 SO 4 , hiện tượng quan sát được là: A. màu tím của dung dịch chuyển sang không màu. B. xuất hiện các vẩn đục màu vàng nhạt. C. xuất hiện kết tủa màu đen. D. cả A và B đúng. 26. Cho phản ứng hóa học H 2 S + 4Cl 2 + 4H 2 O  8HCl + H 2 SO 4 Hãy chọn câu trả lời đúng tính chất của các chất tham gia phản ứng : A. H 2 O là chất khử, Cl 2 là chất oxi hóa B. Cl 2 là chất khử, H 2 S là chất oxi hóa C. Cl 2 là chất oxi hóa, H 2 S là chất khử D. H 2 O là chất oxi hóa, H 2 S là chất khử 27. Tầng ozon có tác dụng nào sau đây? A. Làm không khí trong lành hơn B. Ngăn tia tử ngoại của mặt trời chiếu xuống Trái Đất. C. Giữ ấm cho Trái Đất D. A, B, C đều sai. 28. Bạc tiếp xúc với không khí có lẫn H 2 S biến đổi thành bạc sunfua: 4Ag + 2H 2 S + O 2  2Ag 2 S + 2H 2 O Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng? A. Ag là chất oxi hóa, H 2 S là chất khử B. H 2 S là chất khử, O 2 là chất oxi hóa C. Ag là chất khử, O 2 là chất oxi hóa D. H 2 S là chất oxi hóa, Ag là chất khử 29. Trong nhóm oxi, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: A. Tính oxi hóa tăng dần, tính khử giảm dần. B. Năng lượng ion hóa tăng dần. C. Ái lực electron tăng dần. D. Tính phi kim giảm dần, đồng thời tính kim loại tăng dần. Hãy chọn câu trả lời đúng. 30. Cấu hình electron nguyên tử nào là của S ở trạng thái kích thích cao nhất? A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 B. 1s 2 2s 2 2p 4 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 3d 1 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 3p 3 3d 2 Hãy chọn câu trả lời đúng. Đáp án đề số 26 1. D 2. C 3. B 4. D 5. A 6. A 7. A 8. C 9. C 10. C 11. A 12. D 13. A 14. D 15. A 16. B 17. C 18. D 19. A 20. D 21. A 22. A 23. A 24. D 25. D 26. C 27. B 28. C 29. D 30. D Hướng dẫn giải một số bài 16. Đáp án B Giải Lượng NaOH nguyên chất là: 1,28.50.25 16( ) 0,4( ) 100 gam mol   Số mol khí H 2 S là: 2 8,96 0,4( ) 22,4 H S n mol   Phương trình: 2H 2 S + 3O 2 0 t  2SO 2 + 2H 2 O 0,4 0,4 0,4 (mol) So sánh: NaOH n : 2 SO n = 0,4 : 0,4 = 1: 1. Do đó phản ứng xảy ra là: SO 2 + NaOH  NaHSO 3 1 mol 1 mol 0,4 mol 0,4 mol Khối lượng dung dịch: 3 0,4.104 % 50.1,28 0,4.64 0,4.18 NaHSO C    .100% = 42,96% 19. Đáp án A - Số mol khí ở hai bình bằng nhau. Do phân tử khối của O 3 lớn hơn O 2 là 16 gam/mol nên ở bình có O 3 lớn hơn. Cứ 1 mol (48 gam) O 3 nặng hơn 1 mol O 2 là 16 gam Vậy x mol 0,21 gam 3 0,21 .48 0,63 16 O m gam   20. Đáp án D Khối lượng FeS 2 có trong quặng pirit là: 80 300. 240 100  (tấn) Vì hiệu suất 90%, nên lượng FeS 2 chuyển thành axit H 2 SO 4 là: 90 240. 216 100  (tấn) Theo phương trình: 4 FeS 2 + 11O 2 0 t  2Fe 2 O 3 + SO 2 2SO 2 + O 2 0 2 5 t V O  2SO 3 SO 3 + H 2 O  H 2 SO 4 Từ các phản ứng trên: 2 4 216.196 352,8 120 H SO m   (tấn) 2 4 98% 100 352,8. 360 98 H SO m   (tấn) . ĐỀ THI THỬ TRẮC NGHIỆM ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC - ĐỀ SỐ 26 Thời gian làm bài 45 phút 1. Oxi có những tính chất hóa học nào sau? A. Tác dụng với hầu hết. nghiệp và ngược lại? A.Điều chế trong phòng thí nghiệm đòi hỏi hóa chất tinh khiết, nhưng số lượng nhỏ. B. Hóa chất công nghiệp đòi hỏi số lượng lớn nhưng mức độ tinh khiết không cao. . Kim loại M là A. Ca B. Fe C. Mg D. Zn 10. Oxi và ozon đều có tính oxi hóa mạnh. Phản ứng hóa học nào chứng tỏ rằng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi? 1) 2Ag + O 3  Ag 2 O + O 2

Ngày đăng: 09/08/2014, 01:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan