CHƯƠNG 2 CÁC MỞ RỘNG CỦA C++ ppsx

33 220 0
CHƯƠNG 2 CÁC MỞ RỘNG CỦA C++ ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 2 CÁC MỞ RỘNG CỦA C++ I. LỊCH SỬ CỦA C++ Vào những năm đầu thập niên 1980, người dùng biết C++ với tên gọi "C with Classes" được mô tả trong hai bài báo của Bjarne Stroustrup (thuộc AT&T Bell Laboratories) với nhan đề "Classes: An Abstract Data Type Facility for the C Language" và "Adding Classes to C : AnExercise in Language Evolution". Trong công trình này, tác giả đã đề xuất khái niệm lớp, bổ sung việc kiểm tra kiểu tham số của hàm, các chuyển đổi kiểu và một số mở rộng khác vào ngôn ngữ C. Bjarne Stroustrup nghiên cứu mở rộng ngôn ngữ C nhằm đạt đến một ngôn ngữ mô phỏng (simulation language) với những tính năng hướng đối tượng. Trong năm 1983, 1984, ngôn ngữ "C with Classes" được thiết kế lại, mở rộng hơn rồi một trình biên dịch ra đời. Và chính từ đó, xuất hiện tên gọi "C++". Bjarne Stroustrup mô tả ngôn ngữ C++ lần đầu tiên trong bài báo có nhan đề "Data Abstraction in C". Sau một vài hiệu chỉnh C++ được công bố rộng rãi trong quyển "The C++ Programming Language" của Bjarne Stroustrup xuất hiện đánh dấu sự hiện diện thực sự của C++, người lập tình chuyên nghiệp từ đây đã có một ngôn ngữ đủ mạnh cho các dữ án thực tiễn của mình. Về thực chất C++ giống như C nhưng bổ sung thêm một số mở rộng quan trọng, đặc biệt là ý tưởng về đối tượng, lập trình định hướng đối tượng.Thật ra các ý tưởng về cấu trúc trong C++ đã xuất phát vào các năm 1970 từ Simula 70 và Algol 68. Các ngôn ngữ này đã đưa ra các khái niệm về lớp và đơn thể. Ada là một ngôn ngữ phát triển từ đó, nhưng C++ đã khẳng định vai trò thực sự của mình. II. CÁC MỞ RỘNG CỦA C++ II.1. Các từ khóa mới của C++ Để bổ sung các tính năng mới vào C, một số từ khóa (keyword) mới đã được đưa vào C++ ngoài các từ khóa có trong C. Các chương trình bằng C nào sử dụng các tên trùng với các từ khóa cần phải thay đổi trước khi chương trình được dịch lại bằng C++. Các từ khóa mới này là : asm catch class delete friend inline new operator private protected public template this throw try virtual II.2. Cách ghi chú thích C++ chấp nhận hai kiểu chú thích. Các lập trình viên bằng C đã quen với cách chú thích bằng /*…*/. Trình biên dịch sẽ bỏ qua mọi thứ nằm giữa /*…*/. Ví dụ 2.1 : Trong chương trình sau : Mọi thứ nằm giữa /*…*/ từ dòng 1 đến dòng 3 đều được chương trình bỏ qua. Chương trình này còn minh họa cách chú thích thứ hai. Đó là cách chú thích bắt đầu bằng // ở dòng 8 và dòng 9. Chúng ta chạy ví dụ 2.1 , kết quả ở hình 2.1. Hình 2.1: Kết quả của ví dụ 2.1 Nói chung, kiểu chú thích /*…*/ được dùng cho các khối chú thích lớn gồm nhiều dòng, còn kiểu // được dùng cho các chú thích một dòng. II.3. Dòng nhập/xuất chuẩn Trong chương trình C, chúng ta thường sử dụng các hàm nhập/xuất dữ liệu là printf() và scanf(). Trong C++ chúng ta có thể dùng dòng nhập/xuất chuẩn (standard input/output stream) để nhập/xuất dữ liệu thông qua hai biến đối tượng của dòng (stream object) là cout và cin. Ví dụ 2.2: Chương trình nhập vào hai số. Tính tổng và hiệu của hai số vừa nhập. Để thực hiện dòng xuất chúng ta sử dụng biến cout (console output) kết hợp với toán tử chèn (insertion operator) << như ở các dòng 5, 7, 9 và 10. Còn dòng nhập chúng ta sử dụng biến cin (console input) kết hợp với toán tử trích (extraction operator) >> như ở các dòng 6 và 8. Khi sử dụng cout hay cin, chúng ta phải kéo file iostream.h như dòng 1. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về dòng nhập/xuất ở chương 8. Chúng ta chạy ví dụ 2.2 , kết quả ở hình 2.2. Hình 2.2: Kết quả của ví dụ 2.2 Hình 2.3: Dòng nhập/xuất dữ liệu II.4. Cách chuyển đổi kiểu dữ liệu Hình thức chuyển đổi kiểu trong C tương đối tối nghĩa, vì vậy C++ trang bị thêm một cách chuyển đổi kiểu giống như một lệnh gọi hàm. Ví dụ 2.3: Chúng ta chạy ví dụ 2.3 , kết quả ở hình 2.4. Hình 2.4: Kết quả của ví dụ 2.3 II.5. Vị trí khai báo biến Trong chương trình C đòi hỏi tất cả các khai báo bên trong một phạm vi cho trước phải được đặt ở ngay đầu của phạm vi đó. Điều này có nghĩa là tất cả các khai báo toàn cục phải đặt trước tất cả các hàm và các khai báo cục bộ phải được tiến hành trước tất cả các lệnh thực hiện. Ngược lại C++ cho phép chúng ta khai báo linh hoạt bất kỳ vị trí nào trong một phạm vi cho trước (không nhất thiết phải ngay đầu của phạm vi), chúng ta xen kẽ việc khai báo dữ liệu với các câu lệnh thực hiện. Ví dụ 2.4: Chương trình mô phỏng một máy tính đơn giản 1: #include <iostream.h> 2: int main() 3: { 4: int X; 5: cout<< "Nhap vao so thu nhat:"; 6: cin>>X; 7: int Y; 8: cout<< "Nhap vao so thu hai:"; 9: cin>>Y; 10: char Op; 11: cout<<"Nhap vao toan tu (+-*/):"; 12: cin>>Op; 13: switch(Op) 14: { 15: case ‘+’: 16: cout<<"Ket qua:"<<X+Y<<"\n"; 17: break; 18: case ‘-’: 19: cout<<"Ket qua:"<<X-Y<<"\n"; 20: break; 21: case ‘*’: 22: cout<<"Ket qua:"<<long(X)*Y<<"\n"; 23: break; 24: case ‘/’: 25: if (Y) 26: cout<<"Ket qua:"<<float(X)/Y<<"\n"; 27: else 28: cout<<"Khong the chia duoc!" <<"\n"; 9; 9; 29: break; 30: default : 31: cout<<"Khong hieu toan tu nay!"<<"\n"; 32: } 33: return 0; 34: } Trong chương trình chúng ta xen kẻ khai báo biến với lệnh thực hiện ở dòng 4 đến dòng 12. Chúng ta chạy ví dụ 2.4, kết quả ở hình 2.5. Hình 2.5: Kết quả của ví dụ 2.4 Khi khai báo một biến trong chương trình, biến đó sẽ có hiệu lực trong phạm vi của chương trình đó kể từ vị trí nó xuất hiện. Vì vậy chúng ta không thể sử dụng một biến được khai báo bên dưới nó. II.6. Các biến const Trong ANSI C, muốn định nghĩa một hằng có kiểu nhất định thì chúng ta dùng biến const (vì nếu dùng #define thì tạo ra các hằng không có chứa thông tin về kiểu). Trong C++, các biến const linh hoạt hơn một cách đáng kể: C++ xem const cũng như #define nếu như chúng ta muốn dùng hằng có tên trong chương trình. Chính vì vậy chúng ta có thể dùng const để quy định kích thước của một mảng như đoạn mã sau: const int ArraySize = 100; int X[ArraySize]; Khi khai báo một biến const trong C++ thì chúng ta phải khởi tạo một giá trị ban đầu nhưng đối với ANSI C thì không nhất thiết phải làm như vậy (vì trình biên dịch ANSI C tự động gán trị zero cho biến const nếu chúng ta không khởi tạo giá trị ban đầu cho nó). Phạm vi của các biến const giữa ANSI C và C++ khác nhau. Trong ANSI C, các biến const được khai báo ở bên ngoài mọi hàm thì chúng có phạm vi toàn cục, điều này nghĩa là chúng có thể nhìn thấy cả ở bên ngoài file mà chúng được định nghĩa, trừ khi chúng được khai báo là static. Nhưng trong C++, các biến const được hiểu mặc định là static. II.7. Về struct, union và enum Trong C++, các struct và union thực sự các các kiểu class. Tuy nhiên có sự thay đổi đối với C++. Đó là tên của struct và union được xem luôn là tên kiểu giống như khai báo bằng lệnh typedef vậy. Trong C, chúng ta có thể có đoạn mã sau : struct Complex { float Real; float Imaginary; }; ………………… struct Complex C; Trong C++, vấn đề trở nên đơn giản hơn: struct Complex { float Real; float Imaginary; }; ………………… Complex C; Quy định này cũng áp dụng cho cả union và enum. Tuy nhiên để tương thích với C, C++ vẫn chấp nhận cú pháp cũ. Một kiểu union đặc biệt được thêm vào C++ gọi là union nặc danh (anonymous union). Nó chỉ khai báo một loạt các trường(field) dùng chung một vùng địa chỉ bộ nhớ. Một union nặc danh không có tên tag, các trường có thể được truy xuất trực tiếp bằng tên của chúng. Chẳng hạn như đoạn mã sau: union { int Num; float Value; }; Cả hai Num và Value đều dùng chung một vị trí và không gian bộ nhớ. Tuy nhiên không giống như kiểu union có tên, các trường của union nặc danh thì được truy xuất trực tiếp, chẳng hạn như sau: Num = 12; Value = 30.56; II.8. Toán tử định phạm vi Toán tử định phạm vi (scope resolution operator) ký hiệu là ::, nó được dùng truy xuất một phần tử bị che bởi phạm vi hiện thời. Ví dụ 2.5 : 1: #include <iostream.h> 2: int X = 5; 3: int main() 4: { 5: int X = 16; 6: cout<< "Bien X ben trong = "<<X<<"\n"; 7: cout<< "Bien X ben ngoai = "<<::X<<"\n"; 8: return 0; 9: } Chúng ta chạy ví dụ 2.5 , kết quả ở hình 2.6 Hình 2.6: Kết quả của ví dụ 2.5 Toán tử định phạm vi còn được dùng trong các định nghĩa hàm của các phương thức trong các lớp, để khai báo lớp chủ của các phương thức đang được định nghĩa đó. Toán tử định phạm vi còn có thể được dùng để phân biệt các thành phần trùng tên của các lớp cơ sở khác nhau. II.9. Toán tử new và delete Trong các chương trình C, tất cả các cấp phát động bộ nhớ đều được xử lý thông qua các hàm thư viện như malloc(), calloc() và free(). C++ định nghĩa một phương thức mới để thực hiện việc cấp phát động bộ nhớ bằng cách dùng hai toán tử new và delete. Sử dụng hai toán tử này sẽ linh hoạt hơn rất nhiều so với các hàm thư viện của C. Đoạn chương trình sau dùng để cấp phát vùng nhớ động theo lối cổ điển của C. int *P; P = malloc(sizeof(int)); if (P==NULL) printf("Khong con du bo nho de cap phat\n"); else { *P = 290; printf("%d\n", *P); free(P); } Trong C++, chúng ta có thể viết lại đoạn chương trình trên như sau: int *P; P = new int; if (P==NULL) cout<<"Khong con du bo nho de cap phat\n"; else { *P = 290; cout<<*P<<"\n"; delete P; } Chúng ta nhận thấy rằng, cách viết của C++ sáng sủa và dễ sử dụng hơn nhiều. Toán tử new thay thế cho hàm malloc() hay calloc() của C có cú pháp như sau : new type_name new ( type_name ) new type_name initializer new ( type_name ) initializer Trong đó : type_name: Mô tả kiểu dữ liệu được cấp phát. Nếu kiểu dữ liệu mô tả phức tạp, nó có thể được đặt bên trong các dấu ngoặc. initializer: Giá trị khởi động của vùng nhớ được cấp phát. Nếu toán tử new cấp phát không thành công thì nó sẽ trả về giá trị NULL. Còn toán tử delete thay thế hàm free() của C, nó có cú pháp như sau : delete pointer delete [] pointer Chúng ta có thể vừa cấp phát vừa khởi động như sau : int *P; P = new int(100); if (P!=NULL) { cout<<*P<<"\n"; delete P; } else cout<<"Khong con du bo nho de cap phat\n"; Để cấp phát một mảng, chúng ta làm như sau : int *P; P = new int[10]; //Cấp phát mảng 10 số nguyên if (P!=NULL) { for(int I = 0;I<10;++) P[I]= I; for(I = 0;I<10;++) cout<<P[I]<<"\n"; delete []P; } else cout<<"Khong con du bo nho de cap phat\n"; Chú ý : Đối với việc cấp phát mảng chúng ta không thể vừa cấp phát vừa khởi động giá trị cho chúng, chẳng hạn đoạn chương trình sau là sai : int *P; P = new (int[10])(3); //Sai !!! Ví dụ 2.6: Chương trình tạo một mảng động, khởi động mảng này với các giá trị ngẫu nhiên và sắp xếp chúng. 1: #include <iostream.h> 2: #include <time.h> 3: #include <stdlib.h> 4: int main() 5: { 6: int N; 7: cout<<"Nhap vao so phan tu cua mang:"; 8: cin>>N; 9: int *P=new int[N]; 10: if (P==NULL) 11: { 12: cout<<"Khong con bo nho de cap phat\n"; 13: return 1; 14: } 15: srand((unsigned)time(NULL)); 16: for(int I=0;I<N;++I) 17: P[I]=rand()%100; //Tạo các số ngẫu nhiên từ 0 đến 99 18: cout<<"Mang truoc khi sap xep\n"; 19: for(I=0;I<N;++I) 20: cout<<P[I]<<" "; 21: for(I=0;I<N-1;++I) 22: for(int J=I+1;J<N;++J) 23: if (P[I]>P[J]) 24: { 25: int Temp=P[I]; 26: P[I]=P[J]; 27: P[J]=Temp; 28: } 29: cout<<"\nMang sau khi sap xep\n"; 30: for(I=0;I<N;++I) 31: cout<<P[I]<<" "; 32: delete []P; 33: return 0; 34: } Chúng ta chạy ví dụ 2.6 , kết quả ở hình 2.7 Hình 2.7: Kết quả của ví dụ 2.6 Ví dụ 2.7: Chương trình cộng hai ma trận trong đó mỗi ma trận được cấp phát động. Chúng ta có thể xem mảng hai chiều như mảng một chiều như hình 2.8 Hình 2.8: Mảng hai chiều có thể xem như mảng một chiều. [...]... Complex C1,C2,C3,C4; 17: 18: C1 = SetComplex(1.0 ,2. 0); 19: C2 = SetComplex(-3.0,4.0); 20 : printf("\nSo phuc thu nhat:"); 21 : 22 : 23 : 24 : 25 : 26 : 27 : 28 : 29 : 30: 31: 32: 33: 34: 35: 36: 37: 38: 39: 40: 41: 42: 43: 44: 45: 46: 47: 48: 49: 50: 51: 52: 53: 54: 55: 56: 57: 58: 59: 60: 61: 62: 63: 64: 65: 66: DisplayComplex(C1); printf("\nSo phuc thu hai:"); DisplayComplex(C2); C3 = AddComplex(C1,C2); //Hơi... C1,Complex C2); 12: Complex operator - (Complex C1,Complex C2); 13: 14: int main(void) 15: { 16: Complex C1,C2,C3,C4; 17: 18: C1 = SetComplex(1.0 ,2. 0); 19: C2 = SetComplex(-3.0,4.0); 20 : cout>N; 20 : //Cấp phát vùng nhớ cho ma trận A 21 : if (!AllocMatrix(&A,M,N)) 22 : { //endl: Xuất ra kí tự xuống dòng (‘\n’) 23 : cout . sự của mình. II. CÁC MỞ RỘNG CỦA C++ II.1. Các từ khóa mới của C++ Để bổ sung các tính năng mới vào C, một số từ khóa (keyword) mới đã được đưa vào C++ ngoài các từ khóa có trong C. Các chương. hiểu kỹ về dòng nhập/xuất ở chương 8. Chúng ta chạy ví dụ 2. 2 , kết quả ở hình 2. 2. Hình 2. 2: Kết quả của ví dụ 2. 2 Hình 2. 3: Dòng nhập/xuất dữ liệu II.4. Cách chuyển đổi kiểu dữ liệu. CHƯƠNG 2 CÁC MỞ RỘNG CỦA C++ I. LỊCH SỬ CỦA C++ Vào những năm đầu thập niên 1980, người dùng biết C++ với tên gọi "C with Classes" được mô tả trong hai bài báo của Bjarne

Ngày đăng: 08/08/2014, 16:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan