Quản lý nợ công ở việt nam thực trạng và giải pháp

30 3.2K 18
Quản lý nợ công ở việt nam  thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC BỘ MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ  Đề tài tiểu luận QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GVHD: ThS. NGUYỄN ANH TUẤN SVTH: Nguyễn Ngọc Nam Phan Minh Vương Lê Thị Mỹ Trinh Phạm Thị Ngọc An Trần Hoàng Thủy Tú Phan Trọng Nhân Trần Quốc Bảo ( Lớp TCDN 7 K33) TP Hồ Chí Minh 12 / 2009 MỤC LỤC Lời mở đầu 1 I.Cở sở lý luận 2 I.1.Nợ công 2 1.1 Nợ Chính phủ 2 1.2 Nợ được Chính phủ bảo lãnh 2 1.3 Nợ chính quyền địa phương 2 2.Quản lý nợ công 2 3.Ý nghĩa việc quản lý nợ công 3 3.1 Tạo sự phối hợp nhịp nhàng và sự dung hòa tối ưu về mục đích với các bộ phận của chính sách kinh tế vĩ mô 3 3.2 Cải thiện tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế 3 3.3 Ổn định kinh tế -tài chính trong nước 3 II.Thực trạng 5 1.Tình hình nợ công 5 1.1Vay nợ của chính phủ 5 a) Vay trong nước 5 b) Vay nước ngoài 6 1.2Vay nợ của chính quyền địa phương 7 a) Vay trong nước 7 b) Vay nước ngoài 8 1.3Vay nợ của các định chế tài chính phát triển nhà nước 9 a) Vay trong nước 9 b) Vay nước ngoài 9 1.4Vay nợ của doanh nghiệp nhà nước 10 2.Về công tác quản lý nợ công 14 2.1 Về khung pháp lý 14 a) Đối với vay nợ trong nước của Chính phủ và một số chủ thể khu vực công 14 b) Đối với vay nợ nước ngoài 14 2.2 Về cơ quan quản lý 15 a) Đối với các khoản vay của Chính phủ 15 b) Đối với các khoản bảo lãnh Chính phủ 15 c) Đối với khoản vay của chính quyền địa phương 15 d) Đối với khoản vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam 16 2.3 Về công cụ quản lý 17 3. Đánh giá tình trạng nợ công và công tác quản lý nợ công 17 3.1 Những kết quả đạt được 17 3.2 Những tồn tại trong quản lý nợ 19 III. Giải pháp 23 Kết luận 26 Tài liệu tham khảo 27 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, để tạo nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế, việc huy động vốn vay đã trở thành một kênh quan trọng, góp phần giải quyết khó khăn về tài chính, tạo tiềm lực thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Các khoản vay nợ từ trong và ngoài nước đều được tận dụng một cách khá hiệu quả đã giúp nước ta từ việc mắc nợ thường xuyên và là một nước chậm phát triển trở thành nơi đầu tư hấp dẫn với một cơ cấu nợ công an toàn. Kết quả này không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các chính sách quản lý nợ công. Trong khoản thời gian đó, Chính phủ đã ban hành một số quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, cho đến nay, khuôn khổ pháp lý về quản lý nợ công bộc lộ nhiều khiếm khuyết, không còn khả năng quản lý các khoản nợ một các có hiệu quả, cụ thể là: các quy định mới chỉ dừng ở Nghị định, Thông tư ,chưa được pháp điển hóa; không thống nhất với nhau về các khái niệm về nợ cũng như không thống nhất về vai trò cũng như chức năng của từng cơ quan ; còn có sự chồng chéo trong công tác quản lý…. Trên cơ sở đó, nhóm chúng em thực hiện đề tài: “Quản lý nợ công ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về công tác quản lý nợ công ở nước ta và một số góp ý nhằm hoàn chỉnh công tác quản lý I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Nợ công Nợ công bao gồm : 1.1. Nợ Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. 1.2 Nợ được Chính phủ bảo lãnh: là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. 1.3. Nợ chính quyền địa phương: là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. Trong đó, nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Quản lý nợ công Quản lý nợ công là một tiến trình lập và thực hiện chiến lược quản lý nợ của một quốc gia nhằm tạo được lượng vốn theo yêu cầu, đạt được các mục tiêu rủi ro và chi phí cũng như các mục tiêu khác mà Nhà nước đặt ra. Trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô, vấn đề quan trọng nhất của quản lý nợ công là Chính phủ phải đảm bảo quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công phải bền vững, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau mà vẫn đáp ứng được các mục tiêu về rủi ro và chi phí. 3. Ý nghĩa của việc quản lý nợ công 3.1. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng và sự dung hòa tối ưu về mục đích với các bộ phận của chính sách kinh tế vĩ mô Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ với chính sách quản lý nợ công là hết sức cần thiết. Hậu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô không hợp lý thường đem lại những cơ cấu nợ đầy rủi ro; ngược lại, chính sách quản lý nợ công cũng ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ. Trong một số trường hợp mâu thuẫn giữa chính sách quản lý nợ công và chính sách tiền tệ cũng có thể nảy sinh do có những mục đích khác nhau - quản lý nợ tập trung vào việc hoán đổi giữa chi phí và rủi ro, trong khi chính sách tiền tệ lại hướng đến đạt được sự ổn định về giá cả. Chính sách quản lý nợ công tốt sẽ tạo điều kiện để dung hòa tối ưu mâu thuẫn nói trên 3.2. Cải thiện tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế Chính sách quản lý nợ công ảnh hưởng trực tiếp đến mức vay nợ nước ngoài. Nếu mức vay nợ nước ngoài gia tăng trước mắt sẽ làm cho đồng nội tệ tăng giá, từ đó gây bất lợi đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu lại tăng do giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn, kết quả là làm trầm trọng hơn tình trạng của cán cân vãng lai. Xét về lâu dài, gia tăng vay nợ nước ngoài sẽ tạo áp lực lớn đối với cán cân thanh toán quốc tế và nguy cơ khủng hoảng nợ. Mặc dù chính sách quản lý nợ công chưa hẳn đã là nguyên nhân duy nhất, thậm chí chưa hẳn là nguyên nhân chính đưa đến các khủng hoảng nợ, nhưng cơ cấu nợ bất hợp lý đã góp phần làm cho những khủng hoảng này thêm trầm trọng. ngay cả khi có môi trường chính sách kinh tế vĩ mô tốt, các biện pháp đầy rủi ro trong quản lý nợ công cũng sẽ làm tăng khả năng tổn thương của nền kinh tế đối với các cú sốc kinh tế- tài chính từ bên ngoài. 3.3. Ổn định kinh tế - tài chính trong nước Khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước cho thấy, nợ không được cơ cấu tốt về thời hạn thanh toán, tiền tệ và lãi suất, cùng các công nợ bất thường và không có nguồn chi trả là một trong những nguyên nhân quan trọng. Trên thực tế, dù ở cơ chế lãi suất nào, dù vay nợ bằng nội tệ hay ngoại tệ, khủng hoảng thường nảy sinh khi nhà nước quá tập trung vào việc tiết kiệm chi phí đối với một lượng lớn các khoảng vay ngắn hạn. Và kết quả là uy tín tín dụng của quốc gia bị giảm sút khi phải chuyển hạn nợ. Tương tự như thế, phụ thuộc quá nhiều vào nợ ngoại tệ có thề dẫn đến những áp lực vế tỷ giá và tiền tệ. Mặt khác, nợ công thường là danh nợ lớn nhất của một quốc gia, ảnh hưởng rất lớn đến ổn định tài chính trong nước. Quản lý nợ công không hợp lý, chính phủ vay nợ trong nước quá nhiều thì phấn vốn cung ứng cho khu vực công nghiệp và dân cư sẽ giảm sút. Hậu quả là gây ra sự mất cân đối trong đầu tư giữa khu vực công và khu vực tư; mặt khác sẽ làm lãi suất tín dụng tăng do cạnh tranh trong huy động vốn giữa hai khu vực. Lãi suất tín dụng tăng lại chèn ép đầu tư của khu vực tư. Chính sách quản lý nợ công tốt có thể làm giảm sự lây nhiễm và rủi ro tài chính thông qua việc tạo điều kiện và phát triển thị trưởng tài chính. Chẳng hạn, thị trường các chứng khoán nợ trong nước phát triển có thể thay thế cho tài trợ từ ngân hàng khi nguồn này cạn đi và ngược lại, giúp cho nền kinh tế có thể chịu được các cú sốc tài chính. Do nợ công tác động lớn đến cán cân thanh toán quốc tế, sự ổn định tài chính quốc gia, tính hiệu quả của chính sách tài khóa và tiền tệ, nên chính sách quản lý nợ công trở nên được ưu tiên hàng đầu đối nhiều nền kinh tế đang chuyển đồi từ những năm đầu của thập niên 80. Khi khủng hoảng nợ xảy ra vào năm 1982, chính phủ nhiều nền kinh tế thực hiện chính sách quản lý nợ công với đặt điểm nồi bật là tập trung kiểm soát nợ nước ngoài trung và dài hạn trực tiếp của khu vực công, ít có chú ý đến kiểm soát khoản nợ bảo lãnh cho khu vực tư và các khoản nợ ngắn hạn. II. THỰC TRẠNG 1. Tình hình nợ công Thực hiện chiến lược huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển, trong nhiều năm qua Chính phủ, một số Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, một số định chế tài chính nhà nước như Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã tổ chức huy động các nguồn vốn trong nước, nước ngoài thông qua hình thức vay nợ. Tình hình vay nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, các định chế tài chính nhà nước và doanh nghiệp nhà nước cụ thể như sau: 1.1 Vay nợ của Chính phủ a) Vay trong nước: Từ năm 1992, Chính phủ phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp thiếu hụt tạm thời về nguồn ngân quỹ; phát hành trái phiếu kho bạc để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và phát hành công trái, trái phiếu đầu tư, trái phiếu công trình để thực hiện những dự án đầu tư trọng điểm của Nhà nước. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ là Kho bạc Nhà nước. Bên cạnh đó còn có các khoản vay tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ Bảo hiểm xã hội hoặc các nguồn tài chính hợp pháp khác để bù đắp thiếu hụt ngân quỹ tạm thời hoặc để bù đắp bội chi Ngân sách Nhà nước. Vừa đúng 2 tháng, từ 15/4 đến 15/6/2004, đợt phát hành Trái phiếu Chính phủ (TPCP) đợt II/2004 do hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đảm nhiệm đã thành công tốt đẹp. Như vậy một lần nữa cuộc vận động toàn dân tham gia mua Trái Phiếu Chính Phủ xây dựng một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước theo tinh thần Chỉ thị số 28-CT/TƯ ngày 24/9/2003 của Bộ Chính trị đã được đông đảo nhân dân hưởng ứng, bằng kết quả đáng khích lệ: Tổng số tiền phát hành trái phiếu nội tệ gần 1200 tỷ đồng, đạt 171% kế hoạch (1200/700 tỷ đồng). Từ 1/8, trái phiếu Chính phủ đợt III với tổng khối lượng 10.000 tỷ VNđồng sẽ được phát hành qua hệ thống kho bạc nhà nước trên toàn quốc và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (lãi suất 8.6%/năm) b) Vay nước ngoài: Ngoài các khoản vay cũ trước 1990 đã được xử lý qua Câu lạc bộ Paris và Câu lạc bộ Luân Đôn, trong thời gian qua, vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu thông qua vay ODA cho phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội. Trong vài năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu đầu tư trong nước và trước xu thế vốn ODA giảm dần, Chính phủ đã bắt đầu vay một số khoản vay kém ưu đãi hơn hoặc vay theo điều kiện thương mại, kể cả phát hành trái phiếu quốc tế. Trong những năm đầu thập niên 90 Việt Nam là một nước nợ lớn, tổng nợ cao hơn nhiều lần so với tổng thu nhập quốc dân. Tổng nợ năm 1990 là 23,27 tỷ USD trong khi tổng thu nhập quốc dân (GNI) là 6,06 tỷ cho thấy sự khủng hoảng về khả năng thanh toán nợ của Việt Nam. Tuy nhiên nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh nên từ nửa sau thập niên 90 tổng thu nhập quốc dân đã tăng lên liên tục cộng với việc giảm nợ và xóa nợ của một số nhà tài trợ đặc biệt là Nga với những khoản nợ để lại từ thời Liên Xô cũ nên tổng nợ giảm liên tục, đến năm 2000 tổng nợ chỉ còn 11,586 và chỉ bằng 1/3 so với tổng thu nhập. Khả quan đối với phát triển kinh tế, Việt Nam đã nhận được nhiều khoản vay phát triển mới đặc biệt là vốn ODA từ Nhật Bản, World Bank và ADB. Đến năm 2005 dù tổng nợ đã tăng lên gần 20 tỷ USD nhưng cũng chỉ bằng khoảng 40% tổng thu nhập quốc dân. Tháng 11/1993 tại Paris đã diễn ra hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam đã đánh dấu một bước mới trong quan hệ hợp tác phát triển của Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế, cho tới nay đã có 51 nhà tài trợ thường xuyên, trong đó có 28 nhà tài trợ song phương đến từ các quốc gia phát triển (Nhật Bản, Pháp, Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ, v.v….) nhà tài trợ đa phương (ADB, WB, EC, UNDP, UNESCO, v.v….). Trong những năm qua, CHLB Đức đã dành một nguồn tài chính đáng kể để viện trợ phát triển cho Việt Nam. CHLB Đức đứng thứ 3 trong các nước cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, lên tới 868 triệu DM và số tiền viện trợ này tăng từng năm kể từ 1990 đến nay. Viện trợ phát triển của CHLB Đức cho Việt Nam (triệu DM) Năm 1990 1991 1992 1993 1995 1997 1999 2000 2001 2002 2003 ODA 12 27 49 63 88,6 105 91,5 107 67 63 53 Bên cạnh đó, CHLB Đức còn thường xuyên cung cấp các khoản hỗ trợ đột xuất cho Việt Nam như: 20 triệu DM giúp khắc phục khó khăn do thâm hụt buôn bán quốc tế (1998), 15 triệu DM khắc phục hậu quả bão lụt (2000), 20 triệu DM, 20 triệu DM giúp thực hiện dự án nông nghiệp - sử dụng đất bền vững (2001), Không chỉ đi đầu trong việc xoá nợ đối với Việt Nam tại Câu lạc bộ Pari, trong quan hệ song phương, CHLB Đức đã giảm 40 triệu DM năm 1996 và 36 triệu DM năm 1998 cho Việt Nam. + 500 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là khoản vay nợ đầu tiên trong tổng số 2 tỉ USD Mỹ dự kiến cho năm nay và năm tiếp theo của Chính phủ nhằm mục đích khắc phục khủng hoảng kinh tế. + 7,7 tỷ USD là số tiền ba nhà tài trợ IMF,WB,ADB hổ trợ cho 80 dự án và 300 triệu USD viện trợ cho Việt Nam trong 10 năm qua. + Tính đến ngày 9/9, đã có 40 đợt phát hành trái phiếu bằng tiền đồng và 2 đợt phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ do Chính phủ bảo lãnh phát hành trong năm 2009. Tuy nhiên, mới chỉ có 2.310 tỷ đồng và 230 triệu USD được huy động. Có 36 đợt phát hành trái phiếu tiền đồng hoàn toàn thất bại khi không thu được một đồng nào. Lần phát hành gần đây nhất nối dài chuỗi phiên phát hành không thành công là ngày 9/9, do Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam phát hành 1.000 tỷ đồng nhu cầu trái phiếu chia đều cho hai kỳ hạn 3 năm và 5 năm hoàn toàn không được bán ra phần nào. Phần lớn số tiền phát hành (2.000 tỷ đồng) được tập trung ở kỳ hạn 2 năm (kỳ hạn ngắn nhất) thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội, phát hành trong tháng 6 với lãi suất bình quân là 8,93%/năm. 1.2 Vay nợ của chính quyền địa phương a) Vay trong nước: chính quyền địa phương cấp tỉnh được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước (khoản 3, Điều 8) và Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Đến nay có 3 địa phương (bao gồm thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai) thực hiện vay thông qua phát hành trái phiếu. UBND cấp tỉnh uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính tín dụng trên địa bàn phát hành các trái phiếu này và chịu trách nhiệm bố trí ngân sách tỉnh, thành phố để trả nợ. [...]... một văn bản Pháp luật thống nhất về nợ công và công tác quản lý nợ công Luật này đã được thông qua và sẽ áp dụng vào 1/1/2010 Trên cơ sở đó, nhóm chúng em chỉ phân tích những tồn tại trong công tác quản lý nợ công trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành đang được áp dụng Các văn bản quy phạm pháp luật đã có về quản lý nợ đều ở cấp Nghị định và chỉ điều chỉnh một bộ phận của hoạt động nợ dẫn đến việc... của Chính phủ III GIẢI PHÁP 1 Chúng ta cần xác lập mục tiêu quản lý nợ công rõ ràng và cụ thể Vì xác lập mục tiêu quản lý nợ công là một trong những nội dung quan trọng của khuôn khổ quản lý nợ công, nó sẽ định hướng cho hoạt động quản lý, tạo cơ sở để phối hợp chính sách quản lý nợ công với chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ + Việc thiết lập khuôn khổ pháp lý có hiệu lực cao và thống nhất, hoàn... nhàng 2 Quy định một số nội dung mới trong quản lý nợ công như thống nhất quản lý nợ trong và ngoài nước, điều hành các hạn mức nợ, quản lý rủi ro, cơ cấu lại danh mục nợ, xây dựng cơ sở dữ liệu nợ thống nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ trên cơ sở sử dụng các công cụ và mô hình quản lý tiên tiến 3 Chính phủ cần gia tăng quyền chủ động cho cơ quan quản lý nợ chủ chốt (Bộ Tài chính) Cơ quan này không... thái an toàn 2 Về công tác quản lý nợ công Trong thời gian qua, công tác quản lý nợ đã đạt được nhiều tiến bộ trên các phương diện như khung pháp lý, tổ chức quản lý, xây dựng và áp dụng các công cụ quản lý chuẩn mực Cụ thể là: 2.1 Về khung pháp lý a) Đối với vay nợ trong nước của Chính phủ và một số chủ thể khu vực công: văn bản cao nhất điều chỉnh vay nợ trong nước của Chính phủ là Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH10... hoá và thống nhất các qui phạm pháp luật hiện hành về nợ công sẽ đảm bảo cho việc huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, quản lý nợ an toàn, hiệu quả Do đó, Luật quản lý nợ công sẽ tạo ra khung pháp lý để nâng cao hiệu quả quản lý, xác định rõ các nội dung quản lý chủ đạo như phạm vi quản lý nợ công, mục đích vay nợ, trách nhiệm trả nợ, ... tệ Trong công tác quản lý nợ, các văn bản pháp lý ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ hơn và tiến gần đến các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nhất là trong lĩnh vực quản lý nợ nước ngoài Chính phủ đã thực hiện nguyên tắc thống nhất quản lý nợ Chính phủ, nợ quốc gia trên cơ sở phân công, xác định trách nhiệm rõ ràng hơn giữa các cơ quan quản lý Trả nợ Chính phủ trong và ngoài nước luôn được thực hiện... cho thấy các công cụ này đã đem lại hiệu quả thiết thực 3 Đánh giá tình trạng nợ công và công tác quản lý nợ công 3.1 Những kết quả đạt được Trong thời gian qua công tác quản lý nợ đã dần đi vào nề nếp, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước, cụ thể là: - Thông qua hoạt động vay nợ đã huy động được nguồn vốn khá lớn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo quản lý nợ trong các... đồng 190 tỷ đồng 2.3 Về công cụ quản lý Ngoài việc quản lý bằng quy phạm pháp luật, quản lý nợ còn có các công cụ khác như: kế hoạch vay, trả nợ hàng năm; dự toán NSNN, trong đó xác định mức bội chi và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm; các quy định quản lý đối với sử dụng nguồn vốn như pháp luật về đấu thầu mua sắm và đầu tư xây dựng, quy định về quản lý tài chính, giải ngân… Thực tiễn điều hành trong... trả nợ, tổ chức quản lý nợ tập trung và thống nhất, nghĩa vụ, quyền hạn của các cơ quan và đưa ra các nguyên tắc chính nhằm chuẩn hoá quy trình vay, trả nợ + Từng bước thực hiện thống nhất đầu mối quản lý, khắc phục những tồn tại cơ bản trong quản lý nợ công hiện nay như phân tán chẳng hạn việc quản lý nợ công hiện nay do ba cơ quan cùng quản lý là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Ngân hàng Nhà... trả nợ; Quỹ tích lũy trả nợ Còn thiếu sự gắn kết giữa quản lý Nợ trong nước và Nợ ngoài nước Cần tiếp tục hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý của hai lĩnh vực quản lý này Hiện nay, khung pháp lý đối với quản lý nợ nước ngoài là khá nhiều Nghị định 134/2005/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn, Quy chế của Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực thu thập, chia sẻ thông tin nợ, giám sát chỉ số nợ, . trong công tác quản lý . Trên cơ sở đó, nhóm chúng em thực hiện đề tài: Quản lý nợ công ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về công tác quản lý nợ công ở nước. triển Việt Nam 16 2.3 Về công cụ quản lý 17 3. Đánh giá tình trạng nợ công và công tác quản lý nợ công 17 3.1 Những kết quả đạt được 17 3.2 Những tồn tại trong quản lý nợ 19 III. Giải pháp 23 Kết. 2009 MỤC LỤC Lời mở đầu 1 I.Cở sở lý luận 2 I.1 .Nợ công 2 1.1 Nợ Chính phủ 2 1.2 Nợ được Chính phủ bảo lãnh 2 1.3 Nợ chính quyền địa phương 2 2 .Quản lý nợ công 2 3.Ý nghĩa việc quản lý nợ công 3 3.1

Ngày đăng: 08/08/2014, 11:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM-

  • THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan