KẾ HOẠCH “THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT” pps

24 7K 123
KẾ HOẠCH “THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT” pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH SÁCH NHÓM CÙNG ĐI THỰC TẾ 1 HỌ VÀ TÊN MSSV 1. Lưu Thị Phương Thảo 0856150065 2. Phạm Thị Tú 0856150085 3. Trần Trang Thanh 0856150064 LỜI NÓI ĐẦU Công tác xã hội là một ngành khoa học tương đối non trẻ trên thế giới, tính chất chuyên nghiệp mới được hình thành hơn 100 năm nay măc dù có nguồn gốc hình thành từ xa xưa. Tuy vậy ngày nay trong xã hội hiện đại Công tác xã hội đã và đang không ngừng khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình trong xã hội. Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vi trí, địa vị, vai trò của các các nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế tiến tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đối tượng phục vụ - thân chủ của Công tác xã hội là những nhóm, cá nhân yếu thế được nhân viên Công tác xã hội bằng chuyên môn nghiệp vụ của mình sẽ giúp thân chủ phục hồi các chức năng, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn của bản thân thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề gặp phải. Nhân viên Công tác xã hội không “ làm hộ, làm cho, làm thay “ các thân chủ. Như vậy trên cơ sở đó ta có thể nhận định rằng: “Công tác xã hội tuy là một ngành khoa hoc mới, một nghề mới nhưng là một ngành, một nghề có tính nhân văn sâu sắc.” Chúng em - những sinh viên năm thứ ba bộ môn Công tác xã hội trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh được trang bị những lý thuyết, kỹ năng, phương pháp thực hành Công tác xã hội và hơn hết được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của TS. Đỗ Hạnh Nga. Chúng em đã quyết định tổ chức chuyến đi thực tế tại Cơ sở nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em khuyết tật Thiên Phước để có thể “Học đi đôi với hành”, những lý thuyết, phương pháp, kỹ năng đã được học của ngành Công tác xã hội. 2 Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban quản lý và các cán bộ công nhân viên của Cơ sở nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em khuyết tật Thiên Phước, địa chỉ Ấp lô 6, xã An Nhơn Tây, Củ Chi, TP HCM đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ chúng em trong chuyến đi thực tế này! Chúng em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Đỗ Hạnh Nga người đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt chúng em bước những bước đi đầu tiên trong cuộc đời làm nhân viên Công tác xã hội! PHẦN I. BẢN KẾ HOẠCH CHUYẾN ĐI THỰC TẾ VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 3 ĐHKHXH & NV TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC 00 TP. HCM, ngày 1 tháng 04 năm 2011 KẾ HOẠCH “THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT” I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU THỰC HÀNH 1. MỤC ĐÍCH - Tạo mối quan hệ với Cơ sở nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em khuyết tật Thiên Phước . - Góp phần giúp đỡ các em trong việc sinh hoạt hàng ngày và giúp đỡ các xơ chăm sóc các em - Vận dụng lý thuyết vào thực tế để nâng cao kỹ năng trong Công Tác Xã Hội với người Khuyết tật cho bản thân. 2. YÊU CẦU - Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhóm thực hành với cơ sở. - Các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào các buổi thực hành và các hoạt động để đạt được hiệu quả cao. II. ĐỐI TƯỢNG- ĐỊA ĐIỂM- THỜI GIAN- THÀNH VIÊN NHÓM 1. ĐỐI TƯỢNG - Trẻ bị hội chứng Down, - Trẻ bại não, - Trẻ chậm phát triển trí tuệ. 2. ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: Ấp lô 6, xã An Nhơn Tây, Củ Chi, TP HCM 3. THỜI GIAN: 06/04/2011 – 27/04/2011. 4. THÀNH VIÊN NHÓM - Lưu Thị Phương Thảo 4 - Phạm Thị Tú - Trần Trang Thanh III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ VÀ PHÂN CHIA CÔNG VIỆC STT NỘI DUNG THỜI GIAN THỰC HÀNH Ngườ i thực hiện Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Sán g Chiề u Sán g Chiề u Sán g Chiề u Sán g Chiề u 1. Xin giấy xác nhận của nhà trường x Cả nhóm 2. Làm quen với các xơ và các em x x Cả nhóm 3. Trông các em trong khu trò chơi ( cầu trượt, ngồi ngựa quay, thú nhún …) x x x x x x x X Cả nhóm 4. Cùng các xơ cho các em ăn bữa trưa và tráng miệng. x x x x x x x x Cả nhóm 5. Quét dọn, lau vệ sinh x x x x x x x x Cả nhóm 6. Dạy các em vẫn còn ý thức được hành động của mình phụ các xơ thu dọn khăn ăn. x x x x x x x x Cả nhóm 5 7. Cho các em ngủ trưa. x x x x x x x x Cả nhóm 8. Cho các em ăn xế phụ các xơ x x x x x x x x Cả nhóm 9. Hướng dẫn các em vệ sinh cá nhân. x x x x x x x x Cả nhóm PHẦN II. NỘI DUNG II.1.Tổng quan người khuyết tật Ở Việt nam có câu ‘giàu hai con mắt, khó hai bàn tay’ để nói đến sự quý giá của những bộ phận này trên cơ thể một con người trong cuộc sống hàng ngày. Nói rộng hơn nữa, những khuyết tật về mặt cơ thể hay tinh thần mà một con người phải gánh chịu là cản trở rất lớn đối với họ trong cuộc sống. Những con số thống kê gần đây ở Việt nam cho thấy có từ khoảng 5 đến 12 triệu người khuyết tật chiếm khoảng 15% dân số. Một tỷ lệ lớn nếu so với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Họ đang sống ra sao? Tâm tư nguyện vọng của họ là gì? 6 Với dân số khoảng 85 triệu người, thì có đến gần 12 triệu người khuyết tật. Họ là những người vốn đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập và làm việc do những khiếm khuyết về cơ thể và tinh thần, cộng thêm vào đó là những kỳ thị của xã hội, và những thiếu thốn về trợ giúp từ phía chính phủ. Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,1 triệu em, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi. Hiện nay mới chỉ có khoảng gần 269 nghìn em, chiếm 24,22% số trẻ khuyết tật được đi học ở các loại hình trường lớp.Trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi. Trẻ khuyết tật thường được phân thành các nhóm sau: trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị, trẻ khó khăn về học, trẻ khó khăn về vận động, trẻ khó khăn về ngôn ngữ, trẻ đa tật và trẻ có các dạng khuyết tật khác. Dưới góc độ giáo dục, trẻ khuyết tật được hiểu là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc, suy giảm về chức năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, tập thể, xã hội và học tập theo chương trình giáo dục phổ thông (chưa được một nửa chỉ số 50% mà Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010 đề ra cho năm 2005). Như vậy, hiện nay vẫn có hơn 800 nghìn trẻ khuyết tật chưa được đến trường. Trong số trẻ khuyết tật đã đi học có tới 32,99% số trẻ bỏ học. Trong cả nước còn khoảng 2,57% số trẻ em chưa có cơ hội đến trường vì lý do khuyết tật. Nếu tình trạng này kéo dài thì chỉ 99% số trẻ em trong độ tuổi đến trường vào năm 2010 (Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010) khó có thể đạt được. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống. Giáo dục hòa nhập là "hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường 7 phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội". Hòa nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho trẻ khuyết tật trong trường lớp phổ thông và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong mục tiêu giáo dục. Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hết khả năng của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động. Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đang phát triển. Các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện. Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng. Đến nay có hơn 269.000 trẻ khuyết tật được đi học trong các trường, lớp hòa nhập và 7000 trẻ trong các trường chuyên biệt. Giáo dục hòa nhập cũng đứng trước những thời cơ lớn. Tuy nhiên, thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và về khả năng phát triển của trẻ khuyết tật khi được giáo dục, trong đó có cả cha mẹ, cán bộ giáo dục và giáo viên của các trường.Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại. Các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật chưa có những trang thiết bị tối thiểu cần thiết để dạy trẻ khuyết tật như sách giáo khoa và đồ dùng dạy học đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật.Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ khuyết tật. Hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý 8 giáo dục các cấp chưa được bồi dưỡng kiến thức về giáo dục trẻ khuyết tật và quản lý chuyên môn trong trường trẻ khuyết tật học hòa nhập. Số giáo viên được đào tạo chính quy và tại chức về giáo dục trẻ khuyết tật, trình độ đại học mới có 339 người và trình độ cao đẳng là 688 người. Số lượng này không đáp ứng đủ nhu cầu của gần 35.000 trường học từ mầm non đến trung học cơ sở trong cả nước mà mới chỉ đáp ứng được ở những nơi có chương trình dự án. Vì vậy nên hơn 800.000 trẻ khuyết tật chưa được đến trường. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng xa, vùng sâu hầu hết trẻ khuyết tật không được đi học. Năng lực đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật của các trường sư phạm còn rất thấp hoặc không có. Cả nước mới có 7 cơ sở đào tạo có khoa, tổ giáo dục đặc biệt. Vì vậy, số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng quá ít không thể đáp ứng được việc triển khai giáo dục trẻ khuyết tật ở quy mô lớn trong cả nước.Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục, trẻ khuyết tật chưa chính thức và còn quá ít. Nguồn ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, mặc dù được tăng liên tục trong những năm qua, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có mục chi riêng. Vì vậy đầu tư cho đào tạo, cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học đặc thù, đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật hầu như chưa có. Giáo dục trẻ khuyết tật có nguy cơ không thể duy trì và phát triển ổn định trong giai đoạn tới. Cơ chế chính sách về giáo dục trẻ khuyết tật chưa đủ để bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống giáo dục trẻ khuyết tật. Các dịch vụ hỗ trợ đồng bộ chưa bảo đảm những điều kiện phù hợp sự tham gia của trẻ khuyết tật 9 trong hệ thống giáo dục quốc dân; công tác quản lý giáo dục trẻ khuyết tật chưa hợp lý và kém hiệu quả, chưa hình thành được các mối quan hệ phối hợp hữu cơ chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương. Công tác nghiên cứu, giáo dục trẻ khuyết tật chưa được đầu tư về nhân lực và kinh phí. Những vấn đề về thực hiện và lý luận chưa được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá một cách đúng mức. Bất cập này đã dẫn đến mâu thuẫn. Mục tiêu vĩ mô, chính sách quốc gia là đúng đắn, hợp lòng dân, hợp xu thế thời đại, nhưng không có nguồn nhân lực và giải pháp triển khai thực hiện.Thực hiện Quyền về cơ hội giáo dục trẻ khuyết tật, theo Chỉ thị số 01-2006/CT-TTg, ngày 6- 1-2006 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ: biên soạn và trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược và kế hoạch hành động giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2006 -2010 và định hướng đến năm 2015. Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội, trong đó mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 bảo đảm cho 70% trẻ khuyết tật được đi học. Để thực hiện được những mục tiêu đó, giáo dục trẻ khuyết tật cần có những giải pháp lớn đó là xây dựng hệ thống chính sách quốc gia về giáo dục trẻ khuyết tật. Phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục trẻ khuyết tật. Phát triển hệ thống hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật. Nâng cao năng lực quản lý giáo dục trẻ khuyết tật và tăng cường sự phối hợp liên ngành trong chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật. II.2. Tổng quan cơ sở Cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước là đơn vị phi chính phủ tự trang trải kinh phí hoạt động, có tư cách pháp nhân. Cơ sở Thiên Phước trực thuộc Uỷ ban Đoàn kết Công giáo, chịu sựu quản lý nhà nước, trực tiếp bởi ủy ban nhân dân Huyện Củ Chi và sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội 10 [...]... Việt Nam đã ban hành Luật cho người khuyết tật thế nhưng trong thực tế các Luật này chưa được áp dụng một cách triêt để, chính vì vậy đã tạo ra những khó khăn cho cuộc sống của người khuyết tật, cùng với sự kì thị của xã hội làm cho người khuyết tật rất khó để hòa nhập với cộng đồng Để khắc phục những khó khăn trên của người khuyết tật thì nhà nước cần áp dụng triệt để các Luật đã ban hành, có những... chuyên viên xã hội đến Thiên Phước đào tạo tại chỗ trong vòng 9 tháng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, bảo mẫu của cơ sở Nhìn chung tại Cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước đã đáp ứng được phần nào cho cuộc sống của các trẻ khuyết tật tại đây, góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn 15 PHẦN III QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI III.1 Mục tiêu đề ra - Tạo mối quan hệ với Cơ sở... một văn minh hiện đại Một kế hoạch mang tính nhân văn đang thai nghén Đó là kế hoạch chăm sóc tại cộng đồng, bởi số trẻ em khuyết tật và nhiễm chất độc da cam trong xã hội còn quá nhiều mà các trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng không đủ khả năng để tiếp nhận Chủ yếu của kế hoạch là mời những chuyên viên có trình độ quốc tế huấn luyện phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng cho những người đang trực tiếp chăm... em khuyết tật Thiên - Phước Góp phần giúp đỡ các em trong việc sinh hoạt hàng ngày và giúp đỡ các - xơ chăm sóc các em Vận dụng lý thuyết vào thực tế để nâng cao kỹ năng trong Công Tác Xã Hội với người Khuyết tật cho bản thân III.2 Thuận lợi - Được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các Cô trong trung tâm Được trung tâm tận tình đón tiếp Các em trong trung tâm ngoan và rất quý chúng em khi đến chơi với. .. trên Đối với Cơ sở nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em khuyết tật Thiên Phước, địa chỉ Ấp lô 6, xã An Nhơn Tây, Củ Chi, TP HCM cần tuyển thêm nhân viên để có thể phục vụ các em được nhiều hơn Em thiết nghĩ tại đây đã đáp ứng được như cầu cho các em về vật chất và em cảm thấy ở đây là một mô hình hoạt động khá tốt với điều kiện của nước ta hiện nay III.5 .Công việc mà nhóm làm với nhóm, cá nhân trẻ khuyết tật... em khi đến chơi với các - em Sự nhiệt tình của chính bản thân các thành viên trong nhóm dành cho trẻ khuyết tật 16 III.3 Tiếp cận và lấy thông tin từ trẻ khuyết tật 1 2 Cách tiếp cận - Làm quen với các em vẫn còn nhận thức và có khả năng sinh hoạt - Cùng chơi với các em Lấy thông tin thân chủ 2.1 Các chi tiết về thân chủ và các thành viên trong gia đình: Họ tên thân chủ: Bùi Tuấn Anh Tuổi: 12 tuổi... đối, nhà cửa khá cao ráo và thoáng mát, dạng nhà cấp 4, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gang, có mối quan hệ thân mật với hàng xóm xung quanh 17 Tổ chức sắp xếp trong nhà: người chồng giữ kinh tế gia đình và mọi công việc 2 vợ chồng đều bàn bạc với nhau sau đó người chồng sẽ là người quyết định Tình trạng kinh tế: ở mức trung bình và cũng có cuộc sống khá ổn định Thu nhập hàng tháng: 9.000.000VNĐ... viên trong 2 cơ sở này là những người cha, người mẹ của các cháu, những người đã sinh ra các cháu lần thứ hai Và đương nhiên, lần sinh này các cháu được trở về với cuộc sống làm người một cách cao nhất trong những gì có thể 108 cháu là 108 mảnh đời, 108 số phận 13 Chăm sóc đứa trẻ bình thường đã khó, chăm sóc những đứa trẻ tật nguyền, một cô nuôi dưỡng 3-4 cháu là một công việc vô cùng nan giải Các... nuôi dưỡng các em và hàng tháng hỗ trợ kinh phí cho họ Kế hoạch này được lãnh đạo thành phố, các ban ngành quan tâm và nhiệt tình ủng hộ Uy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vừa cấp bốn nghìn mét vuông đất cho cơ sở Thiên Phước tại Quận 8 để xây dựng trung tâm mới và để thực hiện hoài bão trên Thiên Phước nung nấu một ước mơ là sớm được triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, tạo ra một phần kinh phí... các em vẫn còn ý thức được hành động của mình phụ các xơ thu dọn khăn ăn Cho các em ngủ trưa Cho các em ăn xế phụ các xơ III.6 Kết luận 22 Với những trẻ bị bệnh Dow, việc giáo dục thể chất và tâm thần cần được duy trì suốt đời Mức độ chuyển biến trung bình của chúng thấp hơn những trẻ không khuyết tật, phần lớn dừng ở những kỹ năng vận động, ngôn ngữ và các kỹ năng cá nhân, xã hội đơn giản Hiện nay có . trong xã hội hiện đại Công tác xã hội đã và đang không ngừng khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình trong xã hội. Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 3 ĐHKHXH & NV TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC 00 TP. HCM, ngày 1 tháng 04 năm 2011 KẾ HOẠCH “THỰC HÀNH CÔNG. năm thứ ba bộ môn Công tác xã hội trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh được trang bị những lý thuyết, kỹ năng, phương pháp thực hành Công tác xã hội và hơn hết được

Ngày đăng: 08/08/2014, 10:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan