chính sách đối ngoại việt nam 1991-1995 potx

5 1.7K 9
chính sách đối ngoại việt nam 1991-1995 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ và tên: Hồ Thị Lợi Lớp: A3 Chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1991-1995 Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện nhằm vượt qua khó khăn, đi vào vào con đường phát triển và từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Trong công cuộc đổi mới đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã liên tiếp đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với phương châm "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" nhằm mục tiêu "giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dânchủ và tiến bộ xã hội" Tình hình thế giới đặt ra trong giai đoạn này đã thay đổi ít nhiều so với giai đoạn trước. Liên Xô tan giã và phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới, thế giới 2 cực đối đàu không còn, cách mạng thế giới lâm vào giai đoạn thoái trào,các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn còn và phát triển dưới nhiều hình thức. Trong giai đoạn này, nguy cơ chiến tranh thế giới có tính hủy diệt bị đẩy lùi. Xung đột vũ trang, xung đột tôn giáo, dân tộc, sắc tộc, chiến tranh cục bộ, và đặc biệt là nạn khủng bố diễn ra ngày càng tăng ở nhiều khu vực. Tuy nhiên giai đoạn này xu thế chủ đạo là các quốc gia hòa bình hợp tác và cùng phát triển. Xu thế toàn cầu hóa hóa kinh tế và hợp tác quốc tế ngày càng tăng tạo ra những cơ hội cho quá trình phát triển nhưng cũng có những thách thức gay gắt đối với tất cả các nước. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của một loạt các tổ chức khu vực như khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ(NAFTA), khu vực tự do thương mại(AFTA), cộng đồng phát triển miền nam châu phi(COMESA)…. Có thể thấy được rằng hội nhập kinh tế giờ đây đã trở thành xu thế tất yếu. Các nước đều ưu tiên phát triển kinh tế vì kinh tế đang trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia. Các nước cũng đẩy mạnh đa dạng quan hệ đối ngạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho an ninh và phát triển của đất nước mình. Có thể nói rằng, đa dạng hóa quan hệ chính trị và kinh tế trở thành một xu thế chủ đạo của đời sống quốc tế. Tình hình khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á riêng có nhiều biến đổi sâu sắc. Đông Á trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hang đầu trên thế giới, một số quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển vươn lên trở thành “con rồng” , “con hổ” mới về kinh tế. Các nươc trong khu vưc đều có nguyện vọng cùng tồn tại trong hòa bình hợp tác hữu nghị và hợp tác để phát triển. Sự hợp tác ngày càng tăng ở nhiều hình thức và nhiều lĩnh vực như tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương( APEC), khu vực thương mại tự do ASEAN( AFTA), hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á(SAARC)…. Tại Đông Nam Á giải phái chính trị cho Campuchia với việc kí kết hiệp định Paris ngày 23/10/1991, sau đó tổng tuyển cử được tiến hành vào tháng 6/1993 bầu ra Quốc hội mới và chính phủ lien hiệp hai Đảng ở Campuchia được thành lập, đã làm cho quan hệ giữa hai nhóm nước ASEN và Đông Dương thay đổi cơ bản, chuyển từ trạng thái đối đầu sang đối thoại, thúc đẩy hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Cùng năm đó Mỹ rút quân khỏi căn cứ không quân Clac và hải quân Xubich ở Philippin. Như vậy đây là lần đầu tiên trong lịch sử sau chiến tranh thế giớ thứ hai, Đông Nam Á không có căn cứ quân sự nước ngoài và không còn đối đầu nữa. Ở trong nước, lúc này cũng đã giải quyết xong vấn đề Campuchia, việc chúng ta rút quân ra khỏi Campuchia đã biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường, ta từng bước cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực và các nước có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Quốc phòng được giữ vững, an ninh được đảm bảo. Từng bước đất nước ta phá được thế bao vây cấm vận về kinh tế và chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Kế hoạch đổi mới toàn diện 5 năm lần thứ nhất(1986-1991) đã đạt được những thành tựu đáng kể trước hết thể hiện ở tư duy đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung quan lieu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế, điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước…. Đề ra Cương Lĩnh Chính trị cho thời kì đổi mới(1991). Nước ta tiếp tục đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ về kế hoạch cho 5 năm tiếp theo(1991-1996) tại Đại Hội Đảng VII. Thời kỳ(1991-1996), khi vấn đề Campuchia cơ bản được giải quyết, quan hệ giữa các nước trong khu vực và Việt Nam trở nên khăng khít hơn, nhận thức được rằng chúng ta đang đứng trước một thời kỳ mới và cần có những thay đổi từ bài học kinh nghiệm của chính sách đối ngoại trong giai đoạn trước 1986-1991, Đại Hội VII đã nêu:” chúng ta chủ trương hợp tác bình đẳng và có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội khác nhau trên cơ sở nguyên tác cùng tồn tại hòa bình. Việt nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì độc lập hòa bình và phát triển”. Năm 1991, nghị quyết Trung ương III cũng khẳng định tư tưởng chủ đạo:” giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất vì chủ nghĩa xã hội,đồng thời phải rất sang tạo năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực với đặc điểm của từng đối tượng quan hệ”. Có thể nhận thấy rõ là mục tiêu đối ngoại của ta trong giai đoạn này luôn là giũ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc. Lãnh đạo Đảng và nhà nước cần nhạy bén nhận thức những diễn biến thay đổi trong tình hình và quan hệ quốc tế. Một trong những mục tiêu của chúng ta là vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện tại. Đối với 2 nước an hem là Lào và Campuchia, mục tiêu mà chúng ta đặt ra là tiếp tục phát triển quam hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt. Đặt ra những mục tiêu như trên thì Đảng và Nhà nước cũng đã đưa ra những phương châm nhằm đảm bảo phương hướng để thực hiện những mục tiêu đã đề ra: bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễnchur nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; giữ vững độc lập dân tộc, tự lực tự cường,đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa; nắm vững hai mạt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ hợp tác quốc tế; ưu tiên tham gia hợp tác khu vưc đồng thời phát triển quan hệ hợp tác với tất cả các nước. Để đáp ứng mục tiêu đã đề ra theo phương châm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ta cũng đã đưa ra chính sách sao cho phù hợp trong bối cảnh này. Vì thế, Đảng và nhà nước ta chủ trương việc “ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới vì độc lập, hòa bình và phát triển.”( Hội nghị Đại Biểu Toàn Quốc nhiệm kỳ khóa VII, tháng 1/1994). Đại hội Đảng VII cũng chủ trương tới những chủ trương chính sách trong việc phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và Châu Á- Thái Bình Dương, phấn đấu cho 1 Đông Nam Á hòa bình hữu nghị và hợp tác. Xét đến mối quan hệ với Lào, Campuchia và các nước ASEAN, trước những mục tiêu đã đặt ra, chúng ta đã có những hoạt động thiết thực đối với mối quan hệ này. Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước than thiện ở Đông Nam Á và Việt Nam trở thành quan sát viên của ASEAN. Các nước ASEAN thông qua tuyên bố về Manila Biển Đông(1992). Chúng ta cũng tiến hành giải quyết những vấn đề còn tồn tại với các nước ASEAN thông quan con đường thương lượng. Tháng 2/1993, Việt nam tuyên bố sẵn sang tham gia ASEAN vào thời điểm thích hợp. Tháng 7/1995, Việt nam gia nhập ASEAN, đây là một quyết định đúng đắn và kịp thời với xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa và lợi ích của Việt nam. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã góp phần quan trọng vào xu thế hòa bình hợp tác ở khu vực, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho 2 nhiệm vụ chiến lược là hòa bình và phát triển ở Việt Nam. Đối với Lào và Campuchia, chúng ta tiếp tục xây dựng mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Khi Việt nam đã gia nhập ASEAN, ta cũng đã nỗ lực giúp đỡ để Lào và Campuchia có gia nhập vào ASEAN. Trong quan hệ với trung quốc chúng ta cũng đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với Trung quốc Đoàn Đại Biểu Đảng chúng ta đã có chuyến thăm chính thức Trung quốc từ ngày 5-10/11/1991. Quan hệ Việt nam- Trung quốc đã chính thức bình thường hóa. Chúng ta có những thỏa thuận với Trung quốc về những nguyên tắc làm cơ sở cho quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. Theo như những thỏa thuận này thì, quan hệ giữa Việt nam và Trung quốc là hữu nghị và láng giêngf than thiện trên cơ sở của 5 nguyên tắc:tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình; hai đảng khôi phục quan hệ bình thường hóa trên nguyên tắc độc lập tự chủ,hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Một trong những mối quan hệ mà ta rất chú trọng trong giai đoạn 1991-1996 là quan hệ với Mỹ. Ngày 9/4/1994 Mỹ đã đưa ra lộ trình bốn bước bình thường hóa quan hệ gắn với đó là quá trình bãi bỏ cấm vận, từng bước cải thiện quan hệ rồi tiến tới bình thường hóa với tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia và POW/MIA. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn gặp phải 1 số trở ngại trong quá trình bình thường hóa. Một trong những khó khăn đó là vấn đề POW/MIA, vấn đề thứ 2 là vấn đề vầ diễn biến hòa bình ở Việt Nam. Trong giai đoạn này chúng ta cũng còn chú trọng tới nhiều mối quan hệ khác nữa như mối quan hệ với Nhật Bản và các nước phương tây khác nữa. Có thể nói nam 1995 là đỉnh cao của ngoại giao Việt nam. Chúng ta đã phá vỡ được thế bao vêy cấm vận về kinh tế, thành công trong chính sách đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Ngày 28/7/1995 Việt nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Đây là 1 bước tiến quan trọng nhất trong lịch sử quan hệ Việt nam- ASEAN, đã mở ra 1 trang hoàn toàn mới, nếu như trong giai đoạn trược còn có những hoài nghi về động thái của hai bên thì giai đoạn này đã chuyển hẳn sang hữu nghị hợp tác và phát triển. Việc Việt nam gia nhập ASEAN thể hiện sự thay đổi tư duy sâu sắc không chỉ của bản than Việt nam mà còn là sự thay đối tư duy nhận thức của ASEAN và thế giới về Việt nam. Đây là bước đột phá trong quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và đối với quốc tế nói chung. Sự kiện này phù hợp với xu thế khu vực hóa đang diễn ra trên thế giới cũng như ở khu vực, đáp ứng lợi ích của nước ta cũng như các nước trong khu vực là có một môi trường hòa bình, ổn định và đẩy mạnh hợp tác vì lợi ích phát triển. Việc Việt nam gia nhập ASEAN có lợi cho xu thế chung là hòa bình và hợp tác. Việc đó không gây trở ngại mà còn hỗ trợ cho việc thưc hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, mở rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nươc theo khẩu hiệu: “ Việt nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển” Trong 1 giai đoạn ngắn từ năm 1991, nước ta đã nhanh chóng triển khai 1 chính sách đối ngoại đúng đắn kịp thời tích cực, giúp nước ta mau chóng lập được mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trong khu vực về các mặt như ngoại giao, kinh tế, chính trị, quân sự. Trên các lĩnh vực, ta đều đã đạt được nhiều thành công, việc tăng cường hợp tác giúp nước ta có them cơ hội để thực hiện mục tiêu phát triến đất nước, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Việc Việt nam gia nhập ASEAN, bình thường hóa quan hệ hợp tác với Trung quốc hay có những bước tiến đáng kể trong tiến trình bình thường hóa quan hệ hợp tác với Mỹ cũng đã làm nâng cao vị thế của Việt namtrên trường quốc tế. . Đảng Cộng sản Việt Nam đã liên tiếp đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với phương châm " ;Việt Nam muốn là bạn. Họ và tên: Hồ Thị Lợi Lớp: A3 Chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1991-1995 Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện nhằm vượt. ngoại giao Việt nam. Chúng ta đã phá vỡ được thế bao vêy cấm vận về kinh tế, thành công trong chính sách đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Ngày 28/7/1995 Việt nam đã chính thức trở

Ngày đăng: 08/08/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan