ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ mô HÌNH TRỒNG THẢO QUẢ (AMOMUM AROMATICUM ROXB) dưới tán RỪNG

95 2.9K 22
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ mô HÌNH TRỒNG THẢO QUẢ (AMOMUM AROMATICUM ROXB) dưới tán RỪNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 3. Giới hạn của đề tài 2 4. Ý nghĩa đề tài 2 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3 1.1.1.Trên thế giới 3 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 9 1.1.3. Thảo quả và những nghiên cứu phát triển 17 1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 21 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 21 1.2.2. Tài nguyên rừng 25 1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 26 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 29 2.1. Nội dung nghiên cứu 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu 29 2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài 29 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 29 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 3.1. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến quá trình sinh trưởng, phát triển và hiệu quả mô hình trồng thảo quả tại xã Quan Thần Sán 34 3.1.1. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi trồng thảo quả 34 3.1.2. Đặc điểm đất nơi trồng thảo quả 38 3.1.3. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của thảo quả ở khu vực nghiên cứu 39 3.1.3.3. Quan hệ giữa sinh trưởng và năng suất của thảo quả 45 3.1.3.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng và năng suất của thảo quả 49 3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng tại xã Quan Thần Sán 62 3.2.1. Năng suất, sản lượng thảo quả 62 3.2.2. Chất lượng thảo quả 63 3.2.3. Thị trường tiêu thụ 64 i 3.2.4. Chính sách khuyến khích phát triển thảo quả 64 3.2.5. Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng Thảo quả tại xã Quan Thần Sán 65 3.3. Phân tích SWOT và các bên liên quan trong việc tham gia công tác trồng thảo quả tại xã Quan Thần Sán 67 3.4. Một số giải pháp nâng cao sinh trưởng và năng suất của thảo quả ở Quan Thần Sán 67 3.4.1. Lựa chọn lập địa trồng thảo quả 68 3.4.2. Điều chỉnh độ tàn che nâng cao sinh trưởng và năng suất thảo quả 75 3.4.3. Cải thiện độ ẩm đất bằng biện pháp dẫn nước truyền thống 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 1. Kết luận 78 2. Tồn tại 79 3. Khuyến nghị 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT D1.3 Đường kính ở vị trí 1 mét 3 D Đường kính Dla Đường kính lá Ds Chỉ số đa dạng thực vật H Chiều cao cây ha Đơn vị tính diện tích Hdc Chiều cao dưới cành Hvn Chiều cao vút ngọn HĐBT Hội đồng bộ trưởng G Tiết diện ngang DC Độ cao so với mặt nước biển N Số cây NS Năng suất MT Môi trường TC Độ tàn che TB Trung bình MUN Mùn M Trữ lượng T Tồn tại t o Nhiệt độ Rla Chiều rộng lá pH Độ chua UBND Uỷ ban nhân dân SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Ws Độ ẩm SPSS Phần mềm X Độ xốp iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số liệu khí hậu của khu vực Bắc Hà - Si Ma Cai 23 Bảng 3.1. Các chỉ tiêu điều tra rừng ở nơi trồng thảo quả 34 Bảng 3.2. Chỉ tiêu điều tra rừng ở nơi trồng thảo quả dưới rừng tự nhiên 35 Bảng 3.3. Thành phần loài thực vật tại Quan Thần Sán 37 Bảng 3.4. Một số tính chất lý hoá học của đất ở các khu vực trồng thảo quả thuộc xã Quan Thần Sán huyện Si Ma Cai 38 Bảng 3.5. Các chỉ tiêu sinh trưởng của thảo quả tại Quan Thần sán 41 Bảng 3.6. Phương trình liên hệ giữa chiều cao với đường kính, số lá, chiều rộng lá, chiều dài lá của thảo quả 45 Bảng 3.7. Sinh trưởng và năng suất thảo quả của 40 bụi cây mẫu 46 Hình 3.17: Biều đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ xốp đất 59 Hình 3.18: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ dày tầng đất 61 Bảng 3.8. Thu nhập bình quân của nhóm hộ tham gia trồng Thảo quả 65 Bảng 3.9. Bảng tổng hợp thu nhập từ trồng cây Thảo quả xã Quan Thần Sán 65 Bảng 3.10: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 67 Bảng 3.11. Phân cấp độ cao địa hình cho trồng thảo quả 69 Bảng 3.12. Phân cấp độ xốp lớp đất mặt cho trồng thảo quả 70 Bảng 3.13. Phân cấp hàm lượng mùn của lớp đất mặt cho trồng thảo quả 71 Bảng 3.14. Phân cấp độ dày tầng đất cho trồng thảo quả 72 Bảng 3.15. Phân cấp độ ẩm đất cho trồng thảo quả 72 Bảng 3.16. Phân cấp độ chua đất cho trồng thảo quả 73 Bảng 3.17. Phân cấp lập địa cho trồng thảo quả Quan Thần Sán 74 Bảng 3.18. Phân cấp độ tàn che tầng cây cao cho trồng thảo quả 75 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen Walter 24 Bảng 1.2. Các loại đất đai trong xã Quan Thần sán 26 Hình 3.1. Ảnh thảo quả trồng tại ô tiêu chuẩn số 1, Quan Thần Sán 35 Hình 3.2. Ảnh thảo quả trồng tại ô tiêu chuẩn số 2, Quan Thần Sán 36 Hình 3.3. Ảnh cây thảo quả ( Amomum aromaticum Robx.) 40 Hình 3.4. Ảnh rễ và mầm thảo quả 40 Hình 3.5: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và đường kính thảo quả. .43 Hình 3.6: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và số lá thảo quả 44 Hình 3.7: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và chiều rộng lá thảo quả44 Hình 3.8: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và chiều dài phiến lá 45 Hình 3.9: Biểu đồ liên hệ giữa năng suất và chiều cao thảo quả 47 Hình 3.10: Biểu đồ liên hệ giữa năng suất và đường kính thảo quả 48 Hình 3.11: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao của thảo quả với độ cao địa hình 50 Hình 3.12: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ tàn che tầng cây cao 51 Hình 3.13: Biều đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ ẩm đất 53 Hình 3.14: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và hàm lượng mùn đất 55 Hình 3.15: Ảnh đo, đếm chỉ tiêu cây thảo quả 57 Hình 3.16: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ pH đất 57 v MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, vai trò của rừng ngày càng được nhận thức rõ hơn bao giờ hết. Rừng cung cấp gỗ và lâm đặc sản quý phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của hàng triệu đồng bào miền núi. Rừng là nơi nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, làm sạch môi trường và mang giá trị văn hoá, tinh thần. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của dân số thế giới, rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là sự can thiệp thiếu hiểu biết của con người. Với điều kiện sống nghèo đói người ta đã khai thác rừng một cách quá khả năng phục hồi của nó. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một trong những giải pháp tốt nhất cho bảo vệ và phát triển rừng là kinh doanh lâm sản ngoài gỗ. Nó cho phép tạo được nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho người dân miền núi trong khi vẫn bảo vệ và phát triển được rừng. Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân miền núi. Thảo quả là loài cây cho lâm sản ngoài gỗ có thân thảo, sống lâu năm dưới tán rừng. Chiều cao trung bình có thể đạt đến 2-3m. Hạt thảo quả được dùng làm dược liệu và thực phẩm có giá trị. Trong những năm gần đây thảo quả đã được xuất khẩu ra nước ngoài với sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm. Nó đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình vùng cao ở các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai. Thảo quả cũng là loài cây chỉ có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao khi sống dưới tán rừng. Do đó, để trồng và phát triển thảo quả đòi hỏi người dân phải bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, thảo quả đã được đánh giá như một yếu tố quan trọng vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng cao, vừa góp phần bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng. Với nhận thức trên, Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các địa phương gây trồng thảo quả. Nhà nước không chỉ tuyên truyền về giá trị kinh tế và sinh thái của thảo quả, mà còn quy hoạch vùng sản xuất thảo quả, xây dựng các mô hình trình diễn, cho vay vốn gây trồng và cho phép xuất khẩu thảo quả v.v 1 Tuy nhiên, do chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh thái của thảo quả mà việc gây trồng và phát triển loài cây này đang gặp không ít khó khăn. Trong một số trường hợp, do gây trồng trên điều kiện lập địa không thích hợp người ta đã làm giảm sinh trưởng và năng suất của thảo quả. Mặt khác do người dân khai thác gỗ và mở rộng tán rừng một cách quá mức. Để góp phần giải quyết tồn tại trên tôi thực hiện đề tài: "Đánh giá hiệu quả hiệu quả mô hình trồng thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) dưới tán rừng tại xã Quan Thần Sán – huyện Si Ma Cai – Lào Cai làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững". 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng và năng suất của thảo quả góp phần xây dựng cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phát triển bền vững ở xã Quan Thần Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. 2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định được quan hệ định lượng giữa sinh trưởng và năng suất của thảo quả với một số yếu tố hoàn cảnh. Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật chủ yếu góp phần nâng cao sinh trưởng và năng suất của thảo quả ở khu vực nghiên cứu. 3. Giới hạn của đề tài Về đối tượng: đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài cây thảo quả 7 tuổi được trồng phổ biến tại xã Quan Thần Sán huỵên Si Ma Cai. Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh dễ xác định, có ảnh hưởng đến nhiều yếu tố hoàn cảnh khác như: (đặc điểm cấu trúc rừng, độ cao so với mặt biển, độ dốc, độ ẩm đất, độ xốp, độ dày tầng đất, độ pH, hàm lượng mùn trong đất) và đánh giá hiệu quả mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng (Hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội). 4. Ý nghĩa đề tài Thông qua kết quả nghiên cứu giúp cho tác giả có một phương pháp nghiên cứu, tổng hợp và viết báo cáo. Kết quả đề tài là nguồn tư liệu quan trọng để người dân trồng thảo quả tham khảo, nhằm nâng cao năng xuất hiệu quả Thảo quả dưới tán rừng trên địa bàn nghiên cứu. 2 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1.Trên thế giới 1.1.1.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ Trước đây, người ta coi gỗ là sản phẩm chính của rừng, còn các lâm sản khác như song, mây, dầu, nhựa, sợi, lương thực, thực phẩm, dược liệu v.v do có khối lượng nhỏ lại ít được khai thác, nên thường coi là sản phẩm phụ của rừng. Người ta gọi chúng là lâm sản phụ (minor forest products) hoặc đặc sản rừng (special forest products). Trong những thập kỷ gần đây, rừng bị tàn phá mạnh, gỗ trở nên hiếm và sử dụng ít dần, nhiều nguyên liệu khác như kim loại và các chất tổng hợp dần dần thay thế gỗ trong công nghiệp và các ngành khác. Trong khi đó các "Lâm sản phụ" được sử dụng ngày càng nhiều hơn và với những chức năng đa dạng hơn. Một số nghiên cứu gần đây đó cho thấy nếu được quản lý tốt thì nguồn lợi từ “Lâm sản phụ” hoàn toàn không nhỏ, đôi khi còn lớn hơn cả gỗ. Vì vậy, để khẳng định vai trò của các "Lâm sản phụ" người ta đó sử dụng một thuật ngữ mới thay cho nó là "Lâm sản ngoài gỗ" ("Non- timber forest products" hay "Non-wood forest products"). Các nhà khoa học đã đưa ra những khái niệm khác nhau về lâm sản ngoài gỗ. Theo Jenne.H. de Beer (1992)[39] “Lâm sản ngoài gỗ được hiểu là toàn bộ động vật, thực vật và những sản phẩm khác ngoài gỗ của rừng được con người khai thác và sử dụng”. Năm (1994)[48], trong hội nghị các chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan đã thông qua khái niệm về lâm sản ngoài gỗ như sau: "Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ, củi và than. Lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ. Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái không phải là các lâm sản ngoài gỗ". Để có một khái niệm chung và thống nhất, hội nghị do tổ chức Nông lương thế giới tổ chức vào tháng 6/1999 đã đưa ra khái niệm về lâm sản ngoài 3 gỗ như sau: "Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và các cây thân gỗ". Sau nhiều năm nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ Jenne.H. de Beer (1992)[39] đó bổ sung khái niệm lâm sản ngoài gỗ. Theo ông "Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây, song, gỗ nhỏ và sợi". Theo khái niệm này của Jenne.H. de Beer là đơn giản, dễ sử dụng nhưng khác với hầu hết các khái niệm trước đây là ông đã đưa củi vào nhóm lâm sản ngoài gỗ. 1.1.1.2. Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ - Về tính đa dạng của lâm sản ngoài gỗ: Các nghiên cứu chỉ ra rằng rừng nhiệt đới không chỉ phong phú về tài nguyên gỗ mà còn đa dạng về các loài thực vật cho sản phẩm ngoài gỗ. Khi nghiên cứu sự đa dạng lâm sản ngoài gỗ trong phạm vi một bản ở Thakek, Khammouan, Lào người ta đã thống kê được 306 loài lâm sản ngoài gỗ trong đó có 223 loài làm thức ăn. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của FAO, đã chia lâm sản ngoài gỗ thành 4 nhóm chính như sau: A. Cây sống và các bộ phận của cây B. Động vật và các sản phẩm của động vật C. Các sản phẩm được chế biến (các gia vị, dầu nhựa thực vật ) D. Các dịch vụ từ rừng, Mendelsohn (1989) [38] đã căn cứ vào giá trị sử dụng của lâm sản ngoài gỗ để phân thành 5 nhóm: Các sản phẩm thực vật ăn được, keo dán và nhựa, thuốc nhuộm và ta nanh, cây cho sợi, cây làm thuốc. Ông cũng căn cứ vào thị trường tiêu thụ để phân lâm sản ngoài gỗ thành 3 nhóm: Nhóm bán trên thị trường, nhóm bán ở địa phương và nhóm được sử dụng trực tiếp bởi người thu hoạch. Nhóm thứ ba thường chiếm tỷ trọng rất cao nhưng lại chưa tính được giá trị. Theo Mendelsohn chính điều này đã làm cho lâm sản ngoài gỗ trước đây bị lu mờ và ít được chú ý đến. 4 Các kết quả nghiên cứu đã phác thảo một bức tranh về lâm sản ngoài gỗ trên thế giới với số lượng khổng lồ các giống loài. Chúng có dạng sống, đặc điểm sinh thái và giá trị sử dụng vô cùng đa dạng. Tính phong phú của lâm sản ngoài gỗ có ý nghĩa lớn trong giai đoạn hiện nay. Nó chứng tỏ một tiềm năng lớn không chỉ cho phát triển kinh tế, mà còn cho việc xây dựng những hệ sinh thái có tính ổn định và bền vững cao. Đây cũng là cơ sở cho các nhà khoa học tiến hành những nghiên cứu đầy đủ hơn về lâm sản ngoài gỗ ở mỗi khu vực. - Về giá trị của lâm sản ngoài gỗ: Hầu hết mọi người đều thừa nhận lâm sản ngoài gỗ như một yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội miền núi. Ở Ghana, lâm sản ngoài gỗ có vai trò cung cấp thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng,v.v đồng thời cũng chiếm gần 90% nguồn thu nhập của các hộ gia đình Falconer, (1989) [43]. Lâm sản ngoài gỗ cũng là một bộ phận của rừng, nếu lâm sản ngoài gỗ được sử dụng một cách hợp lý thì nó đóng vai trò to lớn trong quá trình phục hồi và phát triển rừng ở các nước đang phát triển. Lâm sản ngoài gỗ được các nhà nghiên cứu coi như một yếu tố góp phần bảo tồn rừng và phát triển bền vững ở miền núi nhiệt đới Clark, (1997) [40]; Mendelsohn, (1989) [38]. Khi nghiên cứu ở lưu vực sông Công gô ở Cameroon, L.Clark kết luận:" Sự phát triển của lâm sản ngoài gỗ là một yếu tố đóng góp vào sự bảo tồn của hệ sinh thái rừng". Trong nghiên cứu của mình, Mendelsohn (1989) [38] đó cho thấy người ta có thể gặp một đám sản phẩm có giá trị rất cao. Peter (1989) [56] đã tìm thấy những khu rừng với 5 loài cây có giá trị kinh tế cao ở vùng Amazon của Peru. Hàng năm chúng cho thu nhập từ 200- 6000 USD/ha. Myers (1986) [53] ước lượng khoảng 60% tổng sản phẩm phi gỗ được tiêu thụ bởi người địa phương và không bao giờ tính ra tiền mặt. Rõ ràng là người dân địa phương đã đạt được lợi ích cơ bản của họ từ những khu rừng kế cận. Đối với nền kinh tế của một số nước vai trò của lâm sản ngoài gỗ đó được khẳng định chẳng hạn ở Thái Lan trong năm 1987 đó xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt giá trị 23 triệu USD, ở Indonesia cũng trong năm đó đạt 238 triệu USD và ở Malaysia trong năm 1986 xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ lâm sản ngoài gỗ đạt xấp xỉ 11 triệu USD (Jenne.H.de Beer,1992[39]). Ở ấn Độ (1982) lâm sản ngoài gỗ chiếm gần 40% giá trị lâm sản và 5 [...]... triển và hiệu quả mô hình trồng thảo quả tại xã Quan Thần Sán - Đánh giá hiệu quả mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng - Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả và quản lý bền vững tài nguyên rừng tại địa phương 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài Trồng thảo quả dưới tán rừng là một... giới cho nên các biện pháp kỹ thuật như chọn vùng trồng, điều kiện lập địa trồng, nhân giống, chọn giống, trồng v.v còn chưa cụ thể, vẫn mang tính chất định tính Các căn cứ để xác định điều kiện lập địa trồng thích hợp, thời vụ trồng, mật độ trồng v.v để nâng cao năng suất và tính ổn định của mô hình trồng thảo quả còn nhiều thiếu sót nên hiệu quả của mô hình thử nghiệm còn thấp và chưa đảm bảo tính bền... này 1.1.3 Thảo quả và những nghiên cứu phát triển 1.1.3.1 Trên thế giới Thảo quả là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao đó được con người biết đến từ lâu Ở Trung Quốc, thảo quả được gây trồng và sử dụng cách đây hàng trăm năm Nhưng những nghiên cứu về thảo quả còn rất hạn chế Kết quả nghiên cứu thảo quả ban đầu được trình bày trong cuốn sách về công dụng và giá trị của... phần hoá học của thảo quả, công trình đã đưa ra một cách khái quát về vai trò của thảo quả đối với người dân cũng như địa phương, tình hình gây trồng, sản xuất, tiềm năng thị trường và hiệu quả của thảo quả tại một số địa phương ở nước ta Công trình này đã vẽ nên một bức tranh khái quát về hiện trạng và xu hướng phát triển của thảo quả ở nước ta Đồng thời cho thấy tiềm năng về thảo quả ở nước ta rất... Cục Khuyến Nông và Khuyến Lâm biên soạn tài liệu "Trồng cây nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng" Nội dung tài liệu đã nêu giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến thảo quả dưới tán rừng Trong những năm gần đây cũng xuất hiện một số tài liệu có trình bày những thông tin về thảo quả như "Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật... 1982[19], Đoàn Thị Nhu công bố kết quả nghiên cứu của mình về "Bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển trồng cây thuốc trên đất rừng ở Việt Nam" Trong đó tác giả kết luận: thảo quả là cây dược liệu quý và thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán rừng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật gây trồng thảo quả dưới tán rừng Năm 1994, nhận thức được tiềm... giảm sức ép của họ lên các khu bảo tồn Các điển hình về công tác bảo vệ rừng tốt ở các vùng trồng quế, thảo quả, hồi đã nói lên vai trò của lâm sản ngoài gỗ với việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng Nếu không có cây thảo quả trồng dưới tán, thì chắc chắn hàng nghìn ha rừng tốt của Lào Cai và Hà Giang đã trở thành đất nương rẫy Trong công trình nghiên cứu "Giá trị và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở 2 tỉnh Cao... trạng thái rừng chính là rừng trồng thuần loài Tống Quá Sủ và rừng tự nhiên Lập 30 OTC mỗi ô 1000m 2, lập 30 ô ở 30 hộ với 2 loại rừng có trồng thảo quả Trên mỗi OTC tiến hành đo đếm tầng cây gỗ về số lượng, tình hình sinh trưởng, trữ lượng, độ tàn che và độ che phủ của rừng 30 2.2.2.2 Điều tra phân tích đất nơi nghiên cứu Lập 30 ô tiêu chuẩn ở 30 hộ có trồng thảo quả trên 2 kiểu rừng khác nhau để phân... rừng ở đây Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu xem xét vai trò của các các bên có liên quan đến việc phát triển trồng thảo quả, quản lý rừng, rút ra những ưu điểm, nhược điểm cần khắc phục làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp góp phần phát triển thảo quả và quản lý bền vững tài nguyên rừng 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.2.2.1 Điều tra cấu trúc rừng Đề tài tập trung nghiên cứu ở hai trạng thái rừng. .. nghiên cứu về giá trị của lâm sản ngoài gỗ đối với người dân ở Sa Pa, Nguyễn Tập đã kết luận: nhờ trồng thảo quả mà hầu hết các gia đình ở thôn Seo Mi Tỷ xã Tả Van, Sa Pa, Lào Cai đã trở nên giầu có Trước đây, nếu trồng lúa nương mỗi gia đình chỉ thu khoảng 1 tấn lúa/năm, giá trị khoảng 2 triệu đồng Nay chuyển sang trồng thảo quả, mỗi gia đình hàng năm thu bình quân 2-3 tạ quả, tương đương với giá trị 20 . rừng, độ cao so với mặt biển, độ dốc, độ ẩm đất, độ xốp, độ dày tầng đất, độ pH, hàm lượng mùn trong đất) và đánh giá hiệu quả mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng (Hiệu quả kinh tế, hiệu quả. giải quyết tồn tại trên tôi thực hiện đề tài: " ;Đánh giá hiệu quả hiệu quả mô hình trồng thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) dưới tán rừng tại xã Quan Thần Sán – huyện Si Ma Cai – Lào Cai. và năng suất của thảo quả 45 3.1.3.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng và năng suất của thảo quả 49 3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng tại xã Quan

Ngày đăng: 07/08/2014, 14:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan