Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử việt nam

25 2.6K 14
Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam. Mục Lục Phần 1: Cơ sở lý luận chung về thương mại điện tử 1. Gọi tên và định nghĩa thương mại điện tử. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử. a. Ở trên thế giới. b. Ở Việt Nam. 3. Phân loại và các cấp bậc phát triển của thương mại điện tử. a. Các loại mô hình thương mại điện tử. b. Các cấp bậc phát triển thương mại điện tử theo 6 cấp bậc. Phần 2: Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam 1. Tổng quan về các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam. a. Cơ sở pháp lý và luật liên quan đến thương mại điện tử. b. Cơ sở hạ tầng và mức độ phát triển dịch vụ bưu chính-viễn thông. c. Nguồn nhân lực cho thương mại điện tử. 3. Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam. Phần 3: Các kiến nghị 1. Về phía cơ quan quản lý nhà nước. a. Về luật pháp, cơ sở pháp lý. b. Về hoạt động quản lý và điều hành. 2. Về phía các doanh nghiệp thương mại điện tử. a. Về quản lý và điều hành trong nội bộ doanh nghiệp. b. Về việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 1 c. Về sự gắn kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành. 3. Về phía các doanh nghiệp ngoài ngành nhưng có ảnh hưởng đến thương mại điện tử ở Việt Nam. a. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính-viễn thông. b. Đối với các doanh nghiệp chưa áp dụng thương mại điện tử. Lời Mở Đầu Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học-kỹ thuật và công nghệ, đã mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển nền thương mại trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh đó, Thương mại điện tử đã ra đời và đóng vài trò ngày càng quan trọng trong giao thương trên thế giới. Thế giới đã quá quen thuộc với khái niệm Thương mại điện tử, và Thương mại điện tử cũng dần có được chỗ đứng xứng đáng trong nền kinh tế Việt Nam. Hiểu rõ về các cơ hội và thách thức do thương mại điện tử mang lại là điều rất cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế trên thế giới, giúp các doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam có được những nhận thức chung nhất, hiểu rõ về thương mại điện tử để tận dụng triệt để các cơ hội và tiện lợi do thương mại điện tử mang lại. Bên cạnh đó, cũng giúp các cơ quan quản lý có những sự điều chỉnh phù hợp nhằm tạo dựng một môi trường tốt nhất, tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển. Phần 1: Cơ sở lý luận chung về thương mại điện tử. 1. Gọi tên và định nghĩa thương mại điện tử. Thương mại điện tử là một lĩnh vực tương đối mới; ngay tên gọi cũng có nhiều; có thể gọi là "thương mại trực tuyến" (online trade), "thương mại điều khiển học" (cybertrade), "kinh doanh điện tử" (electronic business), "thương mại không có giấy tờ" (paperless commerce, hoặc paper trade); gần đây, tên gọi "thương mại điện tử" (electronic commerce) được sử dụng nhiều rồi trở thành quy ước chung, đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, dù rằng các tên gọi khác vẫn có thể dùng và được hiểu với cùng một nội dung. Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán thông qua việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị truyền tin trong chính sách phân phối Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 2 của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua việc truyền tin. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ. Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là "Thương mại không có giấy tờ"). "Thông tin" trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ họa, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hóa đơn, biểu giá, hợp đồng, các mẫu đơn, các biểu mẫu, hình ảnh động, âm thanh, v.v "Thương mại" (commerce) trong khái niệm thương mại điện tử được hiểu (như quy định trong "Đạo luật mẫu về thương mại điện tử" của Liên hiệp quốc) là mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại (commercial), dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại; ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ; và v.v Như vậy, phạm vi của thương mại điện tử (E-commerce) rất rộng, bao quát hầu như mọi hình thái hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm buôn bán hàng hóa và dịch vụ; buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong hàng nghìn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp, Thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 3 Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số". Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng. Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử: Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại(commercial) bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ". Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử. Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh". Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ; các hoạt động truyền thống và các hoạt động mới. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 4 a. Ở trên thế giới. Thuật ngữ "thương mại điện tử" được nói đến rất nhiều và nhiều người nghĩ rằng thương mại điện tử là sản phẩm của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng, thương mại điện tử, tức tiến hành kinh doanh bằng cách gửi và nhận thông điệp qua mạng đã hình thành từ cách đây một thế kỷ Năm 1910, 15 người bán hoa của Đức đã tập hợp lại cùng nhau để trao đổi theo đường điện báo những đơn hàng hoa đặt mua từ ngoại thành. Tổ hợp Điện báo Giao nhận của những người bán hoa nói trên, ngày nay là công ty FTD Inc, có thể đã là mạng thương mại điện tử thực sự đầu tiên. Tuy nhiên đối với các hệ thống thương mại điện tử được kết nối bằng máy tính, một yêu cầu quan trọng là cần có những tài liệu kinh doanh đã được chuẩn hoá để các máy tính ở mỗi đầu dây đều có thể hiểu được nhau. Cội nguồn của loại hình thương mại điện tử này cũng bắt đầu rất sớm, từ năm 1948, khi Liên bang Xô Viết, kiểm soát Đông Đức cắt đứt đường thuỷ, đường sắt và đường bộ giữa Tây Đức và Berlin, phần lãnh thổ do Mỹ, Anh và Pháp kiểm soát sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Kết quả là Cầu hàng không Berlin ra đời. Trong 13 tháng tiếp theo, hơn 2 triệu tấn thực phẩm và những đồ tiếp tế khác đã được chuyển vào Tây Berlin bằng đường hàng không. Tuy nhiên, việc theo dõi hàng hoá mà việc bốc dỡ phải tiến hành thật nhanh, đã không thể tiến hành được với những bản kê khai hàng hoá vận chuyển theo những biểu mẫu khác nhau và đôi khi được viết bằng những ngôn ngữ khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, một sĩ quan quân đội Mỹ Edward A. Guilbert và các sĩ quan hậu cần khác đã phát triển một hệ thống kê khai chuẩn có thể truyền bằng telex, máy vô tuyến điện báo hoặc điện thoại. Họ đã theo dõi hàng ngàn tấn hàng trong một ngày cho đến khi các tuyến đường khác vào Berlin được mở lại vào năm 1949. Thương mại điện tử - con đường hình thành và phát triểnGuilbert đã không quên giá trị của những kê khai chuẩn. Đầu những năm 1960, trong khi đang làm việc tại Công ty Du Pont, ông đã phát triển một chuẩn dành cho các thông điệp điện tử để gửi thông tin hàng hoá giữa Công ty Du Pont và hãng vận chuyển Chemical Leahman Tank Lines. Năm 1965, hãng vận chuyển Steamship Line (liên doanh giữa một hãng của Mỹ và một hãng của Hà Lan) bắt đầu gửi cho hãng vận chuyển Atlantic những bản kê khai chuyển hàng dưới dạng những thông điệp telex mà sau đó có thể in ra giấy hoặc nhập vào máy tính. Đến năm 1968, rất nhiều các công ty vận chuyển đường sắt, hàng không, đường bộ và vận chuyển đường biển đã sử dụng những chuẩn kê khai điện tử liên ngành do Uỷ ban Phối hợp Truyền dữ liệu (Transportation Data Coordinating Committee - TDCC) của Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 5 Mỹ khởi xướng và vào năm 1975, TDCC đã xuất bản tài liệu đặc tả kỹ thuật thuật trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) đầu tiên của mình. Ngành lương thực và thực phẩm bắt đầu một dự án thử nghiệm về trao đổi dữ liệu điện tử vào năm 1977. Đến đầu những năm 1980, Tập đoàn ô tô Ford Motor và Tập đoàn ô tô General Motor yêu cầu những nhà cung cấp của họ sử dụng EDI. Những nhà bán lẻ lớn như Sears, Roebuck và Co. và Kmart Corp. cũng bắt đầu sử dụng EDI. Tuy nhiên, trong khi EDI tiết kiệm cho khách hàng rất nhiều tiền bạc bằng cách loại bỏ tất cả các thủ tục giấy tờ, thì nó lại tỏ ra rất đắt đối với những nhà cung cấp. Nó đòi hỏi nhà cung cấp phải sử dụng phần mềm đắt tiền và những mạng gia tăng giá trị (VAN). Ngoài ra, những nhà cung cấp thường phải sử dụng những hệ thống EDI khác nhau cho các khách hàng lớn của mình vì không có khách hàng nào hoàn toàn tuân thủ tập chuẩn con EDI trong ngành của mình. Trước tình hình phần lớn khách hàng lớn đều yêu cầu các nhà cung cấp phải sử dụng EDI, sự lựa chọn trở nên khá đơn giản: Không có EDI, không có doanh thu. Đến năm 1991, khoảng 12.000 doanh nghiệp Mỹ đang sử dụng EDI. Đó cũng là năm chính phủ Mỹ bãi bỏ hạn chế thương mại sử dụng Internet, và là năm Tim Berners- Lee đã tạo ra trình duyệt web đầu tiên. Một kiểu thương mại điện tử mới, từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, trên web đã bùng nổ. Năm 1994, trình duyệt web Netscape Navigator, với tính năng hỗ trợ "cookies", những tệp dữ liệu nhỏ được lưu trên máy tính của người sử dụng đã tạo điều kiện cho việc tạo những cửa hàng trên Web có khả năng nhận dạng những khách hàng, tập hợp dữ liệu về họ và cá nhân hoá việc bán hàng để phủ hợp với khách hàng. Hoạt động trực tuyến: Trong khi những cửa hàng lớn trên mạng như Amazon.com Inc. bán những sản phẩm trực tuyến với giá thoả thuận và không cần phải cất giữ hàng hoá trong kho hàng, những doanh nghiệp kinh doanh truyền thống lại đổ xô như điên để tạo sự hiện diện của mình trên web. Một cơ sở hạ tầng tổng thể đã phát triển và đủ độ chín để hỗ trợ những công ty dotcom: United Parcel Service Inc. và FedEx Corp., chuyên về chuyển hàng; một số công ty bên thứ ba cung cấp các dịch vụ thẻ tín dụng, những hệ thống tiền điện tử và thậm chí American Express Co. còn giới thiệu Blue, một "thẻ thông minh" đặc biệt được thiết kế cho việc mua hàng trên mạng. Internet cũng làm một cuộc cách mạng hoá nền thương mại điện tử doanh nghiệp đến doanh nghiệp. EDI thông qua Internet đã rẻ hơn rất nhiều so với VANs và những người sử dụng EDI ở qui mô lớn đã phát triển những hệ thống giao dịch trực tuyến của họ dựa trên web dựa trên những ngôn ngữ đánh dấu tương thích với Web thay cho những tài liệu EDI cứng nhắc. Năm 2001, một phiên bản của XML được thiết kế cho Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 6 thương mại điện tử, được gọi là ebXML, đã chính thức được chuẩn hoá và những người sử dụng ngày nay đang tiến hành kết hợp những yếu tố tốt nhất của EDI và ebXML để tạo ra một loại hình thương mại điện tử hoàn hảo hơn. Và đây là toàn bộ câu chuyện về thương mại điện tử: Đầu những năm 1960: Edward A. Guilbert lần đầu tiên gửi những thông điệp giống EDI về thông tin hàng hoá cho việc trao đổi hàng giữa Du Pont và Chemical Leahman Tank Lines. Năm 1965: Hãng vận chuyển Steamship Line gửi những bản kê khai chuyển hàng dưới dạng những tin nhắn qua telex và được tự động chuyển thành dữ liệu lưu trong máy tính. Năm 1968: Uỷ ban phối hợp truyền dữ liệu của Mỹ ra đời kết hợp các chuẩn kê khai hàng hoá cho từng ngành: ngành vận tải hàng không, đường bộ, đường thuỷ và đường sắt. Năm 1977: Ngành lương thực và thực phẩm khai trương một dự án EDI thử nghiệm. Năm 1982: GM và Ford yêu cầu những đại lý cung cấp sử dụng EDI. Năm 1991: Mỹ bãi bỏ những hạn chế về thương mại sử dụng Internet. Năm 1994: Netscape Navigator 1.0 có tính năng hỗ trợ "cookies". Năm 1995: Amazon.com, do Jeff Bezos thành lập, khai trương cửa hàng bán sách và âm nhạc trực tuyến. Năm 1999: American Express giới thiệu Blue, một thẻ thông minh tích hợp thanh toán trên mạng và ví trực tuyến. Năm 2000: 3 nhà chế tạo ô tô lớn nhất nước Mỹ (Ford, GM and DaimlerChrysler) thiết lập chương trình thanh toán thương mại điện tử B2B Covisint. b. Ở Việt Nam. Trên thế giới, Thương mại điện tử đã ra đời từ rất sớm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Thương mại điện tử mới hình thành và phát triển được gần 10 năm do các ứng dụng viễn thông ở Việt Nam phát triển rất muộn so với thế giới. Tới năm 1997, Việt Nam mới chính thức kết nối Internet ra toàn thế giới, đây là một thiệt thòi không nhỏ cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Có thể nói cách đây 7-8 năm, thương mại điện tử vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng đến bây giờ, bức tranh thương mại Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 7 điện tử Việt Nam hiện tại đã có rất nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Những biến chuyển ấy thể hiện rõ qua những con số thống kê của Bộ Công Thương. Từ tháng 4 năm 2008, Bộ Công Thương đã hoàn thành báo cáo về thương mại điện tử năm 2007. Bộ đã điều tra trên quy mô lớn về tình hình ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp trong nước và kết quả thu được khá khả quan. Thứ nhất, gần 40 % doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử, và mức doanh thu ấy chiếm 15% tổng doanh thu. Đây là một con số rất là đáng khích lệ cho thấy thương mại điện tử đã thực sự đem lại những cái lợi ích cụ thể cho các doanh nghiệp bằng những giá trị cụ thể. Thứ hai, một nửa số doanh nghiệp cho biết đã đầu tư cho những ứng dụng thương mại điện tử trong đơn vị mình. Hơn 60% doanh nghiệp tin rằng doanh thu của họ nhờ thương mại điện tử sẽ còn tăng hơn nữa trong thời gian tới chứng tỏ niềm tin và sự lạc quan của doanh nghiệp đối với việc ứng dụng thương mại điện tử để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với thị trường, hơn 40% doanh nghiệp đã lập website riêng và khoảng 15% doanh nghiệp có các hoạt động e- marketing. Vậy bằng những con số cụ thể, chúng ta có thể đưa ra một cái kết luận là hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp rất là rõ ràng và xu hướng đó ngày càng tăng. Như vậy, có thể thấy rằng các doanh nghiệp bây giờ rất quan tâm tới việc ứng dụng thương mại điện tử, đặc biệt là trong cái bối cảnh kinh doanh hiện tại rất khó khăn và nhiều sự cạnh tranh. 3. Phân loại và các cấp bậc phát triển của thương mại điện tử. a. Các loại mô hình thương mại điện tử. B2B (Business to Business): được hiểu đơn giản là Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây là mô hình Thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Mô hình này chiếm tới trên 80% doanh số Thương mại điện tử trên toàn cầu và ngày càng trở nên phổ biến. Mô hình này đã giúp hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt nam trong việc kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài dựa trên các lợi ích mà nó đem lại. Một trong những mô hình điển hình trên thế giới đã thành công trong hoạt động theo mô hình B2B là Alibaba.com của Trung Quốc. B2C (Business to Consumer): được hiểu là thương mại giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá hữu hình (như sách, các sản phẩm tiêu dùng ) hoặc sản phẩm thông tin hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá như phần mềm, sách điện tử và các thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử. Một trong những công ty kinh doanh Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 8 thành công trên thế giới theo mô hình này là Amazon.com với việc kinh doanh bán lẻ qua mạng các sản phẩm như sách, đồ chơi, đĩa nhạc, sản phẩm điện tử, phần mềm và các sản phẩm gia đình. C2C (Consumer to Consumer): được hiểu là Thương mại điện tử giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Đây cũng được coi là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và ngày càng phổ biến. Hình thái dễ nhận ra nhất của mô hình này là các Website bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng. Một trong những thành công vang dội của mô hình này là trang Web đấu giá eBay. Được thành lập tháng 9/1995, hiện nay eBay là chợ đấu giá điện tử lớn nhất thế giới dành cho việc mua bán các sản phẩm cho các khách hàng riêng lẻ và các doanh nghiệp nhỏ. Trên eBay có tới 55 triệu sản phẩm nằm trong 50.000 danh mục ngành hàng với 157 triệu thành viên trên toàn thế giới. B2G (Business to Government): Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ được hiểu chung là thương mại giữa các doanh nghiệp và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập thương mại điện tử; thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn. Các chính sách mua bán trên mạng giúp tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng. Tuy nhiên, hiện nay kích cỡ của thị trường Thương mại điện tử B2G như là một thành tố của tổng thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển. b. Các cấp bậc phát triển thương mại điện tử theo 6 cấp bậc. Cấp độ 1 - Hiện diện trên mạng Doanh nghiệp có website trên mạng. Ở mức độ này, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác. Cấp độ 2 – Có website chuyên nghiệp Website của doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem có thể liên hệ với doanh nghiệp một cách thuận tiện. Cấp độ 3 - Chuẩn bị Thương mại điện tử Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 9 Doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm và không an toàn. Cấp độ 4 – Áp dụng Thương mại điện tử Website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả. Cấp độ 5 - Thương mại điện tử không dây Doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử trên các thiết bị không dây như điện thoại di động, Palm v.v… sử dụng giao thức truyền không dây WAP (Wireless Application Protocal). Tức là, các ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp có thể hoạt động được trên các thiết bị bỏ túi, nhỏ gọn hơn rất nhiều so với một chiếc máy tính hay laptop. Cấp độ 6 - Cả thế giới trong một máy tính Chỉ với một thiết bị điện tử, người ta có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại thông tin (hình ảnh, âm thanh, phim, v.v…) và thực hiện các loại giao dịch. Toàn bộ cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp được kết nối với nhau, toàn bộ hoạt động quản lý, điều phối nguồn lực được thực hiện hoàn toàn trên máy tính. Phần 2: Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam 1. Tổng quan về các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam. Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp, nhưng số lượng và chất lượng các website kinh doanh cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hành thương mại điện tử của thế giới. Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển, thì các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử cả theo hình thức B2B lẫn B2C. Do vậy, nếu một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một trình độ nhất định về triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp đó. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 1 0 [...]... thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 19 Cơ hội từ thương mại điện tử Doanh nghiệp Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên thương mại điện tử sẽ là cầu nối giúp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập tích cực Với một chi phí rất thấp, khả thi, bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể nhan chóng tham gia thương mại điện tử để đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. .. với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 13 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Nhìn chung, việc phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, chưa được định hướng bởi chính phủ và các cơ quan chuyên môn nhà nước Do đó, sự đầu tư cho TMĐT ở mỗi doanh nghiệp. .. Phần 3: Các kiến nghị 1 Về phía cơ quan quản lý nhà nước Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 21 Trước hết, các cơ quan nhà nước cần phải nhận thức được những cơ hội và các thách thức do thương mại điện tử mang lại Sự can thiệp của cơ quan nhà nước trong việc định hướng và hoạch định cho nền thương mại điện tử còn non trẻ của Việt Nam là cực kỳ quan trọng, điều đó... mại điện tử Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 14 a Cơ sở pháp lý và luật liên quan đến thương mại điện tử Sự phát triển của Thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh. .. vụ và theo từng chuyên ngành cụ thể Như vậy, để có thế ứng dụng thành công, tận dụng các cơ hội mà thương mại điện tử mang lại, yêu cầu tiên quyết là cần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực Đây chính là một trong những vấn đề đặt ra và đòi hỏi phải được giải quyết đầu tiên đối với các nước muốn phát triển thương mại điện tử 3 Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Cơ hội và thách. .. lý của hợp đồng Nếu đòi hỏi các hợp Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 15 đồng thương mại, dân sự phải được thể hiện dưới hình thức viết và chữ ký tay thì những ưu thế của các giao dịch thương mại điện tử sẽ không được tận dụng và phát huy Chính vì vậy việc xoá bỏ rào cản đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử là về phía Nhà nước cần phải có...Hàng năm, Vụ Thương mại điện tử – Bộ Thương mại đều tiến hành các hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam, đặc biệt là tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở của các doanh nghiệp Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2005, trong tổng số 504 doanh nghiệp được khảo sát thì có 46,2% doanh nghiệp đã thiết lập website Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp được khảo... cơ cấu nền kinh tế Việt Nam Thương mại điện tử đã mở ra rất nhiều cơ hội, là con đường đi mới cho nhiều doanh nhân trẻ ngày hôm nay, bên cạnh những cơ hội đó cũng có không ít những thách thức mà thương mại điện tử mang lại cho những người tiên phong trong lĩnh vực này Các doanh nghiệp nên có được những nhận thức đúng đắn về thương mại điện tử, nhận thức rõ về cơ hội và những thử thách sẽ phải đối đầu... tính và công nghệ bảo mật cùng các công nghệ thanh toán trực tuyến khác Thương mại điện tử đã và đang tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của nhiều người Nó làm cho giới kinh doanh thay đổi một phần quan điểm của mình Thậm chí một vài người còn từ bỏ kinh Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 20 doanh theo truyền thống để bước vào một kiểu kinh doanh hoàn toàn mới và khác... Việt Nam Vì vậy dù muốn hay không các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận và tham gia thương mại điện tử Không nên nghĩ tham gia thương mại điện tử là phải mua bán hàng hoá và dịch vụ Thực tế có thể tham gia thương mại điện tử ở nhiều cấp độ khác nhau Doanh nghiệp Việt Nam ngay từ bây giờ có thể tham gia thương mại điện tử để: o Giới thiệu hàng hoá và sản phẩm của mình o Tìm hiểu thị trường: nghiên . triển thương mại điện tử. 3. Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 1 9 Cơ hội từ thương mại. triển Thương mại điện tử. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Trang 1 4 a. Cơ sở pháp lý và luật liên quan đến thương mại điện tử. Sự phát triển của Thương mại điện tử. phát triển thương mại điện tử theo 6 cấp bậc. Phần 2: Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam 1. Tổng quan về các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam. 2. Các

Ngày đăng: 07/08/2014, 13:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan