XÂY DỰNG HỘI CMHS ĐỦ CÁC THÀNH PHẦN XÃ HỘI ĐỂ HỖ TRỢ TRƯỜNG CHỈNH TRANG TRƯỜNG SỞ, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH doc

9 218 0
XÂY DỰNG HỘI CMHS ĐỦ CÁC THÀNH PHẦN XÃ HỘI ĐỂ HỖ TRỢ TRƯỜNG CHỈNH TRANG TRƯỜNG SỞ, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

XÂY DỰNG HỘI CMHS ĐỦ CÁC THÀNH PHẦN XÃ HỘI ĐỂ HỖ TRỢ TRƯỜNG CHỈNH TRANG TRƯỜNG SỞ, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH  I/. ĐẶT VẤN ĐỀ: Sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ là sự nghiệp của toàn xã hội. Việc kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, các đoàn thể trong việc chăm lo bồi dưỡng hình thành con người mới là một nguyên tắc quan trọng trong phát triển giáo dục. Trong quyết định 1221/2000/QĐ –BYT ngày 18.4.2000 của Bộ trưởng Y Tế qui định: Trường học phải xây dựng ở nơi cao ráo, sạch sẽ, sáng sủa, yên tĩnh. Trường phải đủ rộng để làm chỗ học, sân chơi, bãi tập và trồng cây xanh. Sân trường phải bằng phẳng, rộng rãi, có rãnh thóat nước tốt, không bị lầy lội, ứ đọng nước khi trời mưa, sân được lát bằng gạch, láng xi măng, kích thước phòng học: chiều dài không quá 8,5m, chiều rộng không quá 6,5m, chiều cao 3,6m. Nhưng thực tế Trường THPT Châu Phú được thành lập vào tháng 8/1984, Trường chưa phải là Trường, vì cơ ngơi là của Chi khu Quận Châu Phú cũ được cải tạo trong thời gian ngắn để làm phòng học tạm thời phục vụ cho ngày khai giảng năm học mới. Tổng diện tích toàn Trường là 12.930m 2 , trong đó diện tích ao, hầm, giao thông hào, lô cốt chiếm 1/3 là 4155m 2 . Đường vào Trường cũng không có, phải đi nhờ đường Dân y của dân. Bốn dãy phòng học là trại gia binh bằng nhà tiền chế được xây vách lại làm phòng học với mái tol thấp rất nóng nực, mùa mưa thì thiếu ánh sáng, hạt mưa dội thiếc nên không dạy được. Đặc biệt là thể tích phòng không đúng qui cách nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hiệu quả đào tạo của Thầy và trò. Trước thực trạng như vậy, để đáp ứng nhu cầu học tập của con em ở địa phương, chúng tôi bàn bạc thống nhất trong Ban Giám hiệu là phải củng cố lực lượng Hội CMHS, rà soát trong địa bàn của Trường những người có tâm huyết với ngành giáo dục ở các thành phần xã hội mời tham gia Ban Thường trực Hội để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, giúp Trường cải tạo, chỉnh trang trường sở, từng bước xây dựng Trường cho ra Trường, hình thành môi trường sư phạm, qua đó tác động đến tư tưởng học sinh để các em có điều kiện phấn đấu, nỗ lực học tập đạt kết quả tốt. II/. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ: 1. Biện pháp thực hiện: - Sau khi liên hệ với địa phương, chúng tôi lên danh sách các cô, các chú ở các thành phần xã hội có tâm huyết với giáo dục, trước tiên chúng tôi đến gặp các chú lãnh đạo ở địa phương về hưu, tâm tình trao đổi về tình hình đất nước, cuộc sống hiện nay của nhân dân, nhất là khơi dậy chí khí hào hùng của các chú trong thời gian qua không ngại khó khăn gian khổ, không ngại hiểm nguy, kiên cường đấu tranh để giải phóng dân tộc, rồi sau đó trao đổi về việc giáo dục thế hệ trẻ. - Chúng tôi rất vui mừng được đón tiếp các chú lãnh đạo ở Huyện ủy, UBND Huyện Châu Phú đã nghỉ hưu cùng các chú, các anh ở địa phương có tinh thần vì thế hệ tương lai tham gia Ban Thường trực Hội CMHS. Đó là chú Nguyễn Văn Trinh ( nguyên Bí thư Huyện ủy Châu Phú), chú Trịnh Văn Dư (nguyên TVHU, Huyện Đội Trưởng Châu Phú), chú Nguyễn Văn Nghiệp (nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Châu Phú), chú Phạm Tấn Đắc (nguyên Bí thư Đảng ủy Xã Mỹ Đức), chú Bùi Văn Tho (nguyên Trưởng phòng Lương thực Huyện Châu Phú), anh Huỳnh Quang Tiên (Phó Ban Tuyên giáo Huyện ủy Châu Phú), chú Quách Mộc Hương (Trưởng Ban Qúi tế chùa Ông), chú Trần Minh Nguạt (nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học B Khánh Hòa), anh Nguyễn Ngọc Nừng (nguyên Trưởng Phòng Thuế Huyện Châu Phú), anh Nguyễn Văn Vân (nguyên Chỉ huy Phó Huyện Đội Châu Phú), anh Lê Văn Xuân (Trợ Lý hậu cần BCHQS Huyện Châu Phú), anh Nguyễn Văn Tỷ (nguyên là cán bộ Công ty Vật tư tổng hợp Huyện Châu Phú), chú Phạm Văn Ba (chủ nhà máy xay lúa Nông nghiệp), anh Lê Thanh Bằng (nguyên là nhân viên Trường THPT Châu Phú), anh Trần Văn Thường (Ban Qúi tế Đình Mỹ Đức), anh Võ Đức Thắng (Cửa hàng vật liệu xây dựng) và nhiều phụ huynh học sinh khác. - Ban Thường trực Hội CMHS tạm thời được định hình xong, chúng tôi tiến hành tổ chức Đại hội CMHS toàn trường, PHHS tham gia rất đông, với tỷ lệ gần 85%. - Sau khi thống nhất kế hoạch, Ban Thường trực Hội CMHS được hình thành trên cơ sở thống nhất ý kiến của toàn thể PHHS tham gia. Đại hội đã bàn bạc kế hoạch khắc phục thực trạng của Trường, nêu những việc cần làm ngay để chỉnh trang trường sở, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của Thầy và trò. Đại hội tiến hành thành lập Đoàn vận động, phân công từng thành viên đến UBND các Xã trong địa bàn của Trường để báo cáo thực trạng và xin phép đi vận động tài chánh. Sau đợt vận động, công khai tài chánh, báo cáo cho UBND các xã và UBND Huyện biết. Ban Thường trực Hội hợp đồng thợ làm ngay những công việc bức xúc trước mắt, phân công từng thành viên theo dõi, giám sát công việc hằng ngày. - Hằng năm, Hội CMHS đều tổ chức đại hội để báo cáo hoạt động của Hội năm qua, bàn kế hoạch sắp tới và bổ sung nhân sự những nhân tố tích cực trong công tác xã hội. Trong công tác của Hội đều bàn thống nhất 3 công việc: 1/ Công tác chỉnh trang trường sở, 2/ Công tác khen thưởng GV, HS và chăm lo đời sống GV, 3/ Công tác giáo dục đạo đức HS. 2. Kết quả: a/ Về công tác chỉnh trang trường sở: - Với đặc điểm của Trường, cơ ngơi là khu quân sự, nên xung quanh các trại gia binh là lô cốt, giao thông hào, hầm hố. Vì thế, để bảo vệ tính mạng của GV và HS, Hội CMHS bắt tay ngay đến BCH Quân sự Huyện Châu Phú xin rà soát, kiểm tra, thu hồi vũ khí cũ vứt bừa bãi và tiến hành san lấp lô cốt, giao thông hào, hầm hố xung quanh nên không có sự cố nào xảy ra. Với sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Sở GD – ĐT An Giang, Huyện ủy, UBND Huyện Châu Phú, UBND Xã Mỹ Đức đã san lắp gần 18000m 3 đất trong 3 năm 1996, 1997, 1998 với số tiền gần 300 triệu đồng, trong đó Sở GD –ĐT An Giang hỗ trợ 20%, số còn lại do PHHS, mạnh thường quân đóng góp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại được dễ dàng, không bị bùn, sình vào mùa mưa, Hội CMHS đã huy động đổ cát nhựa 100m 3 (50 triệu đồng) trên sân hầm san lấp. - Có trường nhưng không có đường đi riêng, phải đi nhờ đường Dân Y, hàng năm Hội đều vận động PHHS đổ đất, cát để đi lại khỏi lầy lội vào mùa mưa. Sau 11 năm, với sự quan tâm đặc biệt của UBND Huyện Châu Phú và sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND Xã Mỹ Đức, Phòng Địa chính Huyện, con đường vào Trường được mở rộng 7m với cây cầu lịch sử để mừng năm học mới 1995 – 1996 được hình thành chỉ không đầy 1 tuần. Ban Thường trực Hội lo mua gỗ cà chất và cưa cây, nhờ Chi hội Chữ Thập Đỏ Xã Mỹ Đức huy động thanh niên, phụ huynh có con em để dựng cầu trong 3 ngày, mỗi ngày từ 30 đến 40 người để phục vụ cho lễ khánh thành 10 phòng học vào đầu tháng 9/1995 với tổng số tiền đổ đất nâng mặt bằng đường và tiền vật tư gỗ, chi phí dựng cầu gần 30 triệu đồng. - Để bảo vệ sức khỏe cho GV & HS, Hội CMHS đã đóng trần 17 phòng bằng mê bồ để giảm nóng với số tiền 8.700.000đ và gắn quạt, đèn 31 phòng (mỗi phòng 2 bóng 1,2m, quạt trần 1-2 cái) với số tiền 9.300.000đ. Ngay ngày đầu mới thành lập Trường, Sở chỉ cấp bàn ghế học sinh, còn bàn ghế GV, tủ đựng hồ sơ thì không có, Hội CMHS đã đi gõ cửa UBND Xã Khánh Hòa, UBND Xã Hòa Lạc giúp đỡ 7 bộ bàn ghế GV và 2 tủ đựng hồ sơ vào năm 1986. - Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em ở địa phương, số lớp, học sinh ngày càng tăng, Hội CMHS đã liên hệ xin UBMTTQ Tỉnh An Giang số tiền 500 triệu và 5 triệu tiền lãi của tổ chức MISEROER cùng Sở GD – ĐT An Giang hỗ trợ 50 triệu và sự giúp đỡ của Thị Xã ủy, UBND Thị xã Châu Đốc số tiền 50 triệu của Ban Bảo vệ Di tích Núi Sam để xây 10 phòng có lầu với tổng kinh phí 605 triệu đồng. Một công trình được Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Tỉnh đánh giá chất lượng đứng đầu Tỉnh. Với sự quan tâm của Huyện, UBND Huyện Châu Phú đã tổ chức đấu thầu, sau 5 tháng thi công, công trình được nghiệm thu, đưa vào sử dụng phục vụ cho năm học 1995 – 1996. Hội CMHS rất vui mừng, phấn khởi được các cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng các công trình cho Trường và địa phương, coi đây là cơ hội để giúp Trường lột xác, cải tạo cơ sở cũ, nên thống nhất chủ trương là cùng giám sát chặt chẽ các công trình để yêu cầu Đội thi công thực hiện đúng thiết kế. Vì thế, Hội CMHS phân công nhau mỗi ngày từ 2-3 người cùng BGH, GV trực suốt thời gian thi công. Ban Thường trực Hội có trách nhiệm rất cao, kịp thời phản ánh, đấu tranh kiên quyết, xử lý các tình huống để các công trình đảm bảo chất lượng theo thiết kế (công trình xây dựng 10 phòng học năm 1995, xây dựng nhà vệ sinh năm 1995, xây dựng 10 phòng năm 1996, xây dựng 8 phòng năm 1998 đã bàn giao cho Tiểu học A Mỹ Đức, xây dựng TT.THTN năm 1999). - Với thực trạng nêu trên, Thầy, trò Trường THPT Châu Phú mơ ước có được nhà vệ sinh để bảo vệ môi sinh ở Trường được tốt. Khi được Sở GD –ĐT An Giang thông báo cấp vật tư, Hội CMHS liền vận động tiền công thợ để xây dựng ngay trong năm 1995 với số tiền công thợ gần 10 triệu đồng, đã giải tỏa ức chế 11 năm qua về tâm lý của Thầy và trò khi đòi hỏi phải kiếm chỗ việc đi tiêu, tiểu. Ngoài ra, Hội CMHS còn đi đến tận Cần Thơ để mua bình điện hạ thế 25KVA gắn cho Trường gần 14 triệu đồng và trang bị 5 máy vi tính với số tiền 20 triệu đồng để giúp học sinh có điều kiện học nghề vi tính tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật hiện đại và trang bị một máy photo 18 triệu đồng để phục vụ việc giảng dạy và học tập của Thầy và trò. b/. Về công tác khen thưởng GV&HS và chăm lo đời sống GV&HS: - Để động viên và khuyến khích học sinh nỗ lực phấn đấu học tập tốt, nhiều năm qua, coi đây là truyền thống của Hội, Ban Thường trực Hội CMHS đều phát thưởng 3 học sinh đứng đầu lớp và tất cả học sinh giỏi ở HKI, hỗ trợ khen thưởng tất cả HS giỏi, HS xuất sắc từng mặt cuối năm, tất cả HS thi tốt nghiệp loại giỏi và HS thi đậu Đại học, tổng số tiền khoảng 30 triệu. Đồng thời, cùng nhà trường tổ chức văn nghệ gây quỹ khuyến học, đã phát học bổng và giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học cho gần 140 em với số tiền trên 12 triệu đồng. - Ngoài ra để giúp giáo viên an tâm công tác, nhất là giáo viên ở xa có chỗ ở ổn định, Ban Thường trực Hội hằng năm đều tặng quà, thăm hỏi sức khỏe, chúc mừng Thầy, Cô vào ngày 20/11 và sửa chữa 16 căn khu tập thể, dựng thêm 6 căn khác với số tiền trên 20 triệu đồng. Qua kết quả vận động phần tài chánh được ghi nhận như sau: trong Huyện 410.450.000đ, ngoài Huyện 604.150.000đ cộng chung 1.014.600.000đ c/ Công tác giáo dục đạo đức: - Đây là mảng hoạt động được toàn thể Ban Thường trực Hội CMHS quan tâm đặc biệt. Để thực hiện công tác này, Hội CMHS cử các chú Trịnh Văn Dư, Nguyễn Văn Trinh, Bùi Văn Tho đến sinh hoạt, nói chuyện với các em qua các ngày sinh hoạt đầu tuần. Điều mà các chú sinh hoạt các em là hôm nay các em được sống trong đất nước độc lập, tự do, các em phải nỗ lực học tập để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. Bằng hình ảnh sinh động, với người thật, việc thật, các chú đã cống hiến trọn đời cho cách mạng, nay về hưu, tiếp tục lo cho thế hệ tương lai, nhắc nhở các em ý thức hơn nữa nhiệm vụ của người học sinh, xa lánh các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy không để xâm nhập học đường và chấp hành tốt luật lệ giao thông để đề phòng tai nạn xảy ra. Những em lười học, bỏ học giữa chừng được Ban Thường trực Hội phân chia phụ trách địa bàn đến tận gia đình giải thích, động viên, đa số PHHS sống bằng nghề nông, cuộc sống nghèo, muốn thoát nghèo để làm giàu chỉ có con đường duy nhất là học tập nên nhiều em học sinh cũng như PHHS ý thức được trách nhiệm của mình không cho con em nghỉ học giữa chừng, số bỏ học giữa chừng ngày càng giảm. - Sau nhiều năm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhà trường đã lột xác về căn bản cơ sở cũ, cảnh quan sư phạm ngày càng hoàn thiện góp phần không nhỏ vào hiệu quả đào tạo, chất lượng giáo dục có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tốt nghiệp ngày được nâng lên. Năm 2000, tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 94,8%, tốt nghiệp THPT đạt tỷ lệ 96,5%, Hội CMHS được UBND Huyện, UBND Tỉnh tặng giấy khen, bằng khen cho tập thể và cá nhân nhiều năm. Riêng các chú Nguyễn Văn Trinh, Trịnh Văn Dư, Quách Mộc Hương được Bộ GD –ĐT tặng huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục”. 3. Bài học kinh nghiệm: a/ Phải thuyết phục những nhà cách mạng lão thành, những cán bộ chủ chốt về hưu có nhiều uy tín ở địa phương để làm nòng cốt trong lực lượng Hội và tập hợp các phụ huynh ở các thành phần xã hội có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục tham gia Hội để tạo ra sức mạnh tổng hợp, đủ khả năng vận động toàn xã hội cùng chăm lo thế hệ trẻ. b/ Việc chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường học phải quán triệt nguyên tắc xã hội hóa giáo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, làm sao mỗi thành viên cũng như tất cả PHHS ý thức trách nhiệm của mình cùng tham gia, góp phần xây dựng. c/ Phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và công khai hóa tất cả mọi hoạt động, nhất là tài chánh vận động thông qua các kỳ đại hội CMHS ở các lớp. đại hội CMHS toàn trường hằng năm cũng như thông báo cho toàn thể GV&HS biết trong ngày họp HĐSP, ngày sinh hoạt đầu tuần, qua đó toàn thể PHHS quán triệt chủ trương của Trường và đồng tình tham gia. d/ Phải thống nhất về tư tưởng và từng bước liên kết đồng bộ 3 môi trường giáo dục nhà trường – gia đình – xã hội, lấy cơ sở vật chất làm điều kiện, tạo cảnh quan làm môi trường để xây dựng nề nếp, kỷ cương, tạo tiền đề để nâng dần hiệu quả đào tạo. III/. KẾT LUẬN: Trong tình hình đất nước ta hiện nay, do ảnh hưởng của chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc kéo dài, với nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, cộng thêm dân số tăng nhanh, cho nên ngân sách nhà nước không thể đáp ứng đủ yêu cầu cho ngành Giáo dục. Vì thế với khẩu hiệu: “ Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục” là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Và qua trên 5 năm thực hiện khẩu hiệu này ở nhà trường, chúng tôi nhận thấy xây dựng lực lượng Hội CMHS đủ các thành phần có đầy đủ uy tín để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, có tác dụng rất tích cực để giúp nhà trường từng bước lột xác và đi lên, đáp ứng đủ yêu cầu học tập của con em ở địa phương ngày càng gia tăng. & . XÂY DỰNG HỘI CMHS ĐỦ CÁC THÀNH PHẦN XÃ HỘI ĐỂ HỖ TRỢ TRƯỜNG CHỈNH TRANG TRƯỜNG SỞ, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH  I/. ĐẶT VẤN ĐỀ: Sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. này ở nhà trường, chúng tôi nhận thấy xây dựng lực lượng Hội CMHS đủ các thành phần có đầy đủ uy tín để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, có tác dụng rất tích cực để giúp nhà trường từng. lượng Hội CMHS, rà soát trong địa bàn của Trường những người có tâm huyết với ngành giáo dục ở các thành phần xã hội mời tham gia Ban Thường trực Hội để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục,

Ngày đăng: 07/08/2014, 12:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan