Luật Doanh nghiệp năm 1999 qua hơn 6 năm thực hiện đã có tác động tích cực loại bỏ những cản trở pdf

7 479 1
Luật Doanh nghiệp năm 1999 qua hơn 6 năm thực hiện đã có tác động tích cực loại bỏ những cản trở pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

A.Lời mở đầu Luật Doanh nghiệp năm 1999 qua hơn 6 năm thực hiện đã có tác động tích cực loại bỏ những cản trở, trở thành nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Qua đó tạo hành lang pháp lý để người dân có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, từ đó giải phóng tối đa sức sản xuấ, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần hình thành và hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trên cở sở kế thừa và phát triển Luật DN năm 1999, Luật DN năm 2005 được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khóa XI, nhằm giải quyết những hạn chế và thiếu sót của Luật DN năm 1999, qua đó đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế trong giai đoạn mới. Luật DN năm 2005 đã tạo ra hành lang pháp lý thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác diễn ra thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Những điểm mới trong các quy định về quản ly đối với công ty cổ phần đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động chung của công ty. Một trong những điểm mới đó là một số thay đổi cơ bản trong các quy định về trả cô tức cho các cổ đông. Nguyên nhân của sự thay đổi này là các hoạt động của các công ty cổ phần ngay cang trở nên phức tạp, vì vậy việc thay đổi các quy định trong luật DN là cần thiết để cho các hoạt động của công ty cổ phần đi đúng với mục tiêu phát triển nền kinh tế thi trường định hướng XHCN. Sự thay đổi trong quy định về trả cổ tức ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định về chính sách cổ tức nói riêng và hoạt động của công ty nói chung. Quyết định có trả cổ tức hay không, trả bằng hình thức nào cũng là những quyết định “đau đầu” nhất trong quản trị tài chính của công ty cổ phần. Chính sách cổ tức có tác động đến giá cổ phiếu của công ty, nguồn tiền công ty có thể sử dụng để tái đầu tư và có ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của các cổ đông hiện hành. Vì vậy việc nghiên cứu “những ảnh hưởng của các quy định về trả cổ tức đến chính sách cổ tức nói riêng và hoạt động tài chính nói chung của công ty” là rất cần thiết. B. Nội Dung I. Công ty cổ phần, cổ phần, cổ tức là gì? 1. Khái niệm công ty cổ phần a. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này. b. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. c. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. 2. Khái niệm cổ phần a. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần b. Các loại cổ phần: có 2 loại cổ phần - Cổ phần phổ thông: bắt buộc công ty cổ phần nào cũng phải có, người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông. - Cổ phần ưu đãi: không bắt buộc công ty cổ phần nào cũng phải có, người sở hữu cổ phần ưu đãi gội là cổ đông ưu đãi. 3. khái niệm cổ tức a. Cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế của công ty dùng để trả cho các chủ sở của công ty cổ phần. b. Việc có trả cổ tức hay không, tỷ lệ và hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh, chính sách cổ tức của công ty và do Đại hội đồng cổ đông của công ty quyết định. Nếu công ty giữ lại nhiều lợi nhuận để tái đầu tư, thì phần để trả cổ tức sẽ ít và ngược lại. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế của công ty được phân bổ cho mục đích giữ lại và chia cổ tức như thế nào là tùy thuộc vào chiến lược của từng công ty. Cổ tức có thể được trả theo nhiều hình thức khác nhau: bằng tiền, bằng cổ phiếu hoặc bằng tài sản, trong đó trả cổ tức bằng tiền là phổ biến nhất. II. Các quy định về trả cổ tức trong luật DN năm 1999 và luật DN năm 2005 1. Luật DN năm 1999 a. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và ngay khi hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. b. Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức trả cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được gửi đến tất cả các cổ đông chậm nhất mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải ghi rõ tên công ty, tên, địa chỉ của cổ đông, số cổ phần từng loại của cổ đông, mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức. c. Cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức, thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty. 2. Luật DN năm 2005 a. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. b. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam và có thể được thanh toán bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú của cổ đông. Cổ tức có thể được thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng khi công ty đã có đủ chi tiết về ngân hàng của cổ đông để có thể chuyển trực tiếp được vào tài khoản ngân hàng của cổ đông. Nếu công ty đã chuyển khoản theo đúng các thông tin chi tiết về ngân hàng như thông báo của cổ đông thì công ty không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ việc chuyển khoản đó. c. Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ đăng ký tất cả cổ đông chậm nhất mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải ghi rõ tên công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức; họ, tên, chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty. d. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty. III. Những thay đổi cơ bản trong các quy định về trả cổ tức theo Luật DN 2005 so với Luật DN 1999 1. Quy định về trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi Luật DN 1999 không nêu quy định này, chỉ trong luật DN 2005 mới nêu rõ rằng: “Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi”. Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức của cổ phần ưu đãi được ưu tiên chia đầu tiên, và được trích từ lợi nhuận sau thuế của công ty, bao gồm: cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. 2. Quy định về trả cổ tức cho cổ đông phổ thông a. Luật DN 1999 quy định: Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và ngay khi hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Theo quy định này thì cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được trích từ lợi nhuận sau thuế của công ty, không đề cập đến việc trích lập các quỹ của công ty và bù lỗ trước đó, đồng thời không phân biệt thứ tự ưu tiên trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông. b. Luật DN 2005 quy định rõ ràng hơn: “Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn”. Như vậy việc chi trả cổ tức sẽ không còn tình trạng “ăn đong” với quy định khoản chi trả cổ tức được trích từ lợi nhuận giữ lại của công ty. Ngoài ra Luật DN 2005 còn nêu lên các hình thức chi trả cổ tức và phương thức thanh toán cho các cổ đông, cụ thể là:  Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam và có thể được thanh toán bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú của cổ đông.  Cổ tức có thể được thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng khi công ty đã có đủ chi tiết về ngân hàng của cổ đông để có thể chuyển trực tiếp được vào tài khoản ngân hàng của cổ đông. Nếu công ty đã chuyển khoản theo đúng các thông tin chi tiết về ngân hàng như thông báo của cổ đông thì công ty không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ việc chuyển khoản đó. IV. Những ảnh hưởng của các quy định hiện hành về trả cổ tức đến chính sách cổ tức nói riêng và hoạt động tài chính nói chung của công ty cổ phần 1. Những ảnh hưởng đến chính sách cổ tức Đại hội đồng cổ đông sau khi đã lấy ý kiến của tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết thì sẽ đưa ra quyết định thông qua chính sách cổ tức của năm nay. Chính sách cổ tức bao gồm quyết định về tỷ lệ chia cổ tức cho các cổ đông và tỷ lệ lợi nhuận sau thuế được giữ lại để tái đầu tư. Tuy nhiên hai tỷ lệ này luôn tỷ lệ nghịch với nhau. Khi đồng vốn của doanh nghiệp ngày càng được xã hội hóa, áp lực của công chúng cổ đông đối với thành tích của doanh nghiệp ngày càng tăng. Và đối với phần lớn cổ đông đại chúng thì thành tích hoạt động của doanh nghiệp cuối cùng được đo lường bằng mức cổ tức được chia cho mỗi cổ phần (EPS - Earning per share) và hoặc là sự tăng giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhưng vì sự tăng giá của cổ phiếu cũng phần lớn dựa trên EPS nên suy cho cùng, điều mà cổ đông đại chúng mong muốn đối với kết quả hoạt động hàng năm của doanh nghiệp là một tỷ lệ chia cổ tức cao. Nhưng đi đôi với tỷ lệ chia cổ tức cao sẽ là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế được giữ lại để tái đầu tư thấp, điều đó ảnh hưởng đến mục tiêu tối đa hóa thị phần của doanh nghiệp. Đây được xem là mâu thuẫn khó có thể giải quyết được, đó là cuộc đấu tranh quyết liệt trong nội bộ cổ đông giữa lợi ích của người muốn bán trứng và người muốn nuôi gà và không phải lúc nào những người có tầm nhìn xa đều thắng. Đầu tư cho tương lai là một quyết định khó khăn vì đầu tư cho tương lai đòi hỏi không những sự chấp nhận hy sinh lợi ích hiện tại mà còn phải có một niềm tin vào sự thành công lớn hơn trong tương lai, một niềm tin chắn chắn rằng đó không phải là một việc thả mồi bắt bóng. Như vậy việc quy định: cổ tức trả cho các cổ đông chỉ được lấy từ phần lợi nhuận sau thuế sau khi đã trích lập các quỹ của công ty và bù lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. Đã phần nào ảnh hưởng đến tỷ lệ chia cổ tức trong năm, trong trường hợp công ty muốn duy trì mức chi trả cổ tức ổn định qua các năm, tạo niềm tin cho các cổ đông đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện nay nét văn hóa đầu tư theo kiểu “ăn xổi ở thì” của các nhà đầu tư Việt Nam đã và đang khiến cho các doanh nghiệp bị cuốn theo chiều của ngon gió đòi hỏi của các nhà đầu tư với mục tiêu kép, vừa quảng cáo hiệu quả của doanh nghiệp, vừa nâng giá cổ phiếu. Khi đó sẽ không có sự tích lũy lợi nhuận để phục vụ cho những mục tiêu về nâng cao năng lực canh tranh, tăng thị phần của sản phẩm, thương hiệu sản phẩm của công ty. Trong trường hợp phần lợi nhuận sau thuế được giữ lại để chia cổ tức không có hoặc có rất ít, thấp hơn nhiều so với các năm trước, khi đó để tránh gây hoang mang cho các cổ đông. Công ty có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu, mặc dù việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể làm cho giá cổ phiếu của công ty có thể giảm. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường thì giá trị thị trường một cổ phiếu của công ty không những chụi ảnh hưởng của mức chia cổ tức hàng năm, mà còn chụi ảnh hưởng bởi hình thức trả cổ tức của công ty. Hiện nay theo quy định về trả cổ tức trong luật DN 2005 công ty có thể trả cổ tức theo hình thức trả bằng tiền, bằng cổ phiếu, hoặc bằng tài sản khác quy định tại điều lệ của công ty. Khi công ty trả cổ tức bằng tiền sẽ làm tăng thu nhập trực tiếp cho các cổ đông và có thể làm tăng giá trị thị trường của một cổ phiếu. Tuy nhiên tác động của nó đến tình hình tài chính của doanh nghiệp là không nhỏ, cụ thể: sẽ làm giảm khả năng thanh toán tức thời của DN, cơ cấu nguồn vốn của DN thay đổi( nguồn vốn nội sinh giảm đi), làm cho DN không nắm bắt kịp thời các cơ hội đầu tư, giảm giá trị sổ sách của một cổ phiếu. Việc chia cổ tức bằng tiền của DN đồng thời làm giảm đi một lượng tiền tương ứng. Điều này sẽ là bình thường nếu DN không có nhu cầu huy động vốn mới để tiếp tục đầu tư, nhưng với các DN có ý định mở rộng kinh doanh, rõ ràng đây không phải là hướng lựa chọn tối ưu. Khi công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu: việc chia cổ tức bằng CP của DN giống như cách DN bỏ một phần tiền từ túi bên trái (vốn được đánh dấu bằng chữ “Lợi nhuận") sang túi bên phải (được ghi là "Vốn góp cổ phần ")! Do đó, nghiệp vụ chia cổ tức bằng CP chỉ là một hình thức khẳng định chắc chắn: DN được cổ đông đồng ý cho giữ cổ tức lại để tái đầu tư, mà không có bất kỳ một dòng tiền mới nào vào ra DN. Do đó nó sẽ làm tăng vốn nội sinh đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của DN, hạn chế việc chia sẽ quyền lực, tiết kiệm chi phí phát hành cổ phiếu để huy động vốn, đồng thời hạn chế việc chia sẽ quyền lực, tiết kiệm thuế TNDN( nếu thuế suất đối với cổ tức lớn hơn thuế suất lãi vốn), mặt khác so với không trả cổ tức thì trả cổ tức bằng cổ phiếu giúp cho cổ phiếu của DN có tính thanh khoản hơn. Tuy nhiên việc trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu dẫn đến EPS giảm, giá cổ phiếu sẽ sụt giảm nếu công ty thiếu các cơ hội đầu tư. 2. Những ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của công ty Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay luật DN 2005 quy định: Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Tuy nhiên vẫn có thể xẩy ra trường hợp công ty kinh doanh có lãi, có nguồn lợi nhuận giữ lại để trả cổ tức cho cổ đông, nhưng lại thiếu tiền mặt để chi trả cổ tức, chứng tỏ luồng tiền của doanh nghiệp bị âm. Nguyên nhân là do doanh nghiệp để vốn của mình ứ đọng trong hàng tồn kho quá nhiều, hoặc cũng có thể do doanh nghiệp cho vay quá nhiều mà không thu hồi được vốn. Điều này có thể ảnh hưởng làm giảm giá cổ phiếu của công ty, giảm uy tín của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư. Để khắc phục vấn đề này công ty có thể quyết định chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, khi đó sẽ tránh được tâm lý hoang mang của các nhà đầu tư do việc cắt giảm cổ tức, đồng thời doanh nghiệp tăng được phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư đáp ứng kịp nhu cầu vốn cho các dự án mới của DN. . A.Lời mở đầu Luật Doanh nghiệp năm 1999 qua hơn 6 năm thực hiện đã có tác động tích cực loại bỏ những cản trở, trở thành nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Qua đó tạo hành. thừa và phát triển Luật DN năm 1999, Luật DN năm 2005 được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khóa XI, nhằm giải quyết những hạn chế và thiếu sót của Luật DN năm 1999, qua đó đáp ứng. kinh tế trong giai đoạn mới. Luật DN năm 2005 đã tạo ra hành lang pháp lý thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác diễn ra thuận lợi,

Ngày đăng: 07/08/2014, 11:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan