Quản trị sự thay đổi và nguyên nhân dẫn đến thay đổi thất bại.

44 5.4K 78
Quản trị sự thay đổi và nguyên nhân dẫn đến thay đổi thất bại.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Lời mở đầu 3 PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI 5 1. Hiểu biết về sự thay đổi 5 1.1 Sự thay đổi trong doanh nghiệp là gì? 5 1.2 Các hình thức của sự thay đổi 5 1.3 Nguyên nhân của sự thay đổi. 7 1.4 Quy trình thực hiện sự thay đổi 11 2. Quản trị sự thay đổi 13 2.1 Chủ thể quản trị sự thay đổi 13 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của chủ thể quản trị sự thay đổi: 15 2.3 Phẩm chất và kỹ năng của chủ thể quản trị sự thay đổi 16 2.4 Hoạch định sự thay đổi 17 2.5 Các giai đoạn quản trị sự thay đổi 19 2.6 Các rào cản trong quá trình thay đổi 21 PHẦN II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THAY ĐỔI THẤT BẠI 26 1. Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thất bại 26 2. Phân tích nguyên nhân thay đổi thất bại của Công ty Kodak và PSA 31 PHẦN III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 41 KẾT LUẬN 43 Tài liệu tham khảo 44 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, chúng ta có thể quan sát được nền kinh tế thế giới có nhiều biến động thay đổi rất lớn như khủng hoảng tài chính ở Mỹ, khủng hoảng nợ công khu vực Châu Âu, công nghệ thông tin viễn thông phát triển nhanh chóng, cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng gay gắt….Việt Nam cũng không nằm ngoài hoặc cũng ít nhiều bị tác động bởi các thay đổi của nền kinh tế thế giới. Đứng trước những vấn đề thay đổi lớn như vậy, các nhà lãnh đạo đất nước và các nhà quản lý doanh nghiệp phải có những chiến lược phù hợp để giúp cho đất nước và doanh nghiệp ngày càng phát triển. Như câu nói của John F.Kennedy: “thay đổi là quy luật của cuộc sống và những người chỉ nhìn thấy quá khứ và hiện tại thì chắc sẽ bỏ lỡ những cơ hội trong tương lai”, câu nói trên rất đúng cho các nhà quản lý trong thời đại ngày nay, các nhà quản lý phải luôn nhận biết các thay đổi và có những phương pháp quản lý thích hợp để giúp cho tổ chức thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, tích cực hơn góp phần nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Như chúng ta thấy vấn đề thay đổi quan trọng như vậy, nên nhóm 7 lớp đêm 4 – k22 quyết định chọn đề tài “Quản trị sự thay đổi và những nguyên nhân dẫn đến thất bại khi thay đổi” nhằm góp phần làm rõ thêm về các thay đổi trong tổ chức, cách thức tiến hành thay đổi và nguyên nhân gì dẫn đến thất bại khi thay đổi. Xin chân thành cám ơn TS. Đặng Ngọc Đại đã dành thời gian quý báu của thầy để hướng dẫn cho nhóm. Do hạn chế về kiến thức và thời gian nên nhóm cũng mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn học viên trong lớp đêm 4 – k22 để nhóm có thể hoàn thiện thêm. PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI 1. Hiểu biết về sự thay đổi 1.1 Sự thay đổi trong doanh nghiệp là gì? Sự thay đổi trong doanh nghiệp là tất cả quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sự cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, từ việc áp dụng công nghệ mới, những bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây chuyền sản xuất, liên kết hoặc hợp nhất với doanh nghiệp khác, tái cơ cấu các bộ phận sản xuất kinh doanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong cách doanh nghiệp. 1.2 Các hình thức của sự thay đổi Những thay đổi trong bản thân doanh nghiệp thường rơi vào các hình thức sau: thay đổi trong cơ cấu, thay đổi quy trình, thay đổi nhân sự, cắt giảm chi phí và thay đổi văn hóa. 1.2.1 Thay đổi cơ cấu: Tái cơ cấu là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức. Ngoài việc tổ chức cho một công ty về các mảng chức năng (như là sản xuất, kế toán, tiếp thị, v.v...) và xem xét các nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực hiện, theo lý thuyết tái cơ cấu, còn phải chú ý tới các quy trình hoàn thiện từ khâu tìm kiếm các nguyên liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. Công ty cần được tái cơ cấu qua một loạt các quy trình. Với các chương trình thay đổi cơ cấu, công ty được xem như một nhóm các bộ phận chức năng theo mô hình một cỗ máy, trong suốt quá trình thay đổi này, với sự hỗ trợ của các chuyên viên tư vấn, ban quản lý cấp cao cố gắng định hình lại những bộ phận này nhằm đạt được hiệu suất tổng thể cao hơn.

Nhận xét của Giảng viên BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM  Môn: Quản Trị Học Đề tài: Quản trị sự thay đổi và nguyên nhân dẫn đến thay đổi thất bại. GVHD: TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI NTH: Nhóm 7. Lớp đêm 4 – Khóa 22. Danh sách nhóm 1. Cao Nữ Nguyệt Anh 2. Trần Quốc Huy 3. Trần Hà Minh Nguyệt 4. Nguyễn Văn Phương 5. Trịnh Thị Thu Phương 6. Lê Trung Quốc (Nhóm trưởng) 0902738786 7. Lê Thị Phương Thảo 8. Đặng Thị Phương Trang 9. Mai Nguyễn Huyền Trang 10. Lê Hoài Khánh Vi TPHCM, tháng 01 năm 2013. GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại Nhóm 7 – Lớp đêm 4 –K22 Nhận xét của Giảng viên. 2 GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại Nhóm 7 – Lớp đêm 4 –K22 MỤC LỤC Lời mở đầu 3 PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI 5 1.Hiểu biết về sự thay đổi 5 1.1Sự thay đổi trong doanh nghiệp là gì? 5 1.2Các hình thức của sự thay đổi 5 1.2.1Thay đổi cơ cấu: 5 1.2.2Thay đổi quy trình 6 1.2.3 Thay đổi nhân sự: 6 1.2.4 Thay đổi văn hóa: 6 1.2.5 Cắt giảm chi phí: 7 1.3Nguyên nhân của sự thay đổi 7 1.3.1Các yếu tố bên ngoài 7 1.3.2Các yếu tố bên trong 10 1.4Quy trình thực hiện sự thay đổi 11 2.Quản trị sự thay đổi 13 2.1Chủ thể quản trị sự thay đổi 13 2.2Chức năng, nhiệm vụ của chủ thể quản trị sự thay đổi: 15 2.3Phẩm chất và kỹ năng của chủ thể quản trị sự thay đổi 16 2.4Hoạch định sự thay đổi 17 2.5Các giai đoạn quản trị sự thay đổi 19 2.6Các rào cản trong quá trình thay đổi 21 2.6.1Lãnh đạo cấp cao dẫn dắt sự thay đổi không hiệu quả: 21 2.6.2 Không được người khác ủng hộ 21 2.6.3Không đủ nguồn lực để quản lý sự thay đổi: 22 2.6.4 Sự phản kháng từ phía người lao động: 23 2.6.5 Truyền thông kém hiệu quả: 24 2.6.6Không muốn thay đổi, thỏa mãn với cái hiện có: 24 PHẦN II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THAY ĐỔI THẤT BẠI 26 1.Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thất bại 26 2.Phân tích nguyên nhân thay đổi thất bại của Công ty Kodak và PSA 31 PHẦN III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 41 KẾT LUẬN 43 Tài liệu tham khảo 44 3 GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại Nhóm 7 – Lớp đêm 4 –K22 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, chúng ta có thể quan sát được nền kinh tế thế giới có nhiều biến động thay đổi rất lớn như khủng hoảng tài chính ở Mỹ, khủng hoảng nợ công khu vực Châu Âu, công nghệ thông tin viễn thông phát triển nhanh chóng, cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng gay gắt….Việt Nam cũng không nằm ngoài hoặc cũng ít nhiều bị tác động bởi các thay đổi của nền kinh tế thế giới. Đứng trước những vấn đề thay đổi lớn như vậy, các nhà lãnh đạo đất nước và các nhà quản lý doanh nghiệp phải có những chiến lược phù hợp để giúp cho đất nước và doanh nghiệp ngày càng phát triển. Như câu nói của John F.Kennedy: “thay đổi là quy luật của cuộc sống và những người chỉ nhìn thấy quá khứ và hiện tại thì chắc sẽ bỏ lỡ những cơ hội trong tương lai”, câu nói trên rất đúng cho các nhà quản lý trong thời đại ngày nay, các nhà quản lý phải luôn nhận biết các thay đổi và có những phương pháp quản lý thích hợp để giúp cho tổ chức thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, tích cực hơn góp phần nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Như chúng ta thấy vấn đề thay đổi quan trọng như vậy, nên nhóm 7 lớp đêm 4 – k22 quyết định chọn đề tài “Quản trị sự thay đổi và những nguyên nhân dẫn đến thất bại khi thay đổi” nhằm góp phần làm rõ thêm về các thay đổi trong tổ chức, cách thức tiến hành thay đổi và nguyên nhân gì dẫn đến thất bại khi thay đổi. Xin chân thành cám ơn TS. Đặng Ngọc Đại đã dành thời gian quý báu của thầy để hướng dẫn cho nhóm. Do hạn chế về kiến thức và thời gian nên nhóm cũng mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn học viên trong lớp đêm 4 – k22 để nhóm có thể hoàn thiện thêm. 4 GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại Nhóm 7 – Lớp đêm 4 –K22 PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI 1. Hiểu biết về sự thay đổi 1.1 Sự thay đổi trong doanh nghiệp là gì? Sự thay đổi trong doanh nghiệp là tất cả quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sự cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, từ việc áp dụng công nghệ mới, những bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây chuyền sản xuất, liên kết hoặc hợp nhất với doanh nghiệp khác, tái cơ cấu các bộ phận sản xuất kinh doanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong cách doanh nghiệp. 1.2 Các hình thức của sự thay đổi Những thay đổi trong bản thân doanh nghiệp thường rơi vào các hình thức sau: thay đổi trong cơ cấu, thay đổi quy trình, thay đổi nhân sự, cắt giảm chi phí và thay đổi văn hóa. 1.2.1 Thay đổi cơ cấu: Tái cơ cấu là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức. Ngoài việc tổ chức cho một công ty về các mảng chức năng (như là sản xuất, kế toán, tiếp thị, v.v ) và xem xét các nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực hiện, theo lý thuyết tái cơ cấu, còn phải chú ý tới các quy trình hoàn thiện từ khâu tìm kiếm các nguyên liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. Công ty cần được tái cơ cấu qua một loạt các quy trình. Với các chương trình thay đổi cơ cấu, công ty được xem như một nhóm các bộ phận chức năng- theo mô hình "một cỗ máy", trong suốt quá trình thay đổi này, với sự hỗ trợ của các chuyên viên tư vấn, ban quản lý cấp cao cố gắng định hình lại những bộ phận này nhằm đạt được hiệu suất tổng thể cao hơn. 5 GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại Nhóm 7 – Lớp đêm 4 –K22 1.2.2 Thay đổi quy trình Các chương trình này tập trung vào việc thay đổi cách thức hiệu quả công việc. Có thể bạn đã từng trải qua một vài lần thay đổi kiểu này, chẳng hạn như xây dựng lại quy trình phê duyệt các khoản vay, cách tiếp cận xử lý yêu cầu bảo hành từ khách hàng, hoặc thậm chí cách đưa ra quyết định. Thay đổi quy trình thường nhằm thúc đẩy công việc thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, đáng tin cậy hơn và ít tốn kém hơn. 1.2.3 Thay đổi nhân sự: Thay đổi nhân sự được thực hiện thông qua các quá trình: tuyển dụng, thuyên chuyển hay đề bạt trong tổ chức. Để sự thay đổi đạt được thành công thì tổ chức cần những nhân viên có kỹ năng khác nhau. Thay đổi nhân sự có thể mang lại kết quả tốt ngoài mong đợi như năng suất và hiệu quả cao. Tuy nhiên, sự thay đổi nhân sự còn nhiều thách thức như: nhân sự mới không có năng lực chuyên môn phù hợp, việc sắp xếp nhân lực của nhà quản trị không khoa học dẫn đến kết quả không như mong đợi. Sự bất bình trong đội ngũ lao động, kết quả công việc thực hiện không cao. Để việc thay đội nhân sự đạt hiệu quả cao cần có sự hợp tác giữa người quản lý và nhân viên. Người quản lý cần khích lệ nhân viên mới, đánh giá đúng năng lực của nhân viên. 1.2.4 Thay đổi văn hóa: Thay đổi văn hóa tức là việc người đứng đầu tổ chức thực thi việc chiết ghép và tổ chức lại về văn hóa, thực hiện rộng rãi các quan niệm về giá trị và các nhân tố văn hóa thích hợp, tạo ra tác dụng tập hợp và khích lệ đối với nhân viên, từ đó thực hiện mục tiêu của tổ chức. 6 GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại Nhóm 7 – Lớp đêm 4 –K22 Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố có khuynh hướng chống lại sự thay đổi nên thay đổi văn hóa của tổ chức là một thách thức lớn. 1.2.5 Cắt giảm chi phí: Các chương trình này chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm những hoạt động không cần thiết hoặc thực hiện những phương pháp thu hẹp tối đa chi phí hoạt động. Những hoạt động ít được xem xét trong những năm có lãi sẽ thu hút sự chú ý của các chuyên gia cắt giảm chi phí thời kỳ khó khăn xuất hiện. 1.3 Nguyên nhân của sự thay đổi. Dẫn đến sự thay đổi trong doanh nghiệp có rất nhiều nguyên nhân tác động từ các yếu tố bên ngoài đến các yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp Các nhà quản lý cần xem xét, nhìn nhận các nguyên nhân này để có cái nhìn khách quan về sự thay đổi. 1.3.1 Các yếu tố bên ngoài  Khoa học, công nghệ Cách mạng công nghệ thông tin với tốc độ ngày càng gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương pháp quản lý, sản xuất, dịch vụ, mua bán, thúc đẩy doanh nghiệp phải thay đổi để tồn tại và tăng khả năng cạnh tranh. Trong xã hội ngày nay, thì công nghệ cùng với nguồn nhân lực là 2 yếu tố sống còn đối với sự phát triển của công ty. V í dụ : - Sự khan hiếm các nguồn nhiên liệu hoá thạch cộng với nhu cầu năng lượng của thế giới tăng cao nên giá nhiên liệu ngày càng tăng. Người tiêu dùng bắt đầu chú ý hơn tính năng tiết kiệm nhiên liệu cũng như nhỏ gọn của ô tô, nên các hãng xe hơi bắt đầu chú ý hơn đến các dòng xe nhỏ, nhẹ, tiết kiệm nhiên liệu và có thể sử dụng nhiên liệu thay thế xăng, dầu. Năm 2008, hãng SX xe hơi 7 GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại Nhóm 7 – Lớp đêm 4 –K22 lớn nhất thế giới lúc bấy giờ là GM đã phải nộp đơn xin phá sản lên chính phủ Mỹ vì chậm trong việc thay đổi công nghệ, không chú trọng đến các dòng xe Hybrid, hay các dòng xe gọn nhẹ, tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, sau khi thay đổi nhân sự cấp cao, đổi mới công nghệ thì năm 2011, GM đã gượng dậy ngoạn mục và lấy lại vị trí nhà SX ô tô số 1 thế giới. - Nokia đánh mất vị trí dẫn đầu cho chậm đổi mới công nghệ, trong việc chậm nghiên cứu công nghệ điện thoại cảm ứng….  Kinh tế Tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới hành vi và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. - Sự tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế vi mô sẽ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất, bổ sung nguồn nhân lực, đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, đó chính là những thay đổi cần thiết để thích nghi với những thuận lợi của thị trường. - Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào đình đốn, trì trệ, lạm phát, doanh nghiệp buộc phải thu hẹp phạm vi sản xuất, có thể cắt giảm nhân công, tái cấu trúc bộ máy nhân sự để thích nghi, tồn tại và vượt qua khủng hoảng. Ví dụ: Hãng điện tử Sony Nhật Bản ngày 20/10/2012 công bố kế hoạch cắt giảm lên đến 2.000 nhân viên vào cuối năm nay, trong đó bao gồm khoảng 20% nhân viên tại tổng hành dinh ở thủ đô Tokyo và 20% nhân viên tại bộ phận giải trí Home Entertainment & Sound Business Group.  Chính trị, pháp luật Khi một doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại một quốc gia hay vùng lãnh thổ thì yếu tố chính trị, pháp luật là yếu tố cực kỳ quan trọng mà nhà quản trị phải luôn quan tâm nếu không muốn doanh nghiệp mình bị loại khỏi cuộc 8 GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại Nhóm 7 – Lớp đêm 4 –K22 chơi. Chỉ cần một sự thay đổi chính sách thuế, hay lớn hơn là sự thay đổi cả một thể chế chính trị đều ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy, Doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng kịp thời với sự thay đổi quan trọng đó. Ví dụ: - Tình hình kinh tế Việt Nam trước thời kỳ mở cửa là nền kinh tế bao cấp, không kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau đại hội Đảng VI, 1986, nền kinh tế mở cửa, sau đó là bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ (1995), khi đó các doanh nghiệp, đặc biệc là doanh nghiệp nhà nước phải chủ động đổi mới phương thức sản xuất, công nghệ để kịp thích ứng với sự thay đổi đó. - Việc chính phủ đưa vào thu “phí bảo trì đường bộ” làm cho sản lượng xe trong nước bán ra sụt giảm nghiêm trọng, các nhà sản xuất ô tô trong nước phải cắt giảm sản lượng, cắt giảm nhân công kể cả thay đổi mục tiêu kinh doanh của năm, sản lượng toàn thị trường ước tính giảm khoảng 33% trong 8 tháng đầu năm 2012.  Xã hội Những xu hướng chung trong xã hội không những ảnh hưởng đến con người mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty. Nó gây ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ, mức độ cung ứng nguyên liệu đầu vào và các yếu tố kinh tế khác. Điều đó cho thấy yếu tố văn hoá xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp, mà yếu tố quan trọng nhất là hành vi và thói quen người tiêu dùng. Ví dụ: với nhu cầu phát triển của xã hội ngày nay thì người tiêu dùng thường có thói quen đi siêu thị nhiều hơn, chú trọng đến các mặt hàng an toàn vệ sinh thực phẩm, có chứng nhận chất lượng, hay chú trọng đển bảo vệ môi trường….vì vậy doanh nghiệp cũng phải đổi mới phương thức sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 9 GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại Nhóm 7 – Lớp đêm 4 –K22 1.3.2 Các yếu tố bên trong Những biến động trong nội bộ doanh nghiệp, tổ chức rất quan trọng. Nó tác động trực tiếp đến cơ cấu tổ chức và phương thức sản xuất cũng như chiến lược công ty, vì vậy, muốn duy trì và phát triển tốt công ty, Nhà quản trị cần phải thay đổi để thích ứng với những thay đổi đang diễn ra trong nội tại doanh nghiệp, tổ chức của mình.  Chiến lược: Chiến lược của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Chiến lược thường được đặt ra từ trước nhưng vì lý do khách quan, Doanh nghiệp buộc phải thay đổi thì cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng cần thay đổi theo để kịp thời thích ứng. Ví dụ: một công ty đang kinh doanh một mặt hàng nhất định nhưng có chiến lược kinh doanh đa mặt hàng có sự khác biệt lớn sẽ dẫn đến thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tình hình kinh doanh mới.  Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng, cần được đánh giá cẩn thận. Khi có sự biến động nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân sự cấp cao có thể sẽ dẫn tới sự thay đổi tổ chức để kịp thời thích nghi với sự thay đổi đó. Ví dụ: khi một công ty có lãnh đạo cấp cao mới sẽ dẫn đến thay đổi một số yếu tố về văn hóa làm việc do bị ảnh hưởng bởi vị lãnh đạo đó.  Công việc: Công việc hay lĩnh vực kinh doanh đương nhiên là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp muốn thay đổi công việc đang sản xuất kinh doanh hiện tại sang một công việc khác thì cần có sự thay đổi cả về tổ chức, nhân lực, công nghệ. 10 [...]... thứ tự và nhân sự bị thay đổi 2 Quản trị sự thay đổi 2.1 Chủ thể quản trị sự thay đổi 13 GVHD: TS Đặng Ngọc Đại Nhóm 7 – Lớp đêm 4 –K22 Trong tổ chức, nhà quản trị là người đứng đầu, điều hành mọi hoạt động Vì thế, chủ thể quản trị sự thay đổi là các nhà quản trị Do vậy, vai trò của nhà quản trị là người đề xuất, cổ vũ, xúc tác, kích thích sự thay đổi; là người liên kết các nguồn lực cho sự thay đổi; ... 4 –K22 PHẦN II NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THAY ĐỔI THẤT BẠI 1 Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thất bại 1.1 Thả nổi tính tự mãn Sai lầm lớn nhất mà đa số doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thay đổi là cố gắng đưa doanh nghiệp mình lao nhanh về phía trước Trong khi các nhà quản lí cũng như đội ngũ nhân viên chưa nhận thức đúng tính cấp bách và lí do phải thay đổi Nhiều chương trình thay đổi thành công... nhằm xem hoạt động thay đổi có hiệu quả không 2.3 Phẩm chất và kỹ năng của chủ thể quản trị sự thay đổi  Phẩm chất của chủ thể quản trị sự thay đổi - Hiểu rõ tổ chức: Nhà quản trị phải hiểu rõ tổ chức của mình Đây là cơ sở cho nhà quản trị lãnh đạo tổ chức đi đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra vàkịp thời điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi trong tố chức - Năng lực dùng người và quản người: Thể hiện... Thể hiện ở phong cách quản lý, sự khéo léo tài tình trong việc dùng người, quản người Để thành công, nhà quản trị cần phải hiểu nhân viên, quan tâm đến họ, giao quyền, nhiệm vụ và giám sát họ  Kỹ năng của chủ thể quản trị sự thay đổi - Kỹ năng truyền đạt thông tin: Thông tin trong quản trị sự thay đổi phải luôn đảm bảo sự thông suốt thống nhất từ cấp cao đến các cấp cơ sở Nhà quản trị phải truyền đạt... hiện sự thay đổi  góp phần thúc đẩy nhanh sự thay đổi  Quản lý dự án thay đổi: Do việc thay đổi sẽ diễn ra trong 1 thời gian dài nên rất cần có kỹ năng quản lý dự án Sự thay đổi này không chỉ diễn ra ở 1 bộ phận mà là toàn bộ các bộ phận có liên quan trong 1 đơn vị  Cần có thời gian & kết hoạch cho sự thay đổi: - Nhân viên có liên quan cần được huấn luyện những thay đổi, nhằm đảm bảo rằng toàn bộ nhân. .. thực hiện quản lý sự thay đổi Cụ thể, những hạn chế dưới đây sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của dự án thay đổi - Không đủ nguồn lực để hỗ trợ quá trình quản lý sự thay đổi cần thiết cho dự án - Nhân sự chủ chốt không làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp 22 GVHD: TS Đặng Ngọc Đại Nhóm 7 – Lớp đêm 4 –K22 - Thiếu kiến thức và kỹ năng quản lý sự thay đổi để dẫn dắt các hoạt động quản lý thay đổi một... toàn sự thay đổi diễn ra trong tương lai Chủ thể quản trị cần phải cập nhật các thông tin liên quan tới sự thay đổi để có những điều chỉnh hợp lý, phù hợp với từng hoàn cảnh, thời điểm diễn ra sự thay đổi  Nhiệm vụ của chủ thể quản trị sự thay đổi 15 GVHD: TS Đặng Ngọc Đại - Nhóm 7 – Lớp đêm 4 –K22 Chủ thể quản trị phải kiểm soát liên tục sự thay đổi từ bên ngoài Đây là công việc nhằm giúp cho nhà quản. .. trọng, nó có thể làm thay đổi diện mạo của một tổ chức 14 GVHD: TS Đặng Ngọc Đại Nhóm 7 – Lớp đêm 4 –K22 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của chủ thể quản trị sự thay đổi:  Chức năng của chủ thể quản trị sự thay đổi: - Chức năng dự báo: Việc dự báo trước sự thay đổi sẽ giúp cho các chủ thể quản trị chủ động trước mọi tình huống, có thời gian chuẩn bị và đối phó kịp thời với mọi sự thay đổi Đây là một chức năng... trở nên lý tưởng hơn, nếu có sự hợp tác trọn vẹn của tất cả những cá nhân, tập thể có ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình thay đổi Việc để các nhân viên chủ chốt tham gia vào quy trình thiết kế và thực thi sự thay đổi - đặc biệt khi nó liên quan đến sự thay đổi lớn trong cấu trúc – sẽ giúp nhà quản trị giảm bớt khó khăn trong hoạt động quản lý sự thay đổi 2.5.5 Phát triển nhân viên Phát triển con người... với đội ngũ quản lý cấp trung là miễn cưỡng ủng hộ hay miễn cưỡng dẫn dắt nhân viên dưới quyền đi theo sự thay đổi đó Phản kháng từ quản lý cấp trung sẽ dẫn đến thiếu sự nhất quán và truyền thông không chính xác về sự thay đổi tới người lao động Nguyên nhân chủ yếu là: 21 GVHD: TS Đặng Ngọc Đại Nhóm 7 – Lớp đêm 4 –K22 - Lo sợ ảnh hưởng tiêu cực của cuộc thay đổi vì không rõ liệu cuộc thay đổi có thành

Ngày đăng: 07/08/2014, 08:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI

  • 1. Hiểu biết về sự thay đổi

    • 1.1 Sự thay đổi trong doanh nghiệp là gì?

    • 1.2 Các hình thức của sự thay đổi

      • 1.2.1 Thay đổi cơ cấu:

      • 1.2.2 Thay đổi quy trình

      • 1.2.3 Thay đổi nhân sự:

      • 1.2.4 Thay đổi văn hóa:

      • 1.2.5 Cắt giảm chi phí:

      • 1.3 Nguyên nhân của sự thay đổi.

        • 1.3.1 Các yếu tố bên ngoài

        • 1.3.2 Các yếu tố bên trong

        • 1.4 Quy trình thực hiện sự thay đổi

        • 2. Quản trị sự thay đổi

          • 2.1 Chủ thể quản trị sự thay đổi

          • 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của chủ thể quản trị sự thay đổi:

          • 2.3 Phẩm chất và kỹ năng của chủ thể quản trị sự thay đổi

          • 2.4 Hoạch định sự thay đổi

          • 2.5 Các giai đoạn quản trị sự thay đổi

          • 2.6 Các rào cản trong quá trình thay đổi

            • 2.6.1 Lãnh đạo cấp cao dẫn dắt sự thay đổi không hiệu quả:

            • 2.6.2 Không được người khác ủng hộ

            • 2.6.3 Không đủ nguồn lực để quản lý sự thay đổi:

            • 2.6.4 Sự phản kháng từ phía người lao động:

            • 2.6.5 Truyền thông kém hiệu quả:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan