Giáo trình Dược lý đại cương - Chương 5 potx

29 885 3
Giáo trình Dược lý đại cương - Chương 5 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

62 Gia cầm: a) Sán dây phổ biến ở gà:10 mg/kg b) Sán dây và sán lá: 5-10mg/kg, PO ho ặc IM. Loài bò sát: a) Sán dây và một vài loài sán lá ở hầu hết các loài: 7.5 mg/kg, PO 1lần; lặp lại sau 2 tuần. b) Trị sán dây phổ biến ở rắn: 3.5-7 mg/kg. 5.2.2. Nhóm thuốc trị sán dây - Nhóm Halogenophenol (Bithinoloxyle) - Nhóm Salicylanilide (Niclosamide) - Nhóm Benzimidazole 5.2.2.1. Nhóm khác: Nitroscanate, Praziquantel. (1) Bunamidine hydrochloride  Hóa tính Bunamidine hydrochloride là thuốc đặc trị sán dây, không có mùi, màu trắng, dạng tinh thể rắn hoặc dạng bột, nhiệt độ tan chảy 209oC, tan nhẹ trong nước và alcohol (1g/2ml alcohol).  Dược lực học Là thuốc đặc trị sán dây, bunanidine phá vỡ vỏ bọc, làm vỏ bọc mỏng đi do đó ngăn cản hấp thu glucose và gây chết. Giun thường được tiêu ngay trong đường tiêu hóa trước khi tống ra ngoài do đó thường không thấy được các đốt sán.  Sử dụng/chỉ định Bunamidine dạng viên được chỉ định trong điều trị Dipylidium caninum, Taenia pisiformis và Echinococcus granulosus ở chó; Dipylidium caninum và Taenia taeniae pisiformis ở mèo. Ở thú nhỏ, bunamidine được thay thế bằng praziquantel và esiprantel bởi vì các loại thuốc này có hiệu quả với nhiều loại giun và ít độc tính.  Dược động học Bunanidine chỉ được hấp thu một phần qua đường tiêu hóa, chuyển hóa ở gan.  Chống chỉ định 63 Không dùng cho chó, mèo bị bệnh tim hoặc suy chức năng gan. Chó đực giống không thực hiện phối giống ít nhất 28 ngày sau khi dùng bunamidine. Bunamidine có thể sử dụng được trong thời gian mang thai của chó và mèo nhưng giảm sinh tinh ở chó đực.  Tác dụng phụ Trên chó, tác dụng phụ thường thấy là ói, tiêu chảy, ít khi gây thất điều vận động, khó thở, co giật và chết. Trên mèo, thuốc ít khi gây tác dụng phụ nhưng tiết nhiều nước bọt, phù phổi, co giật và chết bất thình lình.  Quá liều Khi dùng đường uống, thuốc có độ an toàn tương đối nhưng liều 5mg/kg, IV có thể gây chết cho chó. Liều 1mg/kg, tiêm chậm IV có thể gây hạ huyết áp động mạch. Quá liều thường gây ra kết sợi huyết (fibrillation) ở tâm thất dẫn đến tử vong. Ở liều 150mg/kg (gấp 3 lần liều đề nghị) gây một số thay đổi tạm thời ở não.  Tương tác thuốc: Bunamidine không nên dùng kết hợp với Butamisiole.  Liều dùng Chó, mèo Trị sán dây nhạy cảm: - 25-50mg/kg, PO, phải cho thú nhịn ăn từ 3-4 giờ trước khi cấp thuốc. Có thể cho thú ăn sau khi cấp thuốc được 3 giờ. - 22-51mg/kg,PO; cho thú nhịn ăn. (2) Epsiprantel  Hóa học Là một pyrazino-benzazepin dạng uống trị sán dây, Epsiprantel có màu dạng bột màu tr ắng, ít tan trong nước. Thuộc nhóm chất hóa học Isoquinoline-pyrazine.  Dược lực học Cơ chế tác động của Epsiprantel lên sán dây chưa được biết, nhưng có thể thuốc tác động đến khả năng điều h òa của sán dây gây co giật và ức chế tấn công vào vật chủ. Ngoài ra, thu ốc cũng làm thay đổi cấu trúc bề mặt sán dây, do đó ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn lấy từ vật chủ, có thể gây cản trở chuyển hóa Ca dẫn đến bong tróc và phá vỡ bề mặt của ký sinh.  Chỉ định 64 Epsiprantel được chỉ định trong điều trị (tẩy trừ) Dipylidium caninum và Teania pisiformis trên chó, và Dipylidium caninum và Teania teaniaeformis trên mèo.  Dược động học Epsiprantel được hấp thu rất ít sau khi uống và phần lớn bài thải qua phân, khoảng 0.1% bài thải qua nước tiểu.  Chống chỉ định Không dùng cho chó con và mèo con dưới 7 tuần tuổi. Thuốc được hấp thu ít nên c ũng ít gây quái thai. An toàn khi dùng cho thú mang thai và thú nuôi thịt chưa được biết.  Tác dụng phụ Epsiprantel thường gây ói mửa và tiêu chảy.  Liều dùng Chó: 5.5 mg/kg cho chó hơn 7 tuần tuổi, PO, chỉ dùng một lần. Mèo: 2.75mg/kg, PO, cho mèo hơn 7 tuần tuổi, chỉ d ùng một lần. 5.2.3. Thuốc trị sán lá gan chưa trưởng thành - Nhóm Halogenophenol - Nhóm Salicylanilide (Oxyclozanide) 5.2.3.1. Nhóm Disulfonamides (1) Clorsulon C 8 H 8 Cl 3 N 3 O 4 S 2  Tính chất hoá học Là một benzenesulfonamide, clorsulon có tên hóa học là 4- amino -6-trichloroethenyl -1,3-benzenedisulfonamide.  Dược lực học Đối với sán lá nhạy cảm, clorsulon ức chế ức chế enzym 3-phosphoglycerate kinase và phosphoglyceromutase c ủa chu trình đường phân, do đó ức chế các giai đoạn của chu 65 trình đường phân EM (Emden-Myerhof). Sán dây bị tách khỏi nguồn chuyển hóa năng lượng chính của nó v à chết.  Chỉ định Clorsulon được dùng để điều trị sán lá gan Fasciola hepatica dạng trưởng thành và chưa trưởng thành ở bò. Thuốc không có hiệu quả với sán lá chưa trưởng thành nhỏ hơn 8 tuần tuổi. Thuốc cũng có hiệu quả với Fasciola gigantica; F.magna (cừu), thuốc không cho hiệu quả hoàn toàn sau khi một liều đơn do đó ít khi được sử dụng điều trị lâm sàng. Clorsulon không có hi ệu quả với sán lá dạ cỏ (Paraphistomum).  Dược động học Trên bò, sau khi uống thuốc được hấp thu nhanh chóng và đạt mức cao nhất trong huyết thanh sau 4 giờ. Khoảng 75% lượng thuốc được hấp thu tìm thấy ở huyết tương và 25% trong h ồng cầu. Sau khi dùng thuốc được 8-12 giờ, clorsulon đạt nồng độ tối đa trong cơ thể sán dây.  Chống chỉ định Không dùng cho bò đang thời gian cai sữa, bò sữa trong giai đoạn sinh sản; an toàn cho thú mang thai và thú gi ống.  Quá liều Clorsulon rất an toàn khi cho bò và cừu dùng đường uống. Liều 400mg/kg không gây độc cho cừu.  Liều dùng Bò, dê, cừu: Trị Fasciola hepatica: 7 mg/kg, PO. - Nhóm Disulfonamides (Clorsulon) 5.2.4. Thuốc trị sán lá gan trưởng thành và ấu trùng - Nhóm Benzimidazole (Albendazole) - Nhóm Halogenophenol (Nitroxinil) - Nhóm Salicylanilide (Closantel) 5.2.5. Thuốc trị sán lá nhỏ - Nhóm Benzimidazole (Albendazole) - Nhóm Pro-benzimidazoles (Thiophanate) 5.2.6. Thuốc trị cầu trùng 66 5.2.6.1. Nhóm Sulfonamides Sulfamid và Diaminopyrimidin hiệp lực với nhau trong điều trị cầu trùng. Mỗi chất tác động lên hai bước kế tiếp nhau của quá tr ình biến dươãng. Có hiệu quả hơn trong giai đoạn sinh sản vô tính của cầu trùng. Ch ỉ định trong việc phòng và trị tất cả các loại cầu trùng, bệnh do Toxoplasma gây ra Ch ống chỉ định: gà đẻ trứng thương phẩm Phối hợp: * Sulfaquinoxalin + Diaveridin + vitamin K * Sulfadimidin + Sulfadimethoxine + Diaveridin + vitamin K * Sulfaquinoxalin + Pyrimethamin Cách dùng: cho gia c ầm: thường trộn trong thức ăn hoặc pha trong nước uống Điều trị: 3 -5 ngày Phòng: u ống 2 ngày-nghỉ 3 ngày- uống 2 ngày (1) Sulfadimethoxine C 12 H 14 N 4 O 4 S  Hóa học Là sulfonamide tác động dài, sulfadimethoxin không có mùi, dạng bột trắng kem, ít tan trong nước và alcohol.  Chỉ định Sulfadimethoxin dạng tiêm và dạng viên được chỉ định trong điều trị bệnh đường hô h ấp, niệu dục, nhiễm trùng ruột mà mô mềm do vi khuẩn nhạy cảm. Sulfadimethoxin còn sử dụng để trị cầu trùng ở chó. Ở ngựa, sulfadimethoxin được chỉ định trong điều trị nhiễm tr ùng hô hấp do Streptococcus equi. Ở bò, thuốc được dùng trong điều trị phức hợp sốt vận chuyển (shipping fever complex), bệnh bạh cầu, viêm phổi và thối rữa ống chân do vi sinh vật nhạy cảm gây ra. 67 Ở gia cầm, sulfadimethoxin được pha trong nước uống để điều trị cầu trùng, dịch tả gà và sổ mũi truyền nhiễm.  Dược động học Ở chó, mèo, heo và cừu, sufadimethoxin được hấp thu nhanh và phân phối tốt. Thể tích phân phối tương đối thay đổi từ 0.17L/kg ở cừu đến 0.35L/kg ở bò và ngựa. Tỷ lệ thuốc liên kết với protein huyết tương rất cao. Ở hầu hết các loài, sulfadimethoxin được acetyl hóa ở gan tạo th ành acetylsulfadimethoxin và không b ị biến đổi ở gan. Sulfadimethoxin có thời gian bán hủy dài do đó nó được tái hấp thu đáng kể ở ống thận. Thời gian bán hủy của thuốc ở một số loài như sau: heo 14 giờ, cừu 15 giờ, và ngựa 11.3 giờ.  Liều dùng Chó, mèo Nhiễm trùng nhạy cảm: 25 mg/kg, PO hoặc IM, 1 lần/ngày. Tr ị cầu trùng: a) 55 mg/kg, PO, li ều đầu của ngày đầu tiên điều trị, sau đó 27.5 mg/kg, PO, 1 lần/ngày cho đến khi không còn triệu chứng bệnh được hơn 2 ngày. b) 50 mg/kg, 1 lần/ngày vào ngày đầu tiên, sau đó 25 mg/kg, 1lần/ngày, 14-20 ngày. Trong khi điều trị cần kết hợp chăm sóc, bao gồm cung cấp đủ nước, dinh dưỡng tốt… Bò, ngựa: nhiễm trùng nhạy cảm d) 110 mg/kg, PO hoặc IV 1lần/ngày. e) 55 mg/kg, IV li ều đầu, sau đó 27.5 mg/kg, IV 1lần/ngày. f) 110 mg/kg, PO, m ỗi liều cách nhau 24 giờ. 5.2.6.2. Nhóm Nitrofuran (1) Furazolidone C 8 H 7 N 3 O 5  Hóa học Là dẫn xuất nitrofuran kháng khuẩn kháng protozoal, furazolidone có vị đắng, màu vàng, d ạng bột tinh thể, tan trong nước. 68  Dược lực học Furazolidone tác động lên hệ enzyme của vi khuẩn, cơ chế chống lại nguyên sinh động vật chưa được biết. Furazolidone có hiệu quả chống lại Giardia, Vibrio cholera, Trichomonas, Coccidia và nhi ều dòng E.coli, Enterobacter, Campylobacter, Salmonella, và Shigella. Không ph ải tất cả các dòng đều nhạy cảm nhưng đề kháng với furazolidone thường giới hạn v à chậm phát triển. Furazolidone ức chế monoamin oxidase.  Chỉ định Furazolidone là thuốc thứ hai được chọn để điều trị nhiễm trùng đường ruột do các vi khu ẩn kể trên.  Dược động học Các chuyển hóa bài thải qua nước tiểu làm nước tiểu đổi màu, các chất được hấp thu nhanh chóng chuy ển hóa ở gan và bài thải chủ yếu qua nước tiểu.  Tác dụng phụ Furazolidone gây biếng ăn, ói mửa, chuột rút và tiêu chảy. Do bởi Furazolidone cũng ức chế monoamin oxidase, do vậy nó có thể tác động qua lại với thuốc khác và thức ăn có trong dạ dày.  Tương tác thuốc Do bởi furazolidone ức chế monoamin oxidase vì vậy không nên kết hợp nó với các thu ốc sau: buspirone, amin kých thích thần kinh giao cảm (phenylpropanolamin, epherine, …), thu ốc chống trầm cảm 3 vòng, các chất ức chế monoamin oxidase khác, cá hoặc gia cầm (chứa hàm lượng tyramin cao) vì có thể gây nhạy cảm quá mức. Alcohol kết hợp với furazolidone có thể gây phản ứng tương tự disulfiram.  Liều dùng Chó: Trị amip gây viêm kết tràng: 2.2 mg/kg, PO, mỗi liều cách nhau 8 giờ, liệu trình 7ngày; Tr ị cầu trùng: 8-20mg/kg, PO, liệu trình 7ngày. Mèo: a) Trị Giardia: 4 mg/kg, PO, 2 lần/ngày (cách nhau 12 giờ), liệu trình 7-10 ngày; nếu điều trị lặp lại, cần tăng liều v à kéo dài thời gian điều trị để có hiệu quả tốt hơn. b) Trị amip gây viêm kết tràng: 2.2 mg/kg, PO, mỗi liều cách nhau 8 giờ, liệu trình 7 ngày; Tr ị cầu trùng: 8-20mg/kg, PO, liệu trình 7ngày. 69 Ngựa: 4 mg/kg, PO. 5.2.6.3. Các hợp chất dị vòng (1) Amprolium C 14 H 19 N 4  Tính chất hoá học Chất bột trắng tan trong nước. Tác động vào thế hệ đầu tiên schizolnt vì là chất đối kháng cạnh tranh với thiamin, ngăn cản sự sinh sản của merozoite. Được dùng để ph òng cầu trùng cho gia cầm. Ơû liều phòng, không cần thời gian ngưng thuốc trước giết mổ. Trộn thức ăn: 35-110 ppm Pha nước uống: 0.012%. 5.2.6.4. Nhóm polyether ionphore (1) Monensin Monensin là một kháng sinh thu được từ môi trường nuôi cấy nấm Streptomyces cinnamonensis. Monensin thường được dùng dưới dạng muối natri, do Bungari sản xuất.  Tính chất Monensin natri ít hòa tan trong nước, nhưng rất hòa tan trong dung môi hữu cơ. Thuốc hấp thụ yếu qua ruột, bài tiết qua mật, không tồn tại lâu trong cơ thể sau 24 giờ. Ch ế phẩm Monensin natri 10% có thành phần như sau: Monensin natri 10 g Ch ất đệm vđ 100 g Thuốc đóng gói thành bao 20 kg. Hạn dùng thuốc kể từ ngày sản suất là 2 năm.  Tác dụng và chỉ định Monensin có tác dụng chống cầu trùng của gia súc và gia cầm vào giai đoạn đầu của chu kỳ sinh sản bằng cách ức chế tổng hợp ATP của cầu trùng. V ới liều thấp Monensin có tác dụng kých thích tăng trọng. Monensin có độc tính. D ùng liều cao gây thóai hóa ống thận và gan. 70 Chỉ định đối với dê: Thuốc được dùng để điều trị bệnh cầu trùng  Liều lượng Trộn thuốc vào thức ăn cho dê, bê nghé với liều tính theo hoạt chất 10 mg/1 kg thức ăn. Gia cầm: 90 -100ppm (90-100g/ tấn thức ăn) Chú ý: Khi tăng liều thuốc trong thức ăn lên 2-3 lần có thể gây trúng độc: bỏ ăn, run rẩy, bại liệt rồi chết. Trước khi giết mổ, ngừng bổ sung thuốc v ào thức ăn trong 3-5 ngày. 5.2.6.5. Nhóm khác (1) Decoquinate C 24 H 35 NO 5  Hóa học Là thuốc diệt cầu trùng, decoquinate có màu kem, dạng bột không kết tinh, có mùi nh ẹ, hòa tan trong nước.  Dược lực học Decoquinate là 4 hydroxy quinolone có tác động kháng cầu trùng. Decoquinate tác động vào giai đoạn sporozoit của vòng đời. Sporozoit vẫn có thể thâm nhập vào tế bào ruột của ký chủ nhưng không phát triển được các giai đoạn còn lại của vòng đời. Cơ chế tác động của decoquinate là ngăn cản vận chuyển điện tử vào hệ thống cytochrome ty thể của ký sinh.  Sử dụng/chỉ định Decoquinate được dùng để ngừa cầu trùng cho bò và dê bao gồm: E.christenseni, E.ninakolhlyakimoviae. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để ngừa cầu trùng cho gà giò (broiler) : E.tenella, E.necatrix, E.acervulina, E.mivati, E.maxima, E.burnetti. - Chống chỉ định: Về mặt lâm sàng, decoquinate không có hiệu quả điều trị bệnh do cầu trùng và chống lại cầu trùng dạng trưởng thành. Không dùng decoquinate cho thú đang cho sữa thương phẩm hoặc gà đang thời kỳ đẻ trứng.  Liều dùng 71 Bò, lạc đà: Phòng cầu trùng a) S ử dụng 6% premix: 0.5mg/kg/ngày trộn trong thức ăn ít, liệu trình ít nhất 28 ngày. Dê: Phòng cầu trùng: 0.5 mg/kg/ngày trộn trong thức ăn 5.2.7. Thuốc trị ngoại ký sinh - Nhóm Organophosphore (Coumaphos) - Nhóm Carbamate - Nhóm Pyrethirnes (Pyrethrin) - Nhóm Avermectin - Nhóm Phenylpyrazoles (Fipronil) - Nhóm Organo arsenic (Roxarsone) - Nhóm polyether ionphore 5.2.7.1. Nhóm organochlor (1) Lindane Thuộc hợp chất Clo hữu cơ, nhóm hexachlorocyclohexan. Là chất ít gây tồn đọng trong môi trường nhất, dung dịch ở nồng độ 75% lindan xâm nhập dễ d àng vào lông da của gia súc, gia cầm. Cơ chế: lindan l àm giảm sự gắn kết với GABA của các ion Cl Sử dụng: diệt ngoại ký sinh như ghẻ, ve, bọ chét, mạt, rận… bằng cách ngâm, phun x ịt, đắp nơi có ký sinh. Nên thực hiện vào sáng sớm hoặc chiểu mát và lập lại sau 10 – 14 ngày. 5.2.7.1. Nhóm khác (1) Amitraz C 19 H 23 N 3  Tính chất hóa học [...]... liều2 0-4 0 mg/kg, PO Trị Cryptococcosis Amphotericin B 0.1 5- 0 .4 mg/kg, IV, 3lần/tuần với flucytosin 15 0-1 75 mg/kg, PO Khi liều tổng số của Amphotericin B đạt được là 4-6 mg/kg thì bắt đầu dùng liều duy trì 0.1 5- 0 .25mg/kg, IV, 1lần/tháng, với flucytosine liều như trên hoặc với ketoconazole ở liều 2. 5- 5 mg/kg, PO, 1lần /ngày Trị Histoplasma Amphotericin B 0.1 5- 0 .5mg/kg, 3lần/tuần với ketoconazole 1 0-2 0... 8 giờ Liệu trình 5 ngày h) 50 mg/kg/ngày, PO Nhiễm trùng kỵ khí: a) Vi khuẩn kỵ khí gây viêm màng não: 2 5- 5 0mg/kg, PO, mỗi liều cách nhau 12 giờ b) Viêm túi mật có mủ: 2 5- 3 0 mg/kg, PO; có thể kết hợp với chloramphenicol Liệu trình 4-6 tuần c) Viêm ruột: 30 - 60 mg/kg, PO d) Trị amip: 50 mg/kg, ngày, 1lần/ngày Liệu trình 5 ngày Mèo: Điều trị Giardia: 1 0-2 0 mg/kg, PO, 1lần/ngày, liệu trình 5 ngày Nhiễm... Cryptococcus và Candida  Liều dùng 85 Chó: Trị Cryptococcus: a) Flucytosine 2 5- 5 0mg/kg, PO, tối thiểu 6 tuần; amphotericin B (0.5mg/kg, IV , 3 lần/tuần, tối thiểu 4 -5 tuần cho đến khi đạt liều tích lũy là 4mg/kg b) Flucytosine 15 0-1 75 mg/kg,PO kết hợp với amphotericin B 0.1 5- 0 .4 mg/kg, IV, 3 lần/tuần Khi liều tổng số của amphotericin B là 4-6 mg/kg, bắt đầu dùng liều duy trì 0.1 5- 0 . 25 mg/kg, IV, 1 lần/tháng kết... khi pH nước tiểu >7 .5 Sau đó dùng flucytosine ở liều 67mg/kg, PO, mỗi liều cách nhau 8 giờ Mèo: Trị Cryptococcus: d) Flucytosine 200mg/kg/ngày, PO, chia 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ Kết hợp với amphotericin B (0.25mg/kg trong 30ml D5W, IV), liệu trình 3-4 tuần e) Flucytosine 2 5- 5 0mg/kg, PO, 4-6 tuần; kết hợp amphotericin B 0.25mg/kg, IV, 3lần/tuần, 3-4 tuần f) Flucytosine 12 5- 2 50 mg/ngày, PO kết hợp... (Candida albican) a) Trộn thức ăn liều 50 g/tấn thức ăn (Mycostatin -2 0), liệu trình 7-1 0 ngày Nấm Candida ở miệng hầu: a) Chim nuôi nhốt: 300,000 đơn vị/kg,PO, liệu trình 7-1 0 ngày Nếu điều trị cho cả bầy có thể dùng Myco -2 0 ®) ở liều 5 g/pound thức ăn b) Trị nấm Candida sau khi dùng kháng sinh hoặc kết hợp kháng sinh: 100,000UI/ml/300g thể trọng, 1-3 lần/ngày, liệu trình 7-1 4 ngày Bò sát: Nhiễm nấm men (yeast)... hoặc astemizole  Liều dùng 79 Chó: Nhiễm nấm nhạy cảm: 2. 5- 5 mg/kg, PO, 1 lần/ngày, liệu trình 8-1 2 tuần Mèo: Điều trị Cryptococcus, nhiễm nấm đường tiết niệu hoặc thần kinh trung ương: 2. 5- 1 0mg/kg, PO Mỗi lần cách nhau 12 giờ Chim: Fluconazole được dùng xen kẽ với các thuốc khác trong điều trị nấm Aspergillosis: 5- 1 0 mg/kg, PO, 1 lần/ngày, liệu trình 6 tuần, nên dùng đồng thời hoặc dùng sau Amphotericine... mắt), chia đều trong 3 – 6 tháng b) Amphotericin B 0.1 5- 0 .5 mg/kg, IV, 3 lần/tuần với ketoconazole 20mg/ngày, PO (40mg/kg, PO bệnh có ở mắt hoặc thần kinh trung ương, chia đều dùng trong 3 -4 tháng hoặc cho đến khi bệnh thuyên giảm sau đó dùng liều duy trì) Khi liều tổng số của amphotericin B là 4-6 mg/kg, thì bắt đầu dùng liều duy trì 0.1 5- 0 . 25 mg/kg, IV, 1 lần/tháng 82 hoặc dùng ketoconazole 10 mg/kg,... độ 2-8 oC, trong vật chứa kín và tránh ánh sáng Amphotericine B có tính tương hợp với các chất sau: D5W, D5W trong sodium chloride 0.2%, heparin sodium, heparin sodium với hydrocortisone sodium phosphate, hydrocortisone sodium phosphate /succinate và sodium bicarbonate Amphotericine B cạnh tranh với các chất sau: muối bình thường, lactacte’s Ringer, D5-lactate Ringer’s, amino acid 4. 25% -dextrose 25% ,... amphotericin B 0.1 5- 0 .4 mg/kg, IV, 3lần/tuần Khi liều tổng số của amphotericin B đạt 4-6 mg/kg, bắt đầu dùng liều duy trì amphtericin B ở mức 0.1 5- 0 . 25 mg/kg, IV, 1lần/tháng với flucytosine ở liều trên hoặc ketoconazole ở liều 10mg/kg, PO, 1 lần/ngày (5) Itraconazole  Hóa học Itraconazole là thuốc kháng nấm triazole tổng hợp, có cấu trúc tương tự fluconazole trọng lượng phân tử 706 và pKa = 3.7  Dược lực học... khoảng 0. 25 mg/kg trong 30 ml dextrose 5% , sử dụng ống thông bướm, truyền 10 ml D5W, sau đó truyền tĩnh mạch amphotericin khoảng 15 phút và cứ truyền luân phiên cho đến hết phần dung dịch đã pha Lặp lại các bước trên với liều 0 .5 mg/kg, 3 lần/tuần cho đến khi đủ liều 9-1 2mg/kg Trị Blastomycosis a) Amphotericin B 0 .5 mg/kg, 3 lần/tuần cho đến khi đủ liều 6mg/kg, kết hợp với ketoconazole 1 0-2 0mg/kg (30mg/kg . dùng Chó, mèo Trị sán dây nhạy cảm: - 2 5- 5 0mg/kg, PO, phải cho thú nhịn ăn từ 3-4 giờ trước khi cấp thuốc. Có thể cho thú ăn sau khi cấp thuốc được 3 giờ. - 2 2 -5 1mg/kg,PO; cho thú nhịn ăn. (2) Epsiprantel . Nhóm Salicylanilide (Closantel) 5. 2 .5. Thuốc trị sán lá nhỏ - Nhóm Benzimidazole (Albendazole) - Nhóm Pro-benzimidazoles (Thiophanate) 5. 2.6. Thuốc trị cầu trùng 66 5. 2.6.1. Nhóm Sulfonamides Sulfamid. trong 3 -5 ngày. 5. 2.6 .5. Nhóm khác (1) Decoquinate C 24 H 35 NO 5  Hóa học Là thuốc diệt cầu trùng, decoquinate có màu kem, dạng bột không kết tinh, có mùi nh ẹ, hòa tan trong nước.  Dược lực

Ngày đăng: 07/08/2014, 07:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan