Giáo trình Dược lý đại cương - Chương 2 pptx

11 909 6
Giáo trình Dược lý đại cương - Chương 2 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

52 buồn nôn, táo bón. Có thể gây co giật nhưng hiếm gặp, thường xảy ra khi quá liều (<500mg/ngày), dùng đồng thời SSRI và các chất chủ vận opioid khác; đang dùng các thuốc làm giảm ngưỡng co giật như IMAO, bệnh nhân động kinh, chấn thương đầu; rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương. 2.2. THUỐC KÍCH THÍCH HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG 2.2.1. Nikethamide (Coramin)  Công thức cấu tạo Thuốc tổng hợp, là diethylamid của acid nicotinic, công thức gần giống với vitamin PP. - Là thu ốc kích thích hành tủy nhất là vùng trung tâm hô hấp. Kích thích trung tâm vận mạch yếu hơn, được dùng trong suy hô hấp và vận mạch có tính chất trung ương.  Tác dụng Trên hệ thần kinh: - Kích thích trung khu hô hấp. - Kích thích trung khu vận mạch Từ đó có tác dụng tăng huyết áp, cải thiện huyết áp khi tụt huyết áp. Thuốc được dùng trong nh ững ca suy hô hấp. Do thần kinh trung ương bị ức chế quá độ.  Liều dùng Ngựa, trâu, bò: 2.5-6 g / con Chó: 0.25-0.75 g / con Mèo: 0.25-0.5 g / con Đường cấp thuốc: uống hoặc tiêm dưới da. 2.2.2. Amphetamine sulphate C 9 H 13 N  Dược lực học 53 Amphetamin là thuốc kích thích thần kinh trung ương được đưa vào cơ thể để kích thích th ần kinh trung ương hoạt động mạnh. Amphetamin hoạt động chủ yếu bởi sự giải phóng norepinephrine, hiệu quả của chúng ở ngoại vi thần kinh tự trị rất giống với norepnephrine của chính nó. Chúng làm tăng áp suất máu; giảm hoặc tăng nhịp tim phụ thuộc v ào mức phản ánh của nghiệm áp là bao nhiêu bởi thay đổi của áp suất máu; thông mũi; giãn đồng tử mắt; ảnh hưởng đến sự chuyển hóa glucose và mỡ. Quan trọng hơn, chúng vào thần kinh trung ương rất tốt, hiệu quả kích thích mạnh hơn những thuốc kích thích thần kinh giao cảm khác và đó là lý do chủ yếu dẫn đến lạm dụng thuốc. Thuốc tác động nhanh thường chỉ một hoặc hai liều. Thuốc dung nạp chủ yếu ở ngoại vi và thần kinh trung ương. Sự dung nạp thuốc một cách nhanh chóng để thuốc hoạt động th ì được gọi là tachyphylaxis. Nguyên nhân chủ yếu của sự dung nhận thuốc có quan hệ với cơ chế hoạt động của chúng: chúng giải phóng norepiephrine từ não và n ếu khoảng cách của một liều với liều kế ngắn, thời gian không đủ để cho thần kinh chứa những dẫn truyền được bổ sung và vì vậy cường độ đáp ứng bị giảm bớt.  Chỉ định lâm sàng Amphetamin không được tán thành để sử dụng như là chất kích thích ngoại vi thần kinh ngoại vi thần kinh giao cảm. Điều trị chứng ngủ gật, loạn thần kinh chức năng, giảm đau, chứng béo phì, biếng ăn.  Chống chỉ định, tương tác thuốc, độc tính Hiệu quả cạnh tranh ở ngoại vi thần kinh tự trị có quan hệ với chống chỉ định thuốc, tương tác thuốc, dấu hiệu và hội chứng ngộ độc. Những vấn đề tim mạch, đặc biệt chứng cao huyết áp là quan trọng nhất và nguy hiểm nhất liên quan đến hệ thần kinh ngoại vi. Thêm vào đó, kích thích quá mức thần kinh trung ương cũng cần phải lưu ý, những tai biến xảy ra chủ yếu do sự quá liều.  Tác dụng Tăng huyết áp Kích thích trung khu hô hấp làm thở nhanh, sâu Áp dụng lâm sàng: trụy hô hấp, tụt huyết áp.  Liều dùng: (tiêm dưới da) Ngựa, bò:1000-3000 mg /con Ti ểu gia súc: 1.1-4.4 mg /kg thể trọng Lưu ý: dùng lâu gây nghiện, tăng huyết áp, loạn nhịp tim. 54 2.2.3. Cafein  Tính chất Là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, tác dụng mạnh trên trung khu vận động làm gia tăng trương lực cơ, và các vùng nhận cảm tại vỏ não, trung khu hô hấp, trung khu vận mạch và thần kinh vagus.  Áp dụng lâm sàng Kích thích tăng cường độ và tần số tim, có thể phối hợp với digitalis, hoặc strychnin. Kích thích cơ trong trường hợp cơ yếu Làm hồi tỉnh hoạt động não L ợi tiểu trong bệnh phù thận, gan do suy tim  Liều dùng: uống hoặc chích dưới da 1-2 lần/ngày Trâu, bò: 1-4 g/con /lần. Heo: 0.3-1.5 g /con /lần. Chó 50-250 mg con /lần. Ngựa 0.5 g /con /lần.  Chống chỉ định - Trong trường hợp cao huyết áp - Bệnh viêm thận cấp trong cao huyết áp - Cẩn thận khi dùng trên ngựa có mang 55 2.2.4. Strychnine  Cấu trúc hoá học C 21 H 22 N 2 O 2 Strychnos decussata  Tính chất Là alkaloid của hạt mã tiền (Strychnonox nux vomica), strychnin kích thích tất cả các phần của hệ thần kinh trung ương.  Tác dụng Ưùc chế men acetylcholinesterase, ngăn phân giải acetylcholine - Gây nên sự tích tụ acetylcholine trên bề mặt neuron làm tăng trương lực cơ trơn, cơ vân. -Vị đắng của strychnine: gia tăng bài tiết dịch tiêu hóa, tăng trương lực dạ dày, kích thích nhu động ruột. - Strychnin, là độc tố gây chết do được hấp thu dễ dàng sau khi uống. Nó còn được dùng làm chất độc đối với chim và động vật gặm nhấm. Strychnin được xem như là một chất kích thích có tác động mạnh nhưng hiệu quả chủ yếu ngăn chặn liên hệ giữa não và tủy sống. Ức chế hô hấp, gây đau, co cứng toàn thân.  Áp dụng lâm sàng Ở liều điều trị, tăng cường phản xạ tủy dùng chửa các chứng tê liệt. Ở liều cao hơn, Strychnin cũng kích thích trung tâm hô hấp và tim mạch ở hành tủy gây tăng huyết áp, giảm nhịp tim, kích thích vỏ não gây thức tỉnh. Strychnin làm tăng mức kích thích các nơron do nó ngăn chặn tác động ức chế thông qua glycin là một chất dẫn truyền ức chế quan trọng của các nơron vận động và nơron trung gian ở tủy sống. Strychnin tác động như một chất đối kháng cạnh tranh chọn lọc để ngăn chặn tác động ức chế của glycin tại tất cả receptor của glycin. Ở liều độc, strychnin l à một chất gây co mạch dạng uốn ván: đầu ngã về sau, lưng uốn cong, tứ chi co cứng, hàm khít lại. Kiểu co giật này là biểu hiện kích thích tủy sống do ức chế tế bào trung gian làm suy nhược. - Trợ thần kinh, nhờ cải thiện các phản xạ và gia tăng những phản ứng thần kinh. 56 - Trợ sức, kích thích tiêu hóa, ngon miệng trong các trường hợp bệnh đang trong giai đoạn phục hồi.  Liều dùng Gia súc U ống / con / lần Tiêm dưới da/ngày. Bò Heo, dê c ừu Chó Mèo Ng ựa 150 mg 5 mg 1 mg 0,5 mg 100 mg 150 mg 5 mg 1 mg 0,5 mg 100 mg - Ngộ độc strychnine Co giật do phản xạ , có thời kỳ yên nghỉ, sự đụng chạm , tiếng động, sẽ gây co giật trở lại. Thú chết do ngạt thở vì co cơ ở phế quản. - Điều trị ngộ độc - Tiêm tĩnh mạch Barbiturate đối với thú nhỏ - Cho uống hoặc tiêm tĩnh mạch Chloralhydrate 2.2.5. Camphor (long não)  Cấu trúc hoá học C 10 H 16 O L ấy từ tinh dầu gỗ cây long não (Cinnamomum camphora).  Tác động dược lực Trên thần kinh trung ương: kích thích chủ yếu vào hành não, đặc biệt là trung khu hô hấp và v ận mạch nhất là khi trung tâm này bị suy nhược. Ở liều mạnh tác động vào vỏ não gây co giật. Trên tim: tác động phức tạp và không đều. Ở tim bị suy nhược bởi các liều độc của chloral, chloroform thì long não làm nhịp tim và biên độ trở về bình thường và làm chậm sự rung tim. Làm giãn m ạch và giảm đau.  Tác dụng 57 - Kích thích hệ thần kinh trung ương - Tăng hoạt động tim, tăng huyết áp - Tăng hoạt động hô hấp Sự tăng hoạt động tim, tăng huyết áp xảy ra nhờ tác dụng làm tăng tâm thu, phục hồi nhịp tim, do đó Camphor được d ùng làm thuốc phục hồi hoạt động tim lúc tim bị nhiễm độc cấp, ngộ độc thức ăn …  Ứng dụng lâm sàng Kích thích toàn thân trong trường hợp hệ thần kinh trung ương bị ức chế làm giảm hô hấp, rối loạn tuần hoàn do trúng độc hoặc nhiễm trùng. Tăng cường hoạt động tim khi tim bị suy yếu lúc mổ, đề phòng hạ huyết áp đột ngột Lưu ý: không dùng cho gia súc sắp mổ thịt, vì làm thịt có mùi long não  Liều dùng: (chích dưới da) Gia súc Dầu long não 20% Dung dịch long não 10% Ngựa, trâu bò Heo, dê c ừu Chó 40 ml 6 ml 2 ml 100 ml 20 ml 6 ml 2.2.6. Dextroamphetamine  Dược động học Dextroamphetamin được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, phân phối nhanh khắp cơ thể và dễ dàng đi vào n ão. Hiệu quả ở thần kinh trung ương và ngoại vi xuất hiện sau30-60 phút. Thuốc bài th ải qua nước tiểu không bị chuyển hóa. Khi tính acid của nước tiểu bị kiềm hóa, những phân tử dextroamphetamin không bị biến đổi và dễ dàng khuếch tán trở lại dòng máu. Thuốc bài tiết chậm ở thận và kéo dài thời gian bán hủy của thuốc trong huyết thanh, bình thường từ 4-6 giờ. Thay đổi bài ti ết amphetamin từ thay đổi pH nước tiểu là bình thường và quan trọng về mặt lâm sàng. - Dược lực học: amphetamin có hiệu quả ở cả thần kinh trung ương và ngoại biên và nó có liên quan gián ti ếp đến hoạt động kích thích thần kinh giao cảm: kích thích giải phóng norepinephrine. Tác động ở thần kinh trung ương: Dextroamphetamine kích thích vùng vỏ não, cuống não và c ấu trúc lưới liên kết các đường liên kết cảm giác giữa tủy sống và vỏ não. Các đáp ứng bao gồm: mất ngủ, linh hoạt, hoạt động nhanh nhẹn, đề kháng với sự mệt mỏi, cải thiện tính khí, biếng ăn. Kích thích tủy sống làm tăng hô hấp. Hiệu quả dung nạp của dextroamphetamin và các thuốc có liên quan ở thần kinh trung ương và ngoại vi phát triển nhanh chóng, thường chỉ sau một hoặc hai liều. Dung nạp cần phải có ở liều cao hơn để duy tr ì đáp ứng cường độ nhất định. Dung nạp tăng lên cũng làm gia tăng ảnh hưởng 58 gây chết của amphetamin. Một vài cá thể chỉ trải qua thay đổi nhẹ ở thần kinh trung ương và ngoại vi sau khi dùng liều gấp 100 lần điều trị. Ở liều tương tự như thế, amphetamine dễ dàng giết chết những cá thể không phát triển dung nạp amphetamine. Dung nạp sẽ không phát triển khi liều dùng c ủa amphetamine có khả năng gây rối loạn tâm thần. Một nguyên nhân của sự dung nạp là giải phóng và sau cùng là sự suy yếu (depletion) của norepinephrine tại điểm cuối cùng của thần kinh. Ch ỉ sau một hoặc ít hơn hai liều, norepinephrine sẳn sàng giải phóng ở những liều tiếp theo và vì vậy cường độ tác động bị suy yếu. Nguyên nhân khác của sự dung nạp là sự bài thải gia tăng: biếng ăn, làm biến đổi toàn bộ chuyển hóa của cơ thể, đầu tiên là tích ketosis. Những thể ketone được b ài tiết qua nước tiểu, chúng làm acid hóa nước tiểu và vì vậy thúc đẩy bài thải amphetamine và giảm lượng amphetamine trong máu. Tác động ở thần kinh ngoại biên: tác động kích thần kinh giao cảm ở ngoại biên gây giải phóng norepinephrine t ừ thần kinh giao cảm ở ngoại biên. Liều điều trị thường được dùng để tác động đến thần kinh trung ương thường gây gi ãn đồng tử, tăng nhẹ nhịp tim và huyết áp.  Chỉ định lâm sàng và đường cấp Amphetamin được sử dụng chủ yếu như chất kích thích thần kinh và để điều trị chứng béo phì, điều trị sự thiếu hụt rối loạn hoạt động thái quá và chứng ngủ rũ. Dextroamphetamine được sử dụng khá phổ biến. Amphetamin được giới hạn sử dụng như chất chống trầm cảm ở bệnh nhân bị bệnh parkinson và như một thuốc kết hợp trong điều trị cho những người bị động kinh. Chúng cũng có giá trị trong điều trị để phục hồi tâm tính ở những bệnh nhân rối loạn bệnh tâm thần nhưng không mang lại hiệu quả thỏa đáng như mong đợi và nó bị ảnh hưởng do bởi sự lạm dụng thuốc. 2.2.7. Methylphenidate  Cấu trúc hoá học C 14 H 19 NO 2  Dược động học Methylphenidate (RITALIN) được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và phân phối khắp cơ thể. Hoạt động của thuốc xuất hiện khoảng 1giờ sau khi cấp thuốc qua đường này và kéo dài khoảng 6 giờ. Thuốc hoàn toàn được chuyển hóa ở gan thành dạng không còn hoạt tính và được chuyển hóa 59 và bài thải qua nước tiểu. Methylphenidate gây kích thích não ở mức trung bình và kích thích thần kinh giao cảm, nhưng hiệu quả tr ên vỏ não rất mạnh (trí nhớ) hơn amphetamines. Với dextroamphetamin, dung nh ận thuốc ở thần kinh trung ương và phát triển hiệu quả ở liều khi được sử dụng liên tục. Methylphenidate thường được chọn điều trị ADHD ở thú nhỏ và chứng ngủ rũ (narcolepsy) ở thú lớn. Những sản phẩm cho hiệu quả tức thời hoặc dạng viên phóng thích dần (RITALIN-SR) thường dùng trong các chỉ định. Hầu hết thú nhỏ bị ADHD đều đáp ứng với methylphenidate. Cải thiện các triệu chứng có thể thấy khoảng vài ngày đến vài tuần sau khi bắt đầu điều trị. Nếu không có dấu hiệu cải thiện sau 1 tháng, việc tiếp tục điều trị bằng methylphenidate cũng sẽ không mang lại kết quả khi đó không nên tiếp tục mà phải thay thế bằng một loại thuốc khác. Với dextroamphetamin, nếu bệnh nhân đáp ứng với thuốc thì nên quyết định tiếp tục điều trị ít nhất 6 tháng. Nếu bệnh nhân dùng thuốc dạng viên RITALIN-SR cho uống hoàn toàn, không nhai thu ốc.  Tác dụng phụ, bất lợi, chống chỉ định Methylphenidate cũng giống như amphetamines. Trạng thái bồn chồn và chứng mất ngủ là tác d ụng phụ thường thấy, đặc biệt là ở trẻ em cũng dễ nhạy cảm với chứng biếng ăn, giảm cân, trì hoãn t ạm thời sự tăng trưởng trong suốt thời gian điều trị. Methylphenidate gây thiếu máu ở một vài b ệnh nhân. 2.2.8. Doxaprame HCl  Tính chất hóa học Doxaprame có màu trắng đến trắng ngà, không mùi, dạng bột tinh thể ổn định ngoài ánh sáng và không khí, tan trong nước và tan yếu trong alcohol và tan hầu hết trong cồn. Benzyl alcohol hoặc chlorobutanol được kết hợp như một chất bảo quản dung dịch tiêm.  Dược lực học Doxaprame là thuốc kích thích thần kinh trung ương được dùng phổ biến. Tác động kích thích hô hấp là kết quả kích thích trung tâm hô hấp ở hành tủy. Tăng nhẹ nhịp và thể tích hô hấp nhưng tăng oxi hóa động mạch không xảy ra sau đó. Do bởi doxaprame tác động tr ên hệ hô hấp kết quả làm tăng tiêu thụ O2 và sản sinh CO 2 .  Dược động học Thuốc bắt đầu tác động sau khi tiêm tĩnh mạch khoảng 2 phút. Thuốc được phân phối tốt vào các mô. Trên chó, doxaprame chuyển hóa nhanh và được bài thải qua nước tiểu khoảng 24-48 gi ờ sau khi tiêm. Một lượng nhỏ thuốc được bài thải sau khi dùng qua đường uống khoảng 120 giờ. 60  Sử dụng/chỉ định: chế phẩm Dopram ® -V có chỉ định: Chó, mèo, ngựa: kích thích hô hấp trong và sau khi gây mê, nhanh chóng đánh thức và phản ứng lại sau khi gây m ê. Chó mèo mang thai: kích thích hô h ấp trong kỹ thuật mổ lấy thai. Doxaprame cũng được dùng trong điều trị suy giảm hô hấp cho thú thương phẩm và thú nhỏ do dùng quá liều barbiturate.  Chống chỉ định Doxaprame không được sử dụng như một chất thay thế để trợ hô hấp trong các trường suy hô hấp ngiêm trọng. Chống chỉ định trong các trường hợp động kinh, chấn thương đầu, tăng huyết áp nghiêm trọng, bệnh tim mạch, rối loạn thứ cấp do rối loạn thần kinh cơ, tắc mạch ở phổi, khó thở, bệnh suyễn cấp tính, phù não. Tránh tiêm cùng một vị trí trong thời gian dài. Chó, mèo mang thai nên tiêm thu ốc dưới da.  Bất lợi/ cảnh báo Loạn nhịp tim, tăng huyết áp, động kinh dẫn đến nhiễm kiềm hô hấp (alkalosis). Những bất lợi này sẽ xảy ra khi dùng liều lặp lại hoặc liều cao.  Quá liều Các dấu hiệu bao gồm: tăng huyết áp, cơ xương hoạt động thái quá, tim đập nhanh, động kinh. Thường d ùng các loại barbiturate tác động ngắn tiêm tĩnh mạch để giảm hoạt động thái quá do kích thích quá mức thần kinh trung ương.  Tương tác thuốc Aùp lực của máu sẽ tăng lên khi doxaprame kết hợp với các thuốc kích thần kinh giao cảm. Doxaprame có thể làm giảm hiệu lực của các thuốc giãn cơ. Doxaprame làm tăng giải phóng epinephrine; do đó cần cấp thuốc trễ khoảng 10 phút sau khi ngưng cấp thuốc m ê (halothane, enflurane…) để làm cho cơ tim nhạy cảm với catecholamines.  Liều dùng Chó, mèo: 1-5 mg/kg, IV. Kích thích hô h ấp ở thú mới sinh: nhỏ 1-2 giọt dưới lưỡi hoặc 0.1ml, tiêm tĩnh mạch rốn (lưu ý sử dụng sản phẩm có chứa benzyl alcohol để bảo quản). Bò, heo: 5-10 mg/kg, IV. Ng ựa: 0.5-1mg/kg, IV, không dùng quá 2mg/kg cho ngựa con; làm cho ngựa con tĩnh lại: 0.02- 0.05 mg/kg/phút, IV. 2.2.9. Phenylpropranolamin HCl  Tính chất hóa học Là amin kích thích thần kinh giao cảm, phenylpropranolamin HCl có màu trắng, dạng bột 61 tinh thể, có mùi thơm nhẹ, nhiệt độ tan chảy 191-194oC, pKa= 9.4. Hòa tan trong nước (1g/1.1ml) và cồn (1g/7ml). Phenylpropranolamin HCl còn được biết đến với tên hóa học dl-Norepherine HCl.  Dược lực học Cơ chế tác động của HCl thì chưa xác định, song người ta tin rằng phenylpropranolamin gián ti ếp tác động đến cả hai receptor ? và ? –adrenergic bởi nó gây giải phóng norepinephrine. Nếu dùng thuốc kéo dài hoặc dùng quá liều thường xuyên, norepinephrine sẽ bị giải phóng hết ra khỏi nơi những dự trữ nó v à gây tachyphylaxis sau đó. Tachyphylaxis không xuất hiện ở chó mèo. Tác động dược lý của phenylpropranolamin HCl bao gồm tăng co mạch, nhịp tim, lưu lượng máu ở mạch vành, huyết áp, kích thích nhẹ thần kinh trung ương, giảm xung huyết ở mũi và tính thèm ăn. Phenylpropranolamin HCl làm tăng sắc thái (tone) của cơ vòng bàng quang và gây đóng kín cổ tử cung; đây là những chỉ định quan trọng của phenylpropranolamin HCl trong thú y.  Sử dụng/ chỉ định Phenylpropranolamin dùng chủ yếu trong điều trị giảm trương lực cơ vòng bàng quang ở chó, mèo. Ngoài ra thuốc còn được dùng trong điều trị xung huyết mũi (nasal congestion) ở thú nhỏ.  Dược động học Chưa có thông tin về dược động học của thuốc trong thú y. Ở người, phenylpropranolamin HCl được hấp thu nhanh chóng sau khi uống và bắt đầu tác động (chống xung huyết mũi) từ 15-30 phút sau khi dùng thu ốc và hiệu quả tác động kéo dài khoảng 3 giờ (thuốc dạng bao nhộng hoặc dạng viên). Phenylpropranolamin HCl phân ph ối đến các mô và dịch khác nhau, bao gồm hệ thần kinh trung ương. Tác hại chưa được biết nếu thuốc qua nhau thai và vào sữa. Phần lớn thuốc được chuyển hóa thành các chất hoạt tính, nhưng khoảng 80-90% thuốc bài thải không biến đổi trong nước tiểu khoảng 24 giờ sau khi d ùng thuốc. Thời gian bán hủy của thuốc trong huyết thanh khoảng 3-4 giờ.  Chống chỉ định/chú ý Chú ý khi sử dụng phenylpropranolamin HCl cho người bị tăng nhãn áp, nở rộng (hypertrophy) tuyến tiền liệt, cường năng tuyến giáp, tiểu đường, rối loạn tim mạch, và tăng huyết áp.  Bất lợi/cảnh báo Tác dụng phụ bao gồm: trạng thái hiếu động, dễ bị kích thích và tăng huyết áp, biếng ăn.  Quá liều Quá liều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch (huyết áp, nhịp tim, suy tim mạch), ảnh [...]... khi các tương tác trên xảy ra  Liều lượng Chó, mèo: điều trị giảm trương lực cơ vòng bàng quang: 12. 5 -5 0mg, PO (Labato, 1988) hoặc 1.1mg/kg, PO 2. 2.10 Pemoline  Cấu trúc hoá học Pemoline (CYLERT) được sử dụng độc nhất cho điều trị ADHD Được hấp thu tốt sau khi uống và thời gian tác động kéo dài khoảng 12 giờ Khoảng phân nửa liều thuốc được hấp thu sẽ bài thải còn hoạt tính trong nươc tiểu Pemoline... thể sẽ không tiến triển khoảng 3-4 tuần vì vậy bệnh nhân nên thận trọng Pemoline có thể gây giảm kích thích ở não hơn những thuốc khác dùng điều ADHD và hiệu quả kích thích thần kinh giao cảm ở ngoại biên là thấp nhất Pemoline có thể gây tổn thương gan, rối loạn vận động Hậu quả của sự lạm dụng pemoline thì nhẹ hơn so với hầu hết các amphetamine khác hoặc methylphenidate 62 ... hoặc chất tẩy nhẹ  Tương tác thuốc Phenylpropranolamin HCl không nên kết hợp với các thuốc kích thích thần kinh giao cảm (epherine) vì làm tăng độc tính Không nên dùng Phenylpropranolamin HCl khoảng 2 tuần sau khi bệnh nhân đã dùng các chất ức chế monoamine oxidase Nếu dùng đồng thời phenylpropranolamin HCl với indomethicine (hoặc các NSAIDs khác, bao gồm aspirin), reserpine, chất chống trầm cảm ba . Liều dùng Ngựa, trâu, bò: 2. 5-6 g / con Chó: 0 .2 5-0 .75 g / con Mèo: 0 .2 5-0 .5 g / con Đường cấp thuốc: uống hoặc tiêm dưới da. 2. 2 .2. Amphetamine sulphate C 9 H 13 N  Dược lực học 53 Amphetamin. hoặc chích dưới da 1 -2 lần/ngày Trâu, bò: 1-4 g/con /lần. Heo: 0. 3-1 .5 g /con /lần. Chó 5 0 -2 50 mg con /lần. Ngựa 0.5 g /con /lần.  Chống chỉ định - Trong trường hợp cao huyết áp - Bệnh viêm thận. huyết áp - Bệnh viêm thận cấp trong cao huyết áp - Cẩn thận khi dùng trên ngựa có mang 55 2. 2.4. Strychnine  Cấu trúc hoá học C 21 H 22 N 2 O 2 Strychnos decussata  Tính chất Là alkaloid của

Ngày đăng: 07/08/2014, 07:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan