Báo cáo khoa học: "KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ TÂM MỐ, TRỤ CẦU BẰNG MÁY TĐĐT" potx

5 533 0
Báo cáo khoa học: "KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ TÂM MỐ, TRỤ CẦU BẰNG MÁY TĐĐT" potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ TÂM MỐ, TRỤ CẦU BẰNG MÁY TĐĐT ThS. NCS. HỒ THỊ LAN HƯƠNG Bộ môn Trắc địa Khoa Công trình Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bằng phương pháp ước tính độ chính xác chặt chẽ theo nguyên lý số bình phương nhỏ nhất, bài báo khảo sát và đánh giá độ chính xác của các phương pháp giao hội trong bố trí mố, trụ công trình cầu, từ đó đưa ra các kết luận về độ chính xác cũng như phạm vi áp dụng của từng phương pháp. Summary: By the method of fine estimated accuracy in accordance with the principles of least squares, the paper survey and evaluate the accuracy of method in synodic in setting out abutment, piers of bridges, from which make conclusions about the accuracy and the applicability of each method. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bố trí tâm mố, trụ cầu là công việc rất quan trọng trong công tác xây dựng công trình cầu. Độ chính xác tâm mố trụ cầu liên quan đến độ chính xác và ổn định tổng thể của công trình cầu. Do vị trí đặc biệt của mố, trụ cầu mà khi sử dụng máy toàn đạc điện tử (TĐĐT) để bố trí, chỉ thực hiện được bằng các phương pháp giao hội. Trong phạm vi bài báo này sẽ khảo sát và đánh giá độ chính xác, nêu phạm vi ứng dụng của các phương pháp giao hội trong bố trí tâm mố trụ cầu. CT 2 II. NỘI DUNG 1. Các phương pháp giao hội trong bố trí tâm mố tru cầu a. Phương pháp giao hội góc thuận Tâm mố trụ cầu P được xác định từ hai điểm 1, 2 của lưới khống chế bằng cách đặt 2 góc bằng β 1 ; β 2 (hình 1). Độ chính xác của phương pháp bố trí P phụ thuộc độ chính xác bố trí góc bằng β 1 và góc bằng β 2 . 2 m 1 22 SS 2 p ght 12 sin M ⎛⎞ ⎛ β ⎜⎟ =+ ⎜ ⎜⎟ ⎝⎠ γ ⎜⎟ ⎝⎠ ⎞ ⎟ (1) Hình 1. Sơ đồ phương pháp giao hội góc thuận b. Phương pháp giao hội cạnh Từ hai điểm 1, 2 của lưới khống chế bố trí khoảng cách S 1 , S 2 bằng máy TĐĐT, giao của 2 khoảng cách này chính là điểm P cần tìm (hình 1). Độ chính xác của phương pháp phụ thuộc vào độ chính xác bố trí khoảng cách ngang S 1 và S 2 và được tính theo các công thức: 1 222 M=m+m. SS ghc 2 12 sin γ ⎛⎞ ⎜⎟ ⎝⎠ (2) c. Phương pháp giao hội góc - cạnh Đây là phương pháp ngoài thực tế thường được áp dụng khi bố trí tâm mố trụ cầu bằng máy TĐĐT, 2 máy đặt đồng thời tại 2 điểm của lưới khống chế, bố trí đồng thời góc β 1 ; β 2 và cạnh S 1 ; S 2 , giao của 2 hướng bố trí chính là điểm P cần tìm. Độ chính xác bố trí góc tính theo công thức (1), độ chính xác bố trí cạnh tính theo công thức (2), độ chính xác của phương pháp: mxm ght ghc m= 22 gc m+m ght ghc (3) d. Phương pháp giao hội nghịch góc - cạnh Phương pháp giao hội nghịch là một trong những phương pháp xác định điểm giao hội cho độ chính xác tương đối cao. Tuy nhiên trước đây chỉ được sử dụng để tăng dầy lưới khống chế mặt bằng thoả mãn cho yêu cầu đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình vì việc tính toán khá phức tạp. Nhưng hiện nay ứng dụng chương trình giao hội nghịch của máy toàn đạc điện tử đã cải tiến triệt để vấn đề tính toán của phương pháp này vì thế phạm vi ứng dụng của phương pháp được mở rộng. CT 2 - Đặt máy TĐĐT tại điểm P (hình 2) ngắm đến điểm của lưới khống chế 1, 2 (tối thiểu 2 điểm, tối đa 5 điểm), đo góc β và cạnh S 1 , S 2 . Sau khi nhập vào đủ các dữ liệu yêu cầu (chiều cao máy, chiều cao gương, tọa độ 1, 2) máy sẽ tính ra tọa độ điểm P. R y R x Hình 2. Sơ đồ phương pháp giao hội nghịch góc - cạnh - Các yếu tố cần tính là: + Độ chênh lệch giữa tọa độ thực tế và tọa độ thiết kế của điểm P. R x = x P - x Ptk R y = y P - y Ptk - Đặt đoạn R X , R y theo hướng trục tọa độ sẽ xác định được điểm cần bố trí P o . - Độ chính xác của phương pháp: ( ) 1 222 M=m+m. nn ghngc 2 12 sin γ (4) Trong đó: m n1 = m s ; m S.S β 12 m= . n 2 ρ S 1.2 Để có điều kiện kiểm tra và nâng cao độ chính xác của phương pháp, nên đo đến nhiều điểm. 2. Khảo sát độ chính xác các phương pháp giao hội trong bố trí và kiểm tra tâm mố trụ cầu Ước tính độ chính xác bố trí các trụ P 1 , P 2 , P 3 từ các điểm khống chế 1, 2, 3 trên bờ sông bằng máy TĐĐT độ chính xác đo góc 3’’; độ chính xác đo cạnh 2+2ppm; kết quả ghi ở bảng 2. CT 2 Khảo sát độ chính xác của các phương pháp giao hội bằng cách từ 3 điểm của lưới khống chế thi công 1, 2, 3 bố trí các trụ P 1 , P 2 , P 3 lần lượt theo các phương pháp trên với khoảng cách theo phương dọc cầu thay đổi (100m; 250m; 400m), tọa độ các điểm ghi trong bảng 1. 3 2 P 2 P 1 P 3 1 Hình 3. Sơ đồ bố trí tâm mố trụ cầu bằng các phương pháp giao Bảng 1. Tọa độ điểm lưới và tọa tâm mố trụ cầu (điểm thiết kế) Tọa độ điểm khống chế Tọa độ điểm thiết kế Tên điểm X(m) Y(m) Tên điểm X(m) Y(m) 1 495.9706 336.5750 P 1 300.6865 479.7504 2 300.6865 379.7504 P 2 300.6865 629.7504 3 100.9370 369.7421 P 3 300.6865 779.7504 Bảng 2. Sai số vị trí điểm bố trí bằng các PP giao hội từ 2 và 3 điểm LKC Giao hội từ 2 điểm của LKC Giao hội từ 3 điểm của LKC Tên điểm GHG GHC GHG-C GHN GHG GHC GHG-C GHN P 1 5.3 3.9 2.9 2.7 3.0 2.8 1.8 1.9 P 2 7.4 4.0 3.4 3.8 6.4 3.7 2.5 3.3 P 3 12.7 5.4 4.3 5.4 11.9 5.2 3.2 5.1 Ghi chú: GHG - Giao hội góc; GHC - Giao hội cạnh; GHG-C - Giao hội góc cạnh; GHN - Giao hội nghịch; LKC - Lưới khống chế Dự kiến bố trí bằng máy TĐĐT có độ chính xác đo góc bằng 3’’; độ chính xác đo cạnh 2+2ppmD. Sai số vị trí điểm được thống kê ở bảng 2. 0 2 4 6 8 10 12 14 GHG GHC GHG-C GHN GHG GHC GHG-C GHN GIAO HỘI TỪ 2 ĐIỂM CỦA LƯỚI KHỐNG CHẾ P 1 P 2 P 3 GIAO HỘI TỪ 2 ĐIỂM CỦA LƯỚI KHỐNG CHẾ CT 2 Hình 4. Đồ thị sai số vị trí điểm bố trí bằng phương pháp giao hội từ 2 và 3 điểm Từ kết quả khảo sát trên có thể rút ra những nhận xét sau: - Với khoảng cách lớn, khi bố trí bằng 3 điểm độ chính xác không tăng lên nhiều so với bố trí từ 2 điểm (tăng khoảng 30% ÷ 40% với khoảng cánh 100m; đến 400m chỉ tăng nhỏ hơn 10% trừ bố trí bằng phương pháp góc cạnh). - Phương pháp giao hội góc cho độ chính xác kém nhất, khoảng các càng xa độ chính xác càng kém và độ biến động lớn. - Phương pháp giao hội góc - cạnh cho độ chính xác cao nhất; - Phương pháp giao hội nghịch thích hợp khi các điểm trên mố trụ đặt được máy hoặc điểm bố trí đã được xác định sơ bộ bằng các phương pháp khác, hoặc dùng để kiểm tra, nghiệm thu từng phần toạ độ tim mố trụ cầu. III. KẾT LUẬN Khi bố trí tâm mố, trụ cầu bằng máy TĐĐT nên bố trí sơ bộ bằng máy có độ chính xác từ đo góc từ 3’’ trở lên. Nếu có 2 máy thì bố trí bằng phương pháp giao hội góc - cạnh. Trong trường hợp chỉ có 1 máy thì bố trí sơ bộ bằng phương pháp tọa độ cực và bố trí chính xác bằng phương pháp giao hội nghịch có tính các yếu tố hoàn nguyên. Tài liệu tham khảo [1]. Cầu và cống (2000), tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu, 22TCN266. [2]. Trần Đắc Sử và nnk (2004), Nghiên cứu khai thác Toàn đạc Điện tử phục vụ khảo sát thiết kế và xây dựng công trình giao thông. Đề tài cấp bộ mã số B2002-35-30 ♦ CT 2 . KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ TÂM MỐ, TRỤ CẦU BẰNG MÁY TĐĐT ThS. NCS. HỒ THỊ LAN HƯƠNG Bộ môn Trắc địa Khoa Công trình Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bằng. của các phương pháp giao hội trong bố trí tâm mố trụ cầu. CT 2 II. NỘI DUNG 1. Các phương pháp giao hội trong bố trí tâm mố tru cầu a. Phương pháp giao hội góc thuận Tâm mố trụ cầu P được. lên. Nếu có 2 máy thì bố trí bằng phương pháp giao hội góc - cạnh. Trong trường hợp chỉ có 1 máy thì bố trí sơ bộ bằng phương pháp tọa độ cực và bố trí chính xác bằng phương pháp giao hội nghịch

Ngày đăng: 06/08/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan