thành phần hoá sinh và dược tính của cá ngựa đen (hippocampus kuda bleeker 1852) nuôi thương phẩm và khai thác tự nhiên tại nha trang, khánh hoà

70 648 2
thành phần hoá sinh và dược tính của cá ngựa đen (hippocampus kuda bleeker 1852) nuôi thương phẩm và khai thác tự nhiên tại nha trang, khánh hoà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG      HUỲNH KIM KHÁNH THÀNH PHẦN HÓA SINH VÀ DƯỢC TÍNH CỦA CÁ NGỰA ĐEN Hippocampus kuda Bleeker, 1852 NUÔI THƯƠNG PHẨM VÀ KHAI THÁC TỰ NHIÊN TẠI NHA TRANG, KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Nha Tran g – 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG      Huỳnh Kim Khánh THÀNH PHẦN HÓA SINH VÀ DƯỢC TÍNH CỦA CÁ NGỰA ĐEN Hippocampus kuda Bleeker, 1852 NUÔI THƯƠNG PHẨM VÀ KHAI THÁC TỰ NHIÊN TẠI NHA TRANG, KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 60 62 70 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS Hoàng Tùng Nha Trang – 2010 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đâ y là công trình nghiên cứu của chính bản thân. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là một phần của đề tài cấp Bộ "Đánh giá thành phần sinh hóa và dược tính của cá ngựa đen có nguồn gốc nuôi và xây dựng giải pháp bảo quản sau thu hoạch" của Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TPHCM do người hướng dẫn khoa học luận văn này làm chủ nhiệm. Tôi xi n cam đoan các kết quả, số liệu trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu và chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nào. Tác giả Huỳnh Kim Khánh ii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gửi đến Ban Giám Hiệu nhà trường, khoa Nuôi trồng Thuỷ sản - Trường đại học Nha Trang sự kính trọng và lòng tự hào đã được học tập và nghiên cứu tại trường trong những năm qua. Xin chân thành cám ơn đến PGS. TS. Hoàng Tùng đã giúp đỡ, động viên và hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cám ơn PGS.TS. Nguyễn Đình Mão, PGS.TS. Lại văn Hùng và cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy c ô đã giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại khoa Nuôi trồng thuỷ sản - Trường đại học nha Trang. Xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT Khánh Hoà, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Khánh Hoà, Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hoà nay là Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Khánh Hoà, Trại thực nghiệm Nuôi trồng thuỷ sản Ninh Lộc - N inh Hoà đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành cuốn luận văn này. Cuối cùng, là lời cảm ơn đến gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập cũng như nghiên cứu thực hiện đề tài. Huỳnh Kim Khá nh iii CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ARA: Axít Arachidonic (C20:4n-6). Bộ NN và PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. cs: cộng sự. DHA: Axít Docosahexaenoic (C22:6n-3) EPA: Axít Eicosapentaenoic (C20:5n-3). HUFA: Highly Unsaturated Fatty Acid, các axít béo PUFA có mạch cacbon dài hơn hoặc bằng C20 và có nhiều hơn hoặc bằng 3 nối đôi. KLK: khối lượng khô. KLT: khối lượng tươi. MUFA Monounsaturated Fatty Acid, axít béo không no một nối đôi. n-3 HUFA hàm lượng các axít béo HUFA có nối đôi bắt đầu từ vị trí thứ ba tính từ gốc methyl. PUFA: Polyunsaturated Fatty Acid, axít béo có mạch cacbon C16 (với 2 – 4 nối đôi); C 18 (với 2 – 5 nối đôi); C20 (với 2 – 5 nối đôi) hoặc C22 (với 2 – 6 nối đôi). SFA: Saturated Fatty Acid, axít béo no (mạch cacbon không có nối đôi). TFA Total Fatty Acid, tổng hàm lượng axít béo (mg/g KLK). TL: Total lipid, hàm lượng lipít tổng số (mg/g KLK). iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương I. TỔNG LUẬN 3 1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NUÔI CÁ NGỰA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 3 1.1.1 Đặc điểm phân bố 3 1.1.2 Đặc điểm hình thái. 4 1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng 5 1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng 8 1.1.5 Tình hình nuôi cá ngựa 9 1.2 SƠ LƯỢC VỀ VAI TRÒ VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÁ NGỰA 10 1.3 KINH DOANH CÁ NGỰA TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 14 1.4 KI NH DOANH CÁ NGỰA Ở VIỆT NAM 15 1.4.1 Kích thước khai thác 15 1.4.2. Sản lượng khai thác 15 1.4.3 Kinh doanh cá ngựa ở Việt Nam 16 CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 19 2.1.1. Thời gian nghiên cứu 19 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 19 2.2. Đối tượng nghiên cứu 19 2.2.1 Cá ngựa 19 2.2.2 Chuột bạch 19 2.3. C ác phương pháp phân tích thành phần hoá sinh 21 2.4 Phương thức tiến hành thí nghiệm 23 2.4.1 So sánh thành phần hoá sinh của cá ngựa nuôi với cá ngựa tự nhiên ở hai nhóm kích thước khác nhau 23 v 2.4. 2 Thử nghiệm ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung bột cá ngựa đến một số chỉ tiêu sinh lý của chuột bạch 24 2.5 Phương pháp xử lý số liệu. 28 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 3.1. T hành phần sinh hóa của cá ngựa đen 29 3.1. 1. Các chỉ tiêu tổng quát 29 3.1.2. Hàm lượng protein và axít amin 29 3.1.3. Hàm lượng lipít và các axít béo 35 3.2. Thử nghiệm ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung bột cá ngựa đến một số chỉ tiêu sinh lý của chuột bạch 38 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Danh mục một số loài cá Ngựa được nuôi trên thế giới 10 Bảng 1.2. Ước tính sản lượng khai thác cá Ngựa ở Việt Nam (1995) 16 Bảng 2. 1. Kích thước của 4 nhóm cá khác biệt về nguồn gốc và kích cỡ. 23 Bảng 2. 2. Thành phần dinh dưỡng của 3 loại thức ăn (dùng trong 10 ngày) 25 Bảng 3. 1. Thành phần sinh hóa cơ bản của cá Ngựa đen thu từ tự nhiên và bể nuôi ở hai nhóm kích thước khác nhau 29 Bảng 3.2. Hàm lượng protein và axít am in của cá Ngựa đen có nguồn gốc và kích thước khác nhau 29 Bảng 3.3. Hàm lượng axít amin ở cá Ngựa đen có nguồn gốc khác nhau 32 Bảng 3.4. Hàm lượng axít amin ở cá Ngựa đen có kích thước khác nhau 33 Bảng 3.5. Các chỉ tiêu liên quan đến lipít ở cá Ngựa đen có nguồn gốc và kích thước khác nhau 36 vii DANH MỤC HÌ NH Hình 1.1. Cá Ngựa Đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) 4 Hình 1.2. Phương pháp đo kích thước cá Ngựa 5 Hình 1.3. Cấu trúc ống tiêu hóa cá Ngựa 7 Hình 1.4. Phổ thức ăn của cá Ngựa đen 8 Hình 1.5. Cá Ngựa khô bán trên thị trường 13 Hình 1.6. Cá Ngựa nuôi cảnh 14 Hình 1.7. Cá Ngựa ngâm rượu dùng trong y học cổ truyền 14 Hình 2.1: Chuột 5 tuần tuổi dùng cho thí nghiệm 20 Hình 2. 2: Bố trí các lồng nuôi chuột 20 Hình 2. 3: Cá Ngựa được mổ bỏ nội tạng 21 Hình 2.4: Máy sắc kí khí HP 6890 23 Hình 2. 5: Lấy mẫu máu chuột 26 Hình 2.6: Thiết bị phân tích nội tiết tố Cobass E 411 26 Hình 2.7: Thiết bị phân tích huyết học Pentra 60C + . 27 Hình 2.8: Xác định độ khoẻ của cơ 28 Hình 3.1. Hàm lượng các axít amin ở cá Ngựa đen với các nhóm nguồn gốc và kích thước khác nhau 31 Hình 3.2. Hàm lượng các axít béo ở cá Ngựa đen với các nhóm nguồn gốc và kích thước khác nhau 37 Hình 3.3. Biến động một số chỉ tiêu huyết học ở chuột khi cho ăn thức ăn có bổ sung bột cá Ngựa nuôi và cá Ngựa khai thác tự nhiên 39 viii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu này, so sánh thành phần hóa sinh của cá Ngựa đen (Hippocampus kuda) nuôi thương phẩm với cá tự nhiên tại Nha Trang, Khánh Hoà và ảnh hưởng của bột cá ngựa trong thức ăn lên sinh lí của chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy Hàm lượng protein ở cá ngựa nuôi thấp hơn so với cá ngựa khai thác tự nhiên (P<0,05). Tuy vậy, hàm lượng các axít amin như Alanin, Glyxin, Methionin, Hydroxyprolin và Lysin ở cá nuôi lại cao hơn cá khai thác tự nhiên (P<0,05). Hàm lượng lipít tổng số ở cá nuôi cao hơn so với cá tự nhiên. Các chỉ tiêu k hác TFA, SFA, MUFA, PUFA và HUFA không có sự khác biệt giữa 2 nhóm cá. Xét về kích thước, cá ngựa thuộc nhóm kích thước 100 – 120 mm chiều dài thân có hàm lượng protein cao hơn so với nhóm kích thước 60 – 80 mm (P<0,05). Nhóm kích thước 100 – 120 mm có hàm lượng 6 axít amin gồm Alanin, Valin, Lơxin, Prolin, Glutamin và Tyrosin cao hơn so với nhóm kích thước 60 – 80 mm, nhưng hàm lượng Methionin là ngược lại. Chuột bạch được cho ăn thức ăn có bột cá ngựa nuôi hay khai thác tự nhiên với mức 200 mg/cá thể/ngày có lượng hemoglobin cao hơn so với chuột ăn t hức ăn bình thường (P<0,05). Tuy nhiên, các chỉ tiêu huyết học và sinh lý khác như độ khỏe của cơ, hàm lượng các hóc môn sinh dục estrogen hoặc testoterone lại không có sự khác biệt giữa nhóm đối chứng và chuột ăn bột cá ngựa. Kết quả nghiên cứu của đề tài này góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học và phần nào dược tính hỗ trợ sinh sản của cá Ngựa đen, đồng thời giúp mở hướng phát triển cho nghề nuôi cá Ngựa trong nước, tạo giá trị gia tăng cho đối tượng nuôi và tiến đến khép kín qui trình sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người. Từ khóa: cá Ngựa đen, Hippoc ampus kuda, thành phần hóa sinh, sinh sản [...]... cá Ngựa cho đến nay vẫn tập trung nhiều về đặc điểm sinh học và nuôi cá Ngựa ở qui mô nhỏ nhằm phục vụ cho việc nuôi cá cảnh hoặc sử dụng làm dược liệu trong y học phương Đông Các nghiên cứu về đặc điểm hóa sinh của cá Ngựa trong điều kiện nuôi còn rất hạn chế Đề tài nghiên cứu Thành phần hoá sinh và dược tính của cá Ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker 1852) nuôi thương phẩm và khai thác tự nhiên tại. .. liệu các thành phần dinh dưỡng cơ bản trong cá Ngựa đen có khả năng hỗ trợ sinh sản của động vật khi được sử dụng làm thuốc hoặc thức ăn hay không Xuất phát từ những lý do trên, đề tài Thành phần hoá sinh và dược tính của cá Ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker 1852) nuôi thương phẩm và khai thác tự nhiên tại Nha Trang, Khánh Hoà đã được thực hiện từ ngày 15/10/2009 đến ngày 15/5/2010 với mục tiêu và các... tiêu của đề tài: Đánh giá được thành phần hoá sinh và dược tính của cá Ngựa đen có nguồn gốc nuôi theo qui trình hiện thời tại Khánh Hòa và cá Ngựa đen có nguồn gốc từ tự nhiên Các nội dung nghiên cứu: 1 Xác định thành phần hoá sinh (protein, axít amin, lipít, axít béo) của cá Ngựa nuôi và cá Ngựa thu từ tự nhiên ở hai nhóm kích thước 6 - 8 cm và 10 - 12 cm chiều dài thân 2 Thử nghiệm ảnh hưởng của. .. nghiên cứu của Lin và cs [34] so sánh thành phần hoá sinh của cá Ngựa đen tự nhiên với cá nuôi ở Trung Quốc mặc dù chỉ là so sánh thuần túy về hoá sinh mà không có liên hệ nào đến tác dụng của cá Ngựa Nếu suy luận theo logic thì dược tính hỗ trợ sinh sản ở động vật của cá Ngựa nuôi không tốt bằng cá Ngựa tự nhiên Nếu sự khác biệt về dược tính đó có liên quan đến sự khác biệt về thành phần hóa sinh thì... sinh của cá Ngựa được thực hiện tại Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Đại học Nha Trang Các phân tích về một số chỉ tiêu sinh lý ở chuột được thực hiện tại Viện Pasteur Nha Trang 2.2 Đối tượng nghiên cứu 2.2.1 Cá Ngựa: Cá Ngựa đen Hippocampus kuda được thu từ hai nguồn gốc khác nhau: đánh bắt tự nhiên và từ các bể nuôi ở vùng biển Nha Trang Cá Ngựa được chọn có màu đen tự nhiên (cá Ngựa nuôi có... nhiều so với cá Ngựa đen ngoài tự nhiên Vì thế chất lượng cá, cụ thể là thành phần hóa sinh có thể không giống với cá Ngựa tự nhiên, dẫn đến sự khác biệt có thể về dược tính Ngoài ra, cá Ngựa đen có nguồn gốc nuôi thường được thu ở cỡ 6 – 8 cm chiều dài thân, nhỏ hơn so với cỡ cá Ngựa đen tự nhiên (10 – 12 cm) và vì thế có thể chưa có dược tính hoặc có nhưng thấp hơn so -2- với cá Ngựa tự nhiên Trên... Mẫu cá Ngựa nuôi được thu thập tại 5 cơ sở nuôi cá Ngựa ở khu vực Ba làng, phường Vĩnh Hòa, Nha Trang Mẫu cá Ngựa khai thác tự nhiên được thu thập tại cảng Cầu Đá, phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang Các thí nghiệm sử dụng thức ăn có bổ sung bột cá Ngựa cho chuột được thực hiện tại Trại Thực nghiệm Nuôi trồng thuỷ sản Ninh Lộc, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Khánh Hoà Các phân tích về thành phần hoá sinh. .. sinh sản nhân tạo, xây dựng quĩ gen của cá Ngựa Các nghiên cứu ở trong nước chủ yếu được thực hiện ở Viện Hải dương học Nha Trang hoặc Trường Đại học Thủy sản và khá đa dạng về nội dung Tuy vậy, hiện vẫn chưa có báo cáo khoa học nào được công bố về dược tính của cá Ngựa, đặc biệt là cá Ngựa nuôi Nghiên cứu có liên quan nhiều nhất là của Đỗ Tuyết Nga [12] về thành phần hóa sinh của cá Ngựa đen tự nhiên. .. cách khác, nghiên cứu này xác nhận sự hiện diện của các thành phần hoạt tính cần thiết nhằm tăng cường khả năng sinh lý của nam giới ở cá Ngựa Khi nghiên cứu về thành phần các chất trong cá Ngựa, Đỗ Tuyết Nga và cộng sự [12] cho thấy cá Ngựa đen có thành phần lipít cao nhất ở phần nội quan, chiếm 14,7% ÷ 15,3%; thành phần protein cao nhất ở phần đầu, da và xương Những axít amin không thay thế rất cần... So sánh thành phần hoá sinh của cá Ngựa nuôi với cá Ngựa tự nhiên ở hai nhóm kích thước khác nhau Mẫu cá Ngựa phân tích được tổng hợp trong bảng 2.1 Bảng 2.1: Kích thước của 4 nhóm cá khác biệt về nguồn gốc và kích cỡ Nhóm Nguồn gốc Kích thước Khối lượng Số đơn vị thu mẫu*số cá (cm) (g) thể/đơn vị 1 Nuôi 6.6 ± 0.1 0.8 ± 0.0 3 * 10 cá thể (1) 2 Nuôi 11.8 ± 0.2 4.8 ± 0.2 3 * 5 cá thể(1) 3 Tự nhiên 7.4 . này, so sánh thành phần hóa sinh của cá Ngựa đen (Hippocampus kuda) nuôi thương phẩm với cá tự nhiên tại Nha Trang, Khánh Hoà và ảnh hưởng của bột cá ngựa trong thức ăn lên sinh lí của chuột trên, đề tài Thành phần hoá sinh và dược tính của cá Ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker 1852) nuôi thương phẩm và khai thác tự nhiên tại Nha Trang, Khánh Hoà đã được thực hiện từ ngày 15/10/2009. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG      HUỲNH KIM KHÁNH THÀNH PHẦN HÓA SINH VÀ DƯỢC TÍNH CỦA CÁ NGỰA ĐEN Hippocampus kuda Bleeker, 1852 NUÔI THƯƠNG PHẨM VÀ KHAI THÁC

Ngày đăng: 06/08/2014, 16:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Khanh_BIA NGOAI VA TRONG

  • Khanh_PHAN DAU LUAN VAN

  • Khanh_ PHAN CHINH LUAN VAN

    • 1.4 KINH DOANH CÁ NGỰA Ở VIỆT NAM

    • Khanh_PHU LUC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan