ứng dụng mô hình capm đa biến để ước lượng tỷ suất sinh lời và rủi ro cho các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

165 1.2K 4
ứng dụng mô hình capm đa biến để ước lượng tỷ suất sinh lời và rủi ro cho các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Ứng dụng mô hình CAPM đa biến vào việc ước lượng tỷ suất sinh lời và rủi ro cho các công ty Thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thành Cường. Luận văn là kết quả của việc nghiên cứu độc lập, không sao chép trái phép toàn bộ hay một phần công trình của bất cứ ai khác. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, từ các nguồn hợp pháp và đáng tin cậy. TP. Nha Trang, ngày tháng 07 năm 2012 Tác giả luận văn Hà Duy Linh NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN  Họ và tên SV : Hà Duy Linh Lớp : 50TC - 2 Ngành : Tài Chính MSSV : 50130741 Tên đề tài: Ứng dụng mô hình CAPM đa biến để ước lượng tỷ suất sinh lời và rủi ro cho các công ty Thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Số trang:… Số chương: 4 Nha Trang, ngày…. tháng …. năm 2012, Cán bộ hướng dẫn . i MỤC LỤC MỤC LỤC I DANH MỤC CÁC BẢNG V DANH MỤC BIỂU ĐỒ V DANH MỤC PHỤ LỤC VI PHẦN MỞ ĐẦU VII CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI, MÔ HÌNH CAPM ĐƠN BIẾN VÀ MÔ HÌNH CAPM MỞ RỘNG 1 1.1.Định nghĩa về tỷ suất sinh lợi, phương sai (hay độ lệch chuẩn) của một tài sản 1 1.1.1. Các yếu tố cấu thành suất sinh lời 1 1.1.2. Đo lường suất sinh lời 2 1.1.3. Trung bình cộng và trung bình nhân của suất sinh lời 2 1.1.4. Suất sinh lời kỳ vọng 3 1.1.5. Phương sai và độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi đối với một khoản đầu tư cụ thể. 4 1.1.6. Hiệp phương sai của những tỷ suất sinh lợi. 5 1.1.7. Hệ số tương quan 5 1.2.Tổng quan về mô hình CAPM 6 1.2.1. Sơ lược về quá trình ra đời 6 1.2.2.Các giả định của mô hình CAPM 7 1.2.3. Nội dung của mô hình CAPM. 7 1.2.3.1. Quan hệ giữa lợi nhuận cá biệt và lợi nhuận thị trường - Đường đặc thù chứng khoán (The security characteristic line). 7 . ii 1.2.3.2. Ước lượng hệ số β trên thực tế. 10 1.2.3.3.Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi 11 1.3. Mô hình CAPM mở rộng (đa biến) 14 1.3.1.Những hạn chế của mô hình CAPM 14 1.3.2.Xây dựng mô hình dự kiến 16 1.3.2.1.Bêta của cổ phiếu i tại thời điểm t (β i ) 16 1.3.2.2.Suất sinh lời của thị trường (R Mit ) 17 1.3.2.3.Tỷ số giá trên thu nhập –P/E t (Earning-Price ratio) 18 1.3.2.4. Đòn bẩy tài chính –Debt to Equity ratio (D/E t ) 18 1.3.2.5.Giá thị trường trên giá trị sổ sách (Price to Book ratio –P/B t ) 19 1.3.2.6.Chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn cổ đông (ROE t ) 20 1.4.Hồi quy và dự báo bằng hồi quy 20 1.4.1.Các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính 20 1.4.2.Kiểm định sự phù hợp của mô hình 21 1.4.3.Dự báo bằng hồi quy tuyến tính 21 Kết luận chương 1 24 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THỰC TRẠNG CỔ PHIẾU NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 25 2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 25 2.1.1. Quá trình ra đời 25 2.1.2. Vai trò của thị trường chứng khoán. 26 2.1.3. Các loại rủi ro liên qua đến đầu tư cổ phiếu 29 2.2.Thực trạng cổ phiếu ngành thủy sản 30 2.2.1.Tổng quan về ngành thủy sản tại Việt Nam hiện nay 30 2.2.1.1.Đặc điểm ngành thủy sản tại Việt Nam 30 2.2.1.2.Sản lượng sản xuất 31 . iii 2.2.1.3.Kim ngạch xuất khẩu và thị trường xuất khẩu: 31 2.2.2.Phân tích thực trạng cổ phiếu ngành thủy sản hiện nay 35 Kết luận chương 2 39 CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAPM ĐA BIẾN TRONG DỰ BÁO TỶ SUẤT SINH LỢI VẦ RỦI RO CHO TOÀN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 41 3.1. Ước lượng các tham số của mô hình CAPM đa biến 41 3.1.1.Xác định tỷ trọng ảnh hưởng của các công ty trong ngành thủy sản. 42 3.1.2.Ước lượng Hệ số Beta của toàn ngành thủy sản. 42 3.1.3.Tính toán chỉ số ành i ng Mi R   49 3.1.4.Ước lượng chuỗi giá trị P/E, P/B, D/E, ROE của toàn ngành thủy sản. 49 3.2.Thiết lập mô hình tương quan giữa tỷ suất sinh lợi của ngành thủy sản với các biến nhân tố 50 3.2.1.Phân tích thống kê mô tả 50 3.2.2.Phân tích tương quan giữa các biến độc lập 52 3.2.3.Kiểm định mô hình tương quan giữa TSSL của ngành Thủy sản và các nhân tố ảnh hưởng 52 3.3.Áp dụng mô hình CAPM đa biến để ước lượng chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cho toàn ngành thủy sản 56 Kết luận chương 3 56 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO KHI ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 59 4.1.Một số đề suất trong dự báo tỷ suất lợi nhuận và rủi ro cổ phiếu 59 4.2. Các đề xuất về thị trường chứng khoán 60 . iv 4.2.1.Nâng cao tính minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán 60 4.2.2.Sự ra đời của trung tâm dữ liệu và một chỉ số chuẩn hóa là cần thiết 61 4.2.3.Nâng cao trình độ nhận thức và phân tích cho các nhà đầu tư 62 4.3. Kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng trong dự báo 63 4.4. Hướng đề suất mở rộng mô hình dự báo: Kết hợp CAPM đa biến và APT trong dự báo 63 Kết luận chương 4 65 KẾT LUẬN 66 ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ LUẬN VĂN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 . v  DANH MỤC CÁC BẢNG  Bảng 1.1: Hệ số beta của một số ngành ở Mỹ 10 Bảng 2.1: Cơ cấu thị trường và các nhóm hàng Thủy sản xuất khẩu năm 2010 32 Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Thủy sản năm 2011 33 Bảng 2.3: Các nhóm hàng Thủy sản xuất khẩu năm 2011 34 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu cơ bản của các mã cổ phiếu trong ngành Thủy sản đang niêm yết trên sàn HOSE và HNX 36 Bảng 3.1: Các công ty thủy sản niêm yết trên TTCK hiện nay 43 Bảng 3.2: Bảng kết quả hệ số beta các cổ phiếu tính toán được 47 Bảng 3.3: Bảng TKMT các nhân tố tác động đến TSSL và rủi ro của ngành TS 50 Bảng 3.4: Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập. 52 Bảng 3.5: Kết quả hồi quy TSSL của ngành thủy sản theo các biến nhân tố (lần 1). 53 Bảng 3.6: Kết quả hồi quy TSSL của ngành thủy sản theo các biến nhân tố (lần 2) 53  DANH MỤC BIỂU ĐỒ  Biểu đồ 1.1: Quan hệ giữa lợi nhuận cổ phiếu và lợi nhuận thị trường 9 Biểu đồ 1.2 : Quan hệ giữa lợi nhuận cổ phiếu và β 12 Biểu đồ 2.1: Chỉ số VN-Index từ 28-07-2000 đến 09-06-2011 26 Biểu đồ 2.2: Chỉ số HNX-Index từ 04-01-2006 đến 01-06-2011 26 Biểu đồ 2.3.Các loại rủi ro khi đầu tư chứng khoán 29 Biểu đồ 2.4: Sản lượng nuôi trồng TS năm 2010-11. 31 Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng của các doanh nghiệp Thủy sản 9 tháng đầu năm 2011 35 . vi  DANH MỤC PHỤ LỤC  Phụ lục 3.1: 24 cặp TSSL của từng chứng khoán và của danh mục thị trường tương ứng qua 36 kỳ quan sát. 72 Phụ lục 3.2: TSSL theo quý của VN-Index qua 36 kỳ tính toán. 140 Phụ lục 3.3: Chuỗi dữ liệu tính toán của các chỉ số: hệ số Beta , β*Rm, P/E, P/B, D/E, ROE của toàn ngành Thủy sản từ Q1/2003 đến Q4/2012 141  DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  CAPM: Capital asset pricing model- Mô hình định giá tài sản vốn. CPSD VCSH: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. CTCP CK: Công ty cổ phần chứng khoán. CPH: Cổ phần hóa. DMĐT: Danh mục đầu tư. EMH: Efficient Market Hyppothesis (Giả thuyết thị trường hiệu quả). HASTC: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. HOSE: Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. NĐT: Nhà đầu tư. NĐTNN: Nhà đầu tư nước ngoài SCIC: Tổng công ty Quản lý và Kinh doanh vốn Nhà nước SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán. SML: Stock Market Line-Đường thị trường chứng khoán. TTCK: Thị trường chứng khoán. TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán. TKMT: Thống kê mô tả. TSSL: Tỷ suất sinh lời. UBCKNN: Ủy ban chứng khoán nhà nước. . vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nói về kinh tế biển không thể không nhắc đến vai trò, vị trí của ngành thủy sản. Những bước thăng trầm của ngành luôn gắn liền với nhịp sống chung của nền kinh tế đất nước, nhất là công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Trong khoảng thời gian 12 năm từ năm 2001 – 2012, ngành Thủy Sản Việt Nam đã tạo ra những con số thật ấn tượng : Nằm trong top 10 nước đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất về nuôi trồng thủy sản trên thế giới, là ngành sản xuất mang lại nguồn ngoại tệ lớn thứ 4 cho cả nước, có một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc từ 1 tỉ USD xuất khẩu năm 2000 lên 6 tỉ năm 2011. Điển hình như trong các năm 2009, 2010, 2011 Việt Nam là một trong năm quốc gia xuất khẩu tôm đông lạnh lớn nhất vào thị trường Nhật Bản. Việc đưa ra chiến lược của ngành là một khó khăn lớn nhưng việc thực hiện như thế nào để đạt được mục tiêu của chiến lược lại càng khó khăn gấp bội. Trong đó, chúng ta không thể không nói đến tầm ảnh hưởng, trách nhiệm to lớn của các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam. Hiện nay, hầu hết các công ty lớn trong ngành chế biến thủy sản đều đã niêm yết trên thị trường chúng khoán, điều này sẽ tạo cho nhà đầu tư có nhiều cơ hội hơn nữa để lựa chọn trong danh mục đầu tư của mình. Sự đầu tư này tuy là rất hấp dẫn song cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do vậy, việc tìm hiểu, phân tích nhằm giảm thiểu rủi ro trong đầu tư và là rất cần thiết. Ta biết rằng, có nhiều mô hình đo lường tương quan giữa rủi ro với lợi nhuận khi đầu tư vào một tài sản có rủi ro nói chung và cổ phiếu nói riêng, một trong các mô hình ngày nay được áp dụng nhiều nhất phải kể đến đó là các mô hình định giá tài sản vốn_CAPM. Tuy nhiên, mô hình CAPM đơn biến đã bộc lộ những hạn chế và khuyết điểm của nó. Bởi vì mô hình này được xây dựng dựa trên những giả thuyết mà một số giả thuyết này đôi khi không có trong thực tế như: thị trường là hoàn . viii hảo, các nhà đầu tư có thể vay hoặc cho vay không giới hạn tại mức lãi suất phi rủi ro, không có thuế và phí giao dịch… Do đó mô hình này cũng còn có những hạn chế vốn có như: ước lượng hệ số bêta của chứng khoán thường không ổn định theo thời gian điều này làm giảm niềm tin của nhà đầu tư về bêta. Trong thực tế cho thấy còn có các nhân tố khác ngoài lãi suất phi rủi ro và rủi ro hệ thống được sử dụng để xác định tỷ suất sinh lợi mong đợi của hầu hết các chứng khoán. Trong những nghiên cứu gần đây, mô hình CAPM đã được bổ sung những nhân tố khác nhằm có thể dự báo tỷ suất sinh lợi một cách chính xác hơn. Những bằng chứng thực nghiệm cho thấy ngoài beta còn có các biến như tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (PBV). Đặc biệt trong thị trường các nước mới nổi, sự tác động của tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (PVB) lên tỷ suất sinh lợi chứng khoán là khá rõ nét. Cùng với mô hình CAPM, P/E và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách được dùng như là các công cụ dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán trên thị trường các nước mới nổi. Điều này hàm ý một mô hình CAPM đa biến với các biến là: beta, P/E và PBV. Có thể nói mô hình này là sự kết hợp giữa mô hình CAPM thuần túy và mô hình đa nhân tố. Xuất phát từ quan điểm rủi ro và lợi nhuận của một chứng khoán phụ thuộc vào hai thành tố: rủi ro thị trường do các biến vĩ mô tác động (mà chúng ta gọi là Bêta của chứng khoán), thứ hai là rủi ro vốn có của chứng khoán (do hiệu quả và các yếu tố nội tại của chứng khoán đó). Do đó, mô hình này đo lường tỷ suất lợi nhuận và rủi ro các cổ phiếu ngoài dựa vào danh mục thị trường còn đưa vào các biến số khác có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và rủi ro riêng của các chứng khoán khác. Vì những mặt còn tồn tại của thị trường chứng khoán nước ta, các nhà đầu tư hiện tại cần có một công cụ phân tích-nhận dạng rủi ro cũng như tỷ suất lợi nhuận các chứng khoán đã niêm yết trên thị trường. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tác [...]... CAPM đa biến hiện tại các tác giả trong nước hầu hết chỉ đề cập đến mô hình chứ chưa có một công trình nào vận dụng mô hình này vào thực tiển trên thị trường chứng khoán Việt Nam Do đó đề tài này sẽ tập trung vận dụng mô hình này vào thực tiễn trong dự báo lợi nhuận và rủi ro cho các cổ phiếu niêm yết, cụ thể ở đây sẽ là các công ty trong ngành thủy sản và toàn ngành xi thủy sản Từ đó, xem các biến nào... trong dự báo và đưa ra mô hình dự báo tối ưu, đây là điểm mới và khác biệt so các công trình trước kia 3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:  Kiểm định sự phù hợp của mô hình CAPM đa biến trong dự báo tỷ suất lợi nhuận và rủi ro cho cổ phiếu thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam  Xem xét các nhân tố nào ngoài ba nhân tố (Bêta, P/E và P/B) có ảnh hưởng trong dự báo tỷ suất lợi nhuận và rủi ro các. .. sánh rủi ro của từng công ty , của toàn ngành với rủi ro của thị trường  Phương pháp ước lượng: Ứng dụng mô hình hồi quy CAPM ước lượng chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty, của ngành thủy sản  Phương pháp hồi quy: Áp dụng phương pháp OLS để xử lý nguồn số liệu, qua đó xác định các yếu tố ảnh hưởng suất sinh lời, ước lượng suất sinh lời theo mô hình CAPM đa biến thông phần mềm SPSS 16.0 và Microsoft... định và cần mở rộng bằng mô hình CAPM đa biến trong dự báo và tính toán x  Trong nước : về ứng dụng mô hình CAPM đơn biến (nguyên thủy) để phân tích tác động giữa rủi ro và lợi nhuận trên thị trường chứng khoán nước ta vẫn còn ở mức hạn chế , xin đơn cử một vài công trình lớn :  Hồ Viết Tiến ,(2005), Phân tích khả năng sinh lợi và mức độ rủi ro của các cổ phiếu niêm yết tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng. .. nghiệm cho thấy ngoài bêta còn có các biến như tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) Đặt biệt trong thị trường các nước mới nổi, sự tác động của tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) lên tỷ suất sinh lợi chứng khoán là khá rõ nét Cùng với mô hình CAPM, P/E và P/B được dùng như là các công cụ dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán. .. mô hình CAPM đa biến phù hợp khi dự báo các cổ phiếu tại TTCK nước ta nhằm giúp các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán đưa ra các dự đoán mang tính hợp lý , giúp các nhà đầu tư trên thị trường tìm kiếm được lợi nhuận tối đa và tối thiểu hóa được rủi ro Chính vì lý do đó mà tác giả đã lựa chọn đề tài thực hiện luận văn là: Ứng dụng mô hình CAPM đa biến để dự báo tỷ suất lợi nhuận và. .. rủi ro thị trường) , điều này hàm ý rằng đo lường rủi ro của một cổ phiếu đòi hỏi phải đo lường cả hai loại rủi ro này Mô hình CAPM đơn biến khi xét đoán lợi nhuận và rủi ro chủ yếu dựa vào lãi xuất phi rủi ro, bêta của cổ phiếu và suất sinh lời kỳ vọng của thị trường có nghĩa là mô hình này xét đoán chủ yếu là dựa vào loại rủi ro của thị trường hay nói cách khác xét đoán dựa trên xu hướng của thị trường: ... và rủi ro các chứng khoán theo như Fama và French đã kiểm chứng trên các thị trường chứng khoán mới nổi Kiểm chứng của hai ông đưa ra bằng chứng là các nhân tố gồm bêta, P/E, PB có ảnh hưởng trong dự báo suất sinh lời của một cổ phiếu Thậm chí suất sinh lời không bị chi phối nhiều bởi nhân tố Bêta Liệu các kết quả này cũng đúng trên thị trường chứng khoán nước ta? Ngoài các nhân tố kể trên còn có nhân... và rủi ro cho các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam , qua đó đóng góp một phần nhỏ làm rõ thêm về vấn đề này 2 TỔNG QUAN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN  Quốc tế : Trong một nghiên cứu của Fama và French công bố năm 1992, hai ông đưa ra giả thuyết rằng đường thị trường chứng khoán (SML) được chi phối bởi ba nhân tố : thứ nhất là Bêta của cổ phiếu đo lường rủi ro thị trường. .. chế của mô hình CAPM Trong các giả định về mô hình CAPM, có một vài giả định có vẻ như không hợp lý trong thực tế, nhưng những kiểm định thống kê về các hành vi quan sát được trên thị trường chứng khoán có khuynh hướng ủng hộ cho các kết quả ứng dụng từ mô hình này Mô hình này đã được sử dụng rộng rãi về phương diện khái niệm lẫn thực tiễn khi xem xét sự đánh đổi giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro mà nhà . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Ứng dụng mô hình CAPM đa biến vào việc ước lượng tỷ suất sinh lời và rủi ro cho các công ty Thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam . CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAPM ĐA BIẾN TRONG DỰ BÁO TỶ SUẤT SINH LỢI VẦ RỦI RO CHO TOÀN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 41 3.1. Ước lượng các tham số của mô hình CAPM đa biến 41 3.1.1.Xác định tỷ trọng. Họ và tên SV : Hà Duy Linh Lớp : 50TC - 2 Ngành : Tài Chính MSSV : 50130741 Tên đề tài: Ứng dụng mô hình CAPM đa biến để ước lượng tỷ suất sinh lời và rủi ro cho các công ty Thủy sản niêm yết

Ngày đăng: 06/08/2014, 14:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan