hoàn thiện công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần 505

104 369 0
hoàn thiện công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần 505

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI MỞ ĐẦU  SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:  Hiện nay, Việt nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, hướng tới một nền kinh tế mở và năng động. Để thực hiện điều này đòi hỏi nước ta phải có hệ thống chính sách thuế mới và hoàn thiện, phù hợp với thế giới.  Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách quốc gia. Nước nào cũng có những khoản chi ngân sách lớn lao, có 3 nguồn tại trợ cho những khoản chi đó: bằng thuế, bằng cách phát hành tiền tệ, bằng cách phát hành công trái. Trong đó thuế giữ vai trò quan trọng hơn cả, vì thuế điều tiết công bằng giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp.  Nhìn nhận được tầm quan trọng của thuế, em chọn thực hiện đề tài: “ hoàn thiện công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần 505 ” nhằm hiểu rõ hơn việc áp dụng các chính sách thuế trong thực tế hạch toán kế toán thuế tại công ty, việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và tác động của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:  Tiếp cận các chứng từ, sổ sách kế toán.  Mô tả quy trình luân chuyển chứng từ, trình tự hạch toán kế toán thuế.  Thu thập và phân tích số liệu để thấy được tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Qua đó nhận thấy những ưu điểm và tồn tại trong công tác hạch toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng công trình 505.  Đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại và hoàn thiện dần công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng công trình 505.  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:  Đối tượng nghiên cứu: Kế toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng công trình 505 năm 2006.  Phạm vi nghiên cứu: Số liệu, sổ sách, chứng từ liên quan đến công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng công trình 505 năm 2006.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2  Phương pháp quan sát: Quan sát quy trình làm việc, lập và luân chuyển chứng từ, hạch toán trên máy và sổ sách.  Phương pháp thu thập: thu thập các số liệu trên sổ sách, chứng từ để minh họa cho các lập luận.  Phương pháp phân tích: phân tích số liệu thu thập được để phản ánh thực trạng công tác hạch toán.  NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài trên đây nhằm mục đích phản ánh thực tế công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng công trình 505, nhận định những mặt tích cực và những tồn tại đang gặp phải, từ đó đưa ra một số biện pháp để khắc phục tình trạng trên. Đề tài trên đây của không tránh khỏi thiếu sót do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu chưa nhiều và kiến thức bản thân đang còn hạn chế. Do đó, rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô, các anh chị trong công ty và đặc biệt là thầy Thái Ninh giáo viên hướng dẫn để đề tài được hoàn thiện hơn nữa. Tác giả xin chân thành c ảm ơn. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ 1.1 Những vấn đề chung về thuế 1.1.1 Khái niệm thuế Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo pháp luật của mỗi ng ười dân đối với nhà nước, không hoàn trả trực tiếp ngang giá, nh ưng được dùng để trang trải các chi phí vì lợi ích chung của to àn dân như: quốc phòng, an ninh, giao thông, b ệnh viện, trường học…. Thuế phát sinh, tồn tại v à phát triển cùng với sự ra đời và tồn tại của nhà nước. 1.1.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế n ước ta  Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách: Một nền tài chính quốc gia lành mạnh và vững chắc phải dựa chủ yếu v ào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Thuế l à nguồn thu quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm x ã hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước ta. Hiện nay nguồn thu từ n ước ngoài giảm nhiều, kinh tế đối ngoại chuyển th ành có vay, có trả. Trước mắt, thuế phải l à một công cụ quan trọng góp phần tích cực giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, từng bước góp phần ổn định trật tự x ã hội và phát triển kinh tế lâu dài. Với cơ cấu kinh tế nhiều th ành phần, hệ thống thuế phải đ ược áp dụng thống nhất giữa các thành phần kinh tế, thuế phải bao quát hết các hoạt động kinh doanh, các nguồn thu nhập, mọi t ài nguyên chịu thuế và tiêu dùng xã hội.  Thuế góp phần điều chỉnh nền kinh tế: Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách, t huế có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Thuế có ảnh h ưởng trực tiếp đến giá cả v à thu nhập. Vì vậy căn cứ vào tình hình cụ thể, nhà nước sử dụng công cụ n ày để chủ động điều hành nền kinh tế. Lúc nền kinh tế quá thịnh th ì việc gia tăng thuế có tác dụng ức chế sự tăng tr ưởng của tổng nhu cầu l àm giảm phát triển của kinh tế. Như vậy,qua việc xây dựng c ơ chế thuế mà nhà nước có thể chủ động phát huy vai trò điều hoà nền kinh tế. Dựa v ào công cụ thuế, nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích luỹ đầu t ư, khuyến khích xuất khẩu….  Thuế góp phần bảo đảm b ình đẳng giữa các th ành phần kinh tế và công bằng xã hội: 5 Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các ng ành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân c ư để đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội. Sự bình đẳng và công bằng xã hội được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đ ơn vị, cá nhân thuộc mọi th ành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau, đảm bảo sự b ình đẳng và công bằng về nghĩa vụ đối với mọi công dân, không có đặc quyền, đặc lợi cho bất kì đối tượng nào. Công bằng xã hội không có nghĩa l à bình quân chủ nghĩa. Người có thu nhập cao phải đóng thuế nhiều h ơn người có thu nhập thấp. Tuy nhiên phải để người có thu nhập cao chính đáng được hưởng thành quả lao động của mình thì mới khuyến khích họ phát triển sản xuất kinh doanh, tránh lạm thu, tr ùng lắp để đảm bảo công bằng v à bình đẳng xã hội. Bình đẳng, công bằng x ã hội không chỉ là đạo lý, lý thuyết mà phải được biểu hiện bằng luật p háp, chế độ qui định của nh à nước. Phải có những biện pháp chống thất thu về các c ơ sở thuộc đối tượng nộp thuế, về căn cứ tính thuế, về tổ chức quản lý thu thuế, về chế độ miễn giảm thuế, về kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với các vụ vi phạm trốn thuế… 1.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng 1.2.1 Khái niệm Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 1.2.2 Đối tượng nộp thuế Tất cả các cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa d ịch vụ chịu thuế, và mọi tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu h àng hóa chịu thuế là đối tượng nộp thuế GTGT 1.2.3 Đối tượng chịu thuế Luật thuế GTGT quy định tất cả các h àng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng là đ ối tượng chịu thuế GTGT. 1.2.4 Đối tượng không chịu thuế Theo điều 4 luật thuế GTGT và thông tư s ố 120\2003\TT-BTC ngày 12\12\2003 đã sửa đổi bổ sung, quy định có 29 loại h àng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT. 6 1.2.5 Căn cứ tính thuế 1.2.5.1 Giá tính thuế  Đối với hàng hóa dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra l à giá bán chưa có thuế GTGT  Đối với hoạt động cho thu ê tài sản không phân biệt loại t ài sản và hình thức cho thuê là giá cho thuê chưa có thu ế. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả tr ước tiền thuê cho một thời hạn thu ê, thì thuế GTGT tính trên s ố tiền thuê trả từng kỳ hoặc trả tr ước, bao gồm cả chi trả dưới hình thức khác như cho thuê nhà có thu ti ền để hoàn thiện sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu c ầu của bên thuê.  Đối với hoạt động xây dựng lắp đặt: - Đối với hoạt động xây dựng lắp đặt trang thiết bị cho các công tr ình xây dựng (không phân biệt có bao thầu hay không bao thầu vật tư, nguyên liệu) giá tính thuế GTGT là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế GTGT. - Trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện theo thanh toán theo đơn giá và tiến độ hạng mục công trình, phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuế GTGT tính trên ph ần giá trị hoàn thành bàn giao . - Đối với hoạt động xây dựng công tr ình, hạng mục công trình có nhiều đơn vị tham gia xây dựng, theo hình thức ký hợp đồng trực tiếp với chủ công trình hoặc nhận thầu lại thông qua nh à nhận thầu chính thức thì nhà thầu phải tính nộp thuế GTGT đối với phần giá trị công tr ình nhận thầu.  Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc th ù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé sổ số kiến thiết…ghi giá thanh toán l à giá đã có thuế GTGT (và thuế tiêu thụ đặc biệt) thì giá chưa có thuế được xác định nh ư sau: Giá thanh toán ( tiền bán vé, bán tem…) Giá chưa có thuế GTGT = 1+(%) thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó  Giá tính thuế đối với các loại h àng hóa dịch vụ theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 28/1998/NĐ -CP bao gồm cả khoản phụ thu v à phí thu thêm ngoài giá hàng hóa dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. 7 1.2.5.2 Thuế suất thuế GTGT Luật sửa đổi bổ sung thuế GTGT quy định 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%  Thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu. H àng hoá, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng gia công xu ất khẩu, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu, (trừ các trường hợp sau: dịch vụ du lịch lữ h ành ra nước ngoài; vận tải quốc tế, h àng hoá dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế; dịch vụ tái bảo hiểm ra n ước ngoài; dịch vụ tín dụng, đầu t ư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài và sản phẩm xuất khẩu l à tài nguyên khoán g sản khai thác chưa qua ch ế biến do Chính phủ qui định ).  Thuế suất 5% đối với h àng hoá, dịch vụ: Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân như: nước sạch, phân bón, thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, giáo cụ dùng cho giảng dạy và học tập, các loại sách  Thuế suất 10%: Áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ thông th ường như: Dầu mỏ, khí đốt, điện thương phẩm, sản phẩm điện tử, đồ điện, c ơ khí gia dụng, bánh kẹo, sữa, gốm sứ, thủy tinh, dịch vụ b ưu điện, bưu chính viễn thông, dịch vụ cho thu ê nhà, dịch vụ tư vấn pháp luật, đại lý t àu biển, dịch vụ môi giới, dịch vụ khách sạn… 1.2.6 Phương pháp tính thuế 1.2.6.1 Phương pháp kh ấu trừ thuế Các cơ sở kinh doanh áp dụng ph ương pháp này, khi bán hàng hóa d ịch vụ phải sử dụng hóa đ ơn GTGT Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đẩu ra - Thuế GTGT đầu vào Trong đó:  Thuế GTGT đầu ra (kể cả tr ường hợp đầu ra chịu thuế suất thuế GTGT l à 0%) 8 Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa,dịch vụ đó Khi lập hóa đơn bán hàng hóa d ịch vụ cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ các yếu tố:giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT v à tổng số tiền người mua và phải thanh toán. Riêng đ ối với hàng hóa, dịch vụ đặc thù được dùng loại chứng từ ghi giá thanh toán là giá đ ã có thuế, thì phải xác định giá ch ưa có thuế GTGT Giá thanh toán Giá chưa thuế = 1+ thuế suất GTGT  Thuế GTGT đầu vào: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của đối t ượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế là tổng hợp toàn bộ số thuế GTGT : - Trên hóa đơn GTGT khi cơ s ở kinh doanh mua h àng hóa, dịch vụ. - Trên hàng hóa, dịch vụ đặc thù  Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu v ào: - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ toàn bộ. - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp chưa kê khai kịp trong tháng th ì được kê khai khấu trừ vào các tháng tiếp theo sau (thời gian tối đa là 3 tháng, kể từ thời điểm k ê khai thuế của tháng phát sinh) . - Trường hợp cơ sở kinh doanh mua vật tư, hàng hóa không có hóa đơn GTGT hoặc có hóa đơn GTGT nhưng không ghi riêng s ố thuế GTGT th ì không được khấu trừ thuế đầu v ào, trừ các trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ ghi giá thanh toán l à giá đã có thuế GTGT. - Số thuế GTGT đầu v ào không được khấu trừ được tính vào chi phí c ủa hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT . - Cơ sở kinh doanh phải hạch toán ri êng số thuế GTGT đầu v ào của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế v à không chịu thuế GTGT. - Trường hợp không hạch toán ri êng được số thuế GTGT đầu v ào được khấu trừ tính theo tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 9 GTGT so với tổng doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ khai nộp thuế. - Thuế đầu vào của TSCĐ được khấu trừ như sau: Đối với cơ sở kinh doanh có số thuế đầu v ào của TSCĐ được khấu trừ, thì kê khai thuế đầu vào của TSCĐ như đối với vật tư, hàng hóa khác. Trường hợp số thuế đầu v ào của TSCĐ lớn, c ơ sở được tính khấu trừ dần, nếu đã tính khấu trừ 3 tháng mà số thuế còn lại chưa được khấu trừ vẫn c òn thì doanh nghiệp làm thủ tục yêu cầu cơ quan thuế xét hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ. 1.2.6.2 Phương pháp tính thu ế trực tiếp  Đối tượng áp dụng: - Cá nhân sản xuất là người Việt Nam.Tổ chức, cá nhân n ước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu t ư nước ngoài tại Việt Nam ch ưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. - Cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ.  Xác định số thuế phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng của h àng hóa dịch vụ chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó Trong đó: Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế = Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra x Giá thanh toán c ủa hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng 10 1.2.7 Sơ đồ hạch toán 1.2.8 Đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế giá trị gia tăng 1.2.8.1 Đăng ký thuế GTGT  Cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế với cục thuế hoặc chi cục thuế theo mẫu đăng ký nộp thuế v à hướng dẫn của cơ quan thuế.  Đối với cơ sở mới thành lập thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất 10 ngày kể từ ngày cấp giấy phép đầu t ư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có con dấu; trong trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nh ưng có hoạt động kinh doanh, c ơ sở phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh.  Các cơ sở đăng ký nộp thuế nếu có thay đổi ng ành nghề kinh doanh, chuyển trụ sở, sát nhập, giải thể, phá sản, hợp nhất, chia tách….phải đăng ký với c ơ quan thuế chậm nhất 5 ngày trước khi có sự thay đổi đó.  Cơ sở sản xuất kinh doanh có trụ sở chính ở mộ t địa phương nhưng có cơ s ở hạch toán phụ thuộc ở một địa ph ương khác thì cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở, các cơ sở hạch toán phụ thuộc cũng phải đăng ký nộp thuế GTGT với c ơ quan thuế địa phương nơi cơ sở phụ thuộc đóng trụ sở. 1.2.8.2 Kê khai thuế GTGT  Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập v à gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng k èm theo bảng kê hàng hoá, Thuế đầu vào Hoàn thuế Khấu trừ thuế nộp thuế Thuế đầu ra . của thuế, em chọn thực hiện đề tài: “ hoàn thiện công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần 505 ” nhằm hiểu rõ hơn việc áp dụng các chính sách thuế trong thực tế hạch toán kế toán thuế tại công ty, việc. cứu: Kế toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng công trình 505 năm 2006.  Phạm vi nghiên cứu: Số liệu, sổ sách, chứng từ liên quan đến công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng công. thuế tại công ty cổ phần xây dựng công trình 505.  Đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại và hoàn thiện dần công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng công trình 505.  ĐỐI TƯỢNG

Ngày đăng: 06/08/2014, 14:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan