Báo cáo khoa học: "ĐÔI NéT Về VIệC HọC Từ VựNG TIếNG ANH CủA SINH VIÊN TRƯờNG ĐạI HọC GIAO THÔNG Vận tải" potx

5 1.1K 11
Báo cáo khoa học: "ĐÔI NéT Về VIệC HọC Từ VựNG TIếNG ANH CủA SINH VIÊN TRƯờNG ĐạI HọC GIAO THÔNG Vận tải" potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÔI NéT Về VIệC HọC Từ VựNG TIếNG ANH CủA SINH VIÊN TRƯờNG ĐạI HọC GIAO THÔNG Vận tải ths. Bạch thị thanh Bộ môn Anh văn - Khoa Khoa học - Cơ bản Trờng Đại Giao thông Vận tải Tóm tắt: Từ vựng luôn l một yếu tố quan trọng trong việc học ngoại ngữ, vậy sinh viên trờng Đại học Giao thông Vận tải đã học từ vựng nh thế no khi học tiếng Anh?. Bi báo sẽ đa ra một số thực tế về việc học từ vựng của các em v một số lời khuyên cho việc học v dạy từ vựng tiếng Anh. Summary: Vocabulary is an important factor in learning a foreign language, so how do the students at the University of Transport and Communications learn it when they study English? The article will give some facts of their English vocabulary learning and some advice on the way to study and to teach vocabulary. i. Đặt vấn đề Khi học ngoại ngữ hẳn ai cũng biết bên cạnh các cấu trúc ngữ pháp, vốn từ vựng là yếu tố quan trọng không thể thiếu giúp ngời học có thể giao tiếp, truyền đạt và tiếp nhận ý tởng. Điều này đã đợc Jeremy Harmer nhận định trong cuốn The Practice of English Language Teaching: nếu cấu trúc ngôn ngữ tạo nên bộ xơng của ngôn ngữ đó thì chính từ vựng là nguồn cung cấp các bộ phận và da thịt cho nó. Việc nắm chắc cấu trúc ngữ pháp không giúp ta diễn đạt đợc ý tởng nếu không có từ vựng. Ông còn đa ra một ví dụ để chứng tỏ tầm quan trọng của từ vựng Chẳng hạn khi một sinh viên nói Yesterday I have seen him yesterday anh ta đã mắc một lỗi ngữ pháp rất nghiêm trọng về thì nhng ngời nghe vẫn hiểu đợc ý diễn đạt của anh ta do có từ yesterday ([2], trang 153). Trong thực tế, khi hỏi sinh viên trờng Đại học Giao thông Vận tải (ĐH GTVT) suy nghĩ thế nào về tầm quan trọng của việc học từ vựng thì 100% số em đợc hỏi cho rằng học từ vựng là quan trọng hoặc rất quan trọng. Vậy họ đã học từ vựng nh thế nào? Bài báo này sẽ đề cập đôi nét về cách học từ vựng của sinh viên trờng ĐH GTVT và đa ra một số lời khuyên cho việc học và dạy từ vựng tiếng Anh. CT 2 II. Nội dung Đôi nét về cách học từ vựng tiếng Anh của sinh viên trờng ĐH GTVT. Thông tin từ 100 phiếu điều tra về cách học từ vựng phát cho sinh viên 4 lớp K47 (Khoa học máy tính, Khai thác và Quản lý đờng sắt đô thị, Kinh tế Bu chính viễn thông và Đầu máy toa xe) đang học tiếng Anh A2 cho thấy: - Gần 60% sinh viên cho rằng từ vựng là yếu tố quan trong trong học ngoại ngữ trong khi chỉ có hơn 20% cho rằng ngữ pháp là quan trọng và hơn 10% sinh viên coi trọng cả 2 yếu tố trên. Nh vậy nhìn chung sinh viên đã thấy đợc tầm quan trọng của từ vựng khi học ngoại ngữ. - Khi đợc hỏi về tần suất học từ vựng thì 74% số sinh viên trả lời rằng thỉnh thoảng các em mới học, 16% các em ngày nào cũng học và hơn 8% các em gần thi mới học. Với đặc thù của môn ngoại ngữ là đòi hỏi sự chăm chỉ và tính đều đặn thì việc học từ vựng nh con số thống kê trên hiển nhiên không thể đem lại hiệu quả cao. Các em cần thiết phải có sự điều chỉnh trong cách học của mình. - Vậy khi học từ vựng các em chú ý những yếu tố gì? Phần lớn các em có chú ý tới nghĩa của từ , phát âm và cách dùng của từ đó. Còn về loại từ, tiền tố, hậu tố thì hầu nh các em bỏ qua. Nh vậy nhìn chung các em cũng đã quan tâm đến những yếu tố chính của từ khi học từ vựng. Có một điều làm tôi rất ngạc nhiên là các em bây giờ đã chú ý nhiều hơn đến phát âm. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi thấy khâu phát âm của sinh viên vẫn rất yếu. Mặc dù đã cho cả lớp đọc từ mới, tập đọc bài khóa nhng do thời gian trên lớp rất hạn hẹp nên giáo viên không thể chỉnh âm cho tất cả sinh viên đợc. Nhiều em rất muốn đợc luyện đọc để đợc chỉnh phát âm nhng thời gian không cho phép. Không chỉ có sinh viên ĐH GTVT mà khi dạy các đối tợng khác nh sinh viên khoa Tại chức tiếng Anh trờng Đại học Hà nội, sinh viên khoa Kiến trúc công trình, khoa Công nghệ thông tin trờng Đại học Phơng đông, tôi thấy họ cũng rất mong muốn điều này. - Cách học từ vựng của sinh viên cũng là một điều đáng bàn. Hơn 60% sinh viên học từ vựng bằng cách đọc đi đọc lại hoặc viết đi viết lại các từ mới liệt kê ở cuối sách, khoảng 20% các em học từ bằng cách đọc đi đọc lại bài khóa nhiều lần, và khoảng 20% đặt câu với từ mới hoặc làm bài tập về từ vựng. 67% sinh viên chỉ học từ vựng trong giáo trình, 20% có đọc thêm các giáo trình khác, chỉ có một số rất ít sinh viên học từ có kết hợp nghe thêm băng hoặc xem video, khoảng 13%. Đa số các em khi học từ vựng không học đều đặn một số lợng từ nhất định mà thờng học theo cảm hứng, lúc thích thì học thật nhiều còn không thích thì chỉ học vài từ hoặc không học, số này chiếm gần 60%, 38% các em học bất kỳ từ mới nào em gặp, 41% các em lựa chọn những từ cần thiết để học, còn lại thì chỉ học những từ mình thích. Qua đây ta thấy cách học của đa phần sinh viên là cha ổn cần phải có sự điều chỉnh. CT 2 - Một điều đáng nói ở đây là khi đợc hỏi em đã bao giờ đọc sách hay đợc giáo viên hớng dẫn về cách học từ vựng cha thì đến 60% trả lời là rồi, 40% trả lời cha. Nh vậy rõ ràng là nhiều em đã biết cách học nhng không áp dụng hoặc ý thức tự giác còn kém, vì vậy cần có sự nhắc nhở, giám sát thờng xuyên của giáo viên. - Yếu tố nào gây khó khăn cho em khi học từ vựng? Trả lời câu hỏi này đa phần các em cho rằng do bài khóa có quá nhiều từ mới và do phát âm khó. Chỉ có một số ít các em đa ra lý do về chữ viết khó nhớ hay từ tiếng Anh có nhiều nghĩa Trong thực tế khi dạy trên lớp tôi nhận thấy có lẽ tính chuyên cần và sự kiên trì mới là yếu tố tác động nhiều đến việc học từ vựng của sinh viên, nhiều em cha tạo cho mình thói quen học đều đặn. Trên đây là một vài thực tế mà tôi tìm hiểu đợc về việc học từ vựng của sinh viên trờng ĐH GTVT qua quá trình giảng dạy trên lớp và sử dụng phiếu điều tra. Một số lời khuyên cho việc học v dạy từ vựng. - Một điều quan trọng nhất mà sinh viên cần biết đó là chỉ có sự chăm chỉ và lòng kiên trì mới giúp các em thành công trong việc học ngoại ngữ, đặc biệt là khi muốn tích lũy vốn từ vựng. Mỗi ngày các em nên dành ra một khoảng thời gian nhất định, không cần nhiều nhng phải đều đặn để học từ mới và ôn lại từ cũ chứ không thể thỉnh thoảng hoặc gần thi mới học nh đại đa số các em đã làm. Điều này đã đợc khẳng định rõ trong cuốn Language Teaching Methodology của David Nunan. Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng yếu tố ôn tập thờng xuyên là vô cùng quan trọng và sự ôn tập rải đều trong cả quá trình sẽ hiệu quả hơn là học nhiều một lúc. Ví dụ việc học các từ mới của một khóa học rải đều trong các ngày trong tuần, mỗi ngày 10 phút đem lại hiệu quả cao hơn khi học các từ đó trong một giờ học 60 phút ([1], trang 134). Để giúp sinh viên thì việc nhắc nhở kiểm tra của giáo viên rất cần thiết. John Haycraft đã khẳng định việc này trong cuốn An Introduction to English Language Teaching của mình. Ông nhấn mạnh rằng việc ôn tập là không thể thiếu và giáo viên nên lồng ghép những từ sinh viên đã học vào các phần luyện tập trong các giờ học. Nh vậy mỗi buổi dạy giáo viên nên dành ra 5 đến 10 phút hỏi các em các từ cũ hoặc cho bài tập có lồng ghép các từ đã học, việc này chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao. Trong thực tế tôi đã áp dụng cách làm này và sinh viên rất thích. - Học từ vựng nh thế nào cũng là điều sinh viên cần biết. Việc đọc đi đọc lại hoặc chép đi chép lại một danh mục các từ mới cho tới khi thuộc nh nhiều em đã làm không phải là cách học từ hiệu quả. Nhiều nhà ngôn ngữ học nh David Nunan, John Haycraft, Jeremy Harmer đều khẳng định từ vựng cần phải học trong ngữ cảnh (context). Các em cần học từ mới trong bài khóa để biết đợc chính xác nghĩa của từ, cách dùng và mối quan hệ của nó với các từ xung quanh. John Haycraft, trong cuốn An Introduction to English Language Teaching, còn khuyên giáo viên khi dạy nên giới thiệu từ mới kèm với ngữ cảnh còn David Nunan thì khuyên giáo viên nên khuyến khích sinh viên phát triển kỹ năng đoán từ trong ngữ cảnh. CT 2 - Khi phân tích mối quan hệ giữa trí nhớ và việc học từ, David Nunan đã khẳng định rằng để từ mới lu lại đợc trong trí nhớ dài hạn (long-term memory) thì ngời học phải có những hoạt động tích cực, hay nói cách khác nếu sử dụng vốn từ của mình vào thực tế, ngời học sẽ nhớ đợc từ lâu hơn là chỉ nghe hay đọc các từ đó. Jeremy Harmer cũng nêu lên ý kiến tơng tự, ông cho rằng sinh viên sẽ nhớ từ tốt nhất khi họ thực sự làm một điều gì đó với chúng, vì vậy khi học từ sinh viên không nên chỉ nhắc đi nhắc lại từ đó mà có thể làm thêm các hoạt động khác nh tìm danh từ, tính từ, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa của từ đó , việc này giúp cho từ mới đó ăn sâu vào trí nhớ của ngời học ([2], trang 160). Các kết luận này cho thấy ngời học cần phải sử dụng vốn từ mình học vào thực tiễn càng nhiều càng tốt và giáo viên nên tạo điều kiện giúp sinh viên thực hiện đợc điều đó, có thể bằng cách cho nhiều bài tập hoặc cho giao tiếp nhiều trên lớp. - Sinh viên cần phải biết những gì khi học từ ?, đây là câu hỏi mà Jeremy Harmer đã đặt ra khi bàn về việc dạy và học từ vựng. Theo ông họ cần biết nhiều yếu tố: nghĩa của từ (meaning), cách sử dụng của từ đó trong ngữ cảnh cụ thể (word use), cấu tạo từ nh tiền tố, hậu tố, loại từ, cách phát âm (word formation), các yếu tố ngữ pháp của từ (word grammar). Ông đã tổng hợp những yếu tố cần biết khi học từ mới trong sơ đồ sau: CT 2 WORDS MEANING WORD GRAMMAR WORD USE WORD FORMATION Metaphor and idiom Collocation Style and register Meaning in context sense relation Parts of speech Prefixes and suffixes Spelling and pronunciation Nouns: countable and uncountable, etc. Verb complementati phrasal verbs, etc. on: A d j ectives and adverbs: position, etc. Đối với sinh viên ĐH GTVT do khả năng ngoại ngữ hạn chế nên việc nắm bắt đợc tất cả các yếu tố trên ngay một lúc khi học từ mới là rất khó, các em có thể học dần, trớc hết là nghĩa, chữ viết và phát âm, rồi mới đến các yếu tố khác. Các em cần lu ý về khâu phát âm, khi học bất kỳ một từ mới nào các em cũng cần phát âm chuẩn ngay từ đầu, việc phát âm đúng sẽ giúp các em nhớ từ nhanh và lâu hơn. John Haycraft cũng đã đề cập đến vấn đề này, ông cho rằng khi dạy từ vựng giáo viên nên dạy phát âm trớc vì sợ rằng khi nhìn thấy mặt chữ sinh viên có xu hớng đọc từ đó theo tiếng mẹ đẻ và về sau rất khó sửa. Thông tin từ phiếu điều tra cũng cho thấy nhiều sinh viên gặp khó khăn khi phát âm các từ, vì vậy giáo viên nếu không có thời gian rèn âm cho các em ở trên lớp thì có thể hớng dẫn lại cho họ cách đọc các âm cơ bản trong bảng phiên âm quốc tế để các em có thể tra từ điển và tự tập đọc các từ mới ở nhà. - Có rất nhiều cách học từ vựng mà sinh viên có thể áp dụng: học từ theo chủ điểm, học theo biểu đồ, làm nhiều bài tập từ vựng, học từ kèm theo xem video, nghe băng Tuy nhiên trong đó có một cách mà tôi thấy rất hiệu quả đó là đọc thật nhiều, tất nhiên là ta phải chọn đợc những tài liệu, giáo trình phù hợp với trình độ của mình. Khi chúng ta tiếp cận với nhiều đầu sách, chúng ta sẽ gặp các từ lặp đi lặp lại và chúng sẽ lu lại trong bộ nhớ của chúng ta một cách tự nhiên mà không phải làm gì cầu kỳ. Chẳng hạn khi chúng ta học giáo trình New English ở trờng rồi thì về nhà các bạn có thể đọc tham khảo các giáo trình nh Lifelines, New Headway, KnowHow , các tài liệu đọc nh Facts and Figures, Concept and Comment, Cause and Effect, Factfiles, Interactions hoặc các chuyện vui bằng tiếng Anh. Đó là những cuốn sách rất phù hợp với trình độ tiếng Anh của sinh viên trờng ĐH GTVT. Để giúp sinh viên có một định hớng đúng về việc học từ vựng thì sự t vấn hớng dẫn của giáo viên là vô cùng cần thiết. Kết quả điều tra cho thấy có đến 40% số sinh viên đợc hỏi trả lời rằng họ cha biết cách học từ vựng và cha bao giờ đợc giáo viên hớng dẫn. Vì vậy trong những buổi đầu giáo viên nên dành ra một chút thời gian để chỉ bảo cho các em cách học ngoại ngữ nói chung và cách học từ vựng nói riêng sao cho hiệu quả, giới thiệu cho các em một số sách tham khảo phù hợp. - Một yếu tố nữa không thể thiếu để học từ vựng thành công đó là bạn cần phải có một cuốn từ điển tốt và biết cách sử dụng nó. Khi bàn về cách học từ vựng trong cuốn The Practice of English Language Teaching, Jeremy Harmer cũng đã khẳng định rằng từ điển là nguồn tốt nhất cho sinh viên khi họ muốn trau dồi vốn từ vựng. Ông khuyên rằng ngời học lúc ban đầu có thể sử dụng từ điển song ngữ (bilingual dictionary) khi trình độ còn thấp, nhng dần dần phải tiến tới sử dụng từ điển đơn ngữ (monolingual dictionary), theo ông từ điển đơn ngữ là từ điển tốt nhất nên sử dụng đối với ngời học ([2], trang 175). Tuy nhiên các em cũng không nên lạm dụng từ điển quá mức vì chúng ta cũng cần phải luyện các kỹ năng khác nh đọc để lấy thông tin chính, đoán từ trong ngữ cảnh, ở khía cạnh này sinh viên cũng rất cần lời khuyên từ phía giáo viên để biết đợc cách sử dụng từ điển hợp lý phù hợp với trình độ của mình. Trên đây là những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết đợc qua quá trình học tập và giảng dạy của bản thân cũng nh tham khảo đợc từ một số sách vở về vấn đề từ vựng, rất mong đợc chia sẻ với các em sinh viên và các bạn đồng nghiệp. III. Kết luận CT 2 Trong xu thế phát triển toàn cầu hóa nh hiện nay thì ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trở nên vô cùng cần thiết đối với sinh viên các trờng đại học nói chung và sinh viên trờng ĐH GTVT nói riêng. Và để có đợc sự thành công trong việc học ngoại ngữ thì từ vựng lại là nhân tố quyết định, nhng học từ vựng thế nào cho hiệu quả lại không phải là việc dễ dàng. Trong bài báo này tôi đã trình bày một số thông tin về việc học từ vựng của sinh viên ĐH GTVT nh cách học, tần suất học, để thấy đợc những gì đợc và cha đợc trong cách học của các em, đồng thời đa ra một số lời khuyên để giúp các em và các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo, từ đó điều chỉnh cách học và dạy từ vựng của mình sao cho hiệu quả hơn. Tài liệu tham khảo [1]. David Nunan. Language Teaching Methodology. Prentice Hall International (UK) Ltd 1991. [2]. Jeremy Harmer. The Practice of English Language Teaching. Longman Group UK Ltd, 1991. [3]. John Haycraft. An introduction to English Language Teaching. Longman Group Ltd, 1978 [4]. Chris Kennedy and Rod Bolitho. English for Specific Purposes [5]. Adrian Doff. Teach English. Cambridge University Press, 1990Ă . ĐÔI NéT Về VIệC HọC Từ VựNG TIếNG ANH CủA SINH VIÊN TRƯờNG ĐạI HọC GIAO THÔNG Vận tải ths. Bạch thị thanh Bộ môn Anh văn - Khoa Khoa học - Cơ bản Trờng Đại Giao thông Vận tải . việc học và dạy từ vựng tiếng Anh. CT 2 II. Nội dung Đôi nét về cách học từ vựng tiếng Anh của sinh viên trờng ĐH GTVT. Thông tin từ 100 phiếu điều tra về cách học từ vựng phát cho sinh viên. tắt: Từ vựng luôn l một yếu tố quan trọng trong việc học ngoại ngữ, vậy sinh viên trờng Đại học Giao thông Vận tải đã học từ vựng nh thế no khi học tiếng Anh? . Bi báo sẽ đa ra một số thực tế về

Ngày đăng: 06/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan