giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của KHU CÔNG NGHIEPJ, KHU CHẾ XUẤT ở nước ta

26 310 0
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của KHU CÔNG NGHIEPJ, KHU CHẾ XUẤT ở nước ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phân tích pháp luật và bình luận, đánh giá về thực trạng thành lập, hoạt động của các Khu chế xuất, khu công nghiệp ở Việt Nam.Nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thành lập, hoạt động của KCX, KCN ở nước ta

Khu công nghiệp, khu chế xuất GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải MỤC LỤC Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 1 Khu công nghiệp, khu chế xuất GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải LỜI MỞ ĐẦU Phát triển Khu công nghiệp ( KCN), Khu chế xuất (KCX) là định hướng chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương của Đảng qua các thời kỳ đều xác định vai trò của KCN, KCX là một trong những nền tảng của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực tế đóng góp của hệ thống các KCN, KCX vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong hơn 20 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương và mô hình KCN, KCX. Quá trình xây dựng và phát triển KCN, KCX gắn liền với việc xây dựng mô hình quản lý và hoạt động của các KCN, KCX tương đối đặc thù, mang tính đột phá; từng bước hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, bộ máy của Ban Quản lý các KCN, KCX thể hiện vai trò đầu mối quản lý nhà nước KCN, KCX ở địa phương. Trên thực tế, thành công của thu hút FDI vào các KCN, KCX mang dấu ấn đậm nét của việc mạnh dạn thử nghiệm và triển khai áp dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách, mô hình hoạt động riêng cho KCN, KCX, qua đó tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế còn nhiều khó khăn về môi trường đầu tư kinh doanh, trong điều kiện pháp luật đã có những sự thay đổi nhất định, thể chế chính sách, tổ chức bộ máy còn chưa hoàn thiện, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế nhất định. Với mục đích này, nhóm chúng tôi tập trung nghiên cứu “phân tích pháp luật và bình luận, đánh giá về thực trạng thành lập, hoạt động của các Khu chế xuất, khu công nghiệp ở Việt Nam.Nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thành lập, hoạt động của KCX, KCN ở nước ta”. Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 2 Khu công nghiệp, khu chế xuất GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT 1.1. Khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) Theo điều 2 chương 1 Nghị Định 29 NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này. Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể. 1.2. Phân biệt khu công nghiệp, khu chế xuất • Sự giống nhau: - Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và không có cư dân sinh sống - Được thành lập theo quy chế riêng của Chính phủ và hoạt động theo quy chế pháp lý riêng. - Là khu vực tập trung các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp dịch vụ phục vụ sản xuất • Sự khác nhau:  Về mục tiêu thành lập: Mục tiêu thành lập KCN nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.Trong khi đó, KCX được thành lập chỉ nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài.  Về căn cứ tính chất ranh giới, địa lý: Ranh giới, địa lý của các KCN đơn thuần chỉ là xác định mốc giới, phân biệt các vùng, lãnh thổ khác bằng hệ thống hàng rào. Trong khi đó, địa lý, ranh giới của KCX là biên giới hải quan và thuế quan của một nước. Các KCX yêu cầu có vị trí thuận lợi để thực hiện hoạt động xuất khẩu( ở gần hoặc có điều kiện giao thông thuận tiện đến các cảng, bến bãi, hệ thống kho tập kết hàng…). Các KCN lại yêu cầu vị trí đảm bảo có hệ thống giao thông thuận tiện cả tới các địa điểm tiêu thụ nội địa.  Về tổ chức, hoạt động: Tổ chức, hoạt động trong KCN bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Trong khi đó, hoạt động trong KCX bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Các công ty 100% vốn trong nước có thể được vào khu công nghiệp, khác với khu chế xuất chỉ liên kết với các công ty vốn nước ngoài Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 3 Khu công nghiệp, khu chế xuất GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải  Về chức năng hoạt động: Chức năng hoạt động của KCN là sản xuất hàng công nghiệp và các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp, kể cả sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Trong khi đó, chức năng hoạt động của KCX là sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. 1.3. Pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất 1.3.1. Cơ sở pháp lý cho KCN, KCX ở Việt Nam hoạt động và phát triển Quá trình xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách về KCN, KCX đã được trải qua 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1 từ 1991 đến 1997: giai đoạn đầu xây dựng và triển khai một số cơ chế, chính sách KCN, KCX (Nghị Định 192/1994/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/1994 của Chính Phủ, Nghị Định 12/1997/NĐ-CP ngày 18/02/1997 của Chính Phủ); - Giai đoạn 2 từ 1997 đến 2006: cơ chế, chính sách KCN, KCX được quy định có hệ thống tại Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ và là giai đoạn ủy quyền cho một số ban quản lý KCN, KCX trong lĩnh vực đầu tư và một số lĩnh vực với mức ủy quyền hạn chế. - Giai đoạn 3 từ 2006 đến 2008: Luật Đầu tư 2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 đã ban hành những quy định mới theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư từ trung ương tới địa phương, tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các KCN, KCX, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý các dự án đầu tư vào KCN, KCX. Tuy nhiên, Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã thay thế Nghị định 36/NĐ-CP trong khi các quy định về quản lý KCN, KCX trên các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực đầu tư lại chưa được ban hành kịp thời, đã tạo sự thiếu hụt về cơ sở pháp lý và gây khó khăn cho địa phương và doanh nghiệp triển khai quản lý hoạt động của KCN, KCX. - Giai đoạn 4: Từ sau năm 2008, sau khi Nghị định 29/NĐ-CP được ban hành ngày 14/03/2008 đã bổ sung kịp thời các quy định về hoạt động của KCN, KCX trên nhiều lĩnh vực, đưa cơ chế quản lý KCN, KCX chuyển biến theo hướng mới: đẩy mạnh ủy quyền sang phân quyền và mở rộng phân cấp quản lý KCN, KCX về cả quy mô vốn và lĩnh vực quản lý. Qua các giai đoạn phát triển đó, những quy định chủ yếu của luật pháp, chính sách có liên quan đến KCN, KCX bao gồm các lĩnh vực quy hoạch, thành lập, mở rộng, đầu tư, chính sách hỗ trợ đầu tư, tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực đã ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các KCN, KCX hoạt động, thể hiện rõ xu hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng “một cửa, một đầu mối”. Bộ máy quản lý nhà nước KCN, KCX ở cấp địa phương mà đầu mối là Ban quản lý KCN, KCX dần được kiện toàn để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ mới. 1.3.2. Đóng góp của Nghị định 29/2008/NĐ-CP Sau một thời gian triển khai, Nghị định 29/2008/NĐ-CP đã có những đóng góp đáng kể vào việc hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN, KCX thể hiện ở những mặt chủ yếu sau: - Nghị định 29/2008/NĐ-CP được ban hành là thực sự cần thiết, đáp ứng yêu cầu xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách phát triển KCN, KCX. Nghị định đã quy định khá đầy đủ về công tác quản lý Nhà nước KCN, KCX trên nhiều lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai, môi Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 4 Khu công nghiệp, khu chế xuất GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải trường, lao động, thương mại, hải quan… Vấn đề tổ chức bộ máy, biên chế, chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và các Ban quản lý KCN, KCX trên từng lĩnh vực quản lý KCN, KCX cũng được quy định tương đối rõ ràng. Nghị định thể hiện rõ chủ trương tăng cường phân cấp, ủy quyền trên các lĩnh vực quản lý của các cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh cho Ban quản lý KCN, KCX; chuẩn hóa và hoàn thiện mô hình quản lý KCN, KCX theo nguyên tắc một cửa, tại chỗ thông qua vai trò đầu mối tại Ban quản lý KCN, KCX trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp, ủy quyền trên nhiều lĩnh vực. - Nhìn chung, các bộ, ngành đã triển khai khá khẩn trương, nghiêm túc các quyền hạn, trách nhiệm được giao tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP. Các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Nội vụ, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trực tiếp ban hành Thông tư, Quyết định hoặc văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai các chức năng, nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền. Các bộ, ngành đã triển khai các công việc cụ thể sau: - Vấn đề bảo vệ môi trường KCN, KCX: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy chế quản lý và bảo vệ môi trường KKT, KCNC, KCN và cụm công nghiệp (Thông tư 08/2009/TT- BTNMT ngày 15/7/2009) trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong bảo vệ môi trường đối với từng giai đoạn phát triển KCN, KCX, KKT. - Vấn đề cấp ủy quyền cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa form D, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài đã được hướng dẫn tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương chủ trì xây dựng, công văn hướng dẫn hoặc quyết định ủy quyền trực tiếp của Bộ Công Thương. - Vấn đề cấp thẩm định phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN, thiết kế cơ sở các dự án nhóm B, C trong KCN, chứng chỉ quy hoạch các dự án trong KCN đã được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20/11/2008. - Việc kiện toàn bộ máy Ban quản lý KCN, KKT đã được Bộ Nội vụ nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định thành lập Ban quản lý KCN, KKT trên cơ sở hợp nhất các cơ quan quản lý KCN, KCX, KKT ven biển, KKT cửa khẩu ở địa phương. - Vấn đề quản lý lao động KCN, KCX, KKT: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 13/2009/TT-BLĐTBXH ngày 06/5/2009 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lao động trong các KCN, KCX, KKT và KCNC. - Về Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án quy hoạch tổng thể phát triển KCN của các địa phương. - Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì xây dựng Quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Quy hoạch các KCN, KCX cả nước được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các Đề án quy hoạch KCN của các địa phương đã được phê duyệt hoặc đang trong quá trình trình duyệt. Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 5 Khu công nghiệp, khu chế xuất GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải 1.3.3. Một số vấn đề vướng mắc, khó khăn khi triển khai cơ chế chính sách KCN, KCX, KKT Theo phản ánh của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp thì cơ chế, chính sách phát triển KCN, KCX, KKT mặc dù đã được hoàn thiện về cơ bản, song vẫn còn những điểm vướng mắc, chưa hợp lý. Có thể khái quát những điểm chưa hợp lý thành một số vấn đề chính sau: - Các quy định của Nghị định 29/2008/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác còn chưa thực sự thống nhất, hợp lý. - Các bộ ngành chưa hướng dẫn đầy đủ các địa phương triển khai cơ chế phân cấp, ủy quyền. - Các địa phương do chưa có hướng dẫn thống nhất từ trung ương nên quy định chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý KCN, KKT cũng như cơ chế phối hợp công tác quản lý Nhà nước KCN, KKT ở địa phương còn chưa thống nhất, chưa thực hiện phân cấp, ủy quyền đầy đủ theo quy định. - Một số điểm chồng chéo giữa các văn bản pháp luật chưa được giải quyết cũng như một số yêu cầu mới đặt ra cần phải giải quyết, như: + Vấn đề ủy quyền cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, vấn đề đăng ký nội quy lao động, hệ thống thang bảng lương, đăng ký đưa lao động đi đào tạo + Vấn đề đăng ký nội quy an toàn vệ sinh, an toàn lao động. + Vấn đề thẩm quyền của Ban quản lý KCN, KKT trong công tác thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính. + Thẩm quyền của Ban quản lý KCN trong một số nhiệm vụ quản lý môi trường như xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình đối với công trình xây dựng trong KCN. Tổ chức bộ máy Ban Quản Lý KCN, KKT đáp ứng yêu cầu thực tiễn và chức năng, nhiệm vụ mới. Kiện toàn bộ máy quản lý KCN, KKT ở cấp Trung ương để tương xứng với sự phát triển KCN, KKT và chức năng, nhiệm vụ của các Ban Quản Lý KCN, KKT + Vấn đề bổ sung, thành lập mới các KCN, KKT. + Vấn đề ưu đãi đầu tư vào các KCN (Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ số quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp) + Vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng các dự án trong KCN, KKT (Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư). 1.3.4. Vấn đề sửa đổi Nghị định 29/2008/NĐ-CP Những điểm bất hợp lý, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định 29/2008/NĐ- CP đã đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu, sửa đổi Nghị định để phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn phát triển KCN, KKT. Việc sửa đổi Nghị định 29/2008/NĐ-CP nên được thực hiện theo hướng: - Điều chỉnh, bổ sung một số quy định về quy hoạch, thành lập KCN, KCX, KKT; hoạt động của KKT ven biển, KKT cửa khẩu; quyền và nghĩa vụ của công ty phát triển hạ tầng KCN, KCX, KKT cho phù hợp với tình hình thực tế. Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 6 Khu công nghiệp, khu chế xuất GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải - Quy định rõ hơn cơ chế phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT trên các ngành lĩnh vực theo hướng tiếp tục chuyển dần từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế giao quyền trực tiếp của các bộ, ngành trung ương, UBND cấp tỉnh cho Ban quản lý KCN, KKT; quy định bổ sung cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý KCN, KKT với các bộ, ngành trung ương, các sở ngành địa phương trong công tác quản lý hoạt động KCN, KCX, KKT. - Giải quyết một số vướng mắc liên quan đến các quy định về thẩm quyền của Ban quản lý KCN, KKT trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính; lĩnh vực lao động; môi trường… theo hướng tạo điều kiện cho Ban quản lý KCN, KKT thực hiện đầy đủ vai trò đầu mối quản lý KCN, KCX, KKT ở địa phương theo cơ chế ”một cửa, tại chỗ”. - Bổ sung, làm rõ các quy định về vị trí, vai trò, tổ chức bộ máy, biên chế của Ban quản lý KCN, KKT nhằm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý, nguồn lực để các BQL KCN, KKT triển khai nhiệm vụ. - Kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về KCN, KCX, KKT ở cấp Trung ương cho tương xứng với sự phát triển và đóng góp ngày càng cao của hệ thống các KCN, KCX, KKT trong phát triển kinh tế địa phương và cả nước, cũng như yêu cầu của việc thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn đối với hệ thống BQL KCN, KKT ở địa phương. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT 2.1 Thực trạng thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất: 2.1.1 Lịch sử hình thành Khu công nghiệp, khu chế xuất: 2.1.1.1 Giai đoạn trước 1991: Khu công nghiệp với tư cách là một khu vực hội tụ nhiều nhà máy công nghiệp đã hình thành ở Việt Nam từ lâu. Ở Hà Nội từ những năm 1960 đã thành lập các khu công nghiệp ở Thượng Đình, Văn Miếu – Pháp Vân, Cầu Bưu – Giáp Bát, Trương Định, Minh Khai – Vĩnh Tuy – Mai Động, Đức Giang – Cầu Đuống, … Ở Miền Nam, dưới chế độ cũ, một số khu công nghiệp (hay khu kỹ nghệ theo cách gọi khi đó) được thành lập như An Hòa (Quảng Nam), Biên Hòa (Đồng Nai), Hòa Khánh (Đà Nẵng), Phong Đình … Từ khi đổi mới, Việt Nam bắt đầu đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một trong những biện pháp thu hút đầu tư là thành lập các khu công nghiệp, tại đó các doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi về hỗ trợ kết cấu hạ tầng cùng với ưu đãi về tài chính. Khu chế xuất Tân Thuận thành lập vào tháng 11/1991 là khu công nghiệp đầu tiên của cả nước. Tiếp theo là khu chế xuất Linh Trung I thành lập vào năm 1992. Cả hai khu này đều nằm ở Thành phồ Hồ Chí Minh để khai thác lợi thế nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng giao thông (đường sá, sân bay, cảng). 2.1.1.2 Giai đoạn 1991 – 1994: Có thể gọi là giai đoạn thí điểm phát triển các khu công nghiệp. Gọi là thí điểm vì giai đoạn đó không có cơ sở pháp lý nào hậu thuẫn việc phát triển các khu công nghiệp, cũng không có quy định minh bạch nào về thế nào là một khu công nghiệp. Cả giai đoạn này chỉ có hai khu chế xuất nói trên và 5 khu công nghiệp thành lập, trong đó hai khu ở Hà Nội (Nội Bài, Thăng Long); một khu ở Hải PHòng (Nomura – Hải Phòng), một khu ở Đà Nẵng (Khu công nghiệp Đà Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 7 Khu công nghiệp, khu chế xuất GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nẵng), và một khu công nghiệp ở Đồng Nai (Amata). Lúc đó để phân biệt các khu công nghiệp này với những khu công nghiệp đã hình thành từ những năm 1960, thì Nhà nước gọi những khu mới này là các khu công nghiệp tập trung. Về sau, để thuận tiện, chỉ gọi là các khu công nghiệp, còn các khu công nghiệp cũ và những khu có đặc điểm tương tự thì được gọi chung là cụm công nghiệp. Tháng 12/1994, Chính Phủ ra nghị quyết 192/NQ-CP ban hành quy chế khu công nghiệp. Từ đó các khu công nghiệp được thành lập nhiều hơn. Trong khi Chính Phủ phê duyệt danh sách các khu công nghiệp ưu tiên thành lập đến năm 2000 mà toàn bộ các khu trong danh sách đó chỉ tập trung ở Hà Nội hay Hồ Chí Minh, thì một số tỉnh thành cũng đã xúc tiến phát triển các khu công nghiệp ở địa phương mình. Sau đó, theo đề nghị của các tỉnh Chính Phủ cũng đã bổ sung phê duyệt danh sách nói trên. Việc ban hành Quy chế khu công nghiệp năm 1994 là một bước tiến lớn trong chính sách phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam, vì nó tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động của nhà đầu tư thứ cấp (doanh nghiệp thuê đất), nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, và các cơ quan chủ quản (chính quyền). Lần đầu tiên khu công nghiệp được quy định rõ ràng trong một văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, do quy chế này còn đơn giản, nên cơ sở pháp lý này chưa đủ mạnh để hậu thuẫn các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Bên cạnh việc ban hành Quy chế về khu công nghiệp, Chính phủ đã thành lập một cơ quan giúp việc cho Thủ Tướng về đường lối phát triển khu công nghiệp. Ban đầu đó là Văn phòng các khu công nghiệp tập trung (tháng 8 năm 1996) đặt trong Văn phòng Chính Phủ. Sau đó là Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam (tháng 12/1996) do Chính Phủ chỉ đạo trực tiếp. 2.1.1.3 Giai đoạn từ năm 1995 – 1997: Cả nước có thêm 40 khu công nghiệp mới được thành lập, nhiều gấp tám lần số lượng thành lập trong giai đoạn thí điểm. Phần lớn, các khu mới thành lập trong giai đoạn này ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở Bình Dương và Đồng Nai. Để giải quyết những bất cập của Quy chế 1994, Chính Phủ đã ra nghị định số 136/NĐ-CP ngày 24/4/1997 ban hành quy chế mới về khu công nghiệp thay cho quy chế năm 1994. Từ đó đến nay phát triển các khu công nghiệp chuyển sang giai đoạn tăng nhanh và ổn định, tốc độ tăng số lượng khu công nghiệp hàng năm đạt bình quân 20%. Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Nhà nước sẽ cho phép thành lập mới một cách có chọn lọc các khu công nghiệp, để đến năm 2015 tổng diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 65.000 ha – 70.000 ha, đến năm 2020 thì hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 80.000 ha. Theo tính toán của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, tổng số khu công nghiệp thành lập mới từ khi Quy hoạch trên được phê duyệt đến năm 2020 vào khoảng trên 200 khu với tổng diện tích khoảng trên 63,5 nghìn ha. Để phát triển các khu công nghiệp, các địa phương chủ yếu áp dụng hình thức kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tới phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Chính Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 8 Khu công nghiệp, khu chế xuất GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải quyền địa phương hỗ trợ về hạ tầng giao thông kết nối khu công nghiệp với các trục giao thông chính. Nhiều hình thức ưu đãi dành cho khu công nghiệp đã được Chính quyền địa phương áp dụng. Tuy nhiên kể từ sau khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, các hình thức ưu đãi này đã bị hạn chế đáng kể. Năm 1996 ban hành Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi lần thứ ba, năm 2000 ban hành Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi lần thứ tư, năm 2005 ban hành Luật đầu tư là những thời điểm đáng ghi nhớ trong lịch sử phát triển các khu công nghiệp, vì theo các luật này khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư xây dựng khu công nghiệp là đối tượng được ưu đãi, Nhà nước hỗ trợ phát triển khu công nghiệp. Một sự kiện nổi bật nữa trong lịch sử phát triển khu công nghiệp là việc Chính Phủ ra Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Văn bản quy phạm pháp luật này được đánh giá là cơ sở pháp lý quan trọng cho kiện toàn tổ chức của các ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, phân quyền đáng kể cho các ban này cũng như các trưởng ban, nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp. 2.1.1.4 Tính đến hết năm 2012: Cả nước có 283 khu công nghiệp, trong đó có khoảng 178 khu công nghiệp đi vào hoạt động (đã có nhà đầu tư thứ cấp – tức là doanh nghiệp thuê đất trong khu công nghiệp) với tổng diện tích tự nhiên 47.300 ha. Trong 4 vùng kinh tế trọng điểm là Mekong Delta, Miền Nam, Miền Trung, và Miền Bắc thì vùng kinh tế trọng điểm Miền Nam dẫn đầu cả nước về phát triển các khu công nghiệp, đã thành lập tới 146 khu công nghiệp, chiếm trên 50% số khu công nghiệp cả nước. Mà tập trung chủ yếu ở tỉnh Long An với 36 khu công nghiệp, và ít nhất ở tỉnh Tây Ninh với 4 khu công nghiệp. Còn ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Bắc thì tập trung được 55 khu công nghiệp, chủ yếu là ở Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh với khoảng 13 khu công nghiệp, và ít nhất là ở tỉnh Bắc Giang chỉ có một khu công nghiệp. Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung có khoảng 40 khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Vùng kinh tế trọng điểm Mekong Delta tập trung khoảng 48 khu công nghiệp, trong đó tỉnh Cần Thơ tập trung số lượng khu công nghiệp lớn nhất là khoảng 11, còn tỉnh Trà Vinh chỉ có một khu công nghiệp. Tuy nhiên về mặt nổi thì ta thấy rằng số lượng các khu công nghiệp ngày một tăng nhưng những bất cập trong việc hoạch định các khu công nghiệp đang là vấn đề cần nhắc đến. Vậy những bất cập trong việc hoạch định xây dựng các khu công nghiệp đó là: • Vấn đề thứ nhất: Là tình trạng thiếu đồng nhất giữa quy hoạch ngành với quy hoạch lãnh thổ. Cuộc chạy đua thành lập các KCN, KCX với mục đích là có KCN, KCX và hy vọng hưởng lợi từ các KCN đang làm mất đi quy hoạch tổng thể, không gắn quy hoạch KCN, KCX với quy hoạch ngành, vùng và quy hoạch lãnh thổ quốc gia, chưa xem xét đầy đủ tất cả các yếu tố: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn lực vật chất, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, để giải quyết tối ưu bài toán quy hoạch. Tình hình đầu tư phát triển các KCN không theo quy hoạch tổng thể, thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng nên đã không tận dụng Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 9 Khu công nghiệp, khu chế xuất GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải được lợi thế so sánh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt làm hiệu quả hoạt động các KCN bị giảm sút. • Vấn đề thứ hai: Là chưa thống nhất quan điểm phát triển kinh tế và vấn đề xã hội. Một số địa phương (như Hưng Yên, Hải Dương, Đồng Nai, Long An…) do quy hoạch phát triển các KCN chưa hợp lý, sử dụng nhiều đất chuyên trồng lúa, đất có ưu thế đối với sản xuất nông nghiệp, đất đang có khu dân cư tại những vị trí có hạ tầng kỹ thuật dẫn đến tình trạng các hộ nông dân bị thu hồi đất, không có đất canh tác, ảnh hưởng đến đời sống và gây tâm lý bất ổn trong nhân dân. Mạng lưới KCN, KCX nặng tính cục bộ, khép kín trong địa giới hành chính, xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh. Tình trạng “Quy hoạch treo”, “Dự án treo”, “đền bù treo ” đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các tỉnh, dân mất đất không có việc làm, mất lòng tin, nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực khác trong xã hội. Tình trạng các KCN được xây dựng theo “nhiệm kỳ”, việc xin – cho vẫn còn phổ biến trong phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt và đưa vào quy hoạch phát triển KCN ở các địa phương, làm phá vỡ quy hoạch tổng thể phát triển KCN của cả nước và sự thiếu các chuẩn mực để xây dựng một KCN của cơ quan Trung ương dẫn đến hiện tượng các KCN được xây dựng theo kiểu phong trào, đầu tư tràn lan, dàn trải, kém hiệu quả xảy ra ở rất nhiều nơi và ngày càng nghiêm trọng. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch và việc xử lý đơn khiếu kiện liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng bị buông lỏng và không giải quyết kịp thời gây ra nhiều bức xúc cho người dân có đất bị thu hồi. Chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát lại của người dân đối với cơ quan nhà nước nên tình trạng tham nhũng, sách nhiễu gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức là rất nghiêm trọng. Điều này thể hiện sự không công bằng, minh bạch của chính sách, vừa không ngăn chặn được các tiêu cực xảy ra và làm cản trở đến hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp • Vấn đề thứ ba: Là chưa kết hợp quy hoạch KCN, KCX và quy hoạch đô thị. Tình trạng các KCN đã được xây dựng hoặc là ở trong lòng thành phố gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường gây ách tắc giao thông, cung cấp nhà ở, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trường học cho người lao động và con em họ, hoặc được bố trí quá xa khu dân cư và các nguồn cung cấp dịch vụ nên khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. 2.2 Thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất: 2.2.1 Giá thuê đất: Về việc điều chỉnh mức giá tiền thuê đất theo nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, mặt nước; Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP (Nghị định 142/2005, Nghị định 121/2010), hiện nay có nhiều ý kiến phản ánh của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, cụ thể như sau: 2.2.1.1 Thứ nhất: Là về cơ chế chính sách Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 10 [...]... 4 – K22 Page 16 Khu công nghiệp, khu chế xuất GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải vậy, số công nhân, lao động tại các KCN cả nước có nhu cầu về chỗ ở đến năm 2015 khoảng 2,65 triệu người và năm 2020 khoảng 4,2 triệu người 2.2.5 Các hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất 2.2.5.1 Hoạt động Marketing Vừa qua Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất và các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp chưa... phát triển hoạt động thương mại trong khu chế xuất để các nhà đầu tư kinh doanh sử dụng lợi thế vị trí địa lý của khu chế xuất tự do giao lưu với nhau và sử dụng thị trường bên ngoài là chủ yếu Do vây, cần thiết có quy định mở rộng chức năng hoạt động của khu chế xuất, nhằm tạo thêm động lực phát triển 3.2 Giải pháp 3.2.1 Xem xét lại quy hoạch phát triển Khu công nghiệp: Việc xây dựng khu công nghiệp... giao quyền cho ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, cấp giấy phép xây dựng cơ bản và một số chức năng khác sao cho ban quản lý thực sự là người chủ, thực sự tự chủ và thực sự rạo ra động lực Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý Nhà nước của ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh (quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn, lãnh thổ) được mở rộng thêm một số nhiệm vụ quản lý thông qua... đào tạo công nhân 3.2.7 Đào tạo tay nghề công nhân cung ứng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất: Tập trung đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ lao động đang chuẩn bị làm việc trong các khu công nghiệp - khu chế xuất vì vấn đề này đang là điểm yếu trong giáo dục - đào tạo của chúng ta, hiện nay sự khan hiếm lao động kỹ thuật đã bộc lỗ rõ ở nhiều tỉnh miền Đông nam Bộ nước ta, nơi có nhiều khu công nghiệp... xã hội của ngành, của vùng lãnh thổ; Trong quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch cũng như trong công tác quản lý chưa có sự phân loại các khu công nghiệp; Công tác vận động xúc tiến đầu tư gặp nhiều khó khăn; 3.1.4 Hiện nay, giới hạn trong khu công nghiệp chỉ có hoạt động công nghiệp và dịch vụ công nghiệp phục vụ xuất khẩu: Các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc cho phép mở khu thương... đầy khu công nghiệp 3.2.6 Cần có cơ chế chính sách tài chính và thuế hợp lý để thực sự khuyến khích hoạt động của các khu công nghiệp Muốn vậy phải nới lỏng việc sử dụng thị trường nội địa cho các khu công nghiệp tại Việt Nam sử dụng thị trường trong nước đối với những sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng kém hiệu quả và sức cạnh tranh Song nên khuyến khích họ từng bước nâng. .. thể nhằm tổ chức xúc tiến, giới thiệu các hoạt động của khu công nghiệp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước 2.2.5.2 Hoạt động tài chính Tài chính của các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư rất lớn từ chi phí đền bù giải tỏa, san lấp mặt bằng và xây dựng đường giao thông nội bộ, xây dựng hệ thống xử lý nước thải Tài chính của các Ban quản lý khu. .. khu công nghiệp thành phố được thực hiện theo cơ chế cấp phát và hành chánh sự nghiệp Do đó khó chủ động để thực hiện các chức năng được giao như xúc tiến đầu tư 2.2.5.3 Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin giữa các khu công nghiệp, khu chế xuất với Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất chưa thật thông suốt và kịp thời Các thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế. .. nhiều dự án công nghệ cao, hoạt động hiệu quả như Robotech, Yazaki, Toyoda Gosei, Toyota Boshoku, Pioneer, GE… Tuy nhiên cũng tại vùng kinh tế trọng điểm Miền Bắc thì tỉnh Bắc Giang có tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp chưa cao và thấp hơn so với mức bình quân của cả nước Cụ thể là tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp mới chỉ đạt 57% Không những thế, điều đáng quan tâm ở đây là các khu công nghiệp ở vùng kinh... trạng sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp, khu chế xuất thì ta phân tích thông qua ba chỉ tiêu sau: 2.2.3.1 Giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX thời kỳ 1996-2000 đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 20%/năm (tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân trên cả nước đạt 12%) Riêng trong Giai đoạn 1998-2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng . điều chỉnh 406 dự án tăng vốn FDI với mức vốn tăng là 546.983.076 USD và 11 dự án vốn trong nước với mức vốn tăng là 854.513.020.000 đồng. Như vậy, trong năm 2012 tổng cấp mới và điều chỉnh. GIẢI PHÁP 3.1. Nguyên nhân 3.1.1. Khu công nghiệp chưa được thừa nhận là một thực thể kinh tế hoàn chỉnh: Bên cạnh việc phát triển hạ tầng kĩ thuật trong khu công nghiệp phục vụ các doanh nghiệp. các khu dân cư, các cơ sở y tế, trường học, biến khu công nghiệp thanh một khu kinh tế, xã hội hoàn chỉnh, đồng thời áp dụng các chính sách ưu đãi hơn để thu hút đầu tư ,cơ chế quản lý phi quan

Ngày đăng: 06/08/2014, 10:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

  • CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT

    • 1.1. Khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX)

    • 1.2. Phân biệt khu công nghiệp, khu chế xuất

    • 1.3. Pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan