Triệu chứng học và các phương pháp thăm khám tuyến vú – Phần 1 pdf

15 529 1
Triệu chứng học và các phương pháp thăm khám tuyến vú – Phần 1 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Triệu chứng học và các phương pháp thăm khám tuyến vú – Phần 1 Ph ạm Vinh Quang 1. Thăm khám lâm sàng. 1.1. Hỏi bệnh: Hỏi bệnh có một vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt và dự kiến phác đồ điều trị. Hỏi bệnh cần làm rõ những vấn đề sau : + Những dấu hiệu, triệu chứng bất thường buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh: - Đau tại vú hoặc vùng nách: đau có thể là hậu quả của một thương tổn loạn dưỡng hay viêm, nhưng cũng có thể là biểu lộ một đợt bột phát của ung thư. - Phát hiện thấy có một khối bệnh lý bất thường hoặc những thay đổi bất thường ở vùng vú như: . Thay đổi của da vùng vú: về màu sắc, phù nề, tuần hoàn bàng hệ ở da vùng vú, phát hiện thấy ở một vùng da của vú bị lõm xuống, có dấu hiệu da cam, có những nốt, những hạt bất thường xuất hiện ở da vùng vú, có những chỗ loét da ). Những bất thường ở da xuất hiện từ bao giờ và cách xuất hiện của các dấu hiệu này. . Mất cân xứng giữa hai vú: về kích thước, vị trí của hai núm vú, vị trí của hai nếp lằn vú . Những thay đổi bất thường của núm vú và vùng quầng vú: co, rút, tụt, lõm, xây sát đầu núm vú, ngứa, loét, thay đổi màu sắc đầu núm vú, chảy dịch bất thường qua đầu núm vú một cách tự nhiên hoặc khi bóp, nặn vào tổ chức tuyến vú. . Sờ thấy hạch bất thường ở nách hoặc các vị trí khác như ở hố thượng đòn, bẹn, máng cảnh hai bên + Những yếu tố liên quan đến quá trình bệnh lý: - Thời gian phát hiện thấy một quá trình bệnh lý hoặc một bất thường ở vú buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh. - Vị trí của quá trình bệnh lý: ở một vú hay ở cả hai vú. ở vị trí nào của vú: 1/4 trên ngoài, trên trong, dưới ngoài, dưới trong, trung tâm hay chiếm toàn bộ tuyến vú. - Kích thước của quá trình bệnh lý. - Liên quan của quá trình bệnh lý với tổ chức xung quanh: có dính vào da và tổ chức dưới da không, có dính vào cơ ngực lớn không, có kèm theo chảy dịch đầu núm vú không, có liên quan đến kinh nguyệt không - Mật độ của khối bệnh lý: mềm, chắc, cứng. - Bề mặt khối bệnh lý: nhẵn, bằng phẳng hay lổn nhổn, gồ ghề - Diễn biến của quá trình bệnh lý: tiến triển chậm hay nhanh, thời gian của khối bệnh lý to lên gấp đôi. + Tiền sử: - Tiền sử kinh nguyệt: cần phải nắm vững những thông tin quan trọng như: tuổi của lần có kinh đầu tiên, những rối loạn kinh nguyệt, tuổi mãn kinh và các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. - Tiền sử phẫu thuật: bệnh nhân đã được cắt tử cung hoặc buồng trứng chưa. - Tiền sử mang thai và tiết sữa: có bị sẩy thai không, có nuôi con bằng sữa mẹ không, có sử dụng các chất như oestrogen và progestin ngoại sinh để thay thế cho thời kỳ mãn kinh hoặc để tránh thai không. - Tiền sử gia đình: những người có quan hệ họ hàng ruột thịt (mẹ, chị em gái) đã ung thư vú. 1.2. Khám thực thể: 1.2.1. Nhìn: Buồng khám vú phải có đủ ánh sáng, tốt nhất là nên sử dụng nguồn ánh sáng gián tiếp. Cần bộc lộ rõ toàn bộ hai vú và hướng ngực của bệnh nhân về phía có nguồn sáng. Có thể khám bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, tư thế ngồi hoặc nằm. + Quan sát tỉ mỉ 2 vú để phát hiện những khối bệnh lý, sự không cân xứng giữa hai vú, hai núm vú, hai nếp lằn vú và những thay đổi xuất hiện trên bề mặt da của cả hai vú. + Khám kỹ tình trạng của hai núm vú và so sánh giữa hai núm vú để phát hiện các dấu hiệu: co kéo núm vú, lộn núm vú, rạn nứt, trầy xước của bề mặt lớp biểu bì (trong bệnh Paget). + Sử dụng nguồn ánh sáng trực tiếp để có thể phát hiện được các dấu hiệu lõm da tinh tế hoặc tụt núm vú do tổ chức ung thư xâm lấn vào các dây chằng Cooper ở phía dưới gây co kéo. + Phát hiện những thay đổi của da vùng vú như: hiện tượng giãn lỗ chân lông, da cam, một điểm lõm da (có thể làm nổi bật lên nhờ thay đổi cách chiếu sáng), xác định tình trạng tuần hoàn bàng hệ và các điều kiện xuất hiện của nó. + Để làm lộ rõ hơn sự mất cân xứng giữa hai vú và các dấu hiệu lõm da tinh tế, cần quan sát hai vú của bệnh nhân trong tư thế cánh tay duỗi và đưa lên cao quá đầu (để kéo căng và cố định cơ ngực lớn) hoặc nâng nhẹ vú của bệnh nhân lên để quan sát. + Không nên hiểu lầm dấu hiệu dính da là biểu hiện của tình trạng ung thư tiến triển. Dấu hiệu này thường gặp trong những trường hợp có các khối u cứng, rất nhỏ, thường không phát triển thành những khối có kích thước lớn. Những chỗ lõm trên bề mặt da hoặc sự co kéo, sự tụt của đầu núm vú có thể là những dấu hiệu đặc biệt của một tổ chức ung thư nằm ở bên dưới. + Phù da thường hay kèm theo tình trạng ban đỏ ở trên bề mặt của da tạo ra một dấu hiệu lâm sàng giống như dấu hiệu da cam. Khi khối ung thư có biểu hiện viêm thì phù da thường kết hợp với các triệu chứng như: mềm, nóng nên có thể chẩn đoán nhầm với tình trạng viêm vú cấp tính. Các triệu chứng này có thể bị bỏ qua khi thăm khám các bệnh nhân có da đen trong các điều kiện không có đủ ánh sáng. Các biểu hiện viêm và phù da có thể do sự tắc nghẽn của các đường bạch huyết bởi các tế bào ung thư gây ra. Một khối u có kích thước lớn có thể đè ép một đường bạch huyết lớn gây ra tình trạng phù ở trên bề mặt da. Hình 4.3: Nề giả viêm. Hình 4.4: Ban đỏ da. - Mối liên quan giữa núm vú và vùng quầng vú: những thay đổi của vùng núm vú và quầng vú thường có liên quan trực tiếp với một khối u tiên phát nằm trong tổ chức vú ở dưới vùng quầng vú. Khối u ở vùng này thường co kéo làm tụt núm vú. Tình trạng bẹt hoặc lộn ngược của núm vú có thể do quá trình xơ hoá ở một khu vực có biểu hiện bệnh lý lành tính, đặc biệt là ở các ống tuyến bị ứ đọng và bị giãn nằm ngay ở dưới vùng quầng vú gây ra. Nếu các triệu chứng nói trên có ở cả hai bên vú và các biến đổi của núm vú đã xuất hiện trong nhiều năm thì thường là các biểu hiện lành tính. Nếu tình trạng tụt núm vú xảy ra chỉ ở một bên hoặc sự co rút núm vú mới chỉ xảy ra trong vòng một vài tuần hoặc vài tháng thì cần nghĩ nhiều đến ung thư vú hơn. Các khối u nằm ở trung tâm có thể xâm nhiễm trực tiếp gây ra tình trạng loét da vùng quầng vú hoặc núm vú. Những khối u nằm ở ngoại vi có thể làm mất sự cân xứng của các núm vú do co kéo vào dây chằng Cooper. Hình 4.5: Biến dạng vùng núm vú. Hình 4.6: Biến dạng vú. Những thay đổi của vùng quầng vú và núm vú rất hay gặp trong bệnh Paget do James Paget mô tả vào năm 1874. Do các tế bào ung thư phát triển vào trong lòng các ống tuyến của những xoang lớn nằm ở ngay phía dưới núm vú và xâm lấn qua lớp biểu mô vào lớp biểu bì da của vùng núm vú nên có thể gây viêm da kiểu eczema và làm cho da bị tổn thương kiểu vẩy nến (khô hoặc ướt). Thông thường, quá trình bệnh lý được giới hạn lại ở vùng núm vú, nhưng cũng có thể lan tràn tới cả da vùng quầng vú. Hình 4.7: Dấu hiệu lõm da. Hình 4.8: Dấu hiệu da cam. 1.2.2. Sờ: 1.2.2.1. Phương pháp khám hạch: + Có thể khám bệnh nhân trong tư thế ngồi hoặc nằm. Cần khám kỹ và tỉ mỉ hệ thống các hạch nách hai bên, hạch thượng đòn hai bên, hạch máng cảnh hai bên. Khi khám hạch, người thầy thuốc cần đánh giá về: số lượng hạch có thể sờ thấy, tính chất hạch (cứng, mềm, độc lập hay đã dính với nhau thành từng đám, di động hay đã dính vào tổ chức xung quanh), kích thước hạch + Phương pháp khám hạch ở tư thế ngồi: Người khám đỡ cánh tay của bệnh nhân và khám từng nách để phát hiện các hạch bạch huyết to có ở các hõm nách của bệnh nhân. Sau đó cần sờ nắn cẩn thận để phát hiện các hạch có ở hố thượng đòn. + Phương pháp khám hạch ở tư thế nằm: Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay đặt xuôi theo dọc hai bên thân người. Bác sỹ chụm các ngón tay lại tạo thành như một cái móc để móc sâu vào hõm nách của bệnh nhân. Cần để cho các hạch trượt giữa hai bình diện là thành ngực bên của bệnh nhân và mặt phẳng được tạo bởi lòng bàn tay và các ngón tay của thầy thuốc. Khi khám hạch thượng đòn, cần để cho đầu mút các ngón tay của thầy thuốc trượt từ mặt trước trên của xương đòn xuống hố thượng đòn. Cần đặc biệt chú ý tìm các hạch nhỏ như những mẩu bút chì gẫy lăn dưới tay ở vùng hố thượng đòn. Không thể xác định một khối u là ác tính chỉ dựa vào sự nhận thấy có hạch nách, cũng như không thể phủ định một khối u là ác tính nếu không sờ thấy hạch nách. Việc thăm khám hạch nách đối với những bệnh nhân béo, có hõm nách sâu không cho phép kết luận được gì bởi vì có nhiều hạch có thể bị chìm trong mỡ và những đám mỡ có thể bị nhầm là hạch nách. Cũng có những hạch mà lâm sàng nên không thể sờ thấy được. Các thương tổn không phải ung thư, đặc biệt là các tình trạng loạn dưỡng vú thường có hạch nách kèm theo. Ngoài ra có thể gặp những hạch lao ở vùng nách. Những hạch to lên ở vùng nách không phải lúc nào cũng là những hạch do di căn ung thư, mà có khi chỉ là một sự phản ứng của hạch. Đôi khi di căn ung thư lại phát hiện được ở những hạch có kích thước nhỏ, rất nhỏ, không sờ thấy được trên lâm sàng. 1.2.2.2. Phương pháp khám vú: + Sờ vú thường được tiến hành ở tư thế bệnh nhân nằm ngửa trên một mặt giường cứng và cánh tay giơ lên trên đầu. Sờ nắn vú của bệnh nhân trong tư thế ngồi thường không nhậy cảm và không chính xác. Người khám dùng tay đè nhu mô của tuyến vú lên thành ngực, để cho tuyến vú trượt giữa hai bình diện là thành ngực của bệnh nhân và mặt phẳng được tạo bởi da của lòng bàn tay và các ngón tay của người thầy thuốc. Khi vú của bệnh nhân quá to và bị sa thì có thể để cho tuyến vú trượt giữa lòng bàn tay và ngón tay của người thầy thuốc; cần nắm được tuyến vú trong lòng bàn tay và nắn theo chiều dày của tuyến. Sờ nắn cả hai bên để xác định hình dạng chung của vú. Cần tránh thao tác khám tuyến vú bằng các đầu ngón tay vì làm như vậy có thể nhầm giữa tuyến vú với một khối u vú. + Cần khám cẩn thận từng vùng của tuyến vú và phần tổ chức tuyến vú nằm dưới quầng vú theo một trình tự nhất định để tránh bỏ sót. Có thể khám theo trình tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong hoặc có thể thăm khám vú theo chiều quay của kim đồng hồ. Nếu phát hiện thấy một khối bệnh lý, cần mô tả về kích thước, vị trí, mật độ, hình dạng, tính di động và tìm dấu hiệu phù nề quanh khối bệnh lý. - Dấu hiệu nề giả viêm phản ánh sự tiến triển của khối u, thường xuất hiện trước dấu hiệu dính da. - Tình trạng thâm nhiễm của một khối u nằm ngay sát dưới da có thể phát hiện khá dễ dàng. Đối với những khối u nằm sâu ở trong tuyến vú và tổ chức mỡ, chỉ [...]... tay và các ngón tay duỗi thẳng để khám mặt ngoài của vú Di chuyển bàn tay khám theo chiều kim đồng hồ Đưa cánh tay bên vú đang khám lên trên đầu và tiếp tục khám dọc theo phần trên của xương đòn và vùng nách Lập lại cách làm như vậy đối với vú bên kia - Nếu vú quá to thì cần sử dụng cả hai tay để khám: dùng một bàn tay để nâng vú lên và dùng bàn tay kia để khám mặt trên của vú Hình 4 .10 : Phương pháp. .. da vùng núm vú, phù nề da hoặc co da ở nam giới cần phải chú ý thăm khám kỹ: tinh hoàn (ở người trẻ) và tiền liệt tuyến (ở người già) Nếu tổn thương chỉ xảy ra ở một vú thì cần làm mọi biện pháp để loại trừ ung thư vú 1. 2.2.3 Phương pháp bệnh nhân tự khám vú (breast self -examination = B.S.E): Phương pháp bệnh nhân tự khám vú cần phải được phổ biến rộng rãi cho phụ nữ, bởi vì đây là phương pháp có hiệu... núm vú hay gặp trong các thương tổn viêm ống dẫn sữa nằm dưới núm vú + Để đánh giá tình trạng dính của khối u vào cơ ngực lớn có thể làm dấu hiệu Tillax: khám bệnh nhân ở tư thế đứng, tay chống vào mạng sườn và ưỡn căng ra phía sau để cố định cơ ngực lớn Thầy thuốc dùng tay lắc vú của bệnh nhân để đánh giá tình trạng dính của tuyến vú vào cơ ngực lớn - Những khối u lành tính của tuyến vú như u tuyến. .. hiệu chảy dịch qua đầu núm vú mà không sờ thấy u bởi vì đây là ung thư thể nội ống + Tùy theo tính chất dịch chảy qua đầu núm vú mà có thể đánh giá một tổn thương là lành hay ác tính Các bệnh vú hay gây ra triệu chứng chảy dịch qua đầu núm vú là viêm vú, u nhú, ung thư tuyến vú và bệnh Paget Màu sắc của dịch chảy qua đầu núm vú có thể có thể đỏ như máu, nâu nhạt, thanh dịch, vàng nhạt, màu xanh lá cây... góp phần phát hiện sớm ung thư vú Phụ nữ cần phải tiến hành phương pháp BSE hàng tháng, bắt đầu từ 7 - 10 ngày sau khi sạch kinh Nếu chưa có kinh nguyệt thì cần phải tiến hành khám vú vào cùng một ngày nhất định trong tháng + Nhìn: - Đứng ngay ngắn trước gương, cởi trần tới ngang thắt lưng để quan sát kỹ và tỉ mỉ từng vú riêng biệt Cần chú ý tới kích thước, hình dạng, màu sắc, các đường viền, vị trí và. .. trái để khám vú phải và ngược lại Để cho tuyến vú trượt giữa hai bình diện là lòng bàn tay dùng để khám và thành ngực của bệnh nhân Cần ép với một lực không đổi lên từng vùng nhỏ của da theo một quy luật nhất định (từ trên xuống dưới, từ sau ra trước hay khám theo hình nan hoa ) đổi tay và lại làm tương tự như vậy ở vú bên đối diện - Nằm xuống trên một mặt phẳng, kê gối ở bên vai có vú đang khám Dùng... xơ và các u nang của tuyến thường có ranh giới rõ ràng, mật độ mềm và có thể di động dễ dàng Khối ung thư vú thường có mật độ chắc hơn, ranh giới không rõ ràng, ít di động và thường dính gây co kéo tổ chức xung quanh - Các khối u nằm ở rãnh dưới vú có thể là loại trung gian giữa ung thư da và ung thư vú Chúng giống loại sau vì có hạch sớm và giống loại trước vì khá nhậy cảm đối với tia xạ Vùng dưới vú. .. hướng của vú cũng như của núm vú - Giơ hai tay lên cao quá đầu và quay nghiêng, rồi từ từ hạ tay từng bên một xuống để quan sát các đường viền của vú - Chống hai tay vào mạng sườn và vươn hai vai ra phía trước để quan sát và phát hiện những chỗ da bị lúm xuống hoặc nhăn lại Kiểm tra tình trạng tiết dịch và phát hiện những thay đổi về kích thước, hình dáng hay màu sắc của hai núm vú + Sờ nắn vú: - Đứng... khối u và lỗ núm vú - Tình trạng viêm giãn ống dẫn sữa gây chảy máu thường có biểu hiện chảy dịch lẫn máu qua nhiều lỗ trên núm vú Một tổn thương lành tính thường chỉ chảy dịch qua một lỗ duy nhất trên bề mặt núm vú và không sờ thấy u ở bên dưới Một số loại ung thư vú thể ẩn thường không sờ thấy u và chỉ có một trong những triệu chứng lâm sàng duy nhất như: hạch nách to, chảy dịch qua đầu núm vú, viêm... khối u qua các dấu hiệu gián tiếp như: tình trạng giãn các lỗ chân lông và thâm nhiễm da một cách kín đáo - Cần chú ý tìm dấu hiệu dính núm vú khi kéo Dấu hiệu này gặp rất sớm đối với các khối u nằm dưới núm vú hay ở ống dẫn sữa, nhưng lại gặp rất muộn đối với những khối u nằm ở ngoại vi một tuyết vú có kích thước lớn Dấu hiệu này đối lập với dấu hiệu co núm vú là dấu hiệu điển hình của ung thư vú Cần . Triệu chứng học và các phương pháp thăm khám tuyến vú – Phần 1 Ph ạm Vinh Quang 1. Thăm khám lâm sàng. 1. 1. Hỏi bệnh: Hỏi bệnh có một vai trò rất. đối với vú bên kia. - Nếu vú quá to thì cần sử dụng cả hai tay để khám: dùng một bàn tay để nâng vú lên và dùng bàn tay kia để khám mặt trên của vú. Hình 4 .10 : Phương pháp tự khám vú. . quầng vú và núm vú rất hay gặp trong bệnh Paget do James Paget mô tả vào năm 18 74. Do các tế bào ung thư phát triển vào trong lòng các ống tuyến của những xoang lớn nằm ở ngay phía dưới núm vú và

Ngày đăng: 06/08/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan