CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP HOÁ CHẤT TRỬ SÂU CARBAMAT ppsx

6 475 2
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP HOÁ CHẤT TRỬ SÂU CARBAMAT ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP HOÁ CHẤT TRỬ SÂU CARBAMAT 1. Đại cương Carbamat là hoá chất trừ sâu, có nguồn từ acid carbamic giống như PPHC cả 2 đều ức chế enzyme cholinesterase(ChE), nhưng Carbamat ức chế không bền vững và tự hồi phục nên không cần dùng thuốc giải độc đặc hiệu (PAM), vì vậy ngộ độc cấp Carbamat thường nhẹ hơn ngộ độc cấp PPHCĐường gây độc của Carbamat qua da, đường tiêu hoá và hô hấp, Carbamat chuyển hoá ở gan thải trừ qua thận 2. Chẩn đoán 2.1. Triệu chứng lâm sàng - Các triệu chứng nhiễm độc được chia làm 3 hội chứng: + Hội chứng muscarin; vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, co thắt phế quản, đau bụng, nôn, tiêu chảy, đồng tử co và nhịp tim chậm…. + Hội chứng nicotin ( ngộ độc nặng): co giật cơ (máy cơ), nhịp tim nhanh. + Hội chứng thần kinh trung ương(ngộ độc nặng): đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt cảm giác lo lắng, co giật, hôn mê, phù phổi cấp… 2.2. Triệu chứng cận lâm sàng 2.2.1. Xét nghiệm cơ bản: CTM, ure, đường, điện giải đồ, điện tâm đồ, Xquang tim phổi. 2.2.2. Định lượng enzym- Cholinesterase huyết tương giảm thoáng qua và phục hồi sau vài giờ. 2.2.3. Xét nghiệm độc chất - Xác định carbamat trong nước tiểu, dịch dạ dày bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng 2.3. Chẩn đoán xác định: - Hỏi bệnh, hỏi bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về: tên hoá chất, mầu sắc, số lượng, dạng hoá chất (bột, lỏng) và tang vật mang đến ( vỏ bao bì, lọ hoá chất….). - Lâm sàng: dựa vào 3 hội chứng: Muscarin, Nicotin, hội chứng thần kinh TW - Xét nghiệm: enzym CHE, độc chất 2.4. Chẩn đoán phân biệt - Cần chẩn đoán phân biệt với ngộ độc PPHC vì ngộ độc PPHC cần dùngpralidoxime (PAM) sớm còn ngộ độc Carbamat không cần dùng PAM. Chẩnđoán phân biệt dựa chủ yếu vào xét nghiệm như enzym CHE giảm và độc chất,ngoài ra còn dựa vào tang vật BN uống gia đình BN mang tới 3. Xử trí 3.1. Loại bỏ chất độc - Phải đảm bảo an toàn đường thở trước khi rửa dạ dày - Rửa dạ dày: bệnh nhân nằm nghiêng trái, đặt ống thông dạ dày, hút sạch dịch dạ dày, bơm vào 20g than hoạt sau đó tiến hành rửa dạ dày, thường dùng 5-10 lít nước pha với than hoạt và muối ăn 0.5%. Rửa dạ dày phải thực hiện sớm, tốt nhất là trước 6 giờ, mùa lạnh rửa bằng nước ấm, mỗi lần đưa vào 200ml. - Than hoạt: 1-2g/kg, chia đều 6 lần cách nhau mỗi 2 giờ - Thuốc tẩy: thường dùng sorbitol 1-g/kg, dùng cùng với các liều than hoạt đến khi bệnh nhân đi ngoài ra than hoạt - Cởi bỏ quần áo, rửa sạch da, gội đầu nếu có cacbamat dây ra quần áo và tóc 3.2. Atropin - Atropin có tác dụng trên hội chứng muscarin. - Liều: 1-3mg tiêm tĩnh mạch/ 5 - 10 phút một lần, sau đó tiêm bắp. - Theo dõi dấu hiệu thấm atropin để điều chỉnh liều (da ấm, mạch nhanh, phổi hết ran, đồng tử giãn). Điều chỉnh liều atropin tránh để tình trạng ngộ độc atropin (da nóng đỏ, bệnh nhân vật vã, mạch rất nhanh, cầu bàng quang). Liều atropin thông thường ít 10-20mg, triệu chứng ngộ độc thường hết nhanh sau 2-3 ngày. - PAM không có tác dụng trong ngộ độc cacbamat (khác với phospho hữu cơ) - Cắt cơn co giật: diazepam 10mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại cho đến khi hết cơn co giật. Nếu cồn co giật duy trì bằng tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch 5mg/giờ 3.3. Các biện pháp hồi sức 3.3.1. Đảm bảo hô hấp cho bệnh nhân - Thở oxy - Nếu có suy hô hấp: bóp bóng oxy, đặt nội khí quản, thở máy 3.3.2. Đảm bảo chức năng tuần hoàn - Đảm bảo huyết áp bằng truyền dịch, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm để theo dõi PVC, Nếu PVC thấp truyền dịch cao phân tử - Nếu PVC cao, hạn chế truyền dịch cho lợi tiểu tránh phù phổi cấp - Dùng thuốc vận mạch nếu HA TT < 90mmHg, không dùng adrenalin vì có thể làm rối loạn nhịp. 3.3.3. Cân bằng nước điện giải toan kiềm: 3.3.4. Đảm bảo dinh dưỡng - Dinh dưỡng đảm bảo 50Kcal/kg/24h (Chế độ ăn không có mỡ, sữa vì cacbamat tan nhiều trong mỡ, sữa) - Chăm sóc chống loét, chống nhiễm trùng- ủ ấm cho bệnh nhân 4. Theo dõi: Lâm sàng, xét nghiệm, và đánh giá hiệu quả điều trị 5. Phòng tránh: - Tuyên truyền rộng rãi về tác dụng độc hại của hoá chất trừ sâu carbamat - Hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản kỹ hoá chất trừ sâu carbamat, và chỉ những người được hướng dẫn mới cho phép sử dụng- Gửi bệnh nhân đến chuyên khoa Tâm thần sau khi ra viện Ths. Nguyễn Tién Dũng . CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP HOÁ CHẤT TRỬ SÂU CARBAMAT 1. Đại cương Carbamat là hoá chất trừ sâu, có nguồn từ acid carbamic giống như PPHC. enzym CHE, độc chất 2.4. Chẩn đoán phân biệt - Cần chẩn đoán phân biệt với ngộ độc PPHC vì ngộ độc PPHC cần dùngpralidoxime (PAM) sớm còn ngộ độc Carbamat không cần dùng PAM. Chẩn oán phân. nghiệm, và đánh giá hiệu quả điều trị 5. Phòng tránh: - Tuyên truyền rộng rãi về tác dụng độc hại của hoá chất trừ sâu carbamat - Hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản kỹ hoá chất trừ sâu carbamat, và

Ngày đăng: 05/08/2014, 10:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan