SƠ CỨU PHÒNG TRÁNH RẮN ĐỘC CẮN pptx

8 451 2
SƠ CỨU PHÒNG TRÁNH RẮN ĐỘC CẮN pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SƠ CỨU PHÒNG TRÁNH RẮN ĐỘC CẮN I. Biểu hiện rắn độc cắn 1. Họ rắn hổ: Rắn hổ mang Rắn hổ chúa Rắn cạp nia Rắn cạp nong Đặc điểm rắn:  Rắn hổ mang (rắn hổ đất, hổ mang bành, hổ phì, hổ mèo) có cổ bạnh và phát ra âm thanh đặc trưng khi đe dọa hoặc tấn công. Có ở vùng rừng núi, trung du, đồng bằng, thậm chí gần khu dân cư.  Rắn hổ chúa: cổ cũng bạnh nhưng không bạnh rộng, có hai vảy lớn ở đỉnh đầu, có ở vùng rừng núi, trung du, đồng bằng, hiện nay còn được nuôi ở nhiều nơi. Kích thước lớn (có thể nặng hàng chục kilogram), dài tới vài met.  Rắn biển (con đẻn): sống ở biển hoặc vùng cửa sông, đuôi dẹt như mái chèo.  Rắn cạp nong, cạp nia: khoang đen-trắng rõ (rắn cạp nia), khoang đen-vàng (rắn cạp nong), thường ở vùng trung du, đồng bằng, khu vực gần nước. Biểu hiện nhiễm độc:  Tại vùng vết cắn: đau, sưng nề, có thể có hoại tử đen da vùng bị cắn (da bị chết do nọc độc), nhiễm trùng (sưng đỏ, sốt, có mủ). Vết rắn cắn do cạp nia, cạp nong cắn thường không có gì đặc biệt  Toàn thân: đau nhiều, nói khó, mờ mắt, yếu chân tay, khó thở, liệt toàn thân, loạn nhịp tim, đái ít dễ tử vong hoặc tàn phế. Nguyên nhân tử vong chủ yếu do liệt các cơ gây khó thở. 2. Họ rắn lục Rắn lục xanh đầu gồ đuôi đỏ Đặc điểm rắn: đặc điểm nổi bật chung của họ rắn lục là đầu hình tam giác, mắt có con ngươi hình elip dựng đứng.  Rắn lục xanh: có màu xanh lá cây các mức độ khác nhau, thường ở vùng rừng núi cả ba miền.  Rắn khô mộc, rắn lục mũi hếch: thân màu nâu hoặc giống như màu cành cây khô, thường ở vùng rừng núi phía Bắc.  Rắn choàm quạp: thân màu nâu, thường ở vùng rừng phía Nam. Biểu hiện nhiễm độc:  Sưng nề, phỏng nước, chảy máu vùng vết cắn, chảy máu toàn thân khó cầm.  Tử vong do chảy máu, mất máu. II. Sơ cứu rắn độc cắn Nọc độc của rắn được vận chuyển theo mạch bạch huyết, vận động hoặc co cơ vùng bị cắn làm nọc độc lan tràn và bệnh nhân bị nhiễm độc nhanh hơn. Nhanh chóng:  Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.  Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn (có thể bằng nẹp). Để vết cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim.  Nếu rắn hổ cắn có thể gây liệt (hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia, rắn biển, rắn hổ mang thường) thì áp dụng kỹ thuật băng ép bất động (xin xem trang bên).  Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế bằng phương tiện vận chuyển, nên gọi điện báo trước để được tư vấn. Chú ý:  Vết cắn ở đầu, mặt, cổ: khẩn cấp đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.  Nếu bệnh nhân khó thở: hô hấp nhân tạo với điều kiện có tại chỗ.  Không áp dụng các biện pháp sau: chích rạch, trâm, chọc vùng vết cắn, garo, cố gắng hút nọc độc từ vết cắn, dùng viên đá chữa rắn cắn, đắp hoặc uống các hóa chất, các thuốc y học dân tộc, chườm đá, gây điện giật.  Cần mang rắn đã chết hoặc bắt được đến bệnh viện để nhận dạng. Thận trọng vì đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không cố bắt hoặc giết rắn. III. Đề phòng bị rắn cắn: Phần lớn các trường hợp bị rắn cắn là do con người chủ động bắt rắn hoặc trêu rắn (vô tình hoặc cố ý làm cho rắn cảm thấy bị đe dọa). Các biện pháp sau có thể giúp giảm nguy cơ bị rắn cắn:  Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp. Biết về thời gian trong năm, trong ngày và kiểu thời tiết nào rắn thường hoạt động nhất, ví dụ: mùa hè, mưa, trời tối  Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian đêm.  Đi ủng, dày cao cổ và quần dài khi đi trong đêm tối, đi khu vực nhiều cây cỏ. Dùng đèn khi đi ban đêm.  Càng tránh xa rắn thì càng tốt: không biểu diễn rắn, không cầm, không trêu đùa, đe dọa rắn. Không bẫy rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.  Không nằm ngủ dưới nền đất.  Không để trẻ em chơi gần khu vực có rắn.  Không cầm, trêu rắn đã chết hoặc giống như đã chết.  Không sống gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến: đống gạch vụn, cỏ nát, rác, tổ mối, chuồng gà, nơi nuôi các động vật của gia đình.  Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không. Nếu có thể thì tránh các kiểu cấu trúc nhà tạo điều kiện thuận lợi cho rắn ở (mái nhà tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hang hốc hoặc vết nứt, nền nhà nhiều vết nứt).  Để tránh bị rắn biển cắn, dân chài nên tránh bắt rắn trong lưới hoặc dây câu (đầu và đuôi rắn biển rất khó phân biệt, có thể bị nhầm). Những người tắm hoặc giặt ở các vùng nước đục ở cửa sông hoặc một số vùng bờ biển có nguy cơ bị rắn cắn. . SƠ CỨU PHÒNG TRÁNH RẮN ĐỘC CẮN I. Biểu hiện rắn độc cắn 1. Họ rắn hổ: Rắn hổ mang Rắn hổ chúa Rắn cạp nia Rắn cạp nong Đặc điểm rắn:  Rắn hổ mang (rắn hổ đất,. vết cắn, chảy máu toàn thân khó cầm.  Tử vong do chảy máu, mất máu. II. Sơ cứu rắn độc cắn Nọc độc của rắn được vận chuyển theo mạch bạch huyết, vận động hoặc co cơ vùng bị cắn làm nọc độc. trọng vì đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không cố bắt hoặc giết rắn. III. Đề phòng bị rắn cắn: Phần lớn các trường hợp bị rắn cắn là do con người chủ động bắt rắn hoặc trêu rắn (vô tình

Ngày đăng: 05/08/2014, 10:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan