Báo cáo nghiên cứu khoa học: "BÀN VỀ KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHÍ CỦA BẢN ÁN ĐIỂN HÌNH" docx

27 475 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "BÀN VỀ KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHÍ CỦA BẢN ÁN ĐIỂN HÌNH" docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀN VỀ KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHÍ CỦA BẢN ÁN ĐIỂN HÌNH PHAN TRUNG HOÀI Thạc sĩ Luật học - Trưởng Văn phòng Luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (V.I.A.C) - Nghiên cứu sinh Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Hiện nay, một số cơ quan, tổ chức nghiên cứu về khoa học pháp lý ở nước ta đang quan tâm nghiên cứu và đánh giá về cơ sở dữ liệu bản án điển hình nhằm xác định nhu cầu của cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức tư pháp, lập pháp, hành pháp, nghiên cứu pháp luật, đào tạo luật và nhân dân nói chung đối với cơ sở dữ liệu các bản án điển hình. Đồng thời, mục tiêu của hướng nghiên cứu này còn nhằm xác định các tiêu chí của bản án điển hình, thông qua việc phân tích các bản án điển hình phác họa phạm vi, cấu trúc và nội dung cơ sở dữ liệu bản án điển hình. Ý nghĩa của việc xây dựng cơ sở dữ liệu bản án điển hình không chỉ trên phương diện xây dựng và hoàn thiện pháp luật, nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án, mà còn nâng cao năng lực hiểu biết pháp luật, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn xét xử… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một số vấn đề liên quan đến khái niệm và các tiêu chí của bản án điển hình xuất phát từ góc độ của một người làm công tác thực tiễn hoạt động nghề nghiệp luật sư. Vì thế, chúng tôi quan niệm đây chỉ là những bước đi ban đầu, chắc chắn sẽ còn được trao đổi, tranh luận một cách rộng rãi hơn. 1. Khái niệm về bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành: 1.1. Thật ra, về mặt lý luận, cho đến hiện nay chưa có tác giả nào đề cập một cách toàn diện về nội hàm của khái niệm bản án, quyết định của Tòa án, vì có thể mọi ngưòi quan niệm pháp luật quy định về vấn đề này khá rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tiễn pháp lý, khái niệm bản án, quyết định của Tòa án đôi khi có những tranh cãi từ phía những người tiến hành và tham gia tố tụng, có trường hợp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo, các bên đương sự… Ví dụ như: khi Hội đồng xét xử đã tuyên án, việc thẩm phán chủ tọa ra văn bản bổ sung những thiếu sót về số liệu, hoặc ra quyết định đính chính một số nội dung, chi tiết như thực tiễn đã xảy ra, có được coi những tài liệu đó là “một phần” của bản án, quyết định của Tòa án hay không? Bản thân văn bản “trích sao bản án, quyết định”, có đóng dấu mộc và chữ ký của thẩm phán chủ tọa, hoặc sao y do văn phòng Tòa án chứng thực có phải là chính bản án, quyết định hay không ?… Mặt khác, ảnh hưởng của bản án, quyết định đối với số phận, tính mạng, tài sản của công dân, pháp nhân là rất lớn nên theo quan điểm của chúng tôi, không thể không quan tâm đến vấn đề làm rõ hơn khái niệm của một bản án, quyết định của Tòa án. Theo các quy định pháp lý hiện hành trong tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và hành chánh, khái niệm chung về bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp được hiểu là văn bản pháp lý được Tòa án có thẩm quyền tuyên xử hoặc quyết định theo một trình tự tố tụng do luật định về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi hoặc quan hệ pháp luật phát sinh từ một vụ án cụ thể. Đối tượng quan tâm nghiên cứu ở đây là các bản án, quyết định của Tòa án có giá trị như một bản án, chứ không phải bao hàm toàn bộ các quyết định về tố tụng hay trưng cầu giám định, các quyết định về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời… Trong quá trình thụ lý và giải quyết một vụ án, Tòa án nhân dân các cấp có thể ban hành nhiều loại quyết định khác nhau, như quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định tạm hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định hoãn phiên tòa, các quyết định thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch hoặc các loại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, giám định… Sự phân biệt ở đây chủ yếu nằm ở ranh giới giữa các quyết định về nội dung và các quyết định về tố tụng. Như vậy, chỉ các quyết định về nội dung và có giá trị như một bản án mới thuộc phạm vi nghiên cứu của bài viết này. 1.2. Vậy các đặc trưng chủ yếu của một bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp là gì ? Theo quan niệm của chúng tôi, các đặc trưng đó được thể hiện cụ thể như sau: * Nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một đặc trưng bao trùm, quyết định đến nội hàm của khái niệm bản án, quyết định của Tòa án. Vì thế, các bản án, quyết định của Tòa án là sự biểu hiện ra bên ngoài của quyền lực Nhà nước, trong sự phân công của bộ máy tư pháp. Chính với sự nhân danh quyền lực Nhà nước này đã định ra giá trị pháp lý hay hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án, buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó. Trong tố tụng hình sự, do ý nghĩa và giá trị pháp lý của bản án tác động rất lớn đến số phận, tính mạng và tài sản của bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nên điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt nếu chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. * Do Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và tuyên án công khai tại phòng xử án. Do các phiên tòa phần lớn diễn ra công khai, là nơi thẩm tra giá trị pháp lý của các chứng cứ buộc tội và gỡ tội, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, làm rõ các yêu cầu do các bên đương sự đưa ra, nên bản án, quyết định của Tòa án phải được thảo luận và biểu quyết thông qua một cách công khai tại phòng nghị án và được tuyên án tại phòng xét xử. Ở đây, cần phân biệt, ngoài các quyết định được nêu trong bản án, trong các vụ án hình sự, còn bao gồm cả các quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch, thư ký phiên tòa, chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt tạm giam hoặc trả tự do cho bị cáo…cũng phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được viết thành văn bản. Ngoài ra, còn một số vấn đề khác cũng có thể được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải viết thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa. * Phải được viết thành văn bản và giao bản án theo đúng quy định của pháp luật. Bản án, quyết định của Tòa án, về hình thức, phải là văn bản viết (hoặc đánh máy, in). Người ta nói đến khái niệm án văn là hiểu trên bình diện đó. Không có việc tuyên án “miệng” và không thể có quyết định miệng mà sau đó không được thể hiện bằng văn bản. Vì thế, pháp luật về tố tụng ở các lĩnh vực khác nhau đều quy định, sau một thời gian nhất định (15 ngày trong vụ án hình sự, dân sự, 7 ngày trong vụ án kinh tế, lao động, hành chánh) sau khi tuyên án, Tòa án phải giao bản sao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, gởi bản sao bản án cho những người bị xử vắng mặt và thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo, đương sự cư trú hoặc làm việc. Pháp luật cũng quy định trong trường hợp xử vắng mặt bị cáo (điểm a hoặc b Điều 162 Bộ luật TTHS), trong thời hạn nói trên, bản sao bản án phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo. Pháp luật tố tụng không quy định giá trị pháp lý của bản án viết tay với bản án chính thức được đánh máy, in vi tính có đóng dấu mộc của Tòa án và chữ ký của chủ tọa hoặc người có thẩm quyền ký sao y. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, thường các bản án viết tay có giá trị pháp lý đúng nghĩa khi được các thành viên Hội đồng xét xử chính thức ký tên trên bản án này, còn trong bản án đánh máy, in vi tính…, khi phát hành chỉ có chữ ký của chủ tọa phiên tòa hoặc của người có thẩm quyền sao y. Vì thế, bản án viết tay này thường được lưu trong hồ sơ cùng với bản án đánh máy, in vi tính phát hành chính thức để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu, phát hiện những sai sót, nếu có. Về khía cạnh này, pháp luật chưa có những phân định cụ thể về thứ bậc giá trị của từng loại văn bản nói trên. Ở đây, cũng phải đề cập đến cơ cấu thứ tự các đề mục cần phải có của một bản án đã được pháp luật tố tụng quy định, nhưng pháp luật và thực tiễn xét xử chưa làm rõ được khuôn mẫu chung của một bản án và văn phong thể hiện trong bản án đó. * Bản án, quyết định đã được tuyên bố thì không được sửa đổi, bổ sung, trừ trường hợp có sai sót rõ ràng về số liệu vì tính toán sai hoặc do lỗi chính tả. Về mặt pháp lý, bản án, quyết định đã được tuyên bố thì không được sửa đổi bổ sung, vì đây là quyết định được thảo luận công khai và khi tuyên bố tại phòng xử án thì phát sinh hiệu lực pháp lý, ràng buộc nghĩa vụ thi hành bản án (khi án có hiệu lực pháp luật). Tuy nhiên, pháp luật tố tụng cho phép, trong trường hợp có sai sót rõ ràng về số liệu vì tính toán sai hoặc sai [...]... và việc sửa chữa, bổ sung đó được thực hiện trong giai đoạn nào của tố tụng 2 Khái niệm bản án điển hình và các tiêu chí xác định bản án điển hình: 2.1 Phân biệt án trọng điểm, có tính chất phức tạp với bản án điển hình: Tính chất điển hình của một bản án được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, bao gồm không chỉ phạm vi, cấu trúc và nội dung của cơ sở dữ liệu bản án, mà còn phải xác định thông qua các. .. định các tiêu chí của bản án điển hình như sau: Một: Phải là bản án do Tòa án có thẩm quyền xét xử đúng đắn về nội dung, áp dụng đúng pháp luật Một bản án điển hình trước hết phải là bản án do Tòa án thụ lý đúng thẩm quyền và xét xử đúng đắn về nội dung và áp dụng đúng pháp luật Tiêu chí này tưởng chừng không phải bàn cãi, nhưng thực tế cho thấy, tỷ lệ án sơ thẩm bị hủy án khá cao do vi phạm về thẩm... phức tạp (trong tố tụng dân sự) Án trọng điểm, án có tính chất phức tạp có thể được đưa vào lựa chọn là để xây dựng cơ sở dữ liệu bản án điển hình, nhưng bản án điển hình không hoàn toàn bao hàm ý nghĩa là án trọng điểm hay án có tính chất phức tạp 2.2 Các tiêu chí của bản án điển hình: Với cách nhìn từ các quy định pháp lý nêu trên và thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trong thời gian qua,... dữ liệu bản án điển hình, một việc nên làm là nên tuyển chọn những bản án có văn phong sắc sảo, nhận định rõ ràng, sử dụng ngôn từ thuyết phục, ngắn gọn, có tác dụng giáo dục và truyền bá tốt Tám: Điển hình sai Thật ra, nói tới bản án điển hình cũng phải nói tới hai mặt của một vấn đề Nếu có bản án điển hình đúng thì cũng có những bản án điển hình sai Tiêu chí bản án điển hình sai cũng bao gồm các dữ... nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật Có thể có nhiều ý kiến tranh luận, nên đưa tiêu chí này như một tiêu chí của bản án điển hình hay không ? Theo quan niệm của chúng tôi, đây là một tiêu chí rất quan trọng, vì một bản án điển hình được xây dựng thành cơ sở dữ liệu sẽ có giá trị tham khảo rất lớn về phương diện khoa học pháp lý và thực tiễn xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân các cấp Những vướng... phải xác định thông qua các tiêu chí của nó Tuy nhiên, các tiêu chí này được hình thành trên cơ sở nào, dựa trên những nguyên tắc lựa chọn nào và chuẩn hóa các tiêu chí về mặt khoa học và pháp lý ra sao…, đều là những vấn đề cần quan tâm giải quyết và chưa có tiền lệ Theo quan niệm của chúng tôi, cần phân biệt tính chất điển hình của bản án hoàn toàn khác với tính chất của vụ án Trong hoạt động tố tụng... và những tiêu chí nêu trên, chúng tôi xin đưa ra định nghĩa về khái niệm bản án điển hình như sau: Bản án điển hình là một bản án được hình thành chủ yếu từ kết quả tranh tụng dân chủ tại phiên tòa, do Tòa án có thẩm quyền tuyên xử trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc và trình tự tố tụng, áp dụng đúng pháp luật, có ảnh hưởng nhất định đến xã hội và dư luận, có ý nghĩa tham khảo về mặt lý luận và thực... với loại án trọng điểm, án có tính chất phức tạp nêu trên Ngoài ra, chính từ tiêu chí này, người ta có thể xác định được tác động của bản án đến dư luận xã hội thông qua một kênh quan trọng là các phương tiện thông tin đại chúng Sáu: Bảo đảm tranh tụng dân chủ tại phiên tòa và kết quả tranh tụng là căn cứ chủ yếu hình thành nên bản án, quyết định của Tòa án Theo quan niệm của chúng tôi, tiêu chí này... biết đến chế định án trọng điểm”, hiểu theo phạm vi ảnh hưởng và tác động lớn đến dư luận xã hội và cách thức giải quyết vụ án này có thể là điển hình của việc trừng phạt nghiêm khắc đối với các hành vi tội phạm Theo quy định của pháp luật, các vụ án trọng điểm là các vụ án mà việc giải quyết các vụ án đó được xác định là quan trọng, lãnh đạo ba ngành Công an, Viện kiểm sát và Tòa án có trách nhiệm... pháp, và trong một số trường hợp, nó được coi là điển hình của tiến trình tố tụng Tuy nhiên, là bản án thuộc trọng điểm hoặc có tính chất phức tạp nên càng đòi hỏi tính đúng đắn trong áp dụng pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng, đòi hỏi tính chính xác trong nhận định, đánh gía thì mới có ý nghĩa là bản án điển hình Bốn: Có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, . với cơ sở dữ liệu các bản án điển hình. Đồng thời, mục tiêu của hướng nghiên cứu này còn nhằm xác định các tiêu chí của bản án điển hình, thông qua việc phân tích các bản án điển hình phác họa. nào của tố tụng. 2. Khái niệm bản án điển hình và các tiêu chí xác định bản án điển hình: 2.1. Phân biệt án trọng điểm, có tính chất phức tạp với bản án điển hình: Tính chất điển hình của. liệu bản án điển hình, nhưng bản án điển hình không hoàn toàn bao hàm ý nghĩa là án trọng điểm hay án có tính chất phức tạp. 2.2. Các tiêu chí của bản án điển hình: Với cách nhìn từ các quy

Ngày đăng: 05/08/2014, 09:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan