Một số giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống nông thôn tỉnh hà tây

80 589 0
Một số giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống nông thôn tỉnh hà tây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, các làng nghề truyền thống có một vai trò đặc biệt quan trọng. Các làng nghề phát triển có khả năng thu hút nhiều lao động, góp phần tích cực vào giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng GDP của nông nghiệp, tăng GDP của công nghiệp và dịch vụ. Thực tế cho thấy kinh tế nông thôn gắn liền với nông nghiệp có nhiều hạn chế. Nông dân ở nhiều vùng nông thôn không thể làm giàu được trên mảnh ruộng của mình dù đã cố gắng xoay xở hết cách. Làng nghề sẽ mở ra cho nông dân một hướng làm ăn khác ngay trên mảnh đất của mình. Họ sẽ không phải thất nghiệp hoặc phải đi tha phương cầu thực làng nghề VN đang đứng trước cơ hội phát triển tốt và nhiều làng nghề đã biết nắm bắt cơ hội đó để làm giàu ngay trên thôn làng của mình. Nhiều làng nghề từ Nam đến Bắc đang ăn nên làm ra như gốm sứ Bình Dương, Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng; đồ gỗ Đồng Kỵ, Gò Công; dệt Vạn Phúc; cơ khí Ý Yên; mây tre đan Củ Chi, Chương Mỹ; chạm bạc Đồng Xâm, Đại Bái; đá mỹ nghệ Non Nước. Những tiềm nămg phát triển của làng nghề vẫn đang rất lớn. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ VN mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD, bán ra trên 100 nước và vùng lãnh thổ, chưa kể hai ngành gỗ, da giày xuất khẩu mỗi năm hàng tỉ USD đều có đóng góp rất lớn của các làng nghề. Giai đoạn này đang có nhiều thuận lợi cho làng nghề vì kinh tế phát triển, cả thị trường quốc tế lẫn nội địa đều mở rộng với hàng thủ công mỹ nghệ.

LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, các làng nghề truyền thống có một vai trò đặc biệt quan trọng. Các làng nghề phát triển có khả năng thu hút nhiều lao động, góp phần tích cực vào giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng GDP của nông nghiệp, tăng GDP của công nghiệp và dịch vụ. Thực tế cho thấy kinh tế nông thôn gắn liền với nông nghiệp có nhiều hạn chế. Nông dân ở nhiều vùng nông thôn không thể làm giàu được trên mảnh ruộng của mình dù đã cố gắng xoay xở hết cách. Làng nghề sẽ mở ra cho nông dân một hướng làm ăn khác ngay trên mảnh đất của mình. Họ sẽ không phải thất nghiệp hoặc phải đi tha phương cầu thực làng nghề VN đang đứng trước cơ hội phát triển tốt và nhiều làng nghề đã biết nắm bắt cơ hội đó để làm giàu ngay trên thôn làng của mình. Nhiều làng nghề từ Nam đến Bắc đang ăn nên làm ra như gốm sứ Bình Dương, Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng; đồ gỗ Đồng Kỵ, Gò Công; dệt Vạn Phúc; cơ khí Ý Yên; mây tre đan Củ Chi, Chương Mỹ; chạm bạc Đồng Xâm, Đại Bái; đá mỹ nghệ Non Nước. Những tiềm nămg phát triển của làng nghề vẫn đang rất lớn. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ VN mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD, bán ra trên 100 nước và vùng lãnh thổ, chưa kể hai ngành gỗ, da giày xuất khẩu mỗi năm hàng tỉ USD đều có đóng góp rất lớn của các làng nghề. Giai đoạn này đang có nhiều thuận lợi cho làng nghề vì kinh tế phát triển, cả thị trường quốc tế lẫn nội địa đều mở rộng với hàng thủ công mỹ nghệ. Một điều tra của Bộ Công nghiệp cho thấy làng nghề VN đang sử dụng 1,3 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và 3-5 triệu lao động thời vụ đã khẳng định được vị trí quan trọng của làng nghề trong nền kinh tế chung. Làng nghề 1 phát triển sẽ giải quyết việc làm cho nông thôn đang có quá nhiều người thất nghiệp; gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống; đặc biệt tạo ra bộ mặt đô thị hóa mới cho nông thôn để nông dân ly nông nhưng không ly hương và làm giàu trên quê hương mình. Nó làm giảm bớt căn bệnh “to đầu” vì làn sóng nông dân nhập cư về các thành phố lớn kéo theo hàng loạt hệ quả xã hội nặng nề. Mặt khác xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng hướng vào sản phẩm thủ công truyền thống vì vậy phát triển làng nghề không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn giữ gìn được bản sắc văn hoá. Mỗi một sản phẩm lại có một nét văn hoá riêng do đó sản phẩn thủ công được đem bán trên thế giới sẽ quảng bá được hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam với bạn bè năm châu. Ngoài ra, khu vực kinh tế làng nghề, đặc biệt là các nghề truyền thống, còn có một ý nghĩa khác là sử dụng được lao động già cả, khuyết tật, trẻ em mà khác khu vực kinh tế khác không nhận. Hà Tây là một tỉnh nằm ngay cửa gõ thủ đô Hà Nội đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ nhanh chóng. Diện tích đất đai bình quân trên đầu người ngày càng bị thu hẹp. Vì thế vấn đề mang tính cấp bách vừa có chiến lược lâu dài gắn liền với quá trình đô thị hoá là tạo việc làm tăng thu nhập, thu hút và sử dụng hết lực lượng lao động ngay trên địa bàn tỉnh. Giải quyết vấn đề đó chúng ta phải coi trọng việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn, mà trước hết là hệ thống về sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong đó có các làng nghề truyền thống của tỉnh. Hà Tây được mệnh danh là đất trăm nghề với lịch sử phát triển lâu đời, trong những năm qua làng nghề ở tỉnh đã đóng góp rất lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng của cả nước nói chung. Tuy nhiên trong những năm gần đây, mặc dù Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất làng nghề truyền thống, nhưng các làng nghề còn gặp rất nhiều khó khăn. Sự tồn tại và phát triển các 2 làng nghề còn rất nhiều bấp bênh, trôi nổi theo cơ chế thị trường đầy biến động. Do đó chưa tạo được điều kiện thu hút lực lượng lao động,vốn cũng như khả nămg tay nghề của người thợ nhằm phát huy tối đa tiềm lực kinh tế của tỉnh, thị trường còn nhỏ hẹp, sức cạnh tranh của các làng nghề còn thấp. Để phát triển kinh tế của tỉnh, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn trước hết phát khôi phục và phát triển các làng nghề. Cần phải nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những giải pháp hữu hiệu để đẩy nhanh các hoạt động làng nghề. Vì vậy em đã lựa chọ đề tài: “Một số giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống nông thôn tỉnh Hà Tây” để làm chuyên đề thực tập. *Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề một số giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống nông thôn tỉnh Hà Tây. - Phạm vi nghiên cứu: một số giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống tỉnh Hà Tây giai đoạn từ 2007-2010 định hướng đến năm 2015. Trong qua trình đô thị hoá nhanh chóng của tỉnh. * Mục đích nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lí luận, thực tiễn và sự cần thiết phát triển công nghiệp làng nghề truyền thống. - Phân tích và đánh giá thực trạng của quá trình phát triển các làng nghề, tìm ra những thuận lợi và khó khăn của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong làng nghề. -Xây dựng các phương hướng phát triển làng nghề của tỉnh Hà Tây trong những năm gần đây. - Đề xuất những giải pháp để khôi phục và phát triển làng nghề của tỉnh Hà Tây trong quá trình đô thị hoá. 3 * Phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp thống kê kinh tế; phương pháp so sánh và một số phương pháp khác, đọc tài liệu lưu trữ. * Kết cấu của đề tài: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: - Chương I: Cơ sở lí luận và thực tế về phát triển làng nghề truyền thống. - Chương II: Thực trạng về phát triển làng nghề truyền thống ở Tỉnh Hà Tây. - Chương III: Một số giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống nông thôn tỉnh Hà Tây. 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN 1. Một số khái niện chung về làng nghề, ngành nghề nông thôn. 1.1. Làng nghề: Là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn( làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các làng nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng. 1.2. Làng nghề truyền thống: Là những thôn( làng) có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lai nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Những nghề thủ công đó được truyền từ đời này qua đời khác, thường là nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của thời gian, các nghề thủ công này đã trở thành nổi trội, một nghề cổ truyền tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩn làm ra có tính mỹ thuật và đã trở thành hàng hoá trên thị trường. 1.3. Làng nghề mới: Là làng nghề được hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định để hình thành và phát triển. 1.4. Làng có nghề: Là làng nghề được hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định để hình thành và phát triển. 5 1.5. Ngành nghề TTCN, ngành nghề nông thôn: Là những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã xuất hiện lâu đời trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta, còn tồn tại đến ngày nay, bao gồm cả ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất, nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống. - Nghề thủ công: Là những nghề kỹ thuật sản xuất ra các sản phẩm chủ yếu làm bằng tay. Khi khoa học phát triển, các nghề thủ công có thể sử dụng máy móc và các giải pháp kĩ thuật của công nghiệp trong một số phân đoạn, phần việc nhất định, nhưng chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm bằng tay, nguyên liệu các nghề thủ công vẫn lấy từ thiên nhiên… - Nghề thủ công mỹ nghệ: Là các nghề thủ công làm ra các sản phẩm mỹ nghệ, các sản phẩm tiêu dùng được tạo hình và trang trí tinh xảo giống như sản phẩm mỹ nghệ. Ở sản phẩm mỹ nghệ chức nămg văn hoá thẩm mỹ trở lên quan trọng hơn chức nămg sử dụng thông thường. - Nghề thủ công truyền thống: Là nghề thủ công đã có quá trình hình thành và phát triển qua nhiều đời thợ ( trên 100 năm) với những sản phẩm có tính cách riêng biệt được nhiều người biết đến. Ngành tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp: Là lĩnh vực sản xuất bao gồm các nghề thủ công và các cơ sở công nghiệp nhỏ. Thường các cơ sở công nghiệp nhỏ này có nguồn gốc từ các nghề thủ công phát triển thành. 2.Phân loại làng nghề truyền thống 2.1.Phân loại theo sự tồn tại và phát triển Suốt quá trình tồn tại và phát triển đến nay làng nghề được phân thành:làng nghề truyền thống và làng nghề mới.Trong đó : Làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời,trải qua nhiều thử thách của thời gian nhung vẫn duy trì và phát triển đồng thời được lưu truyền từ đời nay sang đời khác. 6 Làng nghề mới là những làng có ngành nghề được phát triển trong những năm gần đây,chủ yếu do sự lan toả làng nghề truyền thống hay do sự du nhập nghề mới trong quá trình giao lưu kinh tế giữa các vùng và giữa nước ta với các nước trên thế giới Ngay trong các làng nghề truyền thống cũng có sự đan xen giữa nghề mới và nghề truyền thống .Trong quá trình CNH-HĐH các làng nghề đã áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại như dệt La Phù(Hà Tây),gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội)… 2.2.Phân loại theo tính chất của sản phẩm Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: gốm,sứ,dệt,tơ tằm,chạm khắc gỗ, đá,thêu ren,mây tre đan các loại.Hiện nay các sản phẩm này đang được thị trường rất ưa chuộng bởi tính độc đáo,tinh xảo chứa đựng trong mỗi sản phẩm. Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống như rèn ,mộc,nề,hàn, đúc gang… Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thông thường như:dệt vải,dệt chiếu cói,làm nón ,may mặc… Những sản phẩm này đang phải chịu sự chèn ép của các sản phẩm làm từ nhựa,các chất nhân tạo tổng hợp. Làng nghề truyền thống chuyên chế biến lương thực,thực phẩm như xay sát,làm bún bánh,chế biến hải sản. Làng nghề truyền thống làm các nghề khác như :xây dựng,trồng hoa.cây cảnh… 3. Đặc điểm của làng nghề truyền thống 3.1. Làng nghề tồn tại ở nông thôn,gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp Theo điều tra hiện nay thì đa phần các làng nghề tập chung chủ yếu ở các vùng quê nông thôn, số ít còn lại thường nằm trong các thành thị hay ngoại 7 thành.Trước đây các làng nghề chưa được chú trọng phát triển như hiện nay,nên tiểu thủ công nghiệp chỉ được xem như là một ngành phụ,là ngành tạo thêm thu nhập và việc làm cho người người nông dân lúc nông nhàn còn nghề chính vẫn là làm nông nghiệp.Do đó mà các ngành tiểu thủ công nghiệp chưa được chú trọng phát triển nên sự phát triển của nó chỉ mang tính tự phát và phát triển manh mún và có tính thời vụ.Chính vì vậy mà nó có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. 3.2.Nguyên vật liệu của làng nghề thường là tại các địa phương Đa phần các làng nghề tồn tại và phát triển là do các làng nghề đó có sẵn nguồn nguyên để duy trì và phục vụ cho hoạt động sản xuất.Không chỉ có các sản phẩm tại địa phương mà còn do một bộ phận thương lái mang từ các địa phương khác mang đến nữa.Ngoài việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên ra các làng nghề còn tận dụng được những phế phẩm,phế liệu của các ngành khác như nghề rèn, đúc gang, đồng Như vậy vừa tận dụng được những nguyên liệu thừa của các ngành khác vừa bảo vệ được môi trường. 3.3.Tay nghề của người lao động trong làng nghề Đa phần người lao động trong làng nghề có trình độ kỹ thuật cao,tay nghề tinh xảo,khéo léo có đầu óc thẩm mỹ và đầy tính sáng tạo.Nhất là các làng nghề tồn tại lâu đời,hình thành nên những làng nghề thủ công truyền thống như làng nghề gốm sứ Bát Tràng có bề dày lịch sử 500 năm,nghề khảm trai Chuyên Mỹ(Hà Tây) có từ thế kỷ XII,làng giấy gió Dương Ô (Bắc Ninh) có lịch sử trên 800 năm. 3.4. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu mang tính đơn chiếc,có tính thẩm mỹ cao mang đậm bản sắc dân tộc,văn hoá Số lượng làng nghề nhiều nên rất đa dạng và phong phú.Chính vì thế mà các sản phẩm làm ra cũng rất đa dạng và phong phú về chủng loại ,mẫu 8 mã,kiểu dáng.Do các sản phẩm được làm ra chủ yếu bằng thủ công chứ không phải theo dây truyền máy móc nên số lượng làm ra không nhiều,chủ yếu mang tính đơn chiếc.Cũng chính các sản phẩm mang đặc tính đơn chiếc đồng thời lại được tạo ra dưới bàn tay khéo léo,sáng tạo của người nghệ nhân nên các sản phẩm làm ra có tính thẩm mỹ cao mang đậm bản sắc dân tộc. 3.5. Hình thức tổ chức và quản lý trong các làng nghề chủ yếu dưới dạng hộ gia đình,ngoài ra còn có sự hình thành các tổ hợp tác và các doanh nghiệp. Các làng nghề chủ yếu được hình thành và phát triển từ lâu đời nên yêu cầu về cơ sở hạ tầng không đòi hỏi cao như các ngành nghề khác.Trong khi đó vốn đầu tư cho phát triển làng nghề không lớn nhưng giá trị làm ra thì không nhỏ,thời gian thu hồi vốn kinh doanh nhanh, độ rủi ro ít.Nếu như các ngành nghề cao như dịch vụ,công nghiệp,xây dưng…đòi hỏi phải có trình độ quản lý cao,phức tạp thì việc quản lý cơ sở làng nghề không đòi hỏi phải có trình độ cao hiểu biết rộng,không phúc tạp,phù hợp với trình độ của chủ hộ ,chủ doanh nghiệp vốn xuất thân từ nông dân.Các hộ cá thể là tổ chức kinh tế đóng vai trò chủ đạo chính trong việc phát triển các làng nghề.Các sản phẩm ở các làng nghề được làm ra chủ yếu dựa trên công nghệ,quy trình sản xuất thủ công hoặc bán cơ khí.Các hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra tại nhà, đó vừa là nơi sinh hoạt hàng ngày của hộ vừa là nơi diễn ra sản xuất.Do đó mà các nhà xưởng ,nơi sản xuất ra sản phẩm làng nghề đa phần là của chủ hộ chứ không phải thuê mướn. 4.Vai trò của làng nghề: 4.1. Tạo công ăn việc làm cho người lao động. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp từ các hộ gia đình đến các công ty TNHH ở các làng nghề đã thu hút một số lượng lớn lao động sản xuất phi nông nghiệp, hạn chế số dân bỏ làng ra thành thị tìm việc làm. Ngành nghề 9 tiểu thủ công đã thu hút từ 30- 70% số hộ và từ 50- 90% số lao động tham gia sản xuất làng nghề. Các làng nghề trong tỉnh đã thu hút được 214.458 lao động thường xuyên. Ngoài ra còn thu hút được nhiều lao động nơi khác đến làm thuê như làng dệt kim La Phù, đan cỏ tế xã Phú Túc, khảm trai xã Chuyên Mỹ (Phú Xuyên)…Sự phát triển của các làng nghề đã kéo theo nhiều dịch vụ phát triển như dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, chuyên chở, kinh doanh hàng hoá, ăn uống cho làng nghề tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Từ năm 2003- 2006 các làng nghề đã tăng 63.094 lao động trong sản xuất công nghiệp- TTCN. Cơ cấu lao động CN- TTCN và dịch vụ chiếm 83,8% trong tổng số lao động. Lao động thuần nông chỉ còn 16,92%. Từ đó đã phân công lại lao động nông thôn. 4.2. Nâng cao đời sống nhân dân. Ngành nghề đã góp phần nâng cao thu nhập và khả nămg tích luỹ của người lao động. Đời sống nhân dân nhất là ở các làng nghề ngày càng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người ở làng nghề, người tham gia sản xuất làng nghề thường cao hơn 1,5- 2 lần thu nhập bình quân của cả làng. 4.3. Hạn chế di dân tự do ra thành phố. Hà Tây liền kề thủ đô Hà Nội, sức ép về việc làm và thu nhập đã thúc đẩy nông dân ra thành phố tìm việc làm. Quá trình di dân ra thành phố gâp áp lực đối với các điều kiện dịch vụ, cơ sở hạ tầng của thành phố, gây khó khăn cho việc quản lý trật tự xã hội của thành phố. Hà Tây ngành nghề ngày càng phát triển với 1.180 làng có nghề, nên người dân có thu nhập ổn định, gắn bó với làng quê. Vì vậy hiện nay đã hạn chế việc di dân ra thành phố, đồng thời thu hút lao động ở các địa phương khác đến làm việc, góp phần xoá đói giảm nghèo. 4.4. Phát huy nội lực địa phương, phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. 10 [...]... các làng nghề, làng có nghề công nghiệp- TTCN dịch vụ (số hộ, lao động, thu nhập, nguồn lao động, giá trị sản lượng thực tế thị trường) a Số hộ, số lao động làng nghề, làng có nghề - Số hộ sản xuất kinh doanh các làng nghề: 35 Giai đoạn từ năm 2003- 2006 số hộ, làng nghề, làng có nghề ngày càng tăng Năm 2003 có 87.610 hộ trong 160 làng nghề, đến năm 2006 tổng số hộ là 125.032 hộ tăng 37.422 hộ, số làng. .. nhau 4 Chú trọng đầu tư phát triển các nhóm nghề tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu,thực hiện chính sách miễn giảm thuế cho những sản phẩm này trong vài năm đầu 5 Thành lập các hiệp hội làng nghề 20 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH HÀ TÂY 1 Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2006 1.1.Vị trí của tỉnh Hà Tây so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng... giữa truyền thống và hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề. ` 6 Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước Châu Á Hiện nay việc phát triển làng nghề truyền thống được coi là một trong những giải pháp tích cực,góp phần giải quyết những vâvs đề KT-XH nông thôn, tạo việc làm cho người lao động với thu nhập cao hơn thu nhập từ nông nghiệp.Tuy nhiên trong quá trình phát triển, mỗi... 1.180 làng có nghề chiếm 80,8% trong tổng số 1.460 làng của tỉnh, tốc độ tăng bình quân 4,6%/năm, UBND tỉnh đã công nhận 240 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề chiếm 16,4% tổng số làng nghề 14/4 huyện thị và thành phố điều có làng nghề được cấp bằng công nhận làng nghề: huyện Thanh Oai 47 làng nghề, Thường Tín 40 làng, Phú Xuyên 36 làng, Chương 34 Mỹ 28 làng, Ba Vì 14 làng, Hoài Đức 14 làng, Quốc Oai 13 làng, ... tỷ đồng có 9 làng, đặt biệt cao một số làng như: làng nghề diệt kim, sản xuất bánh kẹo La Phù (Hoài Đức), giá trị sản xuất đạt trên 400tỷ đồng/năm 3 Thực trạng phát triển làng nghề công nghiệp- TTCN 3.1 Phân bố và quy mô số lượng làng nghề, làng có nghề Trong những năm qua việc xây dựng và phát triển làng nghề tăng nhanh Trên cơ sở đào tạo truyền cấy nghề Toàn tỉnh năm 2002 có 972 làng có nghề, đến năm... lớn Làng nghề, ngành nghề phát triển kéo theo sự đầu tư xaay dựng cơ sở hạ tầng làng nghề: như giao thông được nâng cấp, cải tạo, thiết chế văn hoá ở cơ sở được quan tâm xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt về vật chất, đồng thời bảo tồn phát huy giá trị bản sắc văn hoá của các làng nghề tại địa phương Lịch sử phát triển làng nghề của tỉnh Hà Tây gắn với sự phát triển văn hoá của dân tộc Mỗi làng nghề. .. phục 2.7 Ngành nghề da giầy, khâu bông Đến năm 2006 có 12 làng có nghề chiếm 1,02 trong các ngành nghề của tỉnh, trong đó huyện Phú Xuyên ( 3 làng) , Thanh Oai (7 làng) , Thành Phố Hà Đông (1 làng ), UBND tỉnh đã công nhận 6 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề Nguyên liệu chính của làng nghề là sản phẩm thuộc da của Trâu, Bò…tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người Ngành nghề có xu hướng phát triển, ... quốc gia) Nguồn số liệu: cục thống kê tỉnh Hà Tây 22 1.2.Thực trạng dân số, lao động và cơ cấu lao động Dân số tỉnh Hà Tây năm 2006 là 2,551 triệu người tăng bình quân hàng năm 0,86%; tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,07%/ năm Tỷ lệ dân số ở thành thị chiếm 11% Quy mô dân số đô thi ở tỉnh Hà Tây quá thấp tương đương 1/3 mức bình quân chung của cả nước Dân số ở nông thôn chiếm 89% Trong đó số việc làm năm... nghiệp tỉnh Hà Tây Trong 240 làng nghề: Ngành nghề sơn mài, khảm trai có 11 làng; giầy da khâu bông 6 làng; mây tre giang đan, cỏ tế, tăm hương 73 làng; Thêu ren 28 làng Nón lá, mũ 21 làng; cơ kim khí, điện, rèn 12 làng; chế biến nông sản thực phẩm 38 làng; dệt may 22 làng; chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp 12 làng; Nghề trạm điêu khắc đá, kim loại, gỗ, sừng 9 làng; nghề đan tơ lưới, dệt chã 3 làng. .. Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc, Đài Loan… Nghề phát triển hầu hết ở các huyện, thành phố trong tỉnh với 345 làng nghề, chiếm 29,24% số làng có nghề của tỉnh Đến nay có 73/345 làng được UBND công nhận làng đạt tiêu chuẩn làng nghề Năm 2006, làng nghề đạt giá trị 524,76 tỷ đồng , thu hút 32.227 hộ với 87.861 lao động trong nghề Thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/năm Hiện nay, 272 làng . về phát triển làng nghề truyền thống. - Chương II: Thực trạng về phát triển làng nghề truyền thống ở Tỉnh Hà Tây. - Chương III: Một số giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống. thống nông thôn tỉnh Hà Tây. 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN 1. Một số khái niện chung về làng nghề, ngành nghề nông thôn. 1.1. Làng nghề: Là một cụm dân cư sinh sống. triển làng nghề, ngành nghề truyền thống nông thôn tỉnh Hà Tây. - Phạm vi nghiên cứu: một số giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống tỉnh Hà Tây giai đoạn từ 2007-2010 định hướng

Ngày đăng: 04/08/2014, 14:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan