Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn

59 763 1
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Marketing hỗn hợp (marketing mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Thuật ngữ lần lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960,1 mà nay đã được sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học. Tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã chở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, sự cạnh tranh càng ngày càng gay gắt của thị trường đang thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ. Mỗi doanh nghiệp đều vì sự tồn tại và phát triển của mình. Khiến tất cả các doanh nghiệp đều phải nỗ lực hết mình trên mọi phương diện để có được sự hiệu quả sản xuất kinh doanh thật tốt, quản trị kinh doanh hữu hiệu, giảm được chi phí, tăng doanh thu và tạo ra khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Theo mục tiêu và chương trình đào tạo của nhà trường. Nhà trường đã để một khoảng thời gian cho sinh viên đi thực tập, để cọ sát với thực tế nhiều hơn. Trong quảng thời gian thực tập ở Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn . Em đã tiếp thu được những cách thức kinh doanh trên thực tế, củng cố được kiến thức đã học. Với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Bùi Thị Quỳnh Trâm và các cán bộ công nhân viên trong công ty. Em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn”. Với mong muốn học hỏi thêm nghiệp vụ chuyên môn và đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện thêm hoạt động Marketing của công ty, để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh hơn. Tuy nhiên với kiến thức non yến và sự nắm bắt tình hình vấn đề thực trạng của công ty còn nhiều hạn chế, nên em không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kết cấu của đề tài bao gồm ba nội dung chính: CHƯƠNG I: Marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động Marketing của Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn CHƯƠNG III: Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động Marketing của Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn Em xin chân thành cảm ơn! 1 CHƯƠNG I MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I Khái niệm Marketing, vai trò của Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp 1 Khái niệm Marketing Thuật ngữ marketing được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường trường Đại học Michigan ở Mỹ, đến năm 1910, tất cả các trường Đại học tổng hợp ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn học này. Suốt trong gần nửa thế kỷ, marketing chỉ được giảng dạy trong phạm vi các nước nói tiếng Anh. Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, nó mới được truyền bá sang Tây Âu và Nhật Bản. Quá trình quốc tế hoá của marketing đã phát triển rất nhanh. Ngày nay, các doanh nghiệp muốn kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao đều cần phải có sự hiểu biết và vận dụng marketing hiện đại. Định nghĩa tổng quát về marketing của Philip Kotler: Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi. Định nghĩa này bao trùm cả marketing trong sản xuất và marketing xã hội. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa trên, chúng ta nghiên cứu một số khái niệm: Nhu cầu: là một cảm giác về sự thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Ví dụ: nhu cầu ăn, uống, đi lại, học hành, giải trí Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra, Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của con người. Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội như trường học; nhà thờ, chùa chiền; gia đình, tập thể và các doanh nghiệp kinh doanh. Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều. Một nhu cầu có thể có nhiều mong muốn. Các doanh nghiệp thông qua hoạt động marketing có thể đáp ứng các mong muốn của khách hàng để thực hiện mục tiêu của mình. Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua sắm. Nhà kinh doanh có thể phát hiện ra nhu cầu tự nhiên vào mong muốn của con người. Họ có thể chế tạo ra đủ loại hàng hóa với những đặc tính tốt, hoàn hảo, 2 nhưng họ lại chẳng tiêu thụ được bao nhiêu nếu chi phí sản xuất ra quá lớn, giá cao đến mức khó mua nổi. Khi đó nhu cầu tự nhiên và mong muốn ko thể biến thành nhu cầu có khả năng thanh toán(cầu thị trường, cầu hiện thực) Khi khách hàng quyết định mua sắm một nhãn hiệu hàng hóa cụ thể, họ thường kỳ vọng vào những lợi ích do tiêu dùng hàng hóa đó đem lại. Cùng một nhu cầu có nhiều hàng hóa hoặc nhãn hiệu hàng hóa có thể hướng đến thỏa mãn. Nhưng theo cảm nhận của người tiêu dùng thì mức độ cung cấp những lợi ích của hàng hóa đó ko giống nhau. Hàng hóa này có ưu thế về cung cấp lợi ích này, nhưng hạn chế trong việc cung cấp lợi ích khác. Khi quyết định mua, người tiêu dùng phải lựa chọn. Để lựa chọn, người tiêu dùng phải căn cứ vào khả năng thỏa mãn nhu cầu của từng hàng hóa và nhãn hiệu. Cách làm như vậy hình thành khái niệm giá trị tiêu dùng. Giá trị tiêu dùng của một sản phẩm là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng của nó trong việc thỏa mãn nhu cầu đối với họ. Để quyết định mua hàng, khách hàng phải quan tâm đên chi phí đối với nó. Theo quan niệm của người tiêu dùng thì chi phí đối với một hàng hóa là tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được những lợi ích do tiêu dùng hàng hóa đó mang lại. Khi đánh giá được giá trị tiêu dùng và chi phí đối với từng hàng hóa sẽ có căn cứ để chọn hàng hóa. Sự thỏa mãn là mức độ về trạng thái cảm giác của người tiêu dùng bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm với những kỳ vọng của họ. Trao đổi là hành vi nhận từ một người hoặc một tổ chức nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người hoặc tổ chức một thứ gì đó. Trao đổi là quá trình, chỉ xảy ra khi có các điều kiện: - Ít nhất phải có hai bên, mỗi bên phải có một thứ gì đó có thể có giá trị với bên kia - Mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao hàng hoá, dịch vụ hoặc một thứ gì đó của mình - Mỗi bên đều mong muốn trao đổi và có quyền tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của bên kia, hai bên thoả thuận được những điều kiện trao đổi. Giao dịch là một cuộc trao đổi mang tính chất thương mại những vật có giá trị giữa hai bên. Điều kiện để tham gia giao dịch: -Ít nhất có hai vật có giá trị -Những điều kiện thực hiện giao dịch đã thỏa thuận xong 3 -Thời gian thực hiện đã thỏa thuận xong -Địa điểm thực hiện đã thỏa thuận xong Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. Marketing là quá trình xác định tham gia và sáng tạo ra nhu cầu mong muốn tiêu thụ sản phẩm và tổ chức tất cả nguồn lực của công ty nhằm làm hài lòng người tiêu dùng để đạt được lợi nhuận hiệu quả cho cả công ty và người tiêu dùng" (G. F. Goodrich ). Nói chung có rất nhiều quan niệm về Marketing tuy nhiên chúng ta có thể chia làm hai quan niệm đại diện, đó là quan niệm truyền thống và quan niệm hiện đại. Quan niệm truyền thống: Bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh, liên quan đến việc hướng dòng sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ một cách tối ưu. Quan niệm Marketing hiện đại: Là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thật sự về một sản phẩm cụ thể, đến việc chuyển sản phẩm đó tới người tiêu thụ một cách tối ưu. Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác. Khái niệm marketing nên được biểu hiện rõ sự chỉ dẫn hướng đến con đường lập kế hoạch, giúp doanh nghiệp phân tích, cực đại hoá lợi nhuận và làm thoả mãn nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những điểm mạnh và những điểm yếu của nó trong các lĩnh vực chức năng hoạt động khác như:sản xuất, tài chính, kỹ thuật và nhân sự. Các kế hoạch marketing cần phải tạo cân bằng các mục tiêu, nhu cầu tiêu thụ và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp 2 Vài trò của Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh. Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng về khoa học – công nghệ, những đạo luật mới, 4 những chính sách quản lý thương mại mới và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút. “Các công ty đang phải chạy đua với nhau trên một tuyến đường với những biển báo và luật lệ luôn thay đổi, không có tuyến đích, không có chiến thắng vĩnh cửu. Họ buộc phải không ngừng chạy đua và hy vọng là mình đang chạy theo đúng hướng mà công chúng mong muốn”. Marketing là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận của hàng hoá - dịch vụ từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng, nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, duy trì và phát triển thị trường. Marketing còn áp dụng trong nhiều lĩnh vực xã hội. Philip Kotler đã viết: “ Trong thế giới phức tạp ngày nay, tất cả chúng ta đều phải am hiểu marketing. Khi bán một chiếc máy bay, tìm kiếm việc làm, quyên góp tiền cho mục đích từ thiện, hay tuyên truyền một ý tưởng, chúng ta đã làm marketing Kiến thức về marketing cho phép xử trí khôn ngoan hơn ở cương vị người tiêu dùng, dù là mua kem đánh răng, một con gà đông lạnh, một chiếc máy vi tính hay một chiếc ô tô Marketing đụng chạm đến lợi ích của mỗi người chúng ta trong suốt cả cuộc đời” Marketing áp đặt rất mạnh mẽ đối với lòng tin và kiểu cách sống của người tiêu dùng. Vì thế, những người kinh doanh tìm cách để làm thoả mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể thanh toán được. Phạm vi sử dụng marketing rất rộng rãi, marketing liên quan đến nhiều lĩnh vực như: hình thành giá cả, dự trữ, bao bì đóng gói, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động và quản lý bán hàng, tín dụng, vận chuyển, trách nhiệm xã hội, lựa chọn nơi bán lẻ, phân tích người tiêu dùng, hoạt động bán sỉ, bán lẻ, đánh giá và lựa chọn người mua hàng công nghiệp, quảng cáo, mối quan hệ xã hội, nghiên cứu marketing, hoạch định và bảo hành sản phẩm. Marketing phản ánh một chức năng cơ bản của kinh doanh giống như chức năng sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực Những chức năng ngày đều là những bộ phận tất yếu mặt tổ chức của một công ty. Nhiệm vụ cơ bản của Marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giống như sản xuất tạo ra sản phẩm. Từ đó xét về yếu tố cấu thành của nội dung, quản lý doanh nghiệp thì Marketing là một chức năng có mối liên hệ thống nhất hữu cơ với các chức năng khác. Nó là đầu mối quan trọng của một chơ thể quản lý thống nhất trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. 5 Nếu một doanh nghiệp nào bước vào kinh doanh mà lại không thấu hiểu Marketing thì chẳng khác nào một cơ thể sống tự tách khỏi điều kiện tồn tại. Như vậy xét về mặt chức năng thì Marketing vừa chi phối vừ bị chi phối bởi các chức năng khác. Nói một cách khách, khi xác định chiến lược Marketing, đề ra các mục tiêu chiến lược, chẳng hạn như công ty quyết định vươn lên vị trí dẫn đầu về chất lượng một loại sản phẩm nào đó, để thu hút những khách hàng có thu nhập bậc cao, khi đó để tránh rơi vào mơ tưởng, thì công ty buộc phải cân nhắc xem vốn liếng thế nào, công nghệ kỹ thuật ra sao, trình độ tay nghề của công nhân có đáp ứng được hay ko? Nếu như tất cả, hoặc thậm chí một mặt nào đó không thể đáp ứng được thì dù chức năng hoạt động Marketing có tìm ra một tập hợp khách hàng hấp dẫn nào đó thì nó cũng chở nên vô nghĩa. Chức năng Marketing của doanh nghiệp luôn luôn chỉ cho doanh nghiệp những điều sau đây: -Khách hàng của doanh nghiệp là ai? họ sống và mua hàng ở đâu? là nam hay nữ? -Họ cần loại hàng hóa nào? Loại hàng hóa đó có những đặc tính gì? Bao gói ra sao? Vì sao họ cần những đặc tính đó mà không phải là những đặc tính khác? So với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh, hàng hóa của công ty có những ưu thế và hạn chế gì? -Giá hàng của công ty quy định là bao nhiêu? Tại sao giá như vậy mà ko phải là giá khác? Nếu tăng giảm giá, thì khi nào tăng? khi nào giảm giá? -Doanh nghiệp tự tổ chức lực lượng bán hàng hay dựa vào lực lượng khác? Nếu dựa vào lực lượng khác thì lực lượng đó là ai? Dựa vào bao nhiêu người? -Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hóa của doanh nghiệp? Tại sao lại dùng cách thức này mà không dùng cách thức khác? -Hàng hóa của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau khi bán ko? Loại hình nhiệm vụ nào của doanh nghiệp có khả năng cung cấp nhất? Vì sao? II Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing 1 Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh, không thể kiểm soát. 1.1 Môi trường văn hóa xã hội Trong hệ thống các giá trị văn hoá, các giá trị văn hoá tinh thần, văn hoá phi vật thể có tác động mạnh mẽ và phổ biến đến hoạt động marketing thông qua rất nhiều các biến số khác nhau, song có thể được chia thành hai nhóm: 6 Nhóm thứ nhất, bao gốm tập hợp các biến số như: trình độ sử dụng những cải tiến kỹ thuật, những phát hiện khoa học trong các lĩnh vực của đời sống sản xuất xã hội, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của những người lao động; trình độ phổ cập giáo dục, văn học nghệ thuật trong nhân dân. Đặc điểm của những biến số này là nó không tồn tại chính trong cái gọi là “yếu tố môi trường văn hoá” thuộc hệ thống các yếu tố của môi trường kinh doanh của DN, mà nó được luật pháp hoá hay thể chế hoá dưới dạng những biến số của môi trường luật pháp; môi trường khoa học, kỹ thuật và công nghệ; hoặc môi trường dân số; môi trường nhân khẩu học. Nhóm thứ hai, bao gốm rất nhiều biến số như: ngôn ngữ; những biểu tượng; tôn giáo; cách sử dụng thời gian, không gian; cách quan niệm về tình bạn; tâm lý; lối sống, nếp sống; truyền thống, tập quán, những điều cấm kỵ Thông thường trong nghiên cứu lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn các biến số văn hoá thuộc nhóm thứ hai này mới chính thức được sắp xếp và được xem xét như là những bộ phận cấu thành và tạo nên nội dung đích thực của yếu tố “môi trường văn hoá” cho hoạt động marketing. Ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá lên hoạt động marketing của doanh nghiệp là tác động lên chính hành vi của các chủ thể kinh doanh hay hành vi của các nhà hoạt động thị trường. Những hành vi đó sẽ in dấu lên các biện pháp marketing mà họ thực hiện. Ví dụ: những quy tắc xã giao, cách nói năng cư xử của một nền văn hoá nào đó mà các nhà hoạt động thị trường chịu ảnh hưởng sẽ đựơc họ mang theo và sử dụng trong quá trình giao tiếp, đàm phán, thương lượng với khách hàng. Trong trường hợp này văn hoá đã tác động hay chi phối trực tiếp đến loại công cụ thứ tư của Marketing- công cụ xúc tiến hỗn hợp với ý nghĩa giao tiếp, truyền thông. So với ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp của văn hoá mang tính thường xuyên hơn với diện tác động rộng hơn. Các giá trị văn hoá được truyền tải thông qua các tổ chức như: gia đình, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội, trường học, v.v từ đó mà ảnh hưởng đến người mua để rồi quyệt định các biện pháp marketing của người bán. Tác động của văn hoá đến người mua không chỉ tập trung ở nhu cầu mong muốn của họ mà còn được thể hiện qua thái độ của con người đối với bản thân mình, đối với người khác, đối với các chủ thể tồn tại trong xã hội, đối với tự nhiên và vũ trụ Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng đến các biện pháp marketing. Văn hoá với tư cách là yếu tố của môi trường marketing ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động marketing của các DN, cụ thể: 7 - Văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong marketing như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược marketing chung, các quyết định về nhiệm vụ mục tiêu tổng quát của DN và hoạt động marketing. - Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến thuật, các sach lược, các biện pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể của nhà hoạt động thị trường trong quá trình làm marketing. - Văn hoá hầu như ảnh hưởng một cách toàn diện đến các công cụ khác nhau của hệ thống marketing- mix của DN trong đó đặc biệt đáng lưu ý là ảnh hưởng đến công cụ sản phẩm, phân phối và xúc tiến hỗn hợp. Mỗi một biến số của văn hoá có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình hoạt động marketing của DN. Thực tế đã cho thấy, có thể biến số này của văn hoá có ảnh hưởng mạnh mẽ đến một hoạt động nào đó của marketing, còn biến số khác lại ít có liên quan hoặc ảnh hưởng không đáng kể. Nếu nhìn ngược lại từ phía các công cụ của marketing- mix người ta đã đưa ra một số tổng kết về sự tác động của một số biến số văn hoá như sau: Thứ nhất, chính sách xúc tiến hỗn hợp bị ảnh hưởng sâu sắc bởi vấn đề ngôn ngữ. Chẳng hạn, các quảng cáo có thể cần phải thay đổi vì một chiến dịch hoặc biểu ngữ dùng trong nền văn hoá nào có thể có ý nghĩa xấu hổ ở một nền văn hoá khác. Thứ hai, sự chấp nhận sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn thái độ và giá trị. Ví dụ, ở Việt Nam người ta thường kiêng ăn mực, ăn vịt vào đầu tháng. Thứ ba, chính sách giá thường bị ảnh hưởng bởi các thái độ văn hoá đối với sự thay đổi thông qua cái gọi là “giá tâm lý”. Ở một số nơi, sự thay đổi thường xem là tích cực nên hàng thời trang mốt được đặt giá rất cao vì nó tượng trưng cho sự thay đổi. Nhưng ở nơi khác sự thay đổi có thể đựơc xem là không tốt, một mức giá cao hơn cho sản phẩm mới thường chỉ làm sản phẩm trở nên quá đắt cho người tiêu dùng bình thường. Thứ tư, hệ thống phân phối thường bị ảnh hưởng bởi các chế định xã hội. Ví dụ, ở một số quốc gia, mối liên hệ giữa người cung cấp và người mua thường dựa trên quan hệ họ hàng bất kể là xa hay gần. Những người không phải là thành viên họ hàng sẽ bị loại khỏi các giao dịch kinh doanh trong một số kênh phân phối nào đó. Trong một nền văn hoá các giá trị văn hoá có tính bền vững và tính phổ cập khác nhau và do đó ảnh hưởng không giống nhau đến hoạt động marketing của các doanh nghiệp. Bên cạnh những giá trị văn hoá mang tính phổ cập và thống nhất thì luôn tồn tại 8 các giá trị văn hoá mang tính địa phương đặc thù, còn gọi là các nhánh văn hoá. Những giá trị văn hoá phổ cập thống nhất có ảnh hưởng rộng lớn trong phạm vi toàn xã hội và tạo nên những đặc tính chung trong nhu cầu, ước muốn, hành vi tiêu dùng của đông đảo người mua trong một quốc gia, một dân tộc. Ví dụ, nói đến truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam phải nói đến tập quán tiêu dùng cơm gạo với những phương tiện để ăn như bát đũa v.v Còn ở nhiều nước phương Tây thì đó là bánh mì, bơ, sữa, thịt với các phương tiện thìa, dĩa v.v Các giá trị văn hoá đặc thù tạo nên phong cách riêng trong nhu cầu hành vi, đặc tính mua bán của từng nhóm người tiêu dùng trong xã hội. Các giá trị văn hoá ấy có thể được phân biệt theo vùng, loại tín ngưỡng, khu vực địa lý, nhóm dân tộc hay từng tầng lớp người. Cùng với sự tồn tại của các giá trị văn hoá cơ bản, cốt lõi, truyền thống gọi là các giá trị văn hoá sơ phát còn có các giá trị văn hoá không cơ bản, tạm thời hay là giá trị văn hoá thứ phát. Các giá trị văn hoá cốt lõi được hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, được củng cố bằng những quy chế cơ bản của xã hội và có tính bền vững rất cao. Điều này cũng đã quyết định tính chất bền vững của những tập tính tiêu dùng của người mua chịu ảnh hưởng sâu sắc của những giá trị văn hoá đó. Ngược lại, các giá trị văn hoá thứ phát lại dễ có thể thay đổi hơn, dễ điều chỉnh hơn và tương tự như vậy người ta có thể làm thay đổi, điều khiển được hành vi tiêu dùng bị quy định bởi các giá trị văn hoá này. 1.2 Môi trường chính trị, pháp luật Môi trường chính trị là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quyết định Marketing của doanh nghiệp. Môi trường chính trị bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội. Sự tác động của môi trường chính trị tới các quyết định Marketing phản ánh sự tác động can thiệp của các chủ thể quản lý vĩ mô tới kinh doanh của doanh nghiệp. Vũ đài chính trị ảnh hưởng lớn tới những quy định của pháp luật trong kinh doanh và sức mua của khách hàng và các doanh nghiệp khác. Bạn phải xem xét các vấn đề như: - Mức độ ổn định của môi trường chính trị như thế nào? -Liệu chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật và các quy định về hoạt động kinh doanh và thuế hay không? -Chính phủ có ảnh hưởng thế nào trong chính sách marketing? -Chính sách của Chính phủ với nền kinh tế đất nước như thế nào? 9 -Chính phủ có những đánh giá, nhìn nhận về văn hoá và tôn giáo như thế nào? -Chính phủ có tham gia các hiệp định thương mại như EU, NAFTA, ASEAN hay những hiệp định khác không? 1.3 Môi trường kinh tế và công nghệ Các marketer cần phải biết đánh giá tình trạng nền kinh tế thương mại trong thời gian trước mắt và lâu dài. Điều này đặc biệt đúng khi lập kế hoạch marketing quốc tế. Bạn cần phải xem xét các yếu tố kinh tế như: -Tỷ lệ lãi suất. -Tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp tính theo đầu người. -Triển vọng GDP dài hạn tính trên đầu người và một số yếu tố khác. Công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, nó là động lực chính trong toàn cầu hoá. Hãy xem xét những điểm sau: -Công nghệ có cho phép các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất với giá rẻ hơn và tiêu chuẩn chất lượng cao hơn không? -Công nghệ có cung cấp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp các sản phẩm và dịch vụ mới hơn như hoạt động ngân hàng trực tuyến, điện thoại di động thế hệ mới ? -Công nghệ mới thay đổi việc phân phối sản phẩm như thế nào ví dụ như bán sách, vé máy bay hoặc đấu giá qua Internet? -Công nghệ có mang lại cho các doanh nghiệp cách giao tiếp mới với người tiêu dùng ví dụ như biểu ngữ quảng cáo trên Internet (banner), Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) 1.4 Môi trường địa lý sinh thái Các điều kiện về tự nhiên và cơ sở hạ tầng tham gia vào quá trình hình thành cơ hội và khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố về địa lý đóng vai trò to lớn và nó ảnh hưởng tới cách thức và phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và xem xét yếu tố địa lý có liên quan đến khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Vì vậy các quyết định về địa điểm bán hàng phi được cân nhắc và lựa chọn phù hợp với yêu cầu cũng như khả năng chinh phục khách hàng. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên không chỉ liên quan đến vấn đề phát triển bền vững của một quốc gia mà còn liên quan đến phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc môi trường này cần kể đến là: Các công trình giao thông, thông tin liên lạc, sự thiếu các nguồn nguyên liệu thô, mức gia tăng ô nhiễm, vai trò của nhà nước trong bảo vệ môi trướng sinh thái đây là 10 [...]... Thị phần (market share) • Lòng trung thành (Brand loyalty) • Nhận biết thương hiệu (Brand awareness) • Chất lượng cảm nhận (Perceived quality) 30 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN ĐÔ I Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn 1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn Giới thiệu về Công ty cổ phần quảng. .. việc kinh doanh và sản xuất cửa nhựa- sản phẩm chính của công ty Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Giám đốc có quyền cao nhất trong công ty, phụ trách chung các mặt trong hoạt động quản lý kinh doanh, trực tiếp điều hành giám sát các mặt của một số đơn... tạo Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn đã có những bước tiến vượt bậc cả về qui mô, số lượng, chất lượng trong đào tạo Về mặt hiệu quả của công tác đào tạo nhân sự: Tính hiệu quả thể hiện sự thành công hay thất bại của chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nếu kết quả tốt thì chứng tỏ công ty đã xây dựng một chương trình phát triển hợp lý, phù hợp với tình hình và đặc điểm của công ty và. .. hay tư tưởng hành động mà người ta trả tiền để nhận biết người quảng cáo Quảng cáo thực hiện việc giới thiệu những thông tin về hàng hoá đem những thông tin cần thiết đến với khách hàng, tạo sự chú ý và tạo sự tác động vào khách hàng Trong kinh doanh thương mại, quảng cáo thường hướng vào nội dung sau: • Giới thiệu tên và đặc điểm của hàng hoá và các loại hàng hoá kinh doanh • Giới thiệu các chỉ tiêu... quảng cáo Lam Sơn Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN ĐÔ Tên giao dịch: TAN DO JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: TAN DO ,JSC Giám đốc: Nguyễn Xuân Đông Địa chỉ: 147 Đường Nghi Tàm - Yên Phụ, Q Tây Hồ, Thành phố Hà Nội Tel: 7196058 Fax: 7196059 Số ĐKKD: 0103002570 Vốn điều lệ: 8.000.000.000 VNĐ Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần Quá trình phát triển của công ty Công ty cổ phần Tân Đô ( trước đây là công. .. với quảng cáo Bên cạnh đó còn có các phương tiện kích thích cơ bản khác nữa là tuyên truyền và bán hàng trực tiếp Đối với một doanh nghiệp thương mại thì hoạt động sản xuất xúc tiến chủ yếu vẫn là hoạt động quảng cáo và kích thích tiêu thụ Ngoài ra để hỗ trợ cho công tác tiêu thụ, doanh nghiệp thương mại quan tâm đặc biệt tới các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng 8 Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing. .. hướng hiệu quả và phù hợp với công việc Khi đó bộ phận Marketing sẽ hoạt động được hết khả năng, tạo cơ hội chiếm lấy thị phần của công ty được nhiều hơn Với phương châm là chất lượng cao, giá thành hợp lý, dich vụ hậu mãi tốt và có tâm trong nghề, công ty khẳng định rằng trong thời gian tới sẽ tăng số lượng khách hàng thể hiện qua các đơn đặt hàng và các hợp đồng 2 Đặc điểm về lao động của công ty Toàn... nhiêm thực hiện hoặc triển khai đến đối tượng thực hiện Mỗi bộ phận chức năng có nhiệm vụ và quyền hạn riêng được quy định cụ thể bằng văn bản Để nâng cao hiệu quả quản lý, hiện nay bộ phận quản lý của công ty là cấp quản lý giữa ban giám đốc công ty đối với các đơn vị Hiện nay công ty tổ chức bộ máy quản lý gồm: + Giám đốc : Nguyễn Xuân Đông + Phó giám đốc : Lại Đắc Lực + Quản đốc phân xưởng : Đỗ Công. .. doanh chính, công ty đã đăng ký thêm ngành nghề đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, bất động sản Trong bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề nào công ty cũng chú trọng tới việc đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất có thể và với chất lượng cao 2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần Tân đô Công ty cổ phần Tân Đô là một doanh nghiệp kinh doanh những lĩnh vực sau: Kinh doanh và sản xuất... trường b Nội dung của xúc tiến Để hoạt động xúc tiến có hiệu quả thì chúng cần được tổ chức thực hiện một cách có hệ thống thông qua việc xây dựng một chiến lược truyền thống khuyến mại có hiệu quả 28 Chiến lược này gồm bốn phương tiện tác động cơ bản là quảng cáo, kích thích tiêu thụ, truyền thống và bán hàng trực tiếp Quảng cáo là bất cứ loại hình nào có sự hiển diện không trực tiếp của hàng hoá dịch . II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động Marketing của Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn CHƯƠNG III: Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động Marketing của Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn. Quỳnh Trâm và các cán bộ công nhân viên trong công ty. Em đã quyết định chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn . Với mong. hơn. Trong quảng thời gian thực tập ở Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn . Em đã tiếp thu được những cách thức kinh doanh trên thực tế, củng cố được kiến thức đã học. Với sự giúp đỡ của giáo viên

Ngày đăng: 04/08/2014, 08:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I Khái niệm Marketing, vai trò của Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp

    • 1 Khái niệm Marketing

    • 2 Vài trò của Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp

    • II Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing

      • 1 Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh, không thể kiểm soát.

      • III Nội dung cơ bản của Marketing trong doanh nghiệp

        • 1 Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu

        • 2 Định vị doanh nghiệp và sản phẩm

        • 3 Xây dựng chiến lược marketing

        • 4 Chính sách sản phẩm

        • 5 Chính sách giá

          • Các chính sách chiếu cố giá

          • 6 Chính sách phân phối

          • 7 Chính sách xúc tiến

          • 8 Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing

          • I Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn

            • 1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn

              • Quá trình phát triển của công ty

              • 2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần Tân đô

              • 3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

                • Chi nhánh TP.HCM

                • II Thực trạng sản xuất kinh doanh

                  • 1. Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh

                    • Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn

                    • 2. Đặc điểm về lao động của công ty

                    • III Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty cổ phần quảng cáo Lam Sơn

                      • 1 Nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu

                      • 2 Định hướng chiến lược

                      • 3 Chính sách sản phẩm

                      • 4 Chính sách giá

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan