Dùng thuốc chữa viêm họng cấp ppt

5 429 0
Dùng thuốc chữa viêm họng cấp ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dùng thuốc chữa viêm họng cấp Việc chẩn đoán viêm họng cấp không khó khăn, tuy nhiên trong điều trị cần lưu ý một số điểm, nhất là vấn đề sử dụng thuốc. Thông thường các nhóm thuốc sau được sử dụng trong điều trị: Kháng sinh: Chỉ dùng kháng sinh khi viêm họng nghi do vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn liên cầu bêta nhóm A, vi khuẩn nhóm này có thể gây biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận Các dấu hiệu gợi ý viêm họng do vi khuẩn như sốt cao trên 38oC kéo dài trong 24 giờ, đau căng vùng cổ, sưng hạch cổ, họng đỏ, xuất tiết, amiđan sưng đỏ. Để xác định chắc chắn cần phết họng để cấy tìm vi khuẩn. Kháng sinh chọn lựa là penicillin hay benzylpenicilin (amoxilin), dùng trong 10 ngày. Thuốc dạng viên hoặc hỗn dịch cho trẻ em. Nếu dị ứng với nhóm penicillin thì có thể dùng kháng sinh nhóm macrolid như erythromycin, clarithromicin hoặc azithromicin (loại này chỉ dùng trong 5 ngày). Quan trọng là phải dùng đủ liều ngay cả khi triệu chứng đã giảm. Có thể sử dụng thuốc bằng đường uống, chỉ tiêm trong trường hợp cần thiết. Còn đối với viêm họng do virut với các dấu hiệu viêm long gợi ý như ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt thì không cần dùng thuốc kháng sinh. Thuốc hạ nhiệt, giảm đau: thường dùng nhất là nhóm thuốc paracetamol dưới nhiều dạng như viên nén, nang, gói bột, dịch treo, viên đạn đặt hậu môn, có rất nhiều tên biệt dược khác nhau (panadol, tylenol, efferalgan ). Paracetamol nhìn chung không độc với liều điều trị, có thể có phản ứng da như mẩn ngứa, mề đay hoặc phản ứng mẫn cảm khác như phù mạch, phù thanh quản, phản ứng phản vệ ít xảy ra. Không nên dùng với người mang thai và thận trọng ở phụ nữ cho con bú. Liều dùng 4 - 6 giờ một lần. Lưu ý là nếu dùng quá liều hoặc kéo dài có thể gây ngộ độc, tổn thương gan và hệ thần kinh trung ương. Có thể dùng các thuốc giảm đau hạ sốt nhóm khác như aspirin, ibuprofen, các thuốc này uống sau ăn vì gây kích ứng dạ dày. Thuốc không được dùng ở bệnh nhân có các bệnh rối loạn đông máu, không được dùng khi viêm họng nghi do virut trong vùng có lưu hành dịch sốt xuất huyết. Thuốc co mạch (nhỏ mũi) để làm thông mũi, thường dùng hiện nay là nhóm ephedrin (sunfarin) 1-3 %, hoặc mới hơn là các nhóm oxymetazolin 0,025-0,05%, thuốc xịt hoặc nhỏ vào mũi 2 lần/ngày, mỗi lần 2-3 giọt, thuốc này có tác dụng kéo dài hơn, ít tác dụng phụ hơn, tuy nhiên không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi, và không được dùng kéo dài vì có thể gây hiện tượng ngạt tắc mũi “bật lại”, viêm mũi do thuốc, các tác dụng phụ toàn thân như tăng huyết áp, hồi hộp, lo lắng, nhịp tim chậm. Thận trọng với những người bị bệnh mạch vành, tăng huyết áp. Không được dùng thuốc quá liều vì có thể gây ngộ độc, đặc biệt ở trẻ em. Thuốc kháng histamin nhằm giảm ho, giảm chảy mũi như: atussin, toplexil, phenergan siro, theralen, các thuốc này thường gây buồn ngủ, thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi vì có nguy cơ gây ngừng thở. Một số thuốc phối hợp các thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc co mạch và kháng histamin như ameflu, decolgen. Cần lưu ý hàm lượng paracetamol trong mỗi viên thuốc để tránh dùng quá liều. Nhóm thuốc súc họng làm cho độ pH ở họng ổn định, chống viêm, sát khuẩn, làm giảm ngứa, giảm rát họng như bicarmin, givalex, eludril các thuốc này không được nuốt. Theo chúng tôi đơn giản nhất và hiệu quả vẫn là súc họng bằng nước muối ấm, nhạt. Nhóm thuốc ngậm như mybacin (neomycin), oropivalon, lysopaiin (bacitracin), là các kháng sinh, phối hợp giảm viêm dùng tại chỗ, thường ngậm 4-6 viên/ ngày, không nên dùng kéo dài vì có thể gây độc cho thận. Các thuốc xịt họng như hexaspray, locabiotal là các kháng sinh phụ trợ tại chỗ, có tác dụng kháng viêm trong điều trị nhiễm khuẩn vùng họng, amiđan Xịt thuốc qua miệng 4 giờ một lần. Không nên dùng quá 10 ngày. Nhóm làm tan đờm, giảm phù nề, chống viêm như: mucomyst, mucosoval, anphachoay Cuối cùng là nhóm sinh tố, chủ yếu là vitamin C để nâng cao thể trạng. tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó bệnh nhân cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước đề phòng mất nước, xông hơi ẩm hoặc uống nước trà ấm để làm giảm khô họng. Thông thường bệnh sẽ khỏi trong vòng từ 7-10 ngày. Phòng bệnh viêm họng bằng cách giữ ấm cổ, ngực, lòng bàn chân trong mùa lạnh là rất quan trọng. Ngoài ra cần vệ sinh răng miệng, sát trùng mũi họng, tránh uống nước quá lạnh, không hút thuốc lá, bồi dưỡng sức khỏe, tập thể dục và luyện tập thở hằng ngày. . Dùng thuốc chữa viêm họng cấp Việc chẩn đoán viêm họng cấp không khó khăn, tuy nhiên trong điều trị cần lưu ý một số điểm, nhất là vấn đề sử dụng thuốc. Thông thường các nhóm thuốc. virut với các dấu hiệu viêm long gợi ý như ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt thì không cần dùng thuốc kháng sinh. Thuốc hạ nhiệt, giảm đau: thường dùng nhất là nhóm thuốc paracetamol dưới. Một số thuốc phối hợp các thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc co mạch và kháng histamin như ameflu, decolgen. Cần lưu ý hàm lượng paracetamol trong mỗi viên thuốc để tránh dùng quá liều. Nhóm thuốc

Ngày đăng: 02/08/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan