Câu hỏi ôn tập thị trường tài chính doc

10 8.4K 216
Câu hỏi ôn tập thị trường tài chính doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thị trường tài chính là gì? Hãy nêu chức năng và vai trò của thị trường tài chính đối với nền kinh tế. - Thị trường tài chính là thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi các sản phẩm tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế. Trong đó, các chủ thể thừa vốn thì tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động đầu tư, còn các chủ thể thiếu vốn bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhu cầu đầu tư khác. Việc hình thành quá trình giao lưu vốn giữa những chủ thể thừa vốn và thiếu vốn đã tạo nên một thị trường với đầy đủ cơ chế như trong một nền kinh tế thị trường. Đồng thời, do sản phẩm trên thị trường là sản phẩm tài chính, có tính nhậy cảm và ảnh hưởng đến mọi thành phần trong nền kinh tế nên thị trường tài chính là thị trường bậc cao. Do đó, thị trường tài chính phải là loại thị trường bậc cao, chỉ tồn tại và hoạt động trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. - Chức năng đầu tiên, cũng là chức năng quan trọng nhất của thị trường tài chính là khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế xã hội - Chức năng thứ hai của thị trường tài chính là kích thích tiết kiệm và đầu tư - Chức năng thứ ba của thị trường tài chính là làm gia tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính 2. Phân biệt thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường tiền tệ là thị trường diễn ra các giao dịch về vốn ngắn hạn Thị trường vốn là nơi mua bán những khoản vốn dài hạn- chủ yếu là các chứng khoán I/Phân biệt thị trường tiền tệ và thị trường vốn: 1: khái niệm: Thị trường tiền tệ và thị trường vốn là hai dạng của thị trường tài chính được phân chia căn cứ vào thời hạn của các công cụ tài chính. * Thị trường tiền tệ(TTTT) là nơi trao đổi mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn. theo thông lệ, một công cụ tài chính có thời hạn thanh toán dưới 1 năm là công cụ của TTTT.(lâu nhất là 12 tháng và ngắn nhất là 1 đêm hay 24 giờ) Gồm: TTTT liên ngân hàng(diễn ra hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng) và thị trường tiền tệ mở rộng * Thị trường vốn (TTV) là nơi trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn. một công cụ tài chính có thời hạn thanh toán trên 1 năm được coi là công cụ của TTV. Gồm: thị trường tín dụng trung, dài hạn (vốn được chuyển giao qua các trung gian tài chính) và thị trường chứng khoán (diễn ra hoạt động trao đổi mua bán các chứng khoán có thời hạn trên 1 năm thể hiện dưới hình thức trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ chứng khoán phái sinh. Gồm có 3 hình thức tổ chức: sở giao dịch chứng khoán, thị trường tự do và thị trường OTC) 2: chức năng: * TTTT: nhìn từ góc độ người đi vay, là nhằm bù đắp chênh lệch giữa cung và cầu vốn khả dụng. Tài trợ các nhu cầu về vốn lưu động của các doanh nghiệp và chính phủ (phục vụ cho tái sản xuất giản đơn là chủ yếu).==>trọng tâm là cung cấp phương tiện giúp cá nhân và doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh tình hình thanh khoản thực của họ theo số lượng tiền mong muốn. * TTV: nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và chính phủ (phục vụ cho tái sản xuất mở rộng là chủ yếu) ==>trọng tâm cho mục đích tiết kiệm và đầu tư. 3: đặc điểm của các công cụ tài chính: * TTTT: do thời hạn ngắn nên những biến động về giá của các công cụ tài chính do ảnh hưởng của sự biến động lãi suất thị trường là không đáng kể, các công cụ của TTTT thường được phát hành theo dạng được chuẩn mực hóa cao và thị trường thứ cấp của chúng rất phát triển, hơn nữa thông thường các công cụ này được đảm bảo bằng tài sản hoặc các dạng đảm bảo khác của người đi vay chúng là những công cụ đầu tư có tính thanh khoản cao và ít rủi ro lợi nhuận đem lại thấp hơn. * TTV: ngược lại với TTTT, trong TTV vì thời hạn dài nên những biến động về giá của các CCTC do ảnh hưởng của sự biến động lãi suất thị trường là đáng kể, thị trường thứ cấp của chúng không phát triển chúng là những công cụ đầu tư có tính thanh khoản rất thấp, có mức rủi ro cao lợi nhuận đem lại cao hơn. 3. Khi nào những người đivay tìm đến thị trường tiền tệ? Hỏi tương tự với trường hợp thị trường vốn. Những người đi vay/phát hành trên thị trường này là những người đang thiếu hụt tạm thời về tiền tệ để đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán. Thông qua các giao dịch mua bán quyền sử dụng vốn vay ngắn hạn, thị trường tiền tệ đã cung ứng một lượng tiền tệ cho họ để thoả mãn nhu cầu thanh toán. Cũng vì thế mà nó được gọi là “thị trường tiền tệ”. Thị trường vốn là thị trường mua bán các chứng khoán nợ dài hạn – long- term debt securities (có thời hạn đáo hạn trên một năm) và các chứng khoán vốn (equity securities). Do các chứng khoán mua bán trên thị trường vốn có thời hạn dài nên các nhà phát hành có thể sử dụng vốn thu được để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy thị trường vốn được coi là thị trường cung ứng vốn đầu tư cho nền kinh tế. 4. Khi nào những người cho vay tham gia thị trường tiền tệ? Hỏi tương tự với trường hợp thị trường vốn. Những người mua/cho vay trên thị trường tiền tệ là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa muốn đầu tư hoặc đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư, do vậy họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình trong thời hạn ngắn để tranh thủ hưởng lãi. Đối với họ, việc đầu tư vào thị trường tiền tệ chỉ mang tính nhất thời, họ không quan tâm nhiều tới mức sinh lợi mà chủ yếu là vấn đề an toàn và tính thanh khoản để có thể rút vốn ngay khi cần. 5. Các chủ thể kinh tế nào thường tham gia vào thị trường tiền tệ? Hỏi tương tự với thị trường vốn. == thị trường tiền tệ Có hai loại thị trường tiền tệ, từ đó cũng có những chủ thể tham gia khác nhau Thị trường tiền tệ liên ngân hàng: Đối tượng tham gia là các NHTM và các trung gian tài chính Thị trường tiền tệ mở: Đối tượng tham gia không chỉ giới hạn ở các trung gian tài chính. == thị trường vốn Người phát hành chứng khoán Các nhà đầu tư Những người đầu cơ Các tổ chức trung gian và điều tiết ==== Trên thị trường tiền tệ, do khối lượng giao dịch chứng khoán thường có qui mô lớn nên các nhà đầu tư (cho vay) thường là các ngân hàng, ngoài ra còn có các công ty tài chính hoặc phi tài chính, còn những người vay vốn thường là chính phủ, các công ty và ngân hàng. Tuỳ theo phạm vi các chủ thể được tham gia giao dịch trên thị trường mà thị trường tiền tệ còn được chia thành thị trường liên ngân hàng (Interbank Market) – là thị trường tiền tệ mà các giao dịch về vốn chỉ diễn ra giữa các ngân hàng (kể cả NHTW) và thị trường mở (Open Market) – là thị trường tiền tệ mà ngoài các ngân hàng ra còn có các tổ chức phi ngân hàng tham gia. Ngoài ra trong thị trường tiền tệ còn có một thị trường bộ phận chuyên giao dịch các chứng khoán ngắn hạn được ghi bằng ngoại tệ, thị trường này được gọi là thị trường hối đoái (Foreign Exchange Market). == 6. Kể tên các thị trường bộ phận của thị trường tiền tệ và phân biệt chúng. Thị trường nội tệ liên ngân hàng: được hình thành từ 1993 dưới hình thức ban đầu là 1 thị trường tập trung, có tổ chức qua NHNN. Đến 1997, hoạt động của thị trường diễn ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không thông qua NHNN. Cho đến nay, doanh số hoạt động trên thị trường đã tăng đáng kể, phương thức giao dịch của thị trường ngày càng đổi mới, hầu hết các giao dịch đều thực hiện qua mạng. Về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: hình thành năm 1994 đến nay, thông qua thị trường, NHNN đã theo dõi được các giao dịch về ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng, nắm bắt diễn biến cung cầu và tham gia thị trường với vai trò người mua bán cuối cùng. NHNN thực hiện can thiệp thị trường khi cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ: điều hành linh hoạt tỷ giá, hỗ trợ cho các ngân hàng cân đối ngoại tệ và đặc biệt là góp phần ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước. Về thị trường tín phiếu kho bạc: từ năm 1995, việc đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN đã mở ra một kênh huy động vốn với chi phí thấp cho Ngân sách Nhà nước và đã trở thành nguồn cung cấp hàng hóa chủ yếu cho các giao dịch nghiệp vụ tiền tệ giữa NHNN với các ngân hàng thương mại (NHTM) nhất là nghiệp vụ thị trường mở để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Kỳ hạn tín phiếu Kho bạc đến nay đã đa dạng hơn trước, gồm 364 ngày, 273 ngày và 182 ngày. Bên cạnh các NHTM Nhà nước, các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đã từng bước trở thành thành viên tham gia thị trường. 7. “Do các công ty không tăng thêm được bất kỳ đồng vốn nào trong các thị trường thứ cấp nên các thị trường này ít quan trọng hơn thị trường sơ cấp”. Hãy bình luận ý kiến này. 8. Trình bày mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Có thị trường sơ cấp và thứ cấp trên thị trường tiền tệ không? Thị trường sơ cấp (cấp 1) là nơi diễn ra hoạt động phát hành lần đầu các chứng khoán. Thị trường thứ cấp (cấp 2) diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán đã được phát hành. Trong khi thị trường cấp 1 tạo ra vốn mới cho nền kinh tế thì thị trường cấp 2 tạo ra tính linh hoạt cho số vốn hiện hữu của nền kinh tế. == Sự khác nhau chủ yếu giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là ở chỗ hoạt động của thị trường sơ cấp làm gia tăng thêm vốn cho nền kinh tế còn hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán đã phát hành, mà không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Thị trường sơ cấp đóng vai trò tạo cơ sở cho những hoạt động của thị trường thứ cấp vì nó là nơi tạo ra hàng hoá để mua bán trên thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp cũng có tác dụng trở lại đối với thị trường sơ cấp, đóng vai trò tạo động lực cho sự phát triển của thị trường này. Tác dụng của thị trường thứ cấp tới thị trường sơ cấp được thể hiện ở hai chức năng của nó: • Thứ nhất, thị trường thứ cấp tạo ra tính lỏng cho các chứng khoán được phát hành ra trên thị trường sơ cấp 27 , nhờ vậy sẽ làm tăng tính hấp dẫn cho các chứng khoán, giúp cho việc phát hành chúng tại thị trường sơ cấp được thuận lợi; • Thứ hai, thị trường thứ cấp đóng vai trò xác định giá của các chứng khoán sẽ được phát hành trên thị trường sơ cấp. Các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp sẽ không thể mua các chứng khoán phát hành mới tại thị trường này với giá cao hơn giá mà họ nghĩ sẽ có thể bán được tại thị trường thứ cấp. Nếu chứng khoán của một nhà phát hành được mua bán với giá cao tại thị trường thứ cấp thì nhà phát hành càng có cơ hội thu được nhiều vốn nhờ việc phát hành các chứng khoán mới tại thị trường sơ cấp. 9. Xác định những giao dịch nào trong các giao dịch sau đây được tiến hành tại thị trường sơ cấp, tại thị trường thứ cấp: a. Bán 100 cổ phiếu của công ty Ree b. Kho bạc phát hành trái phiếu kho bạc c. Đấu thầu tín phiếu kho bạc 10. Tại sao sau khi bán cổ phiếu hoặc trái phiếu các công ty vẫn quan tâm tới biến động giá cổ phiếu hay trái phiếu của công ty mình? 11. Trình bày những điểm khác biệt giữa thị trường tập trung và phi tập trung. Thị trường tập trung là thị trường có địa điểm giao dịch hiện hữu, đó là các sở giao dịch Thị trường OTC là thị trường không có địa điểm giao dịch cụ thể. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia giao dịch tại thị trường OTC Cả thị trường tập trung và thị trường OTC đều là những thị trường cấp 2 Thị trường tập trung và phi tập trung: Thị trường tập trung là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện có tổ chức và tập trung tại một nơi nhất định Thị trường phi tập trung là thị trường mà các hoạt động mua bán chứng khoán được thực hiện phân tán ở những địa điểm khác nhau chứ không tập trung tại một nơi nhất định. - Thị trường tập trung: Thị trường qua sàn giao dịch chính thức, giao dịch các chứng khoán có niêm yết. - Thị trường phi tập trung: Thị trường không qua sàn giao dịch chính thức, giao dịch các chứng khoán không được niêm yết. 12. Có tồn tại thị trường tập trung và phi tập trung trên thị trường tiền tệ không? 13. Tìm hiểu về điều kiện đối với các công ty để được gia nhập thị trường chứng khoán tập trung tại Việt nam. Điều kiện để một công ty được niêm yết trên TTCK Việt Nam? - Một công ty muốn niêm yết cổ phiếu trên thị trường thì phải là một công ty cổ phần có: a. Vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng; b. Hoạt động kinh doanh có lãi ít nhất trong 2 năm liên tục trước khi niêm yết trên thị trường; c. 20% vốn cổ phần do trên 100 người đầu tư ngoài công ty nắm giữ ( vốn cổ phần trên 100 tỷ đồng, tỷ lệ này là 15%) d. Được điều hành bởi một đội ngũ lãnh đạo có năng lực; e. Có hệ thống tổ chức và hoạt động kinh doanh trung trực, hiệu quả, minh bạch; 14. Nêu tên và phân biệt các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ. Tín phiếu kho bạc NCDs Thương phiếu Chấp phiếu ngân hàng Hợp đồng mua lại – R.P. FedFund* Euro Dollars* 15. Sắp xếp các chứng khoán sau đây theo thứ tự giảm dần về tính lỏng: trái phiếu công ty, tín phiếu kho bạc, thương phiếu, trái phiếu kho bạc. 16. Nêu điểm khác biệt giữa cổ phiếu và trái phiếu. Cổ phiếu thường được gọi là chứng khoán vốn, trong khi trái phiếu được gọi là chứng khoán nợ. Một nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu của một doanh nghiệp trên TTCK, nhà đầu tư đó có quyền làm chủ một phần của doanh nghiệp đó, tương đương với trị giá cổ phiếu mình có. Ngược lại, khi một nhà đầu tư nắm giữ một số trái phiếu của một doanh nghiệp trên TTCK, nhà đầu tư đó là chủ nợ của doanh nghiệp với trị giá trái phiếu người ấy đang nắm giữ. Giữa trái phiếu và cổ phiếu có một gạch nối liên kết, đó là trường hợp trái phiếu chuyển đổi được. Khi bắt đầu, nhà đầu tư mua trái phiếu, tức là cho doanh nghiệp vay một số tiền bằng trị giá mua trái phiếu (tất nhiên phải tính trừ phí hoa hồng môi giới ), nhưng nhà đầu tư vẫn kỳ vọng rằng đây là doanh nghiệp sẽ có lãi và có tương lai phát triển với mức thu nhập cao, nhà đầu tư đưa ra điều kiện là từng phần hoặc toàn phần trị giá trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu. Khi đó từ vai trò chủ nợ, nhà đầu tư trở thành một trong các sở hữu chủ của doanh nghiệp và chuyển chứng khoán nợ thành chứng khoán vốn. Cổ phiếu (stock): là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. - Trái phiếu (bond): là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (là trái phiếu kho bạc), chính quyền (công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh). 17. Nêu những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự biến động của giá cổ phiếu, trái phiếu. Giá của cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Do đó, khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư cần quan tâm tìm hiểu và phân tích tác động của các yếu tố tới cổ phiếu mình đang đầu tư, để đưa ra các quyết định đầu tư thích hợp. Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà nhà đầu tư cần biết. - Sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế giới: Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi). Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu. - Lạm phát: Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại. - Tình hình biến động của lãi suất: Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với DN. - Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán: Nếu khoản thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số người đầu tư giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm. - Những biến động về chính trị, xã hội, quân sự: Đây là những yếu tố phi kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị trường. Nếu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh của DN thì giá cổ phiếu của DN sẽ tăng lên. - Những yếu tố nội tại gắn liền với nhà phát hành biến động: yếu tố về kỹ thuật sản xuất: trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển ; yếu tố về thị trường tiêu thụ: khả năng về cạnh tranh và mở rộng thị trường ; yếu tố về con người: chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân; tình trạng tài chính của DN - Tâm lý nhà đầu tư: Theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong biến động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận DN và của lợi tức cổ phần. Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp kỹ thuật của nhà điều hành thị trường, ý kiến của các nhà phân tích cũng có thể khiến thị giá cổ phiếu biến động. 18. So sánh giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. 9. Cổ phiếu phổ thông? - Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu có thu nhập phụ̀ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị của công ty. 10. Cổ phiếu ưu đãi? - Cổ phiếu ưu đãi tương tự như cổ phiếu phổ thông nhưng cổ đông sở hữu nó không được tham gia bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị, nhưng lại có quyền được hưởng thu nhập cố định hàng năm theo một tỷ lệ lãi suất cố định không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty, được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ đông phổ thông và được ưu tiên chia tài sản còn lại của công ty khi công ty thanh lý, giải thể. 19. So sánh quyền hạn giữa trái chủ và cổ đông đối với một công ty. . biệt thị trường tiền tệ và thị trường vốn: 1: khái niệm: Thị trường tiền tệ và thị trường vốn là hai dạng của thị trường tài chính được phân chia căn cứ vào thời hạn của các công cụ tài chính. . dịch Thị trường OTC là thị trường không có địa điểm giao dịch cụ thể. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia giao dịch tại thị trường OTC Cả thị trường tập trung và thị trường OTC đều là những thị trường. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thị trường tài chính là gì? Hãy nêu chức năng và vai trò của thị trường tài chính đối với nền kinh tế. - Thị trường tài chính

Ngày đăng: 02/08/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan