TRỒNG CHĂM SÓC VÀ XỬ LÝ CÂY TẮC CHO TRÁI VÀO DỊP TẾT pot

5 750 0
TRỒNG CHĂM SÓC VÀ XỬ LÝ CÂY TẮC CHO TRÁI VÀO DỊP TẾT pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRỒNG CHĂM SÓC VÀ XỬ LÝ CÂY TẮC CHO TRÁI VÀO DỊP TẾT Cây tắc còn gọi là Quất (Citrus Microcarpa Bunge), thuộc họ Rutaceae, có nguồn gốc từ Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản…và được trồng từ lâu ở nước ta. Cây tắc thường làm cảnh, trái làm nước giải khát hoặc làm mứt…Những ngày Tết cổ truyền với cây tắc dáng đẹp, trên cây có toàn trái chín màu vàng kim, chen lẫn những trái xanh bóng mượt, đọt có lộc non trắng tinh, tượng trương cho sự sung túc, tài lộc, hạnh phúc, nên rất được ưa chuộng. 1. Trồng và chăm sóc: Có thể trồng bằng hạt hoặc cành chiết. Trồng bằng cành chiết thì cây sẽ cho trái vào năm thứ 2 hoặc thứ 3, cây sung sức cho nhiều trái. Thời vụ chiết từ tháng 2 tháng 3 ÂL. Cành chiết có đường kính từ 1 – 1,5cm dài khoảng 30 – 40cm, bó bầu chiết bằng rễ lục bình khô hoặc cám xơ dừa với tro trấu, khoảng tháng 5 ÂL bộ rễ của bầu chiết phát triển mạnh thì cắt đem trồng. Để cây sống khỏe, ta có thể trồng xuống líp hoặc trồng trực tiếp vào chậu hay bao nhựa PE. Nên tỉa bớt lá non vì chúng dễ bị héo sau khi trồng, tưới đẫm nước, cắm cọc buộc dây giữ cây, trách làm lay động gốc do tưới nước hoặc gió, giúp cây nhanh ra rễ. Tưới nước: Cây tắc sau khi mới trồng nên tưới nhẹ giữ ẩm, sau khi cây phát triển tốt, không cần tưới nhiều, khoảng 2 – 3 ngày/lần. Tưới nhiểu, thoát nước kém cây dễ bị bệnh và chết do dư nước. Cây trồng trong chậu, chất trồng phải tơi xốp, đáy chậu thông thoáng, thoát nước tốt. Phân bón: Có thể sử dụng phân chuồng hoai, rơm rạ hay lá cây mục và bổ sung thêm phân hữu cơ vi sinh hoặc NPK tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Giai đoạn mới tách chiết, nên bổ sung thêm phân bón lá có chất kích thích tăng trưởng như NAA+B1, Rootfex, Root 2…phun định kỳ 10 – 15 ngày/lần, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhằm giúp cây tăng trưởng. Giai đoạn cây mang trái cầy bổ sung phân hữu cơ, và phân vô cơ có hàm lượng lân và kali cao, giúp cây khỏe cho nhiều trái tăng năng suất. II. Phòng trừ sâu bệnh: Những sâu thường gặp trên tắc: + Bệnh da lu, da cám: Trái bệnh sẽ làm mất độ bóng. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là nhện đỏ, thường xuất hiện ở mặt dưới lá, trái non, chích hút nhựa tạo thành những mãng li ti, sần xùi làm ảnh hưởng đến chất lượng trái. Do dòng đời nhện đỏ ngắn, sinh sản nhanh, dễ kháng thuốc, nên thay đổi thuốc và sử dụng loại thuốc như Kelthane, Nissurun, hoặc dầu khoáng D.C. Tronplus… Ngoài ra, còn nhiều sâu hại khác như sâu vẽ bùa, sâu cuốn lá, rệp sáp, rầy mềm…có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như Bi 58, Sec Saigon, Karate, Actara…Cần phát hiện sớm, nhất là thời kỳ ra đọt và trái non. + Bệnh thối gốc, nứt vỏ, chảy mủ: Bệnh do nấm gây ra. Để hạn chế bệnh, chất trồng phải thông thoáng, mật độ trồng hợp lý, chậu phải thoát nước tốt. Khi cây chớm bệnh phun một trong những loại thuốc sau: Ridomyl MZ, Aliette…Những cây bị nứt vỏ, chảy mủ, dùng dao cạo sạch và bôi trực tiếp thuốc vào vết bệnh bằng các thuốc trên hoặc Bốc đô 1% hay Coc 85. Có thể sử dụng nấm đối kháng như nấm Trichordema Haziaum, trộn đều 1kg nấm với 30 – 40kg phân chuồng hoai mục, rãi xung quanh gốc, tùy theo cây lớn nhỏ liều lượng từ 1-2 kg/cây. III. Cách xử lý để cây Tắc cho trái vào dịp Tết: Cây tắc trong tự nhiên sẽ ra hoa vào tháng 3 ÂL, trái chín vào tháng 9 ÂL. Muốn cây cho trái vào dịp Tết nguyên đán, cần áp dụng các biện pháp sau: Trước khi tiến hành xử lý, nên loại bỏ bông trái, bón thúc phân có hàm lượng đạm cao, tập trung nuôi dưỡng lá. Từ tháng 2 đến tháng 5 ÂL, hàng tháng bón thêm phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng hoai + bánh dầu giúp cây tăng trưởng. Đến tháng 5 tháng 6 ÂL là thời điểm đảo tắc, tức là bứng cây tắc (nếu trồng ở líp) trồng vào chậu. Riêng cây đã trồng trong chậu, có thể thay chậu lớn và đẹp hơn, để cây nơi râm mát, tưới đủ nước giữ ẩm. Sau đó từ từ cắt nước khoảng 20 – 30 ngày, lá bị héo và rụng đi, bắt đầu tưới nước trở lại, sau đó đưa cây ra nắng và chăm sóc bình thường nhằm giúp cây thay lá đồng loạt và ra lá non, cây sẽ ra hoa tập trung. Thời điểm này ở Nam bộ vào mùa mưa, ta có thễ phủ bạc nilon lên mặt chậu, nhằm ngăn nước mưa để việc cắt nước được hiệu quả. Khi cây ra lá non và bắt đầu ra hoa. Đến khi hoa nở rộ cánh hoa rụng đi khoảng 1 tuần, bón thúc phân có hàm lượng lân và kali cao và bổ sung thêm phân bón lá như KNO3 hay Bortrac phun định kỳ 15 ngày/lần nhằm tăng đậu quả, chống rụng lá non, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thời kỳ cây mang trái, phun thuốc ngừa để phòng trừ sâu bệnh từ 10 – 15 ngày/lần. Những năm là năm nhuận, cần xử lý trễ hơn 1 tháng để cây cho trái đúng dịp Tết. Nguyễn Tấn Vinh . theo cây lớn nhỏ liều lượng từ 1-2 kg /cây. III. Cách xử lý để cây Tắc cho trái vào dịp Tết: Cây tắc trong tự nhiên sẽ ra hoa vào tháng 3 ÂL, trái chín vào tháng 9 ÂL. Muốn cây cho trái vào dịp. TRỒNG CHĂM SÓC VÀ XỬ LÝ CÂY TẮC CHO TRÁI VÀO DỊP TẾT Cây tắc còn gọi là Quất (Citrus Microcarpa Bunge), thuộc họ Rutaceae, có nguồn gốc từ Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và. giúp cây tăng trưởng. Đến tháng 5 tháng 6 ÂL là thời điểm đảo tắc, tức là bứng cây tắc (nếu trồng ở líp) trồng vào chậu. Riêng cây đã trồng trong chậu, có thể thay chậu lớn và đẹp hơn, để cây

Ngày đăng: 02/08/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan