Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ ppt

11 5.8K 120
Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phụ nữ Việt Nam – Những sự kiện đầu tiên và nhất – Trần Nam Tiến sưu tầm và biên soạn NXB Trẻ, 2007 1. Bảo tàng Phụ nữ đầu tiên trong cả nước Đó là Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ, nằm ở số 202, đường Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Được thành lập ngày 29-4-1985, tiền thân của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ là Nhà Truyền thống Phụ nữ Nam Bộ. Tòa nhà này nguyên là dinh cơ của Nguyễn Ngọc Loan - Giám đốc Tổng nha Cảnh sát chế độ ngụy quyền Sài Gòn cũ. Năm 1984 được Nhà nước giao làm Nhà truyền thống Phụ nữ Nam Bộ. Sau đó được xây thêm tòa nhà 4 tầng và đổi thành Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ. Hiện nay, Bảo tàng hiện đang quản lý và trưng bày trên 16.000 hiện vật, tài liệu và hình ảnh. Thư viện có gần 10.000 đầu sách. Có một hội trường 800 chỗ ngồi, một phòng chiếu phim, một thư viện và một kho lưu giữ hàng chục ngàn hiện vật, tranh ảnh quý hiếm. Khu trưng bày gồm ba tầng, có diện tích 3.162m2, với 8 phòng trưng bày rộng thoáng, sắp xếp theo các chuyên đề: - Phong trào phụ nữ - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; - Truyền thống phụ nữ Việt Nam; - Tưởng niệm Hồ Chủ tịch; - Đấu tranh của phụ nữ miền Nam qua hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ (đấu tranh chính trị, binh vận, võ trang, đấu tranh trong nhà tù thực dân đế quốc và công tác ngoại giao của phụ nữ Việt Nam); - Trang phục và trang sức của phụ nữ miền Nam; - Vai trò của phụ nữ trong các làng nghề truyền thống ở miền Nam; - Phụ nữ miền Nam trong đời sống gia đình, lao động sản xuất và sinh hoạt văn hóa; - Trang phục lễ hội truyền thống của phụ nữ các dân tộc ở miền Nam; - Nhà ở của ba vùng miền Nam: Nhà ở miền Đông, nhà ở miền Tây và nhà ở vùng Cao nguyên. Dự kiến trong tương lai, cũng là mục tiêu phát triển của Bảo tàng, là phấn đấu xây dựng Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ hiện nay trở thành một Bảo tàng hiện đại về trang thiết bị, phong phú về nội dung, sinh động hấp dẫn về trưng bày và các hoạt động phục vụ công chúng. Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ từ khi mở cửa, là trung tâm sinh hoạt văn hóa giáo dục, hội thảo khoa học, họp mặt truyền thống, giao lưu văn hóa của giới nữ nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ. Đó là tâm nguyện và ý chí của các thế hệ phụ nữ nhằm giữ gìn, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp cho mai sau. 1 Phụ nữ Việt Nam – Những sự kiện đầu tiên và nhất – Trần Nam Tiến sưu tầm và biên soạn NXB Trẻ, 2007 2. Bệnh viện Phụ sản lớn nhất nước Đó là Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, nằm trên đường Cống Quỳnh, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1932, Hui Bon Hoa (chú Hỏa), một Hoa kiều giàu có thuộc loại lớn nhất Sài Gòn đã ủng hộ tài chính và hiến 19.123m2 đất để xây Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. Pháp đặt tên là Maternité Indochinoise (Nhà bảo sanh Đông Dương), với 130 giường, do một nữ hộ sinh Đông Dương quản lý. Năm 1937, bệnh viện mới được xây xong, nhưng liên tiếp bị Pháp rồi Nhật dùng làm nơi trú quân. Mãi đến tháng 9-1943, bệnh viện mới được trả về cho ngành y tế, có tên là Bảo sanh viện Đông Dương, đến năm 1944 đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Năm 1946, Bệnh viện này mang tên Maternité Georges Béchamp hay còn gọi là Nhà sanh Chú Hỏa, đến năm 1948 đổi tên lại là Bảo sanh viện Từ Dũ. Sau giải phóng, từ năm 1975 đến 1977, được gọi là Viện Bảo vệ Bà mẹ và trẻ em, từ năm 1978 chính thức mang tên Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ cho đến ngày nay. Hiện nay, Bệnh viện có tổng cộng 820 giường, 871 cán bộ - công nhân viên. Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ giờ đã trở thành một chuyên khoa đầu ngành về sản phụ khoa – sơ sinh – kế hoạch hóa gia đình, đào tạo, huấn luyện và chỉ đạo tuyến cho 32 tỉnh, thành phố phía Nam. Có thể nói, Bệnh viện Từ Dũ đã tạo được một bứt phá mạnh và bền vững về các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị. Khi nhắc đến Bệnh viện Từ Dũ, không ai là không biết đến “một trung tâm hỗ trợ sinh sản” với sự thành công của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, như một bước tiến vượt bậc trong việc rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực về kỹ thuật điều trị. Ngày 30-4-1998, ba em bé đầu tiên của Việt Nam ra đời trong niềm hạnh phúc vô biên từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã đánh dấu sự khởi đầu cho chuyên ngành kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại nước ta. Chỉ trong một thời gian ngắn, Chương trình thụ tinh trong ống nghiệm đã phát triển không ngừng về mặt kỹ thuật điều trị và quy mô trung tâm, tạo được uy tín về chuyên môn trong khu vực và trên thế giới. Số trường hợp thực hiện hằng năm tăng liên tục cùng với sự đa dạng không ngừng các kỹ thuật điều trị như: xin trứng, tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), điều trị vô sinh nam không có tinh trùng Kể từ năm 2002, Bệnh viện Từ Dũ trở thành Trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm lớn nhất của khu vực Đông Nam Á và cả châu Á. Tháng 9-2003, em bé thụ tinh trong ống nghiệm thứ 1.000 ra đời tại đây. Hơn một năm sau, tháng 11-2004, em bé thụ tinh trong ống nghiệm thứ 1.500 chào đời. Cho đến cuối năm 2004, bệnh viện thực hiện 5.362 chu kỳ điều trị với 1.592 em bé được sinh ra từ chương trình và 375 trường hợp mang thai đang được theo dõi. Đồng thời với mũi nhọn thụ tinh trong ống nghiệm, các chuyên khoa sâu khác cũng phát triển đồng hành với hàng loạt kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại. Đó là kỹ thuật nội soi trong phụ khoa, chăm sóc sơ sinh, chẩn đoán di truyền và chẩn đoán tiền sản. Năm 1992, bệnh viện là nơi đầu tiên thực hiện phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị phụ khoa, hiện là trung tâm nội soi hàng đầu của khu vực châu Á. Ban đầu chỉ thực hiện với các trường hợp thai ngoài tử cung, đến nay số lượng mổ nội soi đã chiếm hơn 2 Phụ nữ Việt Nam – Những sự kiện đầu tiên và nhất – Trần Nam Tiến sưu tầm và biên soạn NXB Trẻ, 2007 50% các trường hợp có chỉ định mổ trong phụ khoa. Mới đây nhất, bệnh viện thực hiện thành công các trường hợp bóc nhân xơ qua nội soi đường ổ bụng và bóc nhân xơ trong lòng tử cung qua đường âm đạo. Ngoài ra, nhiều kỹ thuật và phương pháp mới được ứng dụng trong chăm sóc sơ sinh ngay tại bệnh viện, giúp giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cực non (dưới 1500g) từ 56% năm 1997 còn 35% trong năm 2003. Các chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng bằng phương pháp Kanguru: dùng hơi ấm và sữa mẹ để chăm sóc, nuôi nấng, đã mang lại hiệu quả cao, không tốn kém, thực hiện được ngay ở tuyến huyện, cứu sống rất nhiều cháu bé sinh non. Nếu trẻ sinh ra có khuyết tật như tay chân khoèo sẽ được bệnh viện cho tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng ngay, đến 3 hoặc 6 tháng sau không phải mổ mà tay chân trở lại như các trẻ em khác. Không những thế, bệnh viện còn đi đầu trong cả nước về chẩn đoán tiền sản với sự phát triển cả về các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, sinh hóa và di truyền, bao gồm các kỹ thuật di truyền tế bào và di truyền phân tử. Đây là chương trình chẩn đoán tiền sản hoàn chỉnh nhất nước hiện nay. Song song đó, bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam xây dựng được Khoa chẩn đoán di truyền (tế bào và phân tử) trong Bệnh viện sản phụ khoa. Đầu năm 2005, với kỹ thuật PCR, Phòng di truyền đã định danh được týp và chủng loại virus gây bệnh ung thư cổ tử cung là virus HPV, giúp bệnh nhân phát hiện và điều trị bệnh sớm, chặt chẽ. Năm 1985, Bệnh viện Từ Dũ vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động do Nhà nước trao tặng. Đây là bệnh viện đầu tiên trong cả nước đoạt danh hiệu này. Ngày 27-2- 2003, Bệnh viện Từ Dũ vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động lần thứ hai. Và Bệnh viện Từ Dũ cũng là bệnh viện đầu tiên của cả nước đoạt hai lần danh hiệu này. 3. Câu lạc bộ nhiếp ảnh nữ đầu tiên ở Việt Nam Đó là câu lạc bộ nhiếp ảnh nữ Hải Âu, được thành lập năm 1990, bao gồm 8 thành viên đều là nữ, do nhiếp ảnh gia Đào Hoa Nữ làm chủ nhiệm. Đến nay, câu lạc bộ đã có 15 thành viên. Mỗi năm, Câu lạc bộ lại tổ chức một chuyến đi sáng tác ở các tỉnh xa bằng xe gắn máy, có năm các chị tổ chức đi xuyên Việt. Nhờ vậy mà khối lượng ảnh của Câu lạc bộ rất dồi dào đủ để mỗi năm các chị lại chọn lựa ra mắt công chúng một tập ảnh. Mỗi năm các chị tổ chức 4 lần triển lãm tác phẩm mới. Đặc biệt trong đợt triển lãm ảnh năm 2005, với tiền bán sách ảnh các chị đã góp được 10 triệu đồng ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam. Hoạt động từ thiện này sẽ trở thành một hoạt động có ý nghĩa truyền thống của Câu lạc bộ Hải Âu. Có thể nói, Câu lạc bộ nhiếp ảnh nữ Hải Âu là Câu lạc bộ có cường độ hoạt động đều đặn nhất, bền bỉ nhất trong số 20 câu lạc bộ nhiếp ảnh toàn Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ mạnh về số lượng, Câu lạc bộ Hải Âu còn tự khẳng định mình với những tác phẩm chất lượng được công chúng yêu thích. Nhiều gương mặt nữ nhiếp ảnh tài năng đã gây được ấn tượng cho người hâm mộ cả trong và ngoài nước. Trong đợt phong tước hiệu nghệ sĩ nhiếp ảnh quốc tế, lần đầu tiên ở Việt Nam đã có mặt hai nữ nhiếp ảnh của Hải 3 Phụ nữ Việt Nam – Những sự kiện đầu tiên và nhất – Trần Nam Tiến sưu tầm và biên soạn NXB Trẻ, 2007 Âu là Đào Hoa Nữ và Thi Thơ. Về tỷ lệ tước hiệu quốc tế có lẽ Câu lạc bộ nhiếp ảnh nữ Hải Âu cũng khiến cho các Câu lạc bộ nhiếp ảnh trong nước phải kính nể. Chỉ có 15 hội viên mà Hải Âu đã có 8 tay máy được phong tước hiệu Nghệ sĩ nhiếp ảnh quốc tế (AFIAP) và 4 chị được phong tước hiệu: Nghệ sĩ nhiếp ảnh xuất sắc Quốc tế (EFIAP). 4. Câu lạc bộ thơ nữ đầu tiên Thành lập ngày 8-3-1993, Câu lạc bộ nhà thơ nữ đặt trụ sở tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM, làm nơi tụ họp, giao lưu, sinh hoạt của những nhà thơ nữ thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Lúc mới thành lập, Câu lạc bộ có 9 hội viên, đến năm 1998, số hội viên lên đến con số 19. Hiện nay, câu lạc bộ vẫn thu hút được nhiều người đến đăng ký tham gia. 5. Câu lạc bộ phụ nữ Việt Nam đầu tiên được thành lập ở nước ngoài Đó là Câu lạc bộ Phụ nữ ở Berlin (Đức), được thành lập năm 1990. Người thành lập câu lạc bộ này là chị Hoài Thu, một phụ nữ Việt Nam duy nhất được hai lần nhận Bằng khen của Chính phủ Đức. Năm 1999, chị được giải thưởng “Người Phụ Nữ Berlin” và năm 2001, được tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức trao Huân chương Công trạng (Huân chương cao nhất ở mức Liên bang) vì sự đóng góp xứng đáng trong công tác tư vấn, chăm lo và giúp đỡ phụ nữ Việt Nam tại Đức. Vào thập niên 1980, nhà nước Việt Nam đã gửi rất nhiều nhân công đi lao động ở nước ngoài. Lúc bấy giờ, đa số các nhà máy ở Đông Đức đều tuyển các nữ nhân công để may hàng gia công. Vì thế hầu hết thành phần đến Đức làm việc từ Việt Nam là phụ nữ. Khi có biến chuyển chính trị ở Đông Âu, hoàn cảnh sống và điều kiện làm việc của các chị em nhân công người Việt cũng thay đổi theo. Năm 1989, bắt đầu thống nhất hai nước Đức, tất cả công nhân nằm trong hiệp định của hai nhà nước bị thải hồi ra khỏi nhà máy, cuộc sống của họ ngày càng khó khăn hơn. Ngay cả giấy phép cư trú cho ngoại kiều cũng xin rất khó vì chính quyền đòi hỏi người đó phải có chỗ ở, phải có một công việc ổn định. Điều đó thì vô cùng khó khăn cho cộng đồng người Việt ở Đức. Lúc bấy giờ, chị Hoài Thu (1) đến Đức từ năm 1983, với tư cách là phiên dịch cho đội lao động Việt Nam, thấy hoàn cảnh các chị em nhân công vô cùng cực khổ, bơ vơ, không nơi nương tựa, chị nảy ra ý định thành lập Câu lạc bộ Phụ nữ Việt Nam. Vốn có kiến thức về xã hội Đức, quen biết các thành phần quản lý trong Chính phủ Đức, lại thêm vốn tiếng Đức rất giỏi, chị mạnh dạn viết đề án lập “Vinaphunu” gửi cho Bộ Lao động Đức và được chấp thuận cho phép thành lập. Từ khi thành lập, câu lạc bộ đã có những chương trình sinh hoạt thật phong phú. Khởi đầu là các lớp tiếng Đức do các giảng viên người Đức tình nguyện đến dạy. Rồi đến những chương trình cố vấn về pháp lý, xã hội Ngoài ra, lại còn có cả những giờ nữ công gia chánh để các chị em có điều kiện gìn giữ ẩm thực dân tộc và có cơ hội gần gũi nhau hơn. Bên cạnh đó, còn có những giờ chia sẻ trao đổi kinh nghiệm về gia đình, hôn 4 Phụ nữ Việt Nam – Những sự kiện đầu tiên và nhất – Trần Nam Tiến sưu tầm và biên soạn NXB Trẻ, 2007 nhân, con cái hay giờ sinh hoạt vui chơi, ca hát với nhau sau những giây phút làm việc mệt nhọc. Tùy theo từng ngày, từ thứ hai đến thứ sáu, đều có những chủ đề sinh hoạt riêng. Ở đây, còn có cả một thư viện nho nhỏ với hàng trăm cuốn sách Việt Ngoài giờ lo cho câu lạc bộ, chị Hoài Thu còn dành thời gian để chăm nom và giúp cho những tù nhân người Việt trong các nhà tù ở Berlin. Hiện nay, cộng đồng người Việt ở Đức đã xuất hiện thế hệ thứ hai. Mối bận tâm lớn nhất của các cha mẹ là làm sao cho con cái mình biết tiếng Việt, cùng giữ gìn phong tục tập quán của nước Việt Nam. Vì thế lớp dạy tiếng Việt được mở ra trong những năm gần đây qui tụ rất nhiều các trẻ em sinh ra và lớn lên tại Đức. Ngoài giờ học tiếng Việt, có những em còn tham gia vào các đội múa và nhiều lần đi trình diễn văn hóa cho cộng đồng bản xứ. Trong suốt 16 năm qua, câu lạc bộ Phụ nữ Việt Nam tại Berlin ngày càng vững chắc. Sự thành công cùng hiệu quả của câu lạc bộ đã được các cơ quan hữu trách của chính quyền Đức ghi nhận và đánh giá rất cao. Rất nhiều quan khách và các nhân vật lãnh đạo trong chính quyền Đức đã đến tham quan câu lạc bộ. Và điều quan trọng hơn cả là: trong suốt 16 năm qua, “Vinaphunu” đã hỗ trợ rất nhiều cho các chị em về đời sống cũng như tinh thần, là chỗ dựa đáng tin cậy cho họ mỗi khi gặp khó khăn. 6. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đầu tiên Đó là bà Lê Thị Xuyến sinh ngày 9-12-1909, quê làng Thạch Bộ Châu, nay thuộc xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Tháng 4-1950, tại Đại hội phụ nữ Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất, bà được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đầu tiên, nhiệm kỳ 1950-1956. Thuở nhỏ, bà học ở Điện Bàn, Huế, cựu nữ sinh Trường Đồng Khánh, Huế. Năm 1927, tốt nghiệp Trung học, ngành sư phạm, được bổ dạy tại Trường Đồng Khánh. Năm 1926, bà tham gia lễ truy điệu chí sĩ Phan Châu Trinh đưa đến cuộc bãi khóa tại hai trường Quốc học và Đồng Khánh. Sau khi thành hôn với ông Phan Thanh (1928), bà chuyển ra Hà Nội dạy ở Trường tư thục Thăng Long, Gia Long. Bà có chân trong Đảng Xã hội Pháp hoạt động công khai ở miền Bắc Đông Dương. Sau năm 1945, bà trở thành thành viên Hội Phụ nữ Cứu quốc. Năm 1946, bà đắc cử đại biểu Quốc hội khóa I, đơn vị Quảng Nam, giữ chức trưởng nhóm xã hội trong Quốc hội, Ủy viên chính thức Ban Thường trực Quốc hội khóa I (1946-1957). Năm 1947, bà Lê Thị Xuyến được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1946-1976, tại Việt Bắc và Hà Nội, qua các khóa Quốc hội I, II, III, IV, V, bà là Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ I (1950-1956), rồi Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1956-1978), Phó chủ tịch Ủy ban bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam (1952-1976), Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Việt Nam đoàn kết hữu nghị với các nước 5 Phụ nữ Việt Nam – Những sự kiện đầu tiên và nhất – Trần Nam Tiến sưu tầm và biên soạn NXB Trẻ, 2007 (1977 - 1988). Phó chủ tịch Hội Việt Nam - Cuba, Ủy viên thường trực Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng Việt Nam từ 1961-1978. Bà mất ngày 5-5-1996 tại Hà Nội. Tên bà được đặt cho một con đường ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 7. Cô bé 7 tuổi đoạt nhiều giải thưởng hội họa nhất Danh hiệu này thuộc về cô bé Lâm Diệu Linh, sinh năm 1994 khi đang theo học tại Trường tiểu học Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Mới 7 tuổi, Lâm Diệu Linh đã đoạt được 20 giải thưởng về hội họa. Năm 1999, khi còn ở độ tuổi mẫu giáo, Lâm Diệu Linh đã theo học lớp vẽ tại Cung thiếu nhi Hà Nội, chính ở nơi đây em đã bộc lộ năng khiếu hội họa của mình. Trong nhiều cuộc thi vẽ của trường, quận, thành phố, em đã liên tiếp đoạt nhiều giải thưởng. Đặc biệt trong cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi “Chúng em với kỷ nguyên mới” do hãng Toyota (Nhật Bản) và Cung thiếu nhi Hà Nội tổ chức, Diệu Linh đã đoạt giải nhất. Năm 2000, khi vừa tròn 6 tuổi, Diệu Linh đã đoạt được rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Trong cuộc thi vẽ do Bộ Y tế tổ chức với chủ đề “Vì môi trường tốt đẹp cho hôm nay và mai sau”, Diệu Linh đã giành cả giải A và B. Trong cuộc thi vẽ tranh toàn quốc “Vũ trụ với chúng em”, Diệu Linh đã đoạt giải chính thức và bức tranh của em đã được chọn để gửi sang Nga tham dự tranh vẽ của thiếu nhi thế giới. Năm 2001, Diệu Linh được chọn để tham gia vẽ bức tranh chung do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đề xướng với chủ đề “Hòa bình cho chúng em”. Bằng những nỗ lực sáng tạo không ngừng, nên chỉ mới 7 tuổi mà Lâm Diệu Linh đã sở hữu trong tay 20 giải thưởng trong nước và quốc tế cùng với một tư duy nghệ thuật hội họa đặc biệt. Năm 2004, Lâm Diệu Linh đã đoạt được huy chương Lidice Rose trong cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi Lidice lần thứ 31 (2003) tổ chức tại Cộng hòa Czech. 8. Cô bé 8 tuổi sở hữu nhiều huy chương nhất Chỉ mới 8 tuổi nhưng bé Lê Thanh Phương Uyên, học sinh lớp 3 Trường Tiểu học dân lập Quốc tế Việt - Úc đã có được bộ sưu tập huy chương cờ vua đáng nể với 13 chiếc (8 trong nước và 5 quốc tế). Cô bé mê cờ vua như trẻ con mê cổ tích Khởi đầu những thành tích đáng nể của cô bé 8 tuổi là sau 11 buổi học cờ vua (mỗi tuần một buổi) với cô giáo, Uyên chính thức trở thành vận động viên đội năng khiếu tập trung của Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2002, Uyên đạt Huy chương Vàng Giải năng khiếu trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Thành tích quốc tế của Phương Uyên: Huy chương Bạc đồng đội cờ vua trẻ châu Á 2004, Huy chương Vàng cờ vua nhanh Đông Nam Á 2004, Huy chương Vàng đồng đội cờ vua nhanh Đông Nam Á 2004, Huy chương Đồng cờ vua chậm Đông Nam Á 2004 và Huy chương Bạc cờ vua trẻ châu Á năm 2004. Trước đó, cũng trong năm 2004, Uyên đã có đến 5 chiếc huy chương quốc tế. 6 Phụ nữ Việt Nam – Những sự kiện đầu tiên và nhất – Trần Nam Tiến sưu tầm và biên soạn NXB Trẻ, 2007 9. Cô gái Việt Nam bắn cung xa nhất bằng chân Đó là cô Nguyễn Thị Thu Hằng, sinh năm 1985 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ khả năng đặc biệt này mà cô bé Việt Nam này đã ghi tên mình vào sách Guinness khi mới ở độ tuổi 14. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có người cha công tác tại rạp xiếc Thành phố Hồ Chí Minh, cô bé Thu Hằng đã sớm có lòng say mê xiếc từ nhỏ. Năm 12 tuổi, Thu Hằng trúng tuyển vào Trường Xiếc Việt Nam, và cô đến với môn nghệ thuật bắn cung từ đó. Bắn cung là một môn nghệ thuật đòi hỏi người diễn viên phải có sự luyện tập và nhiều kỹ năng thuần thục khi bắn cung bằng tay. Vậy mà cô bé Thu Hằng đã dùng đôi chân nhỏ bé của mình điều khiển cây cung hết sức chính xác, bắn trúng mục tiêu cách xa 5m. Ngày 12-8-1999, với tài năng đặc biệt của mình, Thu Hằng đã lập nên kỷ lục thế giới mới về người bắn cung xa nhất bằng chân. 10. Cô gái Việt Nam đầu tiên dự thi hoa hậu thế giới Hoa hậu Việt Nam đầu tiên dự thi Hoa hậu thế giới 2002 là Phạm Thị Mai Phương, sinh năm 1985 tại Hải Phòng. Chị đăng quang hoa hậu Việt Nam năm 2002, khi đang là học sinh lớp 12 trường PTTH Trần Phú (Hải Phòng). Trải qua 14 năm, cuộc thi hoa hậu báo Tiền Phong (tổ chức 2 năm 1 lần) đã nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của công chúng. Bắt đầu từ năm 2002, cuộc thi hoa hậu của báo Tiền Phong đã chính thức trở thành cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu năm 2002, thí sinh Phạm Thị Mai Phương, học sinh lớp 12 trường chuyên Trần Phú – Hải Phòng đã đăng quang vương miện hoa hậu. Cô đã chính thức trở thành hoa hậu Việt Nam đầu tiên của thế kỷ XXI, đồng thời Mai Phương cũng là hoa hậu Việt Nam đầu tiên được cử đi tham gia cuộc thi hoa hậu thế giới 2002 tổ chức tại London (Anh quốc). Tại cuộc thi này, Phạm Thị Mai Phương đã lọt vào tốp 20 hoa hậu đẹp nhất hành tinh. Hiện nay hoa hậu Phạm Thị Mai Phương đang du học khoa Quản trị kinh doanh tại Đại học Luton - Anh quốc. 11. Cuộc đồng diễn thể dục nữ giới lớn nhất Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 và cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đồng thời chào mừng SEA Games 22 lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM, Sở Thể dục Thể thao TP.HCM và Trung tâm Thể dục Thể thao quận 1 đã phối hợp tổ chức cuộc đồng diễn thể dục ngoài trời theo nhạc trong giới nữ, diễn ra từ 6h30 đến 9h30 ngày 8-3-2003 tại Công viên 30-4, dọc theo trục đường Lê Duẩn – Pasteur, trước Dinh Thống Nhất. Đây được xem là cuộc đồng diễn thể dục nữ giới lớn nhất tại TP.HCM (đến 4-2004) vì đã quy tụ được 10.000 phụ nữ tham gia. Mỗi phụ nữ tham gia được Công ty Quadrille & International tài trợ 1.000đ/người. Tổng số tiền 10.000.000đ được sử dụng để đóng góp cho việc trùng tu đền thờ Hai Bà Trưng tại xã Hạ Lôi, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Qua cuộc đồng diễn trên, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM đã góp phần phát triển phong 7 Phụ nữ Việt Nam – Những sự kiện đầu tiên và nhất – Trần Nam Tiến sưu tầm và biên soạn NXB Trẻ, 2007 trào thể dục thể thao, rèn luyện thân thể trong giới nữ trên địa bàn TP.HCM, thúc đẩy phong trào: “Mỗi phụ nữ chọn cho mình một môn thể thao thích hợp để tập luyện hàng ngày” được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động từ tháng 3-2001 tại TP.HCM. 12.Cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam Cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam được người Pháp tổ chức ở Sài Gòn vào năm 1864. Vào đầu năm 1863, Sài Gòn khi đó mới có khoảng 60 người Pháp trong đó 1/4 là nữ. Khi ấy một số sĩ quan hải quân người Pháp đã nghĩ ra ý tưởng tổ chức tại đây một cuộc thi hoa hậu. Thế là tháng chạp năm 1864, cuộc thi hoa hậu lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam. Cuộc thi quy tụ nhiều thí sinh tham gia, tuy nhiên phần lớn lại là các cô gái người Pháp và người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Tiêu chuẩn đề ra cho các thí sinh là tuổi đời từ 18-20, chưa kết hôn và xuất thân từ những gia đình công chức làm việc cho chính quyền bảo hộ. Cuộc thi gồm ba phần: mặc váy đầm, mặc áo dài và trang phục áo tắm. Về sau, do công chúng dị ứng với việc thí sinh biểu diễn đồ tắm nên ban tổ chức phải bỏ phần thi này. Một thương nhân người Hoa đã chớp lấy cơ hội này để đưa 20 cô gái Trung Quốc đang sống ở Singapore giả làm Hoa kiều để tham gia cuộc thi. Kết quả là trong số đó đã có một cô đoạt vương miện Hoa hậu. Danh hiệu Á hậu thì thuộc về cô gái con của một phú thương người Hoa sống ở Chợ Lớn. 13. Cuộc thi hoa hậu do người Việt tổ chức đầu tiên tại Việt Nam Sau cuộc thi hoa hậu do người Pháp tổ chức vào tháng 12-1864, ngay năm sau, một số công chức Việt Nam cũng đã đứng ra tổ chức một cuộc thi hoa hậu có tên gọi là Miss Sài Gòn dành cho các cô gái Việt Nam. Cuộc thi Miss Sài Gòn được thông báo rộng rãi khắp Sài Gòn và các vùng lân cận. Gần 100 thiếu nữ đã đến ghi danh tham gia cuộc thi. Ban tổ chức tuyên bố là các thí sinh chỉ thi các trang phục áo dài truyền thống, không có phần thi các trang phục khác. Người đoạt vương miện Hoa hậu trong cuộc thi này là cô Ba, con gái của ông Chánh, làm nghề thư ký. Trước vẻ đẹp rực rỡ của cô Ba, nhiều người Pháp đã đề nghị cô chụp ảnh để đăng báo ở chính quốc. Họ rất muốn chụp cô trong trang phục áo tắm nhưng cô không đồng ý. Chân dung cô sau đó được vẽ rồi in thành tem với số lượng phát hành lớn chưa từng có. Một thời gian sau đó, cô Ba lấy chồng Việt Nam bình thường và sống giản dị, bỏ lại đằng sau ánh hào quang phù phiếm và không bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai. Đây là người đẹp Việt Nam đăng quang vương miện hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam. 8 Phụ nữ Việt Nam – Những sự kiện đầu tiên và nhất – Trần Nam Tiến sưu tầm và biên soạn NXB Trẻ, 2007 14. Cuộc thi hoa hậu đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất Lần đầu tiên sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, báo Tiền Phong đã tổ chức cuộc thi hoa hậu toàn quốc vào năm 1988. Cuộc thi đã thành công ngoài mong đợi, trở thành một sự kiện nổi bật lúc đó. Chung kết cuộc thi Hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất năm 1988 chỉ diễn ra một buổi (buổi chiều). Tại cuộc thi này, các thiếu nữ toàn quốc được trổ tài khoe sắc sau rất nhiều năm đất nước vắng bóng những cuộc thi như vậy. Từ cuộc thi này, công chúng Việt Nam bắt đầu làm quen với trang phục dự thi áo tắm của các thí sinh. Thí sinh Bùi Bích Phương, sinh năm 1971 tại Hà Nội đã đoạt vương miện hoa hậu đầu tiên của Việt Nam thống nhất. Sau cuộc thi, hàng ngàn người hâm mộ đổ về chật cứng mấy dãy phố gần Nhà văn hóa Thanh niên, Ban tổ chức phải nhờ xe cảnh sát dẹp đường mới chở hoa hậu về được tận nhà. Sự kiện đó đã tạo nên cơn sốt thi hoa hậu vào năm 1989. Hoa hậu Đền Hùng, Hoa hậu Hội Lim, Hoa hậu Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tây và v.v Đến mức báo chí đã gọi là “hội chứng” hoa hậu, đến cả phường cũng thi hoa hậu! Trước tình hình đó, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa Thông tin) có cuộc họp liên ngành thống nhất một số vấn đề, nhằm đi vào nề nếp, có sự quản lý của nhà nước về một hiện tượng văn hóa mới có sức cuốn hút lớp trẻ Báo Tiền Phong được giao soạn thảo quy chế thi người đẹp. Bản quy chế đó đã được Bộ Văn hóa chuẩn y và ban hành. Đó là quy chế thi người đẹp đầu tiên ở Việt Nam, được thực hiện gần 18 năm, cho đến gần đây mới có quy chế mới. Từ khi có quy chế, cứ hai năm một lần, được phép của Bộ Văn hóa thông tin, Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Báo Tiền Phong đã tổ chức thành công 10 cuộc thi hoa hậu cấp quốc gia. Từ cuộc thi hoa hậu đầu tiên chỉ có 50 thí sinh, cuộc thi lần thứ 10 đã có trên 3.000 thí sinh đăng ký dự thi. Hoa hậu của cuộc thi đầu tiên cao 1m59, hoa hậu của cuộc thi lần thứ 10 cao 1m79. 15. Cuộc thi hoa hậu quốc tế đầu tiên ở Việt Nam Cuộc thi hoa hậu quốc tế đầu tiên diễn ra vào năm 1957 tại Sài Gòn, có thí sinh đến từ các quốc gia khác tham dự. Tuy mang danh hiệu là cuộc thi tầm cỡ quốc tế nhưng thực chất chỉ có các thí sinh của các nước Campuchia, Lào, Ấn Độ, Hồng Kông dự thi cùng 48 thiếu nữ Việt Nam. Thời bấy giờ trang phục áo tắm không được công chúng chấp thuận nên cuộc thi chỉ có trang phục là áo dài truyền thống. So với thời này, tiêu chí về vẻ đẹp hình thể của các hoa hậu cũng khác xa với thời đó. Kết quả chung cuộc: Danh hiệu Hoa hậu Việt Nam thuộc về cô Vũ Thị Thu Minh (cao 1m51, nặng 37kg); danh hiệu hoa hậu quốc tế thì thuộc về cô Nari, người Campuchia. 16. Danh hiệu cao quý dành cho các bà mẹ Việt Nam 9 Phụ nữ Việt Nam – Những sự kiện đầu tiên và nhất – Trần Nam Tiến sưu tầm và biên soạn NXB Trẻ, 2007 Để ghi nhớ công ơn của các bà mẹ Việt Nam anh hùng, ngày 29-8-1994 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Mất mát vì chiến tranh thì nhiều song có lẽ sự mất mát của những bà mẹ là vết thương lòng khó lành nhất. Những người chồng, những người con, người cháu của họ đã ra đi vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Hoà bình đã trở về với dân tộc Việt Nam, niềm vui đã trở lại nhưng nỗi đau thì vẫn còn đấy. Để ghi nhớ công ơn của các mẹ, ngày 29-8- 1994 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” do nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong và truy tặng phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Căn cứ vào điều 67, 84, 91 và 103 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 và Nghị quyết của Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 5 về chương trình xây dựng pháp luật 6 tháng cuối năm 1994, Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng quy định: Những bà mẹ có 2 con liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ; có 2 con mà cả 2 con là liệt sĩ hoặc chỉ có 1 con duy nhất mà người con đó là liệt sĩ; có từ 3 con trở lên là liệt sĩ; có 1 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ; những bà mẹ đã được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nếu đủ các tiêu chuẩn trên vẫn được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Những Bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ được cấp Bằng kèm theo Huy chương và trợ cấp bằng tiền một lần và được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật. Việc tặng hoặc truy tặng danh hiệu do Chủ tịch nước quyết định theo đề nghị của Chính phủ. Ngày 17-12-1994 Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký quyết định số 394/CTN tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho 19.879 bà mẹ của 53 tỉnh thành (đợt 1). Từ đó cho đến nay đã có nhiều đợt phong tặng cho các bà mẹ Việt Nam có công với Tổ quốc. 17. Đại đội nữ lái xe duy nhất trên đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ Vào cuối tháng 12-1967, do yêu cầu phục vụ cuộc chiến đấu ngày càng ác liệt, Bộ Tư lệnh 559 đã giao nhiệm vụ cho Binh đoàn 12 tuyển gấp một số chị em là thanh niên xung phong và bộ đội ở các binh trạm gần đó về đào tạo lái xe ngay giữa tuyến lửa. Từ đây, 35 chị em đã được tuyển chọn và bắt đầu nhiệm vụ đặc biệt của mình. Sau khóa học kéo dài 45 ngày, chị em được điều ngay ra lái xe ở các Binh trạm dọc đường Trường Sơn. Chị nào lái giỏi thì được giao 1 xe, chị lái yếu thì 2 chị một xe. Công việc của các chị là lái xe chuyển thương binh, bộ đội, chở hàng từ các Binh trạm số 9, 12, 14, 23, 40 vào các kho H1, H2, đoàn 500 Không quản khó khăn gian khổ, các chị đã lái xe vượt bao núi cao, vực thẳm, xuyên rừng, lội suối, vượt “cổng trời” dưới làn bom đạn của kẻ thù với ý chí kiên cường, lòng căm thù giặc và tình yêu quê hương đất nước tha thiết. 10 [...]... phụ nữ Việt Nam (trong đó có phụ nữ Việt kiều ở Pháp, Thái Lan, Tân Đảo) Đại hội vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và trực tiếp nghe những lời căn dặn của Người Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần đầu tiên có ý nghĩa lịch sử vì đã hợp nhất Đoàn phụ nữ Cứu quốc và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành một tổ chức duy nhất của phụ nữ, lấy tên là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hội Liên hiệp Phụ nữ. .. tộc, giải phóng phụ nữ và bảo vệ hòa bình dân chủ; thông qua Chương trình, Điều lệ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tuyên ngôn, Hiệu triệu gửi toàn thể phụ nữ Việt Nam Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa I gồm 32 ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội đã bầu Ban Thường trực gồm 9 ủy viên Bà Lê Thị Xuyến được bầu là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các bà:... động phụ nữ trong vùng địch tạm chiếm; tăng cường sự hoạt động quốc tế ; cải thiện đời sống phụ nữ và bảo vệ nhi đồng; cứu tế xã hội; vận động phụ nữ tham chính; củng cố và phát triển Hội; góp phần xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất; tiến hành hợp nhất Đoàn phụ nữ Cứu quốc vào Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Đại hội đã thông qua Báo cáo, các Quyết nghị về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội phụ nữ trong... phụ nữ Việt Nam Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế Đại hội đã đánh giá những thành tích mà Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lãnh đạo phụ nữ tham gia cách mạng giải phóng dân tộc, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và tham gia bảo vệ chính quyền cách mạng Đại hội đề ra 10 nhiệm vụ cho toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện trong những năm tới là: tham.. .Phụ nữ Việt Nam – Những sự kiện đầu tiên và nhất – Trần Nam Tiến sưu tầm và biên soạn - NXB Trẻ, 2007 - Tháng 2-1969, chị em ở các Binh trạm lẻ được điều về Binh trạm 23, Cục vận tải ở Thường Tín, Hà Tây làm nhiệm vụ chuyển thương binh về các trạm điều dưỡng Đầu năm 1972, do yêu cầu nhiệm vụ đặc biệt, chị em lại được Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng điều toàn bộ về Tổng đội Thanh... cô gái lại về nhận nhiệm vụ lái xe ở các bệnh viện, đơn vị kho xe, kho hàng thay cho lái xe nam để các anh ra trận Cuối năm 1975, Đại đội nữ lái xe C13 kết thúc nhiệm vụ huấn luyện, mỗi người về một đơn vị, có chị chuyển ngành, xuất ngũ 18 Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần đầu tiên Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần đầu tiên diễn ra từ ngày 18 đến ngày 29-4-1950 tại Chiến khu Việt Bắc Tham dự... niên xung phong D255, Cục quản lí xe máy và trở thành nữ giáo viên dạy lái xe Chính từ lúc này, đại đội nữ lái xe duy nhất ở Trường Sơn được thành lập với tên gọi Đại đội nữ lái xe C13 gồm 33 chị và được trang bị 25 xe Bằng những kinh nghiệm tích lũy từ thực tế, các chị đã truyền dạy kiến thức lí thuyết, thực hành sửa chữa điện, máy cho hơn 300 nữ tân binh Khi ra trường, các cô gái lại về nhận nhiệm . Phụ nữ Việt Nam – Những sự kiện đầu tiên và nhất – Trần Nam Tiến sưu tầm và biên soạn NXB Trẻ, 2007 1. Bảo tàng Phụ nữ đầu tiên trong cả nước Đó là Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ, nằm ở số. công tác ngoại giao của phụ nữ Việt Nam) ; - Trang phục và trang sức của phụ nữ miền Nam; - Vai trò của phụ nữ trong các làng nghề truyền thống ở miền Nam; - Phụ nữ miền Nam trong đời sống gia. 1984 được Nhà nước giao làm Nhà truyền thống Phụ nữ Nam Bộ. Sau đó được xây thêm tòa nhà 4 tầng và đổi thành Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ. Hiện nay, Bảo tàng hiện đang quản lý và trưng bày trên 16.000

Ngày đăng: 02/08/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan