Tiểu luận: Các nghiên cứu của trường phái sự phụ thuộc mới pdf

39 868 4
Tiểu luận: Các nghiên cứu của trường phái sự phụ thuộc mới pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới Ti u lu nể ậ tài:Đề “ Lý thuy t phát tri n –ế ể Tr ng phái s ph thu c m i”ườ ự ụ ộ ớ Nhóm 7 1 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới MỤC LỤC I. Sự hồi đáp các nhà phê bình 3 1. Cardoso mở đường cho những nghiên cứu của trường phái sự phụ thuộc mới3 2. So sánh giữa các nghiên cứu cổ điển và các nghiên cứu mới của trường phái sự phụ thuộc6 II. Cardoso: Kết hợp giữa sự phát triển với sự phụ thuộc ở Brazil 1. Bối cảnh lịch sử 8 2. Mô hình sự phát triển kết hợp với phụ thuộc 11 3. Động lực chính trị 13 III. O'Donnell: Nhà nước quan liêu-độc tài ở Châu Mỹ La tinh 1. Xác định đặc điểm 16 2. Sự nổi lên của "nhà nước BA" 17 3. Chức năng của "nhà nước BA" 20 4. Sự sụp đổ hoặc sự chuyển đổi của "nhà nước BA" 21 IV. Evans: Liên minh tay ba ở Brazil trong những năm 1980 1. Sự thay đổi nhanh chóng từ tăng trưởng kinh tế thần kì sang thời kì kinh tế bất ổn trong vòng 2 thập kỉ ở Brazil 22 2. Giải thích nguyên nhân 23 3. Tác động của liên minh tay ba 23 4. Triển vọng trong tương lai 30 V. Gold: Sự phụ thuộc năng động ở Đài Loan 1. Giai đoạn phụ thuộc cổ điển (trước 1950) 32 2. Giai đoạn phát triển phụ thuộc (1950-1970) 33 Nhóm 7 2 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới 3. Giai đoạn phụ thuộc năng động (Sau 1970) 34 VI. Sức mạnh của các nghiên cứu trường phái sự phụ thuộc mới 1. Nghiên cứu lịch sử 36 2. Tập trung vào các hoạt động bên trong và có tính chính trị - xã hội 37 3. Phát triển trong sự phụ thuộc 38 Nhóm 7 3 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới I. SỰ HỒI ĐÁP CÁC NHÀ PHÊ BÌNH 1. Cardoso mở đường cho những nghiên cứu của trường phái sự phụ thuộc mới Cardoso thường tự mình đưa ra những con số chìa khoá của các nghiên cứu của trường phái sự phụ thuộc mới. Công trình đó của ông đã đặt ra sự phân tích nghiên cứu cho một thế hệ mới của các nhà học giả căn bản (xem ví dụ, Cardoso 1973, 1977; Cardoso và Faletto 1979). Chương này để kiểm nghiệm sự lôi cuốn về trường phái sự phụ thuộc mới Cardoso. Trước hết, không giống như các phân tích tổng hợp của trường phái sự phụ thuộc cổ điển, phương pháp nghiên cứu của Cardoso là “lịch sử-cấu trúc”. Bởi ông muốn đem lịch sử quay trở lại trong đó, ông sử dụng thuật ngữ “phụ thuộc” không như một lý thuyết cho hình mẫu phổ biến của sự kém phát triển, mà là một phương pháp để phân tích những tình huống cụ thể về sự phát triển của Thế giới thứ ba (Palma 1978). Mục tiêu của Cardoso là vạch ra lịch sử cụ thể của những tình huống mới của sự phụ thuộc trong quá trình nghiên cứu sự khác nhau và đa dạng của chúng. Tóm lại, những câu hỏi chính mà ông nghiên cứu như sau: Làm thế nào các nhà nghiên cứu có thể đưa ra yếu tố lịch sử cụ thể của một tình huống phụ thuộc nhất định? Một tình huống phụ thuộc cá biệt khác với những tình huống trước đó như thế nào? Cái gì là nguồn gốc lịch sử của một tình huống phụ thuộc cụ thể, khi nào và làm thế nào tình huống sẽ thay đổi? Một tình huống phụ thuộc đang hiện hữu tự mình tạo ra khả năng chuyển đổi như thế nào? Tác động Nhóm 7 4 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới nào mà một thay đổi trong sự phụ thuộc có thể có trong lịch sử phát triển của các nước thế giới thứ ba? Thứ hai, không giống như các nhà nghiên cứu của trường phái sự phụ thuộc cổ điển, những người chỉ tập trung vào điều kiện của sự phụ thuộc, Cardoso lại có khuynh hướng nhấn mạnh tới cấu trúc bên trong của sự phụ thuộc. Và thay vì nhấn mạnh sự phụ thuộc vào kinh tế, Cardoso lại quan tâm nhiều hơn vào phân tích sự phụ thuộc ở lĩnh vực chính trị-xã hội, đặc biệt là các tầng lớp đấu tranh, các giai cấp xung đột,và các hoạt động phong trào chính trị. Theo Cardoso, “vấn đề về việc phát triển của chúng ta hiện nay có thể không còn bị giới hạn bởi một cuộc thảo luận về vấn đề thay thế nhập khẩu,thậm chí không bởi một cuộc tranh luận vềcác chiến lược khác nhau cho sự tăng trưởng, trong điều khoản của chính sách xuất khẩu hay không xuất khẩu, bên trong hay bên ngoài thị trường, định hướng của nền kinh tế Vấn đề chính là hoạt động của con người và ý thức về quyền lợi của chính họ” (trích dẫn trong Hettne và Wallensteen 1978, trang 32). Do vậy theo Cardoso (1977, trang 14), “ Cái quan trọng là phong trào, các tầng lớp đấu tranh, các khái niệm về quyền lợi, các liên minh chính trị mà vẫn duy trì những cấu trúc ban đầu trong khi đồng thời mở ra khả năng chuyển đổi của họ”. Tuy nhiên trong khi Cardoso đóng góp bằng việc xem xét lại vai trò của các cuộc đấu tranh chính trị nội bộ trong những tình huống phụ thuộc, ông cũng chỉ rõ rằng ông hiểu “ mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài có tác dụng tạo nên một tổng thể phức tạp mà cấu trúc của Nhóm 7 5 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới nó có sự kết nối, trùng khớp và ăn sâu về mặt lợi ích giữa những tầng lớp thống trị trong nước và quốc tế và mặt khác lại được thử thách bởi những tầng lớp, giai cấp thống trị trong nước” (Cardoso và Faletto 1979, trang xvi) Ví dụ, sự thống trị bên ngoài xuất hiện như là một sự bắt buộc từ bên trong, thông qua thực tiễn xã hội của các giai cấp, tầng lớp để mà cố gắng thực thi lợi ích của nước ngoài, bởi vì chúng có thể trùng hợp với giá trị và lợi ích mà đòi hỏi của những giai cấp này là của cá nhân họ. Do đó, Cardoso gọi phân tích đó là “ Sự chủ quan về lợi ích của bên ngoài” Thứ ba, không giống như các nhà nghiên cứu của trường phái sự phụ thuộc cổ điển, những người nhấn mạnh tới việc xác định cấu trúc của sự phụ thuộc, Cardoso quan niệm rằng sự phụ thuộc là một kết thúc mở của một quá trình. Những cấu trúc tương tự của sự phụ thuộc được đưa ra, có một loạt các phản ứng có thể phụ thuộc vào nội bộ liên minh chính trị và các phong trào chính trị. Do đó nếu những cấu trúc của sự phụ thuộc phân định ranh giới của một loạt sự biến động thì tiếp đó các tầng lớp đấu tranh chính trị, các giai cấp, và cả nhà nước có thể làm hồi sinh, biến dạng những cấu trúc đó, thậm chí có thể thay thế chúng bằng những cấu trúc khác mà không được định trước. Vì vậy, không giống như trường phái sự phụ thuộc cổ điển, trường phái mà trong đó dự báo một xu hướng duy nhất của sự kém phát triển của các nước thế giới thứ ba, Cardoso(1977, trang 20) tranh luận rằng có thể có sự liên quan giữa sự phụ thuộc và sự phát triển mà ở đó sự phụ thuộc và sự phát triển có thể cùng tồn tại trong một trạng thái năng Nhóm 7 6 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới động hơn của sự phụ thuộc so với những mô tả đặc điểm của vùng lệ thuộc hoặc gần như lệ thuộc vào tình huống. Khái quát lại, rất nhiều giả định cơ bản của trường phái sự phụ thuộc cổ điển chẳng hạn như yếu tố bên ngoài, sự phụ thuộc về kinh tế và khung cấu trúc của sự kém phát triển, đã được thay đổi rất nhiều trong công trình của Cardoso( Bảng 7.1). Sự thay đổi này đã mở ra nhiều định hướng mới trong lĩnh vực nghiên cứu sự phụ thuộc. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét sự phụ thuộc vào sự phát triển diễn ra như thế nào, các yếu tố bên trong ( chẳng hạn như chế độ quan liêu độc tài của các quốc gia và liên minh chính trị của nó với tư bản trong nước và nước ngoài) đã hình thành con đường phát triển ở Mỹ-Latinh như thế nào, và làm thế nào để phép màu kinh tế ở Đông Á có thể được làm sáng tỏ dưới ánh sáng của phương pháp “lịch sử-cấu trúc” của Cardoso. 2. So sánh giữa các nghiên cứu cổ điển và các nghiên cứu mới của trường phái sự phụ thuộc Bảng 7.1. So sánh giữa các nghiên cứu cổ điển và các nghiên cứu mới của trường phái sự phụ thuộc Các nghiên cứu cổ điển về sự phụ thuộc Các nghiên cứu mới về sự phụ thuộc Sự giống nhau - Tập trung nghiên cứu Sự phát triển của thế giới thứ ba Tương tự - Mức độ phân tích Mức độ quốc gia Tương tự - Khái niệm cốt lõi Trung tâm- ngoại vi, Tương tự Nhóm 7 7 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới sự phụ thuộc - Chính sách liên quan Sự phụ thuộc có hại cho sự phát triển Tương tự Sự khác nhau - Phương pháp Trình độ trừu tượng hoá cao, tập trung vào mô hình phổ biến của sự phụ thuộc Lịch sử-cấu trúc, tập trung vào tình huống cụ thể của sự phụ thuộc - Nhân tố chính Nhấn mạnh vào yếu tố bên ngoài, sự trao đổi không bình đẳng, chủ nghĩa thực dân Nhấn mạnh yếu tố bên trong, các tầng lớp xung đột, nhà nước -Bản chất của sự phụ thuộc Hầu như là một hiện tượng kinh tế Hầu hết các hiện tượng chính trị-xã hội - Sự phụ thuộc và sự phát triển Chỉ dẫn duy nhất: chỉ dẫn tới sự kém phát triển Có thể tồn tại mối liên hệ giữa sự phụ thuộc và sự phát triển II. CARDOSO : MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ PHỤ THUỘC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN Ở BRAZIL 1. Bối cảnh lịch sử Năm 1964, chế độ dân sự ở Brazil bị lật đổ và được thay thế bởi chế độ quân sự. Trong hậu quả của sự say mê (sôi nổi) năm 1964, nhiều cuộc thảo luận về sự phát triển trong văn chương đã suy xét xoay Nhóm 7 8 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới xung quanh bản chất của chế độ quân đội mới này. Bước chuyển hướng trong lịch sử của Mỹ-Latinh nên được làm sáng tỏ như thế nào? Nó chỉ là một hành động phi quân đội hay nó đại diện cho một mệnh lệnh kinh tế-chính trị mới cho sự phát triển của thế giới thứ ba? Từ viễn cảnh của sự phụ thuộc cổ điển, Furtado (1968) mô tả đặc điểm của chế độ mới ở Brazil như là một nhà nước quân sự, chỉ rõ rằng giống như bất kỳ nhà nước quân sự khác, chế độ này ở Brazil đặt sự ổn định xã hội là mục tiêu chủ yếu của nó và sẽ sử dụng mọi phương tiện để bảo vệ địa vị và quyền lực vĩnh viễn. Mô hình kinh tế tương ứng với môi trường chính trị này là sự cắt giảm đầu tư cho khu vực công nghiệp trong lợi ích của nền sản xuất nông nghiệp, nghĩa là thúc đẩy đời sống nông thôn dựa trên kinh phí của công nghiệp. Chế độ mới theo đuổi chính sách kinh tế trì trệ bởi vì nền tảng xã hội của nó là tập đoàn chính trị cầm đầu về ruộng đất. Từ viễn cảnh của sự phụ thuộc cổ điển, nhà nước quân đội mới tuy bất tài nhưng lại là công cụ của tập đoàn chính trị cầm đầu về ruộng đất, bất chấp quyền lợi tập thể của quân đội. Tuy nhiên Cardoso (1973), rất không hài lòng với cách giải thích của Furtado về hình thức cai trị mới ở Brazil. Ông ấy thắc mắc : “ Có bao nhiêu phần của mục tiêu nỗ lực này để phân tích thực tế, những xu hướng hiện nay? và bao nhiêu chỉ đơn giản là sự yêu thích, mô hình tiêu chuẩn?(trang 156). Theo Cardoso, phân tích của trường phái sự phụ thuộc cổ điển đã thất bại khi chú ý nhiều đến những hoạt động mới diễn ra trong chế độ quân đội, do đó họ đã không thể nhận ra rằng chế Nhóm 7 9 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới độ này đang theo đuổi một mô hình mới của “ mối liên hệ giữa sự phụ thuộc và sự phát triển” ở Brazil. *Những hoạt động mới trong chế độ quân sự ( những đặc điểm mới của chế độ quân sự) Cardoso chỉ rõ theo những hoạt động mới trong chế độ quân sự ở Brazil. Trước tiên, chủ nghĩa tư bản quốc tế trở nên quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất chẳng hạn như xây dựng nhà máy và xí nghiệp ở các nước Mỹ-Latinh. Ví dụ ở Brazil, mức độ đầu tư tư nhân của nước ngoài đã tăng trưởng rất nhiều và được duy trì bền vững tới mức các doanh nghiệp quốc gia và khu vực trong nước không còn đóng vài trò chi phối trong khu vục công nghiệp năng động. Cardoso báo cáo rằng vốn đầu tư nước ngoài chiếm 72.6% số vốn đầu tư hàng hoá của khu vực, 78.3% số hàng hoá được người tiêu dùng lâu dài của khu vực và 53.4% số hàng hoá không lâu dài của 10 hãng lớn nhất trong mỗi khu vực ở Brazil năm 1968. Sức mạnh tăng trưởng của nền công nghiệp của các hãng sản xuất tư nhân nước ngoài đã giúp bán được các sản phẩm của họ vào thị trường Brazil và cũng được phản ánh qua các chương trình quảng cáo kinh doanh. Năm 1967, 12 nhà quảng cáo lớn ở Brazil bao gồm: Wolswagen, Gillette, Ford, Nestle, Cocacola và Shell Và nhờ việc trở thành những hãng thuê quảng cáo lớn nhất, các hãng nước ngoài đã thực hiện suôn sẻ chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng- báo, tạp chí và truyền hình. Nhóm 7 10 [...]... có chỗ đứng trong sự phát triển quốc gia Thay vào đó, các nhà nghiên cứu nên tập trung vào sự cụ thể của những hoạt động đó và xây dựng một mô hình mới để nắm bắt được chức năng của chúng Theo đó Cardoso giới thiệu mô hình của ông là “ mối liên hệ giữa sự phụ thuộc và sự phát triển” 2 Mô hình sự phát triển kết hợp với phụ thuộc Cardoso đã cố ý sử dụng các cụm từ liên quan đến sự phụ thuộc vào phát triển”... hướng kinh tế mới được tự thiết lập trong sự bất lợi chính trị dưới chế độ mới Bằng cách chấp nhận sự can thiệp quân sự để tiêu diệt sự ảnh hưởng của người lao động, các tầng lớp trung lưu ở Brazil không chủ tâm sử dụng biện pháp hỗ trợ để huỷ Nhóm 7 11 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới hoại biểu hiện chính trị trực tiếp của chính họ ( như là các cuộc bầu cử, các đảng phái chính trị... là một giai đoạn mới đã Nhóm 7 12 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới xuất hiện, công nghiệp phải phụ thuộc nhiều vào vốn ngoại vi và một bộ phận quốc tế để nền kinh tế phát triển và nguồn lao động của một bộ phận quốc tế mới Cardoso(1973,p149) tranh luận rằng sự đánh giá ảnh hưởng của hiệp hội các nước ngoài đã trở nên thích hợp với sự phồn vinh của các nước phụ thuộc Trong nhận thức... nhà tư bản phụ thuộc vào sự bổ sung bên ngoài và tự tích lũy, mở rộng và thực hiện vốn đầu tư cho các địa phương và yêu cầu phụ thuộc vào tính năng động Do hạn chế của Cardoso là phụ thuộc trường phái Trong sự kiện này, Cardoso đã cố gắng hoàn thành xem xét cả sự phụ thuộc và sự phát triển để học tập những ưu thế vượt trội của nước ngoài cũng như trong nước, đặc biệt là sự hợp tác giữa các nhà quản... động mới từ năm 1964 đã làm tăng sự đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất, chức năng kinh tế và chức năng trấn áp của lĩnh vực quân sự, việc đàn áp quyền lực của giai cấp công nhân, và sự suy thoái trong biểu hiện chính trị của giai cấp tư sản Tuy nhiên, trong sự can thiệp của những hoạt động mới này, Cardoso thận trọng trong việc lại rơi vào sự khẳng định của trường phái sự phụ thuộc. .. tham gia vào các nền kinh tế lớn trong khu vực (4)Hình thức loại trừ xã hội: các vấn đề xã hội đều không được giải quyết triệt để mà dựa trên bộ máy quan liêu, bao cấp Nhóm 7 17 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới (5 )Sự phụ thuộc quá nhiều vào chủ nghĩa tư bản: Sự ra đời của nhà nước BA gắn liền với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản trong các nước thế giới thứ ba 2 Sự nổi lên của "nhà nước... thay đổi bản chất của môi trường bên ngoài và nội bộ mâu thuẫn vào cuối năm 1970 Cụ thể Evans trình bày mô hình “Liên minh tay ba” của tiểu bang đa quốc gia và vốn đầu tư của địa phương, và làm như vậy cho Nhóm 7 23 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới thấy các giao dịch từ bên ngoài và nội bộ mâu thuẫn xấu hơn, sự phát triển của Brazil bị phụ thuộc, làm cho sự lãnh đạo của liên minh ngày... hội các nước ngoài sẽ giúp đỡ các nước phụ thuộc để khuyến khích phát triển” Từ khi các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất và bán hàng hóa tiêu dùng đến các chợ nội địa Sự quan tâm của họ đã phù hợp với sự phát triển kinh tế trong những khu vực nhỏ nhất của các quốc gia phụ thuộc Từ quan điểm này sự phát triển được xác định là có liên quan đến sự hình thành với công nghệ, tài chính, tổ chức và thị trường. .. vụ là một mối đe dọa đến lợi ích của họ O’Donnell tranh luận rằng các mức độ lớn hơn mối đe dọa thì lớn hơn những sự phân cực và tầm nhìn của các tầng lớp và bối cảnh của các cuộc xung đột Qua đó xu hướng để sản xuất mạnh mẽ hơn giữa các lực liên kết chi phối các tầng lớp, khối lượng cho vay nhiều hơn so với Nhóm 7 18 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới các nhóm không khoan nhượng trong... ứng sự tham gia của các giai cấp tư sản trong nước, mặt khác nhà nước Nhóm 7 21 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới quan liêu-độc tài vẫn còn yêu cầu sự ổn định của các quốc gia vì những phát sinh công nghiệp bên trong và vốn đầu tư trong thời gian ban đầu 4 Sự sụp đổ hoặc sự chuyển đổi của "nhà nước BA" Cuối cùng,O’Donnell đưa ra hai con đường khác nhau hoặc sụp đổ hoặc chuyển đổi của . của Cardoso. 2. So sánh giữa các nghiên cứu cổ điển và các nghiên cứu mới của trường phái sự phụ thuộc Bảng 7.1. So sánh giữa các nghiên cứu cổ điển và các nghiên cứu mới của trường phái sự phụ. hồi đáp các nhà phê bình 3 1. Cardoso mở đường cho những nghiên cứu của trường phái sự phụ thuộc mới3 2. So sánh giữa các nghiên cứu cổ điển và các nghiên cứu mới của trường phái sự phụ thuộc6 . trong sự phụ thuộc 38 Nhóm 7 3 Lý thuyết phát triển - Trường phái sự phụ thuộc mới I. SỰ HỒI ĐÁP CÁC NHÀ PHÊ BÌNH 1. Cardoso mở đường cho những nghiên cứu của trường phái sự phụ thuộc mới Cardoso

Ngày đăng: 02/08/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan