Các thời kỳ của trẻ em potx

5 1.2K 5
Các thời kỳ của trẻ em potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC THỜI KỲ CỦA TRẺ EM Trẻ em là một cơ thể đang lớn lên và phát triển. Từ lúc thụ thai đến tuổi trưởng thành trẻ trải qua 2 hiện tượng đó là sự tăng trưởng, một hiện tượng phát triển về số lượng và kích thích của các tế bào; và sau đó là sự trưởng thành của các tế bào và mô (cấu trúc và chức năng hoàn chỉnh dần). Quá trình lớn lên và phát triển này có tính chất toàn diện và qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm về sinh lý và bệnh lý riêng. 1. Giai đoạn trước khi sinh: Từ lúc thụ thai cho đến khi sinh khoảng 270 - 280 ngày, chia thành 2 thời kỳ: 1.1. Thời kỳ phôi: 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong thời kỳ này, noãn thụ tinh được biệt hoá nhanh chóng thành một cơ thể. Đây là thời kỳ hình thành thai nhi. Trong thời kỳ này, nếu mẹ bị nhiễm các chất độc (thuốc hay hoá chất) hay bị nhiễm virus như nhiễm TORCH (toxoplasmo, rubeola, cytomegalovirus, herpes simplex) thì trẻ sinh ra dễ bị dị tật. Bệnh lý trong giai đoạn này thường là sự rối loạn về hình thành và phát triển của thai nhi như những dị tật do “gene”, bất thường về nhiễm sắc thể. Những người mẹ lớn tuổi sinh con dễ bị những dị hình về nhiễm sắc thể như hội chứng Down 1.2. Thời kỳ thai: Tính từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 9. Trong thời kỳ thai, thai nhi tiếp tục lớn lên một cách nhanh chóng. Trong giai đoạn này sự dinh dưỡng của thai nhi được cung cấp từ người mẹ qua rau thai. Nếu người mẹ không đủ dinh dưỡng hay tăng cân kém trong giai đoạn này, trẻ sinh ra dễ có cân nặng thấp lúc sinh hoặc tỉ lệ tử vong cao. Việc chăm sóc người mẹ trong thời kỳ mang thai chính là chăm sóc đứa bé trong giai đoạn trước khi sinh. 2. Giai đoạn sau khi sinh: 2.1. Thời kỳ sơ sinh: Bắt đầu từ lúc sinh (cắt rốn) cho đến 4 tuần lễ đầu. a. Đặc điểm sinh lý: - Sự chuyển tiếp từ đời sống trong tử cung sang ngoài tử cung buộc đứa bé phải có sự thay đổi chức năng của một số cơ quan để thích nghi với cuộc sống mới như hoạt động của bộ máy hô hấp, bộ máy tuần hoàn. - Ngay sau khi ra đời đứa bé bắt đầu thở bằng phổi và vòng tuần hoàn chính thức thay cho tuần hoàn rau thai. Trẻ bú mẹ và bộ máy tiêu hoá cũng bắt đầu làm việc. - Bộ não đứa bé còn non nớt nên trẻ ngủ liên miên do vỏ não trong trạng thái ức chế. b. Đặc điểm bệnh lý: - Glucose máu trẻ sơ sinh thấp nên cần cho trẻ bú sớm sau khi sinh. - Hệ thống miễn dịch còn non yếu nên trẻ dễ bị nhiễm trùng. Tuy vậy nhờ có kháng thể từ mẹ chuyển sang nên trẻ ít bị các bệnh như sởi, bạch hầu - Ngoài một số bệnh của giai đoạn trước khi sinh như các dị dạng, tật bẩm sinh , chúng ta gặp các bệnh có liên quan đến sinh đẻ như ngạt, sang chấn sản khoa. Vì thế việc săn sóc tốt trẻ sơ sinh nhất là chăm sóc tốt trong giai đoạn trước khi sinh rất quan trọng để hạn chế việc đẻ khó, nhiễm trùng nhằm hạ thấp tử vong sơ sinh. 2.2. Thời kỳ bú mẹ (nhũ nhi): Từ 1 tháng đến 12 tháng tuổi. a. Đặc điểm sinh lý: - Trong thời kỳ này trẻ lớn rất nhanh, vì vậy trẻ còn bú đòi hỏi thức ăn cao hơn ở người lớn, trong khi đó chức năng của bộ máy tiêu hoá còn yếu, các men tiêu hoá còn kém. Vì vậy thức ăn tốt nhất là sữa mẹ. Trẻ cần 120 - 130 calo/kg cơ thể/ngày. - Hệ thống thần kinh cũng bắt đầu phát triển, trẻ bắt đầu nhận ra các đồ vật, khuôn mặt, và dần bắt đầu biết nói b. Đặc điểm bệnh lý: - Trẻ dễ ỉa chảy cấp, suy dinh dưỡng nhất là trẻ không bú mẹ. Ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, các rối loạn dạ dày-ruột ít gặp và nhẹ hơn trẻ nuôi nhân tạo. Ngoài ra các thức ăn nhân tạo thường thiếu các vi chất cần thiết, các vitamin. - Trung tâm điều nhiệt và da của trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ, do đó trẻ dễ bị hạ thân nhiệt hoặc dễ bị sốt cao co giật. - Trong 6 tháng đầu trẻ ít bị các bệnh nhiễm trùng cấp như sởi, bạch hầu do kháng thể từ mẹ (IgG) truyền sang qua rau còn tồn tại ở cơ thể trẻ. Càng về sau, miễn dịch từ mẹ truyền sang giảm dần, trong lúc đó hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh lây. 2.3. Thời kỳ răng sữa: Từ 1 đến 6 tuổi (thời kỳ trước khi đi học). Có thể chia làm 2 thời kỳ nhỏ: tuổi nhà trẻ: 1 - 3 tuổi, tuổi mẫu giáo: 4 - 6 tuổi. a. Đặc điểm sinh lý: - Trong thời kỳ này trẻ tiếp tục lớn và phát triển nhưng chậm lại. - Chức năng vận động phát triển nhanh, trẻ bắt đầu đi một mình rồi chạy, tập vẽ, viết, trẻ tự xúc thức ăn, rửa tay, rửa mặt - Tín hiệu thứ hai, ngôn ngữ phát triển. Trẻ bắt đầu đi học. b. Đặc điểm bệnh lý: - Xu hướng bệnh ít lan toả. Ở lứa tuổi này, trẻ cũng rất dễ bị các rối loạn tiêu hoá, còi xương, các bệnh về thể tạng. Trong thời kỳ này miễn dịch thụ động từ người mẹ chuyển sang giảm nhiều nên trẻ hay mắc các bệnh như cúm, ho gà, bạch hầu - Xuất hiện các bệnh có tính chất dị ứng: hen phế quản, nổi mề đay, viêm cầu thận cấp. - Trẻ hoạt động nhiều nên hay bị các tai nạn, chấn thương, ngộ độc, bỏng 2.4. Thời kỳ thiếu niên: Có 2 thời kỳ: tuổi học sinh nhỏ: 7 - dưới 12 tuổi; tuổi học sinh lớn: (trước tuổi dậy thì) 12 - 15 tuổi. a. Đặc điểm sinh lý: Trẻ vẫn tiếp tục lớn nhưng không còn nhanh. Răng vĩnh viễn thay dần cho răng sữa. Sự cấu tạo và chức phận của các cơ quan hoàn chỉnh. Trẻ biết suy nghĩ, phán đoán, trí thông minh phát triển. b. Đặc điểm bệnh lý: Do tiếp xúc với môi trường xung quanh nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp. Trong thời kỳ này, hệ thống xương đang phát triển nên trẻ dễ mắc các bệnh do tư thế sai lệch như vẹo cột sống, gù 2.5. Thời kỳ dậy thì: Giới hạn tuổi ở thời kỳ này khác nhau tùy theo giới, môi trường và hoàn cảnh kinh tế, xã hội. - Trẻ gái bắt đầu từ lúc 13 - 14 tuổi và kết thúc lúc 17 - 18 tuổi. - Trẻ trai bắt đầu 15 - 16 tuổi và kết thúc lúc 19 - 20 tuổi. a. Đặc điểm sinh lý: Trong thời gian này chức năng các tuyến sinh dục hoạt động mạnh biểu hiện bằng sự xuất hiện các giới tính phụ như ở vùng xương mu, hố nách lông mọc nhiều, các em gái thì vú phát triển, bắt đầu có kinh, các em trai bắt đầu thay đổi giọng nói (vỡ tiếng) Các tuyến nội tiết như tuyến giáp, tuyến yên cũng hoạt động mạnh. b. Đặc điểm bệnh lý: Trong thời kỳ này thường xảy ra sự mất ổn định trong các chức năng của hệ giao cảm - nội tiết nên thường thấy những rối loạn chức năng của nhiều cơ quan như hay hồi hộp, tăng huyết áp, những rối loạn về thần kinh: tính tình thay đổi, dễ lạc quan nhưng cũng dễ bi quan Tóm lại: sự lớn lên và phát triển của trẻ em trải qua 2 giai đoạn cơ bản bao gồm 7 thời kỳ. Ranh giới giữa các thời kỳ này không rõ ràng mà thường xen kẽ nhau. Ngoài ra còn có một số yếu tố tác động không nhỏ đến quá trình lớn lên và phát triển của trẻ hoặc ảnh hưởng đến dung mạo bệnh tật của trẻ như ngoại cảnh, môi trường sống của trẻ (yếu tố ngoại sinh). Do đó nhiệm vụ của những cán bộ Nhi khoa là phải nắm vững những đặc điểm của các thời kỳ trên, tạo điều kiện đảm bảo cho sự lớn lên và phát triển của đứa trẻ được tốt. Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa đông Mùa đông ở miền Bắc là thời điểm thuận lợi để nhiều loại siêu vi trùng phát triển và hoành hành. Vào thời điểm này, trẻ em rất dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như cúm, viêm phế quản, tiêu chảy, quai bị, hay hen suyễn… Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc, BV Nhi TƯ nhằm giúp cha mẹ phòng tránh cho trẻ những căn bệnh dễ mắc phải khi mùa đông đến. Viêm phế quản, viêm phổi Là bệnh viêm cấp tính các phế quản nhỏ, phế nang và tổ chức quanh phế nang. Thường viêm rải rác cả hai phổi nên bệnh rất nặng và gây suy hô hấp. Bệnh thường gặp vào mùa đông và hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Trẻ bị viêm phế quản và viêm phổi thường có những biểu hiện sau: - Thường sốt cao 38-39 độ (người già và trẻ suy dinh dưỡng có khi không sốt). - Bệnh nhi thường mệt mỏi, quấy khóc, môi khô. - Lúc đầu ho khan sau ra nhiều đờm rãi. - Khó thở ậm ạch, thở nhanh, lồng ngực co rút, môi và đầu chi tím tái, khi bệnh nặng thì có thể rối loạn nhịp thở. - Khi đưa trẻ đi chụp X quang sẽ thấy xuất hiện nốt mờ ở hai phổi. - Xét nghiệm máu, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ lui dần. Thường bệnh viêm phế quản – phổi là bệnh rất nặng, điều trị muộn có thể dẫn đến tử vong. Khi bị viêm phế quản – phổi ở trẻ em hay người già cần được theo dõi ở các cơ sở y tế. Nếu nặng cần đưa đi bệnh viện và điều trị bằng các biện pháp sau: - Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh như penicillin, erythromycin, methixilin, các cefalosporin thế hệ II, III, nhóm quinolon… Kết hợp hai hay ba loại kháng sinh khi cần thiết. - Khó thở, suy hô hấp thì cho thở ôxy. - Điều trị các rối loạn điện giải tim mạch, nôn trớ, nếu có. - Chăm sóc toàn diện: ủ ấm, ăn sữa, uống nước đủ hằng ngày. Giảm ho bằng uống thuốc dân gian như hoa hồng bạch hấp với đường phèn hay nước sắc lá cây rẻ quạt còn gọi là cây xạ căn. Nếu sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt như paracetamol. Phòng bệnh - Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh trong nhà trẻ, nhà trường. Tiêm chủng mở rộng phòng bệnh cho trẻ em theo đúng quy định. - Không hút thuốc lá trong buồng ngủ có trẻ, trong nhà trẻ. Cảm cúm thông thường Bệnh cảm thông thường do một số siêu vi trùng ở mũi và họng gây ra và thường chỉ làm nóng, sổ mũi, ho sơ sơ và có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không cần dùng kháng sinh. Bệnh thường bùng phát bắt đầu từ tháng 12 và dễ lây lan ở môi trường tập chung đông trẻ em như lớp học, trường mẫu giáo và các địa điểm công cộng. Khi bác sĩ đã kết luận trẻ chỉ bị cảm cúm thông thường cha mẹ không nên quá lo lắng. Cần lưu ý: - Cho trẻ uống đủ nước. - Không nên ép trẻ ăn quá nhiều với mục đích giúp cơ thể chóng khỏe trở lại. Thực ra, trong những ngày này, bộ máy tiêu hóa của trẻ còn mệt, không tiêu hóa được như thường ngày, chỉ cần cho trẻ uống sữa, cháo hay những đồ ăn dễ tiêu là được. - Những gia đình sử dụng máy sưởi không nên để nhiệt độ trong nhà và ngoài trời quá chênh lệch. Bên cạnh đó, lạm dụng máy sưởi sẽ làm trẻ bị khô đường hô hấp (mũi, họng), dễ chảy máu cam hoặc dễ ho. Người lớn tuyệt đối không hút thuốc lá trong nhà làm cho bệnh của trẻ nặng thêm. Tiêu chảy Đây cũng là một căn bệnh trẻ thường xuyên mắc phải trong mùa nóng và lạnh. Một số gia đình khi thấy trẻ bị tiêu chảy thường tự động mua thuốc “cầm”. Tuy nhiên, những thuốc làm ngừng tiêu chảy nếu dùng bừa bãi hoặc quá liều có thể gây ngộ độc làm cho việc theo dõi rất khó khăn. Vậy nên khi thấy trẻ bị tiêu chảy, gia đình nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều quan trọng là phải cho trẻ ăn uống đúng cách. Không ép trẻ ăn nhiều mà hãy để trẻ uống nước đầy đủ, dùng những dung dịch như Pedialyte, Gatorade để giúp bù lượng nước mất đi để cơ thể khỏi mất sức. Nếu thấy trẻ sốt cao, phân có máu, đàm, hoặc đau bụng nhiều cần đi khám bác sĩ gấp. Quai bị Bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm thường xuất hiện khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh và thường gia tăng cùng với các bệnh lây lan qua đường hô hấp. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường nước bọt bắn ra khi nói chuyện hoặc ho. Khi mắc bệnh quai bị, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, sưng quai hàm và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt, thường là tuyến nước bọt mang tai, đôi khi là tuyến dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên. Bệnh này không gây đau đớn nhưng khá nguy hiểm. Nó có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn (thường là một bên) đối với trẻ em trai; viêm buồng trứng đối với trẻ em gái và có thể dẫn tới vô sinh. Khi trẻ mắc bệnh nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn mềm, nhiều dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và chú ý tới khả năng nhai. Đắp khăn ấm vùng tuyến mang tai, mặc quần lót nâng cao dịch hoàn để giảm đau, giảm căng. Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra. Một số bệnh của trẻ em Trong mùa nắng nóng, nhiều bà mẹ hốt hoảng khi thấy con đi tiểu liên tục, sút cân, mất ngủ, khô họng. Tưởng con bị nhiệt, họ cố ép trẻ uống nhiều thứ nước lá giải nhiệt, nhưng càng uống, các triệu chứng càng trầm trọng. Họ không biết rằng chính các thứ nước ‘làm mát’ đã gây ra tình trạng trên. Khi tiếp nhận những bệnh nhi đi tiểu quá nhiều trong mùa nóng nhưng kết quả xét nghiệm nước tiểu bình thường, bác sĩ sẽ hỏi bà mẹ có cho trẻ uống ‘nước mát’ không? Đa số trường hợp là có. Nước này được nấu với các loại thuốc giải nhiệt như rễ tranh, râu ngô, mía lau, mã đề… Đây đồng thời là những chất lợi tiểu, khiến thận làm việc mạnh hơn, tiểu nhiều hơn. Nhiều người tưởng rằng đi tiểu được nhiều là mát. Nhưng thực ra, mát đâu không thấy, chỉ thấy mất nước, muốn uống nước; và càng uống nước ‘mát’, trẻ càng ‘nóng’ thêm. Để khắc phục tình trạng này, chỉ cần ngừng ngay việc dùng nước mát và cho uống nước thường đun sôi để nguội. Sau vài ba hôm, trẻ sẽ khỏi. Táo bón Nhiều trẻ bú mẹ, do sữa mẹ tốt, được hấp thu trọn vẹn nên không còn bã, phải 5-7 ngày mới đi tiêu được một lần. Trẻ vẫn khỏe và vẫn lên cân đều đều. Tuy nhiên, bà mẹ ‘suy bụng ta ra bụng… trẻ’, buộc trẻ mỗi ngày phải đi tiêu một lần. Nếu không được vậy thì cho là bón, thế là đến nhà thuốc mua thuốc bơm hậu môn. Thuốc bơm vào hậu môn gây nóng rát, khiến trẻ đau bụng dữ dội mà không biết ‘ăn nói’ ra sao. Lâu ngày, bé mất phản xạ đi tiêu, đợi bơm mới đi, không thì thôi, thành ra táo bón thật. Đối với trường hợp này, khi bé được 4 tháng tuổi trở đi, cần cho ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ. Dần dần, bé sẽ hết ‘bón’! Vàng da Khi thấy trẻ bị vàng da, nhiều bậc cha mẹ phát hoảng, lo con bị viêm gan, bắt đi làm đủ thứ xét nghiệm, làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp thấy bé vàng da (nhất là gan bàn tay, bàn chân) nhưng mắt và nước tiểu không vàng, bé vẫn vui vẻ, lên cân… thì phải nghĩ ngay đến vàng da do thừa carotene, hậu quả của việc ăn quá nhiều cà rốt, bí đỏ, rau dền… Cách chữa duy nhất là ngừng các thức ăn này chừng hai tuần lễ, bệnh sẽ tự nhiên khỏi. Ho Chứng này thường do người cha gây ra. Nếu trẻ ho kéo dài, kèm theo khò khè, chữa mãi không khỏi, cần xem lại người cha có hút thuốc không. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc chỉ ngửi khói thuốc thôi cũng hại không kém so với hút trực tiếp. Người cha cần phải cai thuốc hoặc chỉ hút khi không có mặt trẻ. Nếu người cha không hút thuốc thì cần nghĩ đến máy lạnh. Ở nhiệt độ mà cha mẹ thấy dễ chịu, trẻ thường bị viêm phế quản, viêm phổi . thành 2 thời kỳ: 1.1. Thời kỳ phôi: 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong thời kỳ này, noãn thụ tinh được biệt hoá nhanh chóng thành một cơ thể. Đây là thời kỳ hình thành thai nhi. Trong thời kỳ này,. hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh lây. 2.3. Thời kỳ răng sữa: Từ 1 đến 6 tuổi (thời kỳ trước khi đi học). Có thể chia làm 2 thời kỳ nhỏ: tuổi nhà trẻ: 1 - 3 tuổi,. CÁC THỜI KỲ CỦA TRẺ EM Trẻ em là một cơ thể đang lớn lên và phát triển. Từ lúc thụ thai đến tuổi trưởng thành trẻ trải qua 2 hiện tượng đó là sự tăng

Ngày đăng: 02/08/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa đông

  • Một số bệnh của trẻ em

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan