Kết quả đo độ võng và đánh giá khả năng chống nứt lớp kết cấu bê tông nhựa có cốt tăng cường ppt

4 322 0
Kết quả đo độ võng và đánh giá khả năng chống nứt lớp kết cấu bê tông nhựa có cốt tăng cường ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KẾT QUẢ ĐO ĐỘ VÕNG VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG NỨT LỚP KẾT CẤU BÊ TÔNG NHỰA CÓ CỐT TĂNG CƯỜNG PGS. TS. BÙI XUÂN CẬY Bộ môn Đường bộ Khoa Công trình Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài báo tóm tắt kết quả nghiên cứu, đánh giá khả năng chống nứt của lớp bê tông nhựa (BTN) được tăng cường bằng các loại cốt khác nhau. Summary: This article summarizes the results of the research on cracked resistance of reinforced asphalt layers using some different armatures. I. GIỚI THIỆU CHUNG Năm 2007, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ môn Đường bộ, khoa Công trình, trường Đại học Giao thông Vận tải đã tiến hành thực nghiệm lớp kết cấu bê tông nhựa có cốt tăng cường tại ba điểm dừng xe buýt trên đường Thái Hà và trên đường lên cầu Đăm, Thành phố Hà Nội. Sau bốn năm, các lớp kết cấu này chịu tải trọng xe và các yếu tố thời tiết khí hậu, chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả thực nghiệm của mình. CT 2 II. KẾT QUẢ ĐO ĐỘ VÕNG MẶT ĐƯỜNG 1. Các lớp kết cấu thực nghiệm  Trên đường Thái Hà có ba kết cấu: • Lưới thép đường kính 3 mm, bước 6 x 6 cm dưới lớp bê tông nhựa thô dày 5 cm trên có lớp BTN mịn 3 cm (vị trí số 1). • Lưới thép đường kính 1 mm, bước 2 x 2 cm dưới lớp bê tông mịn 3 cm (vị trí số 2). • Lưới thép đường kính 6 mm, bước 15 x 15 cm dưới lớp bê tông nhựa dày 8 cm (vị trí số 3).  Tại vị trí đường đầu cầu Đăm dùng lưới địa kỹ thuật dưới lớp BTN dày 7 cm (vị trí số 4). Sau 4 năm sử dụng, chúng tôi tiến hành đánh giá so sánh giữa lớp BTN tại vị trí có đặt cốt tăng cường với vị trí ngay bên cạnh không có cốt. Kết quả cho thấy lớp mặt BTN tại vị trí đặt cốt tốt hơn, ít xuất hiện vết nứt hơn. 2. Kết quả đo độ võng mặt đường Để tiến hành đo độ võng mặt đường, chúng tôi dùng thiết bị FWD. Phương pháp này có ưu điểm là cho kết quả nhanh, chính xác, hơn nữa có thể vẽ được chậu võng của mặt đường dưới tác dụng của tải trọng. Để so sánh, chúng tôi tiến hành đo độ võng của mặt đường tại vị trí có bố trí cốt và những điểm không có cốt bên cạnh. Kết quả đo chậu võng kết cấu tại các vị trí có tăng cường và không tăng cường bên cạnh thể hiện ở các biểu đồ dưới đây: -1400 -1200 -1000 -800 -600 -400 -200 0 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Khoảng cách tới tâm võng (mm) Độ võng ( μ m) Y1 Y2 Vị trí số 1 (đặt lưới cốt thép Φ3) -1000 -900 -800 -700 -600 -500 -400 -300 -200 -100 0 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Khoảng cách tới tâm võng (mm) Độ võng ( μ m) Y1 Y2 Vị trí số 2 (đặt lưới cốt thép Φ1) -1000 -900 -800 -700 -600 -500 -400 -300 -200 -100 0 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Khoảng cách tới tâm võng (mm) Độ võng ( μ m) Y1 Y2 Vị trí số 3 (đặt lưới cốt thép Φ6) -1600 -1400 -1200 -1000 -800 -600 -400 -200 0 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Khoảng cách tới tâm võng (mm) Độ võng ( μ m) Y1 Y2 Vị trí số 4 (đặt lưới địa kỹ thuật) CT 2 Trong đó: y 1 : độ võng tại vị trí ngoài vị trí đặt lưới y 2 : độ võng tại vị trí trong lưới Qua kết quả thể hiện trên các biểu đồ chứng tỏ rằng khi tăng cường lưới dưới lớp BTN, độ võng mặt đường nhỏ hơn so với không tăng cường. Tuy nhiên, độ võng thay đổi không lớn vì giá trị độ võng trên biểu đồ là μm (10 -6 m) và như vậy môđun đàn hồi chung của mặt đường thay đổi không nhiều. Để đánh giá hiệu quả chúng tôi tiến hành so sánh vết nứt trên mặt đường. III. SO SÁNH KHẢ NĂNG CHỐNG NỨT CỦA MẶT ĐƯỜNG TẠI NHỮNG ĐIỂM CÓ SỬ DỤNG VÀ KHÔNG SỬ DỤNG CỐT TĂNG CƯỜNG BẰNG HÌNH ẢNH. Dưới đây là một số hình ảnh chụp tại một số vị trí có tăng cường và không tăng cường bên cạnh. Vị trí số 1 (điểm đặt lưới thép Φ3 mm) Vị trí không tăng cường CT 2 Vị trí số 2 (điểm đặt lưới thép Ф1) Vị trí không tăng cường Vị trí số 3 (điểm đặt lưới thép Ф6) Vị trí không tăng cường Điểm số 4 (điểm đặt lưới địa kỹ thuật) Vị trí không tăng cường Qua các hình ảnh thấy rằng tại các vị trí không được tăng cường mặt đường xuất hiện các vết nứt còn tại các vị trí được tăng cường đều không có vết nứt. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ¾ Những hình ảnh cụ thể, trực quan cho thấy rằng các điểm đặt lưới cốt thép được tăng cường khả năng chịu kéo và chống nứt tốt hơn những vị trí không được tăng cường. ¾ Qua các biểu đồ độ võng là kết quả đo bằng thí nghiệm FWD, nhận thấy tại những vị trí được tăng cường, độ võng nhỏ hơn so với những vị trí không được tăng cường bên cạnh khi chịu cùng một áp lực động do quả nặng của thiết bị thí nghiệm nhưng giá trị thay đổi không lớn. ¾ Kiến nghị nên áp dụng lưới địa kỹ thuật vì nó là vật liệu "mềm" phù hợp với bê tông nhựa. Hơn nữa, trong trường hợp khi nâng cấp cải tạo dùng biện pháp cào bóc dễ dàng hơn. ¾ Các kết quả thực nghiệm trên là kết quả tốt để các đơn vị có thể thao khảo và áp dụng. Tài liệu tham khảo [1]. Tensar internationnal, 2006. Asphalt pavements reinforcing asphalt layers in roads and trafficked areas. England. [2]. Saint - Gobail, 2002. Technical manual, advanced fiber glass technology for asphalt pavement overlays. Canadian ♦ CT 2 . KẾT QUẢ ĐO ĐỘ VÕNG VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG NỨT LỚP KẾT CẤU BÊ TÔNG NHỰA CÓ CỐT TĂNG CƯỜNG PGS. TS. BÙI XUÂN CẬY Bộ môn Đường bộ Khoa. tôi tiến hành đo độ võng của mặt đường tại vị trí có bố trí cốt và những điểm không có cốt bên cạnh. Kết quả đo chậu võng kết cấu tại các vị trí có tăng cường và không tăng cường bên cạnh thể. giữa lớp BTN tại vị trí có đặt cốt tăng cường với vị trí ngay bên cạnh không có cốt. Kết quả cho thấy lớp mặt BTN tại vị trí đặt cốt tốt hơn, ít xuất hiện vết nứt hơn. 2. Kết quả đo độ võng

Ngày đăng: 02/08/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan