tiểu luận khảo sát từ khẩu ngữ trong truyện ngắn không có vua của nguyễn huy thiệp

75 1.9K 4
tiểu luận khảo sát từ khẩu ngữ trong truyện ngắn không có vua của nguyễn huy thiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1 1.1. Lí do khoa học Không có một nền văn học nào trên thế giới có thể tồn tại và phát trển mà không phản ánh con người dân tộc mình bằng chính ngôn ngữ mà dân tộc đó đang sử dụng và lưu giữ. Hay nói cách khác, văn chương nghệ thuật muốn phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống thì phải dùng chính lời ăn tiếng nói hàng ngày – Khẩu ngữ của nhân dân làm chất liệu. Khi đi vào văn học viết, tiếng nói ấy mang cả điệu hồn dân tộc vào trong đó. Có lẽ vì thế nên các nhà văn, nhà thơ ở bất kỳ thời đại nào cũng đều ý thức sâu sắc việc đưa khẩu ngữ vào trong tác phẩm của mình. Khẩu ngữ là loại ngôn từ sinh động và có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần biểu đạt những nội dung mà tác giả muốn thể hiện. Nhận thức được điều này Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định vị trí của khẩu ngữ trong sáng tác nghệ thuật – trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc tác phẩm. 1.2. Lí do thực tiễn Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn tiên phong, ngược dòng nước chảy, sử dụng nhiều khẩu ngữ trong các tác phẩm của mình. Câu văn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ngắn gọn, cộc lốc, sắc bén mà hàm súc, lối nói gọn lỏn, trắng trợn, dung tục, thẳng thừng đốp chát. Nhận diện sự bất nhân trong nhân tính là biện pháp hiện thực, là nhân sinh quan và xã hội quan trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp. truyện ngắn “ Không Có Vua” phô diễn lưỡng diện thiện ác trong con người, cho chúng giao thoa và sau đó bằng cách này hay cách khác giải mã vấn đề và truy nguyên nhân tại sao nó như thế. Xuất phát từ những lí do trên, tôi Khảo sát khẩu ngữ trong truyện ngắn “Không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn chỉ ra được đặc điểm, sử dụng khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua”. Từ đó hiểu thêm về sự cống hiến của ông đối với nền văn học dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề 2 Trong thời gian qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm khẩu ngữ. Có thể điểm qua các công trình như, Hoàng Phê với Từ điển tiếng việt; Nguyễn Như Ý với Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học; Đinh Trọng Lạc với phong cách học tiếng việt; Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Ngọc Phiến với Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng việt; Cù Đình Tú với Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng việt, Ngữ Văn 10 (tập 1) sách nâng cao…Nhìn chung các tác giả đều đưa ra những khái niệm về khẩu ngữ, mặc dù có thể nhấn mạnh ở khía cạnh này hay khía cạnh khác nhưng tựu chung lại các tác giả đều cho rằng, khẩu ngữ là lời nói thường dùng trong cuộc sống người dân. Tuy nhiên các công trình này chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra các nhận xét khái quát về đặc điểm của khẩu ngữ mà chưa đi sâu tìm hiểu, khảo sát các biểu hiện cụ thể của khẩu ngữ. Tôi viết tiểu luận này với mong muốn sẽ tổng kết, phân loại các biểu hiện của khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, thống kê, phân tích các đặc điểm của khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp. Đồng thời sẽ đưa ra những nhận định, đánh giá khoa học về mức độ ảnh hưởng của khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua”. Nhằm củng cố thêm lí thuyết về khẩu ngữ ở trong tác phẩm, để làm phong phú thêm hệ thống lí thuyết về khẩu ngữ, giúp người học có thêm tình yêu đối với môn học. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát khẩu ngữ ở nhiều góc độ thể hiện như danh từ, động từ, tính từ được thể hiện trong trong truyện ngắn “không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp. Thu thập tất cả tài liệu liên quan đến vấn đề, tiến hành khảo sát đối tượng, thống kê, phân loại, phân tích để thấy đặc điểm và giá trị của khẩu ngữ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung khảo sát khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp 4.1. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tôi vận dụng tổng hợp một số phương pháp chính sau : Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu. 4.2. Đóng góp của đề tài Đưa ra những con số thống kê cụ thể và phân tích về từ ngữ, cú pháp mang tính khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua” sẽ có thêm những cứ liệu khoa học khách quan để khẳng định sự đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp về mặt ngôn ngữ trong nền văn học đương đại của dân tộc ta. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Khảo sát khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp Chương 3: Giá trị của các lớp từ khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Từ tiếng việt, các lớp từ tiếng việt 4 1.1.1. Từ tiếng việt Khái niệm về từ: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập (Bùi mạnh Hùng) Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu. (http://ngonngu.net/index.php?p=206)  Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ. độc lập về ý nghĩa và hình thức (Nguyễn thiện Giáp) Khái niệm về từ tiếng việt, Đỗ hữu Châu cho rằng: Từ tiếng việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng việt và nhỏ nhất để tạo câu. Nguyễn thiện Giáp lại cho rằng: Từ tiếng việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói,nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền. Đặc điểm chung nhất của từ tiếng Việt: + Về ngữ âm : Từ của tiếng Việt bất biến, dù ở ngôi nào, số nhiều hay số ít, nó vẫn giữ nguyên hình thái. + Về ngữ pháp: Từ chịu sự chi phối của quy tắc ngữ pháp. Nếu là danh từ có thể kết hợp với các từ khác để tạo nên ngữ danh từ. Nếu là động từ có thể kết hợp với các từ khác để tạo nên ngữ động từ. Tính từ làm vị ngữ trong câu. 1.1.2. Các lớp từ tiếng việt 5 Các lớp từ tiếng việt gồm: phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc; phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng; phân lớp từ ngữ tích cực và tiêu cực và phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng. - Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc gồm 2 lớp: từ bản ngữ và lớp từ ngoại lai. + Lớp từ bản ngữ hay còn gọi là lớp từ thuần Việt, làm chỗ dựa và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác. + Lớp từ ngoại lai là những từ ngữ mà chúng vay mượn hoặc có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác. Lớp từ ngoại lại phân thành 2 loại : các từ ngữ gốc Hán và các từ ngữ gốc Ấn – Âu. Các từ ngữ gốc Hán gồm 2 loại: từ Hán cổ và từ Hán việt. Từ Hán cổ là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng việt trong giai đoạn 1, Ví dụ: chè, chén, mùi, cưa… Từ Hán việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng việt trong giai đoạn 2, mà người Việt đã đọc thành âm chuẩn của chúng theo ngữ âm của mình, ví dụ: trà, mã, trọng, khinh… Các từ ngữ gốc Ấn –Âu du nhập vào tiếng Việt từ khi nước ta bị người Pháp xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ. - Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng Từ vựng tiếng việt chia thành 5 nhóm: thuật ngữ, từ ngữ địa phương, từ nghề nghiệp, tiếng lóng và lớp từ chung + Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi nghành, mỗi lĩnh vực khoa học. Ví dụ: hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ… + Từ ngữ địa phương là những từ thuộc 1 phương ngữ nào đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương đó. Ví dụ: má – mẹ, gốm – gầy… 6 +Từ nghề nghiệp là 1 lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm một nghề nào đó. Ví dụ : nghề thợ mộc có bào cóc, bào xoa, mộng vuông, bức bàn… + Tiếng lóng là từ ngữ do những nhóm người, lớp người trong xã hội dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động…vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng chung, nhằm giữ bí mật nội bộ. Ví dụ: dân phi công có tiếng lóng: lính phòng không (giai chưa vợ), thanh niên có tiếng lóng là vẹo (đáng ghét), chuối (hâm hâm), khoai ( khó khăn)… +Lớp từ chung: Trừ những từ ngữ thuộc các lớp từ sử dụng hạn chế, số còn lại là lớp từ chung. Lớp từ chung là những từ toàn dân, mọi người đều có thể sử dụng rộng rãi, có khối lượng từ ngữ lớn. Ví dụ : cây, hoa, cỏ, tủ, bàn, ghế, sách, vở, bút… - Phân lớp từ ngữ tích cực và tiêu cực + Từ tích cực là những từ ngữ luôn luôn được mọi người sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp ở dạng nói hoặc viết, đối thoại hay độc thoại, có tần số xuất hiện cao, độ phân bố lớn. Ví dụ: đẹp, xấu, cô gái, lá, cây… + Từ tiêu cực gồm 2 loại: từ mới và từ cũ Từ mới là những từ xuất hiện để bù đắp những thiếu hụt, không phù hợp, thỏa mãn với nhu cầu định danh các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: tin học, phần mềm, xây dựng, tổ chức… Từ cũ gồm từ cổ và từ lịch sử. Từ cổ là những từ bị đẩy ra ngoài hệ thống từ vựng hiện tại, bởi trong quá trình phát triển, biến đổi, đã xảy ra những xung đột về đồng nghĩa, đồng âm hoặ bị từ khác thay thế. Ví dụ : lệ (e lệ), âu (âu lo), bui (chỉ)… Từ lịch sử là những từ đã bị đẩy ra ngoài phạm vi từ vựng chung, tích cực bởi các nguyên nhân lịch sử xã hội. Ví dụ: điền chủ, dân cày, thái thú… 7 - Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng gồm 3 loại : lớp từ khẩu ngữ, lớp từ thuộc phong cách viết và lớp từ trung hòa + lớp từ khẩu ngữ là những từ ngữ sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp nói. Ví dụ: con giai, giời ơi, nhé, nhỉ +lớp từ thuộc phong cách viết là những từ chỉ chủ yếu dùng trong các sách vở, báo chí…, hiểu sâu xa, đó là những từ được chọn lọc, trau dồi, gắn bó với chuẩn tắc nghiêm ngặt. Ví dụ: phong cách khoa hoc gồm đạo hàm, ẩn số…; phong cách nghệ thuật : đắm đuối, mơ màng, sóng sánh, lộng lẫy… + lớp từ trung hòa về phong cách là những từ ngữ không mang dấu hiệu đặc trưng của lớp từ khẩu ngữ hoặc lớp từ thuộc phong cách viết. Ví dụ: đau khổ, đi dạo, buồn, tăng giá… 1.2. Lớp từ khẩu ngữ Do đặc trưng của lớp từ khẩu ngữ là những từ ngữ sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp hàng ngày, cho nên đặc điểm của những từ này là những từ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và màu sắc thái biểu cảm Trước hết về mặt cấu trúc hình thức, lớp từ khẩu ngữ có cấu trúc khá lỏng lẻo, dẫn tới khả năng biến đổi cấu trúc vốn có tính bền vững. Ví dụ: chồng con: chồng với chả con; học hành: học với chả hành; vớ vẩn: vở va vớ vẩn Từ khẩu ngữ thường là những từ có nội dung biểu cảm phong phú. Ví dụ: Nói về cảm xúc, khẩu ngữ dùng: dở, hết xẩy, hết chê… Bắt nguồn từ tính chất tự nhiên của từ khẩu ngữ, cho nên khi nói người ta thường sử dụng nhiều cảm thán từ chỉ những màu sắc tình cảm, cảm xúc, thái độ khác nhau vốn làm thành nội dung biểu hiện bổ sung lời nói mang lại cho khẩu ngữ cái ý nhị duyên dáng sâu sa, hấp dẫn: a ha, mẹ cha mày, cha chúng mày…, các ngữ khí từ như: à, ạ, hở, sao, ừ, nhỉ, nhé, ấy, chứ… 8 Các từ ngữ đưa đẩy: nói khí không phải, nói dại mồm, bỏ quá cho… các phó từ nhấn mạnh: ngay, cả, ngay cả, nào, đến cả… Từ khẩu ngữ chấp nhận lối sưng hô thân mật đậm màu sắc bày tỏ thái độ. Ví dụ: cậu, tớ, mình, nó, hắn, mày, tao, chúng mày, người ta,… Bên cạnh đó là những từ có sắc thái thông tục, thô thiển. Ví dụ: ôn vật, khốn nạn, nỡm, thằng, cha chúng mày,… Sự xuất hiện của các từ thưa gửi: ơi, dạ, vâng, ừ… Như vậy những đặc điểm của lớp từ khẩu ngữ tạo nên giá trị khu biệt của từ khẩu ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với ngôn ngữ gọt giũa, gia công trong văn chương. Và cũng chính vì thế trong kinh nghiệm trau dồi vốn ngôn ngữ để sáng tác các nhà văn đều cho rằng nguồn từ ngữ quý báu nhất đối với mình cần phải thường xuyên ghi chép lượm nhặt là những từ ngữ dùng trong lời nói thường ngày của quần chúng. 1.3. Khái niệm về khẩu ngữ Hoàng Phê với Từ điển tiếng việt cho rằng, “khẩu ngữ là dạng lời nói thường, dùng trong cuộc sống hàng ngày, có phong cách đối lập với phong cách viết” (tr.196) Tiếp nhận đối tượng ở khía cạnh tính chất của khẩu ngữ, chỉ ra sự khu biệt giữa ngôn ngữ cầu kì kiểu cách trong văn chương với ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, các tác giả Quang Hùng và Minh Nguyệt nêu định nghĩa khẩu ngữ như sau: “Khẩu ngữ là lời nói thường, bạch thoại (lời nòi thường không kiểu cách, xa hoa) khác với văn chương cầu kì kiểu cách” (tr.574). Hay Nguyễn Như Ý khi nói về khẩu ngữ thì lại cho rằng khẩu ngữ giống như ngôn ngữ nói và định nghĩa ngôn ngữ nói như sau: “1.Ngôn ngữ nói chỉ tồn tại dưới dạng nói, không có chữ viết. 2.Biến thể phong cách của ngôn ngữ đặc trưng cho dạng nói, còn gọi là khẩu ngữ. (Đó là một hệ thống kí hiệu có thể được thể hiện bằng âm thanh và có chức năng đáp lại một kích thích tố hữu quan (thường đòi hỏi 9 phản ứng ngay lúc ấy) một cách năng động, tức là sự phản ứng phải hoàn chỉnh và nêu rõ mặt cảm xúc cũng như nội dung của các sự kiện hữu quan) (tr.170). Như vậy, tác giả cho rằng khẩu ngữ chỉ là một biến thể phong cách của ngôn ngữ đặc trưng cho dạng nói. Cho nên biến thể này có thể có rất nhiều. Nó mang đặc điểm của người nói, của môi trường giao tiếp, năng lực ngôn ngữ của người giao tiếp. Và nó chỉ tồn tại dưới dạng nói. Khác với quan niệm trên, các tác giả trong các công trình, Phong cách học tiếng Việt; Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt; Phong cách học và đặc điểm tu từ trong tiếng Việt, Ngữ văn 10 (tập 1) sách nâng cao…cũng đưa ra khái niệm về khẩu ngữ nhưng với tư cách là phong cách sinh hoạt hàng ngày. Có thể dẫn ra quan niệm của Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học tiếng Việt như sau: “Phong cách sinh hoạt hàng ngày(SHHN) là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp phát ngôn (văn bản) trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày” (tr.122). Đồng thời tác giả cũng chỉ rõ vai của người tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày có thể là “vai của người ông, người bà, vai của bố, mẹ, con, cháu, anh, em, bạn, đồng nghiệp, đồng hành…tất cả những ai với tư cách cá nhân trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người khác” (tr.122) Vậy theo tôi hiểu, khẩu ngữ là ngôn ngữ cửa miệng của người dân. Khẩu ngữ là kiểu diễn đạt trong giao tiếp hàng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít chau chuốt khác với kiểu diễn đạt theo quy cách. 10 [...]...CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT KHẨU NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN “KHÔNG CÓ VUA CỦA NGUYỄN HUY THIỆP Bảng khảo sát từ khẩu ngữ trong truyện ngắn không có vua của Nguyễn Huy Thiệp (sai số 0,02 %) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Từ khẩu ngữ Lão Lạy Chư vị Mày Tao Lở Chim Mẹ cha mày Chúng mày Cha chúng mày... sức gần gũi với người dân Việc sử dụng những tính từ có nguồn gốc từ lời nói thường đã tạo cho Nguyễn Huy Thiệp có phong cách ngôn từ độc đáo CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ CỦA LỚP TỪ KHẨU NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN “KHÔNG CÓ VUA CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 3.1 Khẩu ngữ thể hiện con người đê tiện, thực dụng trong thế giới “ không có vua Với sự mẫn cảm đặc biệt của một nhà văn có thực tài, ông đã thoát ra ngoài những chuẩn mực... triển của cộng đồng dân tộc đó bấy nhiêu Và điều đó chỉ có thể tìm thấy nhiều nhất, chính xác nhất, đầy đủ nhất trong dân gian Trên cơ sở này, khi khảo sát truyện ngắn không có vua , tôi tập trung khảo sát những danh từ mang tính khẩu ngữ Qua khảo sát truyện ngắn, tôi thống kê được một số loại danh từ chỉ người, như danh từ chỉ người hay được sử dụng trong thơ văn, danh từ cổ chỉ người Bảng khảo sát khẩu. .. Huy Thiệp đã khẳng định được vị thế của ngôn từ dân tộc 2.3 Khẩu ngữ là tính từ 19 Trong cuộc sống hàng ngày, tính từ là những từ diễn đạt những đặc điểm về chất lượng, về tính chất, về màu sắc, mùi vị, trạng thái…Trên cơ sở này, tôi khảo sát truyện ngắn không có vua của Nguyễn Huy Thiệp và đã xác định được 75 tính từ, chiếm 11,9% Bảng khảo sát khẩu ngữ là tính từ STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13... cảm từ, Tính từ, Trạng từ, Phó từ) Trong đó phong phú nhất là hệ thống danh từ, với 247 từ chiếm 39.2% Loại từ Danh từ Động từ Cảm từ Số lượng 247 78 10 Tỉ lệ(%) 39.2 12.4 1.59 2.1 Khẩu ngữ là danh từ Tính từ 75 11.9 Trạng từ Phó từ 196 24 31.1 3.81 Trong đời sóng hàng ngày, danh từ được dùng để họi tên các sự vật, hiện tượng Nên có thể nói ngôn ngữ của dân tộc nào càng có nhiều từ gốc (gọi tên sự vật,... đẹp trong truyện ngắn không có vua của Nguyễn Huy Thiệp mở ra niềm tin mãnh liệt rằng cuộc đời dẫu còn nhiều đắng cay ngang trái nhưng có thể cải tạo được Nhất định sẽ cải tạo được vì còn có những con người có tấm lòng yêu thương cao cả Với việc dùng khẩu ngữ của nhân dân, Nguyễn Huy Thiệp đang tỏa sáng trên văn đàn Việt Nam như một tên tuổi lớn, như một nhà văn có thực tài Điều đáng quý ở Nguyễn Huy. .. có tấm lòng cao đẹp 2 Việc khai thác vốn ngôn từ dân gian đã cho thấy Nguyễn Huy Thiệp đã đóng góp lớn đối với việc khẳng định vị thế của ngôn từ dân tộc 24 3 Nguyễn Huy Thiệp đã thành công trong việc vận dụng ngôn ngữ đời thường, tạo nên sức sống mới lạ của truyện và ngôn từ dân tộc chính thức được kế thừa, tiếp thu và vận dụng một cách độc đáo 4 Việc nghiên cứu tìm hiểu từ khẩu ngữ trong truyện ngắn. .. lĩnh Từ dùng để đuổi Từ chửi rủa Dùng để mắng thân mật 149 150 Nhỉ Vâng Nhỉ Vâng 3 1 14 0.1587 0.1587 151 152 153 154 155 Tổng Rớm Tống Vái Gay Xô Rớm Đuổi đi Vái Lo Đẩy 1 2 15 1 3 630 0.1587 0.3174 2.3805 0.1587 0.4761 100 Qua việc khảo sát truyện ngắn không có vua , tôi thấy khẩu ngữ dùng rất nhiều, có 155 từ khẩu ngữ, xuất hiện 630 lần Và ở nhiều loại từ khác nhau (Danh từ, động từ, cảm từ, Tính từ, ... tình nghĩa cha con Với việc dùng khẩu ngữ, cái xấu xa, đê tiện đã lên tới tột cùng Khẩu ngữ trong truyện đã tác động đến chúng ta,“ Không có vua như một tiếng chuông báo hiệu cho sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức con người Con người có thể bất chất tất cả chỉ vì đồng tiền 3.2 Khẩu ngữ làm tăng thêm vẻ đẹp tâm hồn nhân vật nữ và nhân vật thiểu năng Khẩu ngữ trong truyện ngắn giúp ta cảm thấy gần gũi,... khẩu ngữ trong truyện ngắn không có vua của Nguyễn Huy Thiệp là minh chứng cho sức sống, tiếm năng mạnh mẽ của ngôn từ dân tộc Tóm lại, với những thành công lớn trong việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào trong văn chương và khẳng định vị thế ngôn từ dân tộc Nguyễn Huy Thiêp được mệnh danh là nhà văn của “ những cái trớ trêu” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa; phong cách . 2: KHẢO SÁT KHẨU NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN “KHÔNG CÓ VUA CỦA NGUYỄN HUY THIỆP Bảng khảo sát từ khẩu ngữ trong truyện ngắn không có vua của Nguyễn Huy Thiệp (sai số 0,02 %) STT Từ khẩu ngữ Từ. Cơ sở lý luận Chương 2: Khảo sát khẩu ngữ trong truyện ngắn không có vua của Nguyễn Huy Thiệp Chương 3: Giá trị của các lớp từ khẩu ngữ trong truyện ngắn không có vua của Nguyễn Huy Thiệp NỘI. phát từ những lí do trên, tôi Khảo sát khẩu ngữ trong truyện ngắn Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn chỉ ra được đặc điểm, sử dụng khẩu ngữ trong truyện ngắn không có vua . Từ đó

Ngày đăng: 01/08/2014, 23:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan