hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự- những vấn đề đặt ra từ vụ án vườn điều

5 1K 4
hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự- những vấn đề đặt ra từ vụ án vườn điều

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ VỤ ÁN "VƯỜN ĐIỀU" Ths.Ngô Thị Ngọc Vân Khoa Đào tạo Luật sư – Học viện Tư pháp Chứng cứ là một trong những chế định quan trọng trong Bộ luật tố tụng hình sự. Để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, Cơ quan điề u tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xác định sự việc phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội. Quá trình thực hiện hành vi phạm tội là quá trình đã xảy ra trong quá khứ, muốn hình dung, tái hiện được diễn biến của nó cơ quan tiến hình tố tụng phải dựa vào chứng cứ của vụ án. Xét về bản chất, chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, kiểm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Khoản 1 Điều 64 BLTTHS quy định: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng nh ư những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.” Theo quy định trên thì trong tố tụng hình sự, một thông tin, tài liệu chỉ có thể được coi là chứng cứ của vụ án khi nó có đủ ba thuộc tính sau: * Những thông tin, tài liệu đó phải có thật và phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra (tính khách quan). * Những thông tin, tài liệu này phải là cơ sở để xác định sự tồn t ại hay không tồn tại của những vấn đề cần phải chứng minh được quy định tại Điều 63 BLTTHS và những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự (tính liên quan). * Những thông tin, tài liệu phải được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo quy định của pháp luật và phải được xác định bằng các loại phương tiện chứng minh được quy định tại khoản 2 Điều 64 BLTTHS. Đó là vật chứng; lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người bị bắt, người bị tạm giữ; bị can, bị cáo; kết luận giám định; Biên bản về các hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án (tính hợp pháp). Như v ậy, chỉ những thông tin, tài liệu có đầy đủ các thuộc tính nêu trên mới trở thành chứng cứ. Vấn đề đặt ra là việc thu thập chứng cứ được hiểu như thế nào? Hiện nay, trong tố tụng hình sự chưa có một khái niệm cụ thể nào về thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, thông qua các điều luật có liên quan khác, chúng tôi mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về thu thập chứng cứ. Theo đó, thu thập chứng cứ là một giai đoạn của quá trình chứng minh. Đó là việc thu nhận các dữ liệu thực tế có chứa nguồn chứng cứ do BLTTHS quy định. Chứng cứ phải được thu thập bởi cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và phải theo trình tự nhất định do BLTTHS quy định. Điều 65 BLTTHS đã quy định rõ những cơ quan có quyền thu thập chứng cứ và phương thức thu thập chứng cứ. Trên cơ sở các quy định của BLTTHS, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án đã thu thập chứng cứ bằng cách: - Triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề 2 có liên quan, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS. - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp những tài liệu, đồ vật; trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. Qua thực tiễn thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án "vườn điều" nói riêng, chúng tôi nhận thấ y việc thu thập chứng cứ còn nhiều bất cập dẫn tới sai lầm khi đánh giá và sử dụng chứng cứ. Điều 75 BLTTHS năm 2003 đã quy định cụ thể về vấn đề thu thập và bảo quản vật chứng. Theo đó, vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Tuy nhiên, trên thực tế, khi thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ, không ít người tiến hành tố tụng do bất cẩn đã làm m ất mát, hư hỏng thậm chí họ cố tình đánh tráo, cất giấu hoặc huỷ hoại những vật chứng quan trọng nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định sự thật vụ án, không ít trường hợp đã kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm. Vấn đề nổi cộm trong vụ án "vườn đ iều" là việc thu thập con dao (vật chứng quan trọng của vụ án) và sau đó là các kết luận giám định không thống nhất với nhau gây hoang mang trong dư luận. Nhiều câu hỏi mang tính ngờ vực được đặt ra như: liệu đây có thực sự là con dao gây án không? Tại sao cơ quan giám định không dám kết luận miếng sắt gỉ đó là dao mà cơ quan điều tra lại khẳng định vật chưa thể định hình là hung khí gây ra cái chế t cho nạn nhân Trần Thị Mỹ? v.v “Vật chứng” là con dao phay, theo những người trực tiếp đào và chụp ảnh tang vật, cơ quan công an đã dùng máy dò kim loại dò tìm liên tục từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều, sau đó đào một hố có diện tích 4x5 m, sâu 0,5 m mới tìm được một miếng sắt đã bị han gỉ, gãy làm ba đoạn. Cạnh miếng sắt còn có một chiếc dò đạp xe đạp. Sau khi “vật chứng” được tìm th ấy, cơ quan công an mới đưa Nén đến nơi tìm thấy vật chứng chỉ để… chụp ảnh nhằm hợp pháp hoá là đã có sự chứng kiến của Nén. Riêng con dao gây án, theo cáo trạng là dao phay, dài 40 cm, rộng 5 cm. Nhưng con dao tìm thấy từ hố sâu lại dài 28 cm, rộng 9,3 cm. Như vậy, sau gần 6 năm chôn vùi dưới đất, con dao bị gỉ bị "co" lại 30% chiều dài, nhưng lại nở gần gấp đôi về chiều rộng. Vật ch ứng được thu thập như vậy có đáng tin cậy hay không? Ngoài việc thu thập chứng cứ là vật chứng, việc thu thập lời khai của người bị tạm giữ, tạm giam, của bị can, bị cáo và những người khác biết về những tình tiết liên quan đến vụ án cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, để những lời khai báo của họ thực sự có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự thì yếu t ố hàng đầu đó là: những lời khai này phải được thu thập hợp pháp. Như chúng ta đã biết, lời khai nhận tội của bị can không phải lúc nào cũng trở thành chứng cứ. Nó chỉ là chứng cứ khi được thu thập hợp pháp, phản ánh đúng sự việc khách quan và phù hợp với các chứng cứ khác vụ án. Bởi lẽ, không ít trường hợp bị cáo khai nhận tội là nhằm che giấu một tội ph ạm khác, nhận thay tội cho người khác hay để 3 được hưởng chính sách hình sự của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Thực tiễn xét xử cho thấy, có không ít điều tra viên đã coi lời khai nhận tội của bị cáo là chứng cứ tốt nhất, là "vua của các chứng cứ" để kết tội bị cáo và những người có liên quan khác. Đây được coi là chứng cứ hoàn thiện khi nó có đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ và đặc biệt là phù hợp với các chứng cứ khác củ a vụ án. Vì vậy, "khi có những chứng cứ hoàn thiện thì coi như là chắc chắn có tội; có những chứng cứ không hoàn thiện (thiếu một trong các thuộc tính của chứng cứ) thì chỉ coi như là tình nghi đối với người bị điều tra, truy tố, xét xử". Trên thực tế, có những chứng cứ tuy có thể tin chắc một phần nào nhưng không đầy đủ sức mạnh để buộc tội. Do đ ó, trong vụ án "vườn điều", lời khai nhận tội của Huỳnh Văn Nén - lời thú nhận của bị can, liệu có thể coi là chứng cứ và là chứng cứ tốt nhất để kết tội các bị cáo khác trong vụ án này không? Nếu Nén bị ép buộc, vì muốn được giảm nhẹ tội hay vì những nguyên nhân khác mà khai một cách không chính xác thì không thể coi lời khai của Nén là hoàn toàn đáng tin cậy. Mặt khác, khi thu thập chứng cứ từ phía nh ững người làm chứng, nếu có từ hai người làm chứng không có quan hệ với nhau, họ lại có tất cả những phẩm chất và điều kiện của người làm chứng và họ khai thống nhất với nhau thì tình tiết được khai báo có thể tin cậy được. Tuy nhiên, những lời khai đó chỉ có thể đem lại khả năng đúng cao nhất nếu người làm chứng khi quan sát sự vật không bị nhữ ng cảm giác của mình lừa dối hay bị nhầm lẫn do chủ quan. Trong trường hợp, những tình tiết khai báo được những người làm chứng hoàn toàn nhất trí và phù hợp với những lời khai, tài liệu khác thì nó rất đáng tin cậy. Trường hợp lời khai của những người làm chứng mâu thuẫn nhau thì người tiến hành tố tụng cần nghiên cứu xem có phải ý kiến ấy phát sinh do những nguyên nhân khác nhau khiến người làm chứng khai báo không chính xác, lờ i khai của họ không chân thực. Trong vụ án "vườn điều", lời khai của nhiều người làm chứng không thống nhất với nhau như: có người khẳng định nhìn thấy chị Mỹ vào thời điểm mà cơ quan điều tra cho rằng chị Mỹ đã chết; có người trước đây không chịu khai báo điều gì sau đó lại đột ngột tự nhận mình là người đã viết th ư giúp nạn nhân Mỹ … Tất cả những vấn đề này cần được tìm hiểu và thu thập sao cho những lời khai của người biết tới vụ án có khả năng chứng minh một hay nhiều vấn đề cụ thể cần giải quyết trong vụ án. Ngoài ra, vấn đề thu thập chứng cứ bằng những biện pháp không hợp pháp hay cố tình làm sai lệch những chứng cứ đã thu thập được c ũng là vấn đề nổi cộm trong hoạt động điều tra của cơ quan điều tra. Cụ thể: * Điều tra viên đã sửa chữa ngày tháng của các tài liệu có trong hồ sơ vụ án; không đưa vào hồ sơ vụ án các bút lục quan trọng chứng minh sự ngoại phạm của các bị can như: - “Cố tình” bỏ ra ngoài hồ sơ nhiều tài liệu có thể là những bằng chứng ngoại ph ạm của các bị can. Điều tra viên Cao Văn Hùng đã không đưa biên bản làm việc với người làm chứng Nguyễn Văn Mạnh (Chín Chè) sau khi xảy ra vụ án vào trong hồ sơ. Tài liệu này, có thể là căn cứ xác định tại thời điểm xảy ra án mạng, bị cáo Nén đang trong thời gian làm thuê cho ông Chín Chè ở Đồng Nai. Hiện nay, tài liệu này đã bị “thất lạc”. Cao 4 Văn Hùng cho rằng tài liệu đó chỉ là tài liệu trinh sát, được tiến hành điều tra trước khi vụ án được khởi tố. - Có rất nhiều tài liệu có lợi cho bị cáo mà Cao Văn Hùng đã thu thập được trước đó nhưng cố tình không đưa vào hồ sơ. Mãi đến khi tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và yêu cầu bổ sung chứng cứ thì những tài liệu này mới “xuất hiện”. Thừa nhận vấ n đề này tại tòa, Cao Văn Hùng cho rằng mình đã phạm phải một số sai sót trong quá trình tiến hành điều tra. * Khi lấy lời khai của những bị can đang bị tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng đã bộc lộ những thiếu sót, gây nghi ngờ đối với tính xác thực của các chứng cứ được thu thập. Trong quá trình điều tra, điều tra viên lấy lời khai của bị can Nguyễn Th ị Lâm, Trần Thanh Vân bằng cách quay video nhưng không lập biên bản, không phát lại cho bị can xem; mớm cung cho các bị can bằng cách cho các bị can nghe băng cassette, xem băng video về lời khai của người khác trước khi trả lời; - Vân khai biết khá rõ quan hệ giữa cha dượng mình (Trần Văn Sáng) và nạn nhân Dương Thị Mỹ. Vân khẳng định: “Mẹ tôi rất ghen nên nhiều lần đập ly tách”. Và sau đó Vân tường thuật chi tiết việc giết bà Mỹ đúng như lờ i khai của bị can Nguyễn Thị Lâm (bà ngoại Vân) được ghi hình. Tuy nhiên, ngay sau đó giống như bà Lâm, Vân đã phản bác tất cả và cho rằng chính cơ quan điều tra đã “dàn dựng” sự việc. - Tại phiên toà phúc thẩm lần 2 từ 9/3 đến 11/3/2005, nguyên điều tra viên Cao Văn Hùng thừa nhận cấp trên chỉ đạo cho mình ghi âm, ghi hình khi hỏi cung để phục vụ công tác điều tra nhưng lại lý giải rằng chỉ ghi lại lời thừ a nhận của bị can Lâm, Nén về việc giết bà Mỹ chứ không ghi lại lời khai về nội dung vụ án, hung khí gây án … Như vậy, việc Cao Văn Hùng cho bị can này nghe lại băng ghi âm lời nhận tội của bị can khác để họ khai theo làm cơ sở buộc tội là một hình thức mớm cung trong hỏi cung, lấy lời khai mà pháp luật tố tụng hình sự nghiêm cấm. Hoạt động này đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong việc thu thập chứng cứ. Pháp luật không cấm việc ghi âm nhưng để việc làm này được coi là hợp pháp thì điều tra viên cần tuân thủ đúng trình tự thủ tục tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 132 BLTTHS. * Bức cung, dùng nhục hình đối với các bị can. - Tại phiên toà phúc thẩm ngày 9/3/2005, bị cáo Huỳnh Văn Nén cho rằng tất cả những lời khai nhận tại cơ quan điều tra là do điều tra viên Cao Văn Hùng đánh đập, ép cung. Các bị cáo khác cũng đồng loạt phản cung và cho rằng mình bị bức cung. - Về việc dùng nhục hình, bức cung, Cao Văn Hùng đã phủ nhận toàn bộ. Căn cứ vào những bản cung, những lời nhận tội mà theo ông Hùng là sự "tự giác" khai nhận của Nén trong thời gian bị tạm giam, đối chiếu với những khai nhận tại tòa, ông Hùng cho rằng Nén là một ngườ i tráo trở, nhân thân không tốt, thể hiện ở những hành vi gây rối, quịt tiền ăn trước khi phạm tội giết người. * Một số vấn đề khác - Kết quả khám nghiệm hiện trường, tử thi cũng còn nhiều vấn đề bàn cãi. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà Mỹ là do bị chém nhiều nhát vào phần đầu, mặt đến mức không nhận diện được nhưng quần áo của nạ n nhân lại không có vết máu. Cơ quan điều tra đã “quên” không lập biên bản nhận dạng tử thi mà chỉ căn cứ vào những phỏng đoán 5 của những người xung quanh. Khó hiểu hơn, ngay khi phát hiện xác nạn nhân, anh Bửu, chồng chị Mỹ lập tức bị công an áp giải đi, cho đến khi xác nạn nhân được bỏ vào quan tài anh Bửu mới được quay về. Nghĩa là ngay việc nhận dạng xác nạn nhân cũng không phải do chính người thân nhất của chị Mỹ thực hiện. Cách thu thập chứng cứ nêu trên liệu có hợp pháp hay không? - Riêng bà Nguyễn Thị Lâm, từng có bản khai về việc giết người của gia đình mình, đã khai tại tòa rằng cán bộ điều tra đã buộc một người tên Lan (bị giam cùng) cầm tay bà để viết. Bà nói: “Cán bộ bảo tôi nhận tội đi, bà già rồi, sẽ cho về. Tôi cũng bị đánh đập nhiều quá”. Trần Thanh Vân (cháu ngoại bà Lâm, con chị Nhung, đã chết trong quá trình tố tụng) khai là bị cán bộ đánh đập, đọc bản cung sẵn bắt viết theo. V ới tất cả những vấn đề "bức xúc" trong quá trình thu thập chứng cứ của cơ quan tiến hành tố tụng nêu trên, chúng tôi cho rằng, việc thu thập chứng cứ của cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Điều này làm ảnh hưởng đến tính chính xác của các thông tin, dữ liệu mà cơ quan điều tra thu thập được. Khi đó, những tình tiết trong lời khai củ a bị can, người làm chứng, những tài liệu, vật chứng thu thập được … không thể coi là chứng cứ theo quy định của BLTTHS. Và hậu quả của việc thu thập chứng cứ đó dẫn đến bản án sơ thẩm bị huỷ để điều tra lại và bản án cuối cùng đã khẳng định tất cả các bị cáo không phạm tội. Để tránh những sai sót như trên, từ thực tiễn xét x ử vụ án "vườn điều" cần rút ra bài học về thu thập chứng cứ như sau: - Chỉ được sử dụng các biện pháp do BLTTHS cho phép để thu thập chứng cứ và phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do luật quy định; tuyệt đối không được mớm cung, bức cung, dùng nhục hình để buộc bị can nhận tội; - Khi thu thập chứng cứ không được làm sai lệch tài liệu, bỏ ra ngoài hồ sơ nh ững tài liệu quan trọng , thêm bớt hoặc sửa chữa lời khailàm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án … - Việc thu thập chứng cứ cần phải nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ; - Đối với các vật chứng, cần phải thu thập kịp thời, đầy đủ và mô tả đúng thực trạng vào biên bản. Đồng thời, vật chứng phải được bảo qu ản nguyên vẹn để chúng có giá trị chứng minh. Trên đây là một vài ý kiến về hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự và đôi điều rút ra từ vụ án "vườn điều" tác giả xin nêu ra để cùng mạn đàm, trao đổi. . 1 HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ VỤ ÁN "VƯỜN ĐIỀU" Ths.Ngô Thị Ngọc Vân Khoa Đào tạo Luật sư – Học viện Tư pháp Chứng cứ là một trong. năng chứng minh một hay nhiều vấn đề cụ thể cần giải quyết trong vụ án. Ngoài ra, vấn đề thu thập chứng cứ bằng những biện pháp không hợp pháp hay cố tình làm sai lệch những chứng cứ đã thu thập. Trên đây là một vài ý kiến về hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự và đôi điều rút ra từ vụ án " ;vườn điều& quot; tác giả xin nêu ra để cùng mạn đàm, trao đổi.

Ngày đăng: 01/08/2014, 21:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan