Các chế độ tiền lương hiện hành ở việt nam

42 1.1K 0
Các chế độ tiền lương hiện hành ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay, trong quá trình phát triển chung của nhân loại, xu thế cổ phần hóa các doanh nghiệp, và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã và đang trở thành một tất yếu. Các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cạnh tranh, đồng thời cũng phải luôn bảo đảm mối quan hệ bền chắc với người lao động, bởi họ chính là nhân tố quyết định tới sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Biểu hiện của mối quan hệ này là một yếu tố rất quan trọng đó là tiền lương. Tiền lương hay tiền công thực chất la cách phát biểu khác nhau của viêc trả công để bù đắp vào lao động bỏ ra. Tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng những chế độ tiền lương nào cho hợp lý và phù hợp để kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp mình mà vẫn đảm bảo được lợi ích của người lao động. Các chế độ tiền lương thức chất là những quy định pháp luật của Nhà nước về tiền lương nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động thuôc đối tượng điều chỉnh của từng chế độ tiền lương. Các chế độ tiền lương hiện hành: chế độ tiền lương tối thiểu, chế độ tiền lương theo cấp bậc, và chế độ tiền lương theo chức vụ chức danh. Xuất phát từ thực tế tiền lương, công tác trả lương, qua những nghiên cứu những môn học, và sụ hướng dẫn tận tình của thầy: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân. Em đã tiến hành đi sâu nghiên cứu về vấn đề “Các chế độ tiền lương hiện hành ở Việt Nam” Nội dung của đề án bao gồm các nội dung chính như sau: Phần I: Cơ sở lý luận về các chế độ tiền lương Phần II: Thực trạng chế độ tiền lương ở Việt Nam Do điều kiện thời gian không cho phép trong quá trinh nghiên cứu em thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy đóng góp thêm, cho ý kiến và tận tình giúp đỡ để em hoàn thành tốt đề tài của mình.

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, trong quá trình phát triển chung của nhân loại, xu thế cổ phần hóa các doanh nghiệp, và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã và đang trở thành một tất yếu. Các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cạnh tranh, đồng thời cũng phải luôn bảo đảm mối quan hệ bền chắc với người lao động, bởi họ chính là nhân tố quyết định tới sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Biểu hiện của mối quan hệ này là một yếu tố rất quan trọng đó là tiền lương. Tiền lương hay tiền công thực chất la cách phát biểu khác nhau của viêc trả công để bù đắp vào lao động bỏ ra. Tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng những chế độ tiền lương nào cho hợp lý và phù hợp để kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp mình mà vẫn đảm bảo được lợi ích của người lao động. Các chế độ tiền lương thức chất là những quy định pháp luật của Nhà nước về tiền lương nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động thuôc đối tượng điều chỉnh của từng chế độ tiền lương. Các chế độ tiền lương hiện hành: chế độ tiền lương tối thiểu, chế độ tiền lương theo cấp bậc, và chế độ tiền lương theo chức vụ chức danh. 1 Xuất phát từ thực tế tiền lương, công tác trả lương, qua những nghiên cứu những môn học, và sụ hướng dẫn tận tình của thầy: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân. Em đã tiến hành đi sâu nghiên cứu về vấn đề “Các chế độ tiền lương hiện hành ở Việt Nam” Nội dung của đề án bao gồm các nội dung chính như sau: Phần I: Cơ sở lý luận về các chế độ tiền lương Phần II: Thực trạng chế độ tiền lương ở Việt Nam Do điều kiện thời gian không cho phép trong quá trinh nghiên cứu em thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy đóng góp thêm, cho ý kiến và tận tình giúp đỡ để em hoàn thành tốt đề tài của mình. Em xin chân thành cảm ơn! 2 PHẦN T HỨ NHẤT CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG A. CHẾ ĐỘ LƯƠNG TỐI THIỂU. 1. Khái niệm. Chế độ trả lương tối thiểu là việc sử dụng những quy định pháp luật của Nhà nước về tiền lương tối thiểu bắt buộc người sử dụng lao động phải trả công lao động đối với lao động thuộc đối tượng điều chỉnh này. Chế độ tiền lương tối thiểu áp dụng cho người lao động làm những công việc giản đơn nhất trong điều kiện và môi trường làm việc bình thường. Chế độ tiền lương này không áp dụng cho lao động làm công việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Chế độ tiền lương tối thiểu cũng không áp dụng đối với những lao động làm những công việc đòi hỏi phải qua đào rạo chuyên môn kỹ thuật các cấp trình độ khác nhau. Tiền lương tối thiểu ở nước ta do Nhà nước ban hành có ý kiến tham khảo của Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam và hiện nay bao gồm: Tiền lương tối thiểu chung áp dụng cho toàn bộ lao động có quan hệ lao động, và tiền lương tồi thiểu quy định riêng áp dụng cho một số khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. *Chế độ tiền lương tối thiểu trong các khu vực kinh tế: 3 • Trả tiền lương tối thiểu chung: Hàng năm Nhà nước đều ban hành các nghị quyết về tiền lương tối thiểu chung: Năm 2005: 290.000đ/tháng Năm 2006: 350.000đ/tháng Năm 2007: 450.000đ/tháng Năm 2008: 540.000đ/tháng Năm 2009: 650.000đ/tháng Năm 2010: 730.000đ/tháng Tinh thần các nghị định này đều chỉ rõ: Mức tiền lương tối thiểu chung dùng để làm căn cứ tính các mức lương ttrong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương trong khu vực Nhà nước, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp tự mình xây dựng thang, bảng lương theo quy định của pháp luật lao động và thực hiện một số chế độ khác cho người lao động. Các doanh nghiệp Nhà nước áp dụng mức lương tối thiểu chung nhưng còn được sử dụng hệ số điều chỉnh thêm so với mức lương tối thiểu chung. Hê số điều chỉnh tăng thêm không quá hai lần so với mức lương tối thiểu chung và tiền lương tối thiểu này dùng làm cỏ sở tính đơn giá tiền lương (TL min dn = TL min chung x (1+k), trong đó K< hoặc = 2). - Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức tiền lương tối thiểu chung để tính đơn giản tiền lương áp dụng trong các công ty hoạt đông theo Luật Doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ, tùy thuộc vào năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4 - Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật. - Các công ty, doanh nghiệp hoạt đông theo Luật Doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đinh, cá nhân và tổ chức khác có thuê mướn lao động được quyền định mức lương tối thiểu chung. • Tiền lương tối thiểu để trả công lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) và các tổ chức đại diện nước ngoài. Mức lương tối thiểu áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo nghị định số 03/2006/ NĐ - CP ngày 6/1/2006 của Chính phủ gồm 3 mức: - Mức 1: Các quận của thành phố Hà Nội, TP. HCM: 870.000đ /tháng. - Mức 2: Các huyện của Hà Nội, TP.HCM, quận của Hải Phòng, Hạ Long, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Bến Cát, Tân Uyên của Bình Dương: 790.000đ/tháng - Mức 3: Các huyện tỉnh thành phố còn lại: 710.000đ/tháng 2. Đối tượng áp dụng mức tiền lương tối thiểu. • Đối tương áp dụng mưc lương tối thiểu chung. Mức lương tối thiểu chung 650.000đ/tháng hiện hành áp dụng đối với: - Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. 5 - Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước bao gồm: công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà Nước quyết định đầu tư và thành lập. - Công ty, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. - Các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức khác có thuê mướn lao động. • Đối tương áp dụng mức tiền lương tối thiểu quy định cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tổ chức đại diện nước ngoài. - Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Ngân hàng liên doanh với nước ngoài, chi nhánh ngân hàng liên doanh với nước ngoài và tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. - Nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) của nước ngoài nhận thầu các công trình tại Việt Nam. - Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh đạo sự quán nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thông Liên Hợp Quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực có thuê lao động. - Văn phòng đại diện cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài. - Văn phòng đại diện và văn phòng dự án của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài. 6 - Văn phòng các dự án nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài, văn phòng đại diện các tổ chức: kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật của nước ngoài, chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. 3. Các loại lao động áp dụng mức lương tối thiểu. Trong điều kiện làm việc, lao đông bình thường các loại lao động làm các công việc giản đơn sau đây: - Lao động làm các công việc giản đơn về bán hàng và dịch vụ: chế biến và bán hàng thực phẩm trên hè phố, bán hàng trên hè phố, bán hàng tận nhà và bán hàng qua điện thoại. - Đánh giày, làm dịch vụ đơn giản khác trên hè phố. - Quét dọn giúp việc trong các gia đình, cơ quan và các cơ sở khác, dịch vụ giặt là khách sạn, dịch vụ giặt là bằng tay. - Trông nom nhà cửa, lau chùi và các công việc tương tự (trông nom nhà cửa, lau chùi xe cộ, cửa sổ, gác cổng, đưa tin thư, bưu phẩm, bưu kiện và các công việc tương tự khác…). - Công việc giản đơn trong nông, lâm nghiệp, thủy sản. - Công việc giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp, giao thông vận tải, bốc xếp hàng hóa. - Công việc giản đơn khác. 7 4. Các hình thức vận hành chế độ tiền lương tối thiểu. Chế độ tiền lương tối thiểu vận hành tại các doanh nghiệp thông qua hai hình thức chủ yếu sau: 4.1. Ký kết hợp đồng lao động cá nhân về tiền lương tối thiểu. Trên cơ sở tiền lương tối thiểu quy định của Nhà nước, người sử dụng lao động sử dụng để thỏa thuận với người lao động về tiền lương ghi vào trong hợp đồng lao động, mức tiền lương thỏa thuận sẽ không thấp hơn tiền lương tối thiểu Nhà nước quy định. Mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động có thể là tiền lương tối thiểu và cũng có thể lớn hơn mức lương tối thiểu của Nhà nước quy định đẻ tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho lao động giản đơn, phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Để đảm bảo áp dụng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật lao động (không vi phạm quy định tiền lương tối thiểu), các biện pháp cần được áp dụng tại doanh nghiệp là: - Nâng cao vai trò tổ chức đại diện của người lao động (tổ chức Công đoàn…) trong giám sát bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động về tiền lương tối thiểu. - Cung ứng dịch vụ pháp luật đến từng người sử dụng lao động, trong đó bao gồm cả quy định về tiền lương tối thiểu. Trên cơ sở đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động về tiền lương tối thiểu của người sử dụng lao động. - Phổ biến quy định pháp luật về tiền lương đến từng người lao động. 8 - Xây dựng mối quan hệ lao động hai bên (người sử dụng lao động - lao động - người lao động) tốt đẹp và tạo môi trường văn hóa doanh nghiêp lanh mạnh trong từng doanh nghiệp. 4.2. Ký kết thỏa ước lao động tại doanh nghiệp. Thỏa ước lao động ký kết giữa người sử dụng lao động và đại diện của tập thể người lao động có vai trò quan trọng trong vận hành hiệu quả tiền lương tối thiểu tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong thỏa ước lao động tập thể, hai bên cam kết thực hiện các quy định của pháp luật lao động, trong đó có quy định về tiền lương tối thiểu. Tiền lương quy định trong thỏa ước lao động tập thể có thể có lợi hơn cho người lao động (cao hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định) do kết quả thương lượng đạt được giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện cho tập thể người lao động (công đoàn, nghiệp đoàn, ban đại diện người lao động…) Do thỏa ước lao động tập thể phải đăng ký tại các cơ quan lao đông địa phương, có sự giám sát thực hiện tích cực hơn của tổ chức đại diện người lao động, nên các quyền lợi của người lao động về tiền lương tối thiểu tại các doanh nghiệp có ký kết thỏa ước lao động tập thể được đảm bảo hơn tại các doanh nghiệp không có thỏa ước lao động tập thể. B. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG THEO CẤP BẬC. 1. Khái niệm về tiền lương cấp bậc. Chế độ tiền lương theo cấp bậc bao gồm toàn bộ những quy định về tiền lương của Nhà nước mà các cơ quan, doanh nghiệp vận dụng để trả lương, trả công 9 cho người lao động là những công nhân, lao động trực tiếp, căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động cũng như điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. - Số lượng lao động thể hiện ở mức hao phí thời gian để sản xuất ra số lượng sản phẩm. - Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của công nhân. Chất lượng lao động được xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do các doanh nghiệp xây dựng, phù hợp với điêu kiện tổ chức, kỹ thuật, quản lý và điều kiện lao động của từng ngành nghề. Xây dựng và áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc là cần thiết, nhằm quán triệt các nguyên tắc trong trả lương cho người lao động là trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động. Trong đó vấn đề quan trọng là thiết lập thước đo đánh giá chất lượng lao động của công nhân các ngành nghề, so sánh chất lượng lao động và điều kiện lao động khác nhau giữa các ngành nghề nhằm giải quyết mối quan hệ đãi ngộ lao động. 2. Đối tượng áp dụng. Chế độ tiền lương cấp bậc áp dụng với: - Đối với công nhân làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước thì áp dụng các quy định nhà nước về thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, các mức lương. - Đối với công nhân làm việc tại các đơn vị kinh tế thuộc các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì tự xây dựng chế độ tiền lương cấp bậc, phù hợp, áp dụng cho doanh nghiệp mình. Áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc trong khu vực kinh tế 10 [...]... mức lương: Mỗi thang lương có thể có một hoặc một số nhóm mức lương, thang lương thiết kế theo chế độ tiền lương năm 1993 có từ một đến 4 nhóm mức lương và theo chế độ tiền lương 2004 là 1 đến 3 nhóm mức lương Nhóm mức lương phản ánh điều kiện lao động và tính chất phức tạp cuả lao động Trong cùng một thang lương thì điều kiện lao động càng khó khăn, phức tạp lao động càng cao thì được sắp xếp ở nhóm... cùng bậc I; ∑N i: Tổng số công nhân thuộc các bậc 3.2 Thang lương, bảng lương công nhân trong chế độ tiền lương cấp bậc 3.2.1 Thang lương trong chế độ tiền lương cấp bậc a Khái niệm Thang lương là hệ thống thước đo, dùng để đánh giá chất lượng lao động của các loại lao động cụ thể khác nhau, đó là một bàng quy định một số bậc lương, các mức độ đãi ngộ lao động theo bậc từ thấp đến cao, tương ứng với... số lương: 26 Bội số của thang lương là hệ số lương của bậc cao nhất trong một thang lương Nói cách khác đó là sự gấp bội của bậc có độ phức tạp lao động cao nhất của thang lương Nó chỉ rõ mức lương ở bậc cao nhất của thang lương gấp bao nhiêu lần mức lương tối thiểu (hoặc mức lương bậc 1) c Các loại thang lương: Việc xây dựng các loại thang lương phụ thuộc vào việc thiết lập các chỉ tiêu của thang lương, ... bảng lương cũng tuân theo các bước như đối với xây dựng thang lương, gồm có các bước sau: + Xây dựng chức danh nghề của bảng lương + Xác định bội số bảng lương + Xác định mức lương bậc 1 cho từng chức danh + Xác định số bậc của thang lương + Xác định hệ số lương của từng bậc 3.3 Mức lương thuộc thang, bảng lương của chế độ tiền lương cấp bậc Mức lương là số lượng tiền lương để trả công cho lao động... ngạch lương hành chính sự nghiệp và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước, các trường học, bệnh viện hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học Nhà nước, các tổ chức sự nghiệp khác của Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước 2 Khái niệm chế độ tiền lương chức vụ Chế độ tiền lương theo chức vụ là toàn bộ những văn bản, quy định của Nhà nước hoặc chủ sở hữu nhằm thực hiện. .. lao động cho công chức, viên chức trong một đơn vị thời gian (tháng) phù hợp với ngạch, bậc lương và hệ số lương từng bậc Mức lương của từng công chức, viên chức được xác định, căn cứ vào ngạch, bậc lương được xếp; hệ số lương và mức lương tối thiểu chung do chính phủ quy định Cách tính cũng tương tự như cách tính mức lương trong chế độ tiền lương cấp bậc 35 PHẦN THỨ HAI THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG Ở. .. vận tải…; Kiểm tra chất lượng sản phẩm; Điều độ và tác nghiệp sản xuất; Lập kế hoạch và kiểm soát; Marketing Trong các khu vực khác, chế độ tiền lương chức vụ được áp dụng cho lao động quản lý 4 Các yếu tố cấu thành chế độ tiền lương chức vụ Chế độ tiền lương theo chức vụ được cấu thành bởi ba yếu tố như sau: 4.1 Chức danh, tiêu chuẩn nghiệp cụ viên chức a Một số khái niệm Chức danh viên chức là tên...ngoài quốc doanh nhằm đảm bảo xác định mức tiền lương, tiền công thỏa mãn cho người lao động trong quan hệ thuê mướn lao động phù hợp với quy định của pháp luật 3 Các yếu tố cấu thành chế độ tiền lương cấp bậc Chế độ tiền lương cấp bậc được cấu thành bởi ba yếu tố sau: 3.1 Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật (Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công việc và nghề... với các bậc trong thang lương, bảng lương Thông thường, Nhà nước quy định mức lương tháng được xác định qua hệ thống thang lương Khi xác định mức lương giờ, ngày, tuần, phải căn cứ vào mức lương tháng và thời gian làm việc xác định Mức lương tháng x 12 30 Mức lương tuần = 52 Mức lương tháng Mức lương ngày = Số ngày làm việc theo chế độ trong tháng Mức lương ngày Mức lương giờ = Số ngày làm việc theo chế. .. nhóm mức lương cao hơn - Số bậc trong thang lương: Số lượng bậc lương trong thang lương nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ phức tạp của nghề và được xác định trên cơ sở tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề - Hệ số lương: Hệ số lương (hệ số bậc lương) là hệ số so sánh về mức lương ở bậc nào đó với mức lương bậc 1 trong một thang lương Nó chỉ rõ mức lương cuả công nhân ở bậc nào đó được trả cao hơn mức lương . nước về tiền lương nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động thuôc đối tượng điều chỉnh của từng chế độ tiền lương. Các chế độ tiền lương hiện hành: chế độ tiền lương tối thiểu, chế độ tiền lương. đã tiến hành đi sâu nghiên cứu về vấn đề Các chế độ tiền lương hiện hành ở Việt Nam Nội dung của đề án bao gồm các nội dung chính như sau: Phần I: Cơ sở lý luận về các chế độ tiền lương Phần. đỡ để em hoàn thành tốt đề tài của mình. Em xin chân thành cảm ơn! 2 PHẦN T HỨ NHẤT CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG A. CHẾ ĐỘ LƯƠNG TỐI THIỂU. 1. Khái niệm. Chế độ trả lương tối thiểu

Ngày đăng: 01/08/2014, 16:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan