Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu. Lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp

17 2.9K 0
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu. Lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu. Lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Xuất phát từ lý do đó tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu. Lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp”. Bài viết được chia làm 2 chương: Chương 1: Bàn về Lý luận của quy luật mâu thuẫn. Chương 2: Quy luật mâu thuẫn trong thực tiễn ở các doanh nghiệp đang diễn ra vấn đề đình công của công nhân hiện nay ở Việt Nam.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA SAU ĐẠI HỌC    TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Giảng viên: PGS.TS. Lê Thanh Sinh Học viên: Mai Thanh Hải Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2008 LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta thấy rằng sự phát triển nước ta trong suốt giai đoạn lịch sử vừa qua đã gắng liền với quá trình nghiên cứu và vận dụng phép biện chứng duy vật – cái cốt lõi tạo ra linh hồn sống của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đặc biệt, trong đó phải kể đến sự tìm hiểu và vận dụng nguyên tắc mâu thuẫn – hạt nhân của phép biện chứng duy vật với tư cách là “khoa học về sự phát triển”. Trong gian đoạn hiện nay, để định được phương hướng đúng đắn trong bối cảnh phức tạp nhất của hiện thực, hiểu được ý nghĩa của các quá trình đang diễn ra, cần phải xuất phát từ nguyên tắc mâu thuẫn, phát hiện ra những mâu thuẫn khách quan của thời đại và những khuynh hướng, những quy luật, những con đường phát triển và giải quyết chúng. Hiện nay, trong xã hội ta đang nỗi cộm lên vấn đề nóng bỏng đó là: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và các chủ doanh nghiệp đang ngày càng diễn ra gay gắt biểu hiện qua các cuộc đình công, bãi công của công nhân ở các khu công nghiệp, xí nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận nói riêng và cả nước ta nói chung. Nguyên nhân cơ bản đó là xuất phát từ những mâu thuẫn về lợi ích giữa công nhân và chủ doanh nghiệp. Xuất phát từ lý do đó tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu. Lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp”. Bài viết được chia làm 2 chương: Chương 1: Bàn về Lý luận của quy luật mâu thuẫn. Chương 2: Quy luật mâu thuẫn trong thực tiễn ở các doanh nghiệp đang diễn ra vấn đề đình công của công nhân hiện nay ở Việt Nam. PHỤ LỤC Lời mở đầu Chương 1: Quy luật mâu thuẫn 1 1.1 Lịch sử ra đời 1 1.2 Quy luật mâu thuẫn 2 Chương 2: Quy luật mâu thuẫn trong thực tiễn ở các doanh nghiệp đang diễn ra vấn đề đình công của công nhân hiện nay ở Việt Nam 5 2.1 Thực tiễn đình công của công nhân hiện nay ở Việt Nam 5 2.2 Vận dụng Vận dụng vào thực tiễn 8 Kết luận 11 Chương 1: Quy luật mâu thuẫn 1.3 Lịch sử ra đời: Những người theo chủ nghĩa duy tâm tìm nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển ở những lực lượng siêu nhiên hay ở lý trí, ở ý muốn chủ quan của con người. Những người theo quan điểm siêu hình tìm nguồn gốc của sự vận động, phát triển ở sự tác động bên ngoài đối với sự vật. Và cuối cùng, họ đã phải nhờ đến “Cái hích đầu tiên”(Newton) hay cầu viện đến thượng tế (Aristote). Như vậy, bằng cách này hay cách khác, quan điểm siêu hình về nguồn gốc vận động và phát triển sớm hay muộn sẽ dẫn tới chủ nghĩa duy tâm. Trái ngược với chủ nghĩa duy tâm, dựa trên những thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng tìm thấy nguồn gốc của vận động và phát triển ở mâu thuẫn, ở sự đấu tranh giữa các khuynh hướng, các mặt đối lập tồn tại trong các sự vật và hiện tượng. Trong lịch sử, tư tưởng này đã được Héraclite đề cập đến và được Hêghen phát triển. Hêghen viết: “Chừng nào chúng ta xem xét các sự vật như là tỉnh và không có sinh khí, mỗi cái đều tách riêng, cái này bên cạnh các kia và cái này nối tiếp cái kia, thì chắc chắn là chúng ta không gặp phải một mâu thuẫn nào trong các sự vật ấy cả….Nhưng tình hình sẽ khác hẳn khi chúng ta xem xét các sự vật trong sự vận động của chúng, trong sự biến đổi, trong sự sống, sự tác động lẫn nhau của chúng. Ở đây chúng ta sẽ lập tức rơi vào những mâu thuẫn.” Như vậy quy luật mâu thuẫn là sự cụ thể hóa nguyên tắc xem xét sự vật trong sự vận động và phát triển, nguyên tắc này có cơ sở lý luận là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, tức xuất phát từ khẳng định cho rằng mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển xảy ra trong thế giới. 1.4 Quy luật mâu thuẫn: Quy luật mâu thuẫn hay còn gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Nó chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển. Theo phép biện chứng, mọi sự vật là một thể thống nhất các mặt đối lập bên trong nó. Mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Sự tác động giữa chúng tạo thành mâu thuẫn bên trong của sự vật. Mâu thuẫn biện chứng là phổ biến, khách quan, vốn có của sự vật, do bản chất của sự vật quy định. Mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình phát triển của sự vật: không có sự vật nào lại không có mâu thuẫn, không có giai đoạn nào trong quá trình phát triển của sự vật mà không có mâu thuẫn, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác hình thành. Nếu không có mâu thuẫn thì sự vật là một cái cứng nhắc, bất biến, như vậy không đúng với nguyên lý về sự phát triển. Mọi sự vật, hiện tượng, kể cả con người cũng không thoát khỏi quy luật mâu thuẫn. Các mặt đối lập quan hệ, nương tựa, ràng buộc, đấu tranh, tác động lẫn nhau tạo thành môi trường. Hay các mặt đối lập vừa đấu tranh, vừa thống nhất với nhau trong cùng một sự vật, hiện tượng. Trong đó, thống nhất là tương đối, tạm thời; đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chính là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển. Đấu tranh ở đây không mang nghĩa đen, là sự đấu tranh bài trừ, tiêu diệt lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Mà qua sự đấu tranh lẫn nhau mà các mặt đối lập biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau bên trong một sự vật, hiện tượng. Không có thống nhất thì không có đấu tranh, đấu tranh ở đây là đấu tranh trong một thể thống nhất. Cũng qua quá trình đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập mà sự vật luôn biến đổi và phát triển. Như vậy, động lực, nguồn gốc cuối cùng của sự phát triển tồn tại ngay bên trong sự vật, hiện tượng; hay nó là nguồn gốc, động lực nội tại bên trong. Tư duy siêu hình đành bất lực trong việc nhận thức các mặt đối lập thâm nhập, đấu tranh, chuyển hóa lẫn nhau; nó chỉ “cảm thấy dễ chịu” khi các mặt đối lập được phân biệt, tách rời nhau. Tư duy siêu hình chỉ có thể thực hiện chức năng phân tích lý luận khi nó khảo sát đối tượng trong điều kiện phân biệt, tách rời nhau. Sự phân tích như thế không mang lại kết quả đáng kể, nếu không muốn nói là nó làm chủ thể xa rời chân lý, tức không thể tái tạo lại trong hệ thống khái niệm những mối quan hệ của các mặt đối lập xâm nhập, nương tựa, lệ thuộc, chuyển hóa lẫn nhau. Tình cảnh này thể hiện rất rõ trong khoa học hiện đại. Ví dụ, trong vật lý lượng tử, khách thể vi mô là một thực tại khách quan lưỡng tính sóng – hạt; vì vậy, nếu chỉ áp dụng lý thuyết sóng hay lý thuyết hạt thuần túy đối với chúng đều dẫn đến sự xuyên tạc bản chất của chúng. Cơ học lượng tử đã sử dụng phương trình sóng (liên tục) để mô tả chuyển động của hạt (gián đoạn)… Do những khái niệm cổ điển - vĩ mô đối lập nhau thường loại trừ nhau nên chúng không phù hợp để mô tả vi thể lưỡng tính sóng - hạt như nó vốn có. Vì vậy, chỉ có sự “bổ sung” giữa các khái niệm cổ điển đối lập nhau mới nhận thức vi thể đầy đủ hơn. N.Bo (Bohr) đã nhận thấy và trình bày điều này dưới dạng một yêu cầu mang tính phương pháp luận trong nhận thức vi mô, đó là nguyên tắc bổ sung. Nguyên tắc này nói rằng, nếu trong vật lý cổ điển hình ảnh sóng và hình ảnh hạt loại trừ nhau thì trong vật lý lượng tử chúng là hai dạng bổ túc cho nhau. Nghĩa là, mỗi hình ảnh sóng hay hình ảnh hạt (tọa độ hay vận tốc, thời gian hay năng lượng…) chỉ đúng một phần và có khả năng ứng dụng hạn chế, và muốn mô tả vi thể lưỡng tính sóng - hạt bằng ngôn ngữ cổ điển - vĩ mô một cách đầy đủ và chính xác thì cả hình ảnh sóng lẫn hình ảnh hạt đều cần phải được sử dụng trong giới hạn mà hệ thức bất định cho phép… Tóm lại, để tái tạo trong nhận thức bản chất mâu thuẫn của sự vật cần phải sử dụng hệ thống các khái niệm, phán đoán… đối lập và có liên hệ lẫn nhau. Và nếu như thế thì phải thừa nhận tồn tại mâu thuẫn trong nhận thức, trong tư duy. Yêu cầu phải phân đôi cái thống nhất thành các mặt đối lập và nhận thức mối liên hệ qua lại giữa chúng được rút ra từ tính phổ biến của mâu thuẫn là yêu cầu cơ bản nhất để nhận thức bản chất của sự vật. Nguyên tắc xem xét sự vật trong sự vận động và phát triển cùng với nguyên tắc mâu thuẫn không chỉ vạch ra đời sống sinh động của sự vật mà còn đòi hỏi phải tái hiện một cách sinh động sự vật trong những hình tượng, tư tưởng mềm dẻo. Chủ thể nhận thức phải thấy rõ sự chuyển hóa từ những nét khác biệt sang những mặt, khuynh hướng đối lập; phải thấy được sự thống nhất và đấu tranh của các mặt, khuynh hướng đối lập (mâu thuẫn); và cuối cùng, phải vạch rõ sự chín mùi và cách giải quyết mâu thuẫn trong sự vật ấy. Do không hiểu hay không muốn hiểu sự khác biệt giữa hai loại mâu thuẫn này nên nhiều triết gia ra sức phủ nhận sự tồn tại mâu thuẫn trong hiện thực, phủ nhận tính phổ biến của nó, theo họ, nếu mâu thuẫn có tồn tại thì chúng chỉ có thể tồn tại trong xã hội hay trong tư duy mà không thể tồn tại trong tự nhiên. Tuy nhiên, những mâu thuẫn mà họ thừa nhận đó chẳng qua là mâu thuẫn xã hội mang tính chủ quan hay là mâu thuẫn logic chứ không phải mâu thuẫn biện chứng theo đúng nghĩa. Pốppơ thừa nhận có mâu thuẫn trong nhận thức, nhưng ông lại lẫn lộn giữa mâu thuẫn logic với mâu thuẫn biện chứng và xem mâu thuẫn là một hiện tượng ngẫu nhiên, phản tự nhiên, nếu muốn thì có thể bỏ qua hay loại trừ được. Dĩ nhiên, mâu thuẫn logic thể hiện bằng sự kết hợp hai tư tưởng trái ngược nhau lại với nhau, có nguồn gốc chủ quan, do chủ thể tư duy kém năng lực lý luận, thì cần phải loại bỏ, vì nó dắt dẫn tư duy sa vào bế tắc, đưa nhận thức đến với sai lầm. Nhưng nguyên tắc mâu thuẫn của logic biện chứng không nói đến những mâu thuẫn đó mặc dù thấy chúng xuất hiện trong quá trình nhận thức, mà nói đến các mâu thuẫn tái tạo bản chất mâu thuẫn của sự vật, phản ánh sự vận động và phát triển của sự vật bằng những khái niệm đối lập có quan hệ, chuyển hóa lẫn nhau. Do tác động đến những loại mâu thuẫn khác nhau mà nguyên tắc mâu thuẫn của logic biện chứng khác xa những yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn và quy luật loại trừ cái thứ ba của logic hình thức. Mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản: Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất sự vật, hiện tượng; ra đời, tồn tại, gắng với quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng nào cũng có mâu thuẫn cơ bản. Mâu thuẫn chủ yếu: Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi bật lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, hiện tượng; nó tác động chi phối các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn phát triển đó. Mâu thuẫn chủ yếu thường là biểu hiện của mâu thuẫn cơ bản trong từng giai đoạn cụ thể. Chương 2: Quy luật mâu thuẫn trong thực tiễn ở các doanh nghiệp đang diễn ra vấn đề đình công của công nhân hiện nay ở Việt Nam. 2.3 Thực tiễn đình công hiện nay ở Việt Nam. Theo thống kê tính từ 1995 đến năm 2006, cả nước đã xảy ra 1.284 cuộc đình công. Nếu cả năm 1995 mới xảy ra 60 cuộc, thì trong hơn 6 tháng đầu năm 2006 đã có 306 cuộc, tăng hơn gấp 2 lần năm 2005. Đình công xảy ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó DNNN 87 cuộc (chiếm 6,8%), DNTN 343 cuộc (chiếm 26,7%), DN có vốn đầu tư nước ngoài 854 cuộc (chiếm 66,5%). Đình công xảy ra chủ yếu ở các tỉnh có kinh tế công nghiệp tập trung, đông công nhân lao động. Cụ thể thành phố Hồ Chí Minh 523 cuộc, tỉnh Bình Dương 279 cuộc, Đồng nai 257 cuộc. Thời gian gần đây đình công có xu hướng lan tới một số tỉnh miền Bắc và miền Trung như Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội… Bảng 1: Các cuộc đình công từ năm 1999 –đến năm 2006 Năm 199 5 199 6 199 7 199 8 199 9 200 0 200 1 200 2 200 3 01- 10 / 2004 04- 05 / 2005 200 6 Số cuộc đình công 60 52 48 62 63 71 85 88 119 96 135 405 Nguồn: Simon Clarke, The Changing Character of Strikes in Viet Nam, Post – Communist Economies, Vol.18, No. 3, September 2006, ngoài số năm 2006 năm là tổng hợp từ báo. Đặc điểm của tất cả các cuộc đình công đều diễn ra không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và không do tổ chức công đoàn lãnh đạo. Khu vực xảy ra nhiều cuộc đình công chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc và Đài Loan luôn chiếm tỷ trọng cao. Lĩnh vực thường xảy ra đình công là doanh nghiệp sản xuất da giày, dệt may, chế biến thực phẩm gia công hàng xuất khẩu. Nội dung yêu sách của các cuộc đình công về cơ bản là hợp pháp và chính đáng, chủ yếu là những yêu cầu về quyền (gần 90%), liên quan đến những vấn đề về hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, làm thêm giờ, kỷ luật lao động, trang bị bảo hộ lao động… Năm 2005 có khoảng 676.000 đồng/người/tháng cho những người làm việc trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số lao động này phải đối phó với lương tối thiểu được qui định vào năm 1999 là 626.000 đồng/tháng. Ở những nơi ngoài thành phố Hồ Chí Minh lương tối thiểu thấp hơn khoảng 15%. Mức lương tối thiểu này cho đến nay không thay đổi trong khi lạm phát hơn 40%. Nếu tính bằng giá trị USD hiện nay, lương tối thiểu cũng chỉ còn bằng 39 USD, chỉ bằng 47% so với lương tối thiểu mà chính quyền địa phương ở Trung Quốc tại khu chế xuất đặc biệt như Thẩm Quyến (khoảng 83 USD). Theo báo Nhân dân, thu nhập cá nhân của công nhân dệt – may, hoặc giày dép tại từng vùng, miền chênh lệch nhau khá lớn. Tại Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương vào khoảng 1,1 – 1,3 triệu đồng/người/tháng. Khu vực miền trung vào khoảng 600.000 – 900.000đồng/người/tháng. Đáng ngạc nhiên là khu vực đồng bằng Sông Hồng với đội ngũ lao động có trình độ phổ cập giáo dục khá cao lại chịu mức thu nhập cá nhân thấp nhất, đối với ngành dệt – may và giày dép chỉ khoảng 500.000-600.000đồng/người/tháng, thậm chí có nơi chỉ có khoảng 350.000 đồng/người/tháng. Mức thu nhập cơ bản của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thường chỉ vừa đủ cho các nhu cầu cơ bản của cá nhân. Vì vậy, để có thêm thu nhập, phần lớn số công nhân đều chấp nhận làm tăng giờ, tăng ca, mỗi ngày 12 giờ, thậm chí 14 giờ. Do đó, các cuộc đình công lớn nhỏ liên tục xảy ra đòi tăng lương vào những năm gần đây. Đặt biệt, các cuộc đình công càng dày đặc vào những ngày cuối [...]... tối thiểu Như vậy giữa thu nhập và mức sống trong tình hình mới hiện nay là mâu thuẫn chủ yếu Nó hình thành trong giai đoạn lạm phát tăng cao của nền kinh tế Nó là một biểu hiện của mâu thuẫn lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và công nhân Vì ở đây, người chủ doanh nghiệp biết rất rõ về tình trạng giảm sút trong đời sống người công nhân do lạm phát gây ra Nhưng chủ doanh nghiệp lại không có các chính sách,... vì cho rằng ngoài tiền cơm trưa, mức lương 830.000 đồng/ tháng là quá thấp Như vậy, mức độ đình công của công nhân trong 3 tháng đầu năm 2008 vẫn dày đặc và ngày càng gay gắt xung quanh vấn đề tiền lương không đảm bảo trong khi cơn bão giá ngày một tăng 2.4 Vận dụng vào thực tiễn Giữa chủ doanh nghiệp và người công nhân luôn tồn tại mâu thuẫn biện chứng về lợi ích kinh tế Mâu thuẫn này phát sinh tác... cũng tốt hơn, sản lượng cũng tăng hơn, và một điều quan trọng hơn hết là nhà quản lý doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đến đời sống lao động trong doanh nghiệp Đó là cơ sở vững chắc nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thương trường trong nước cũng như nươc ngoài Chúng ta thử hình dung nếu như không có những cuộc đình công của công nhân thì người chủ doanh nghiệp sẽ lợi dụng sức lao động của công... vận động và phát triển và dựa trên cơ sở lý luận là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Và việc vận dụng nguyên tắc mâu thuẫn cho trường hợp của bào viết này đã cho thấy rằng mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển xảy ra trong thế giới Tài liệu tham khảo: 1 Giáo trình Triết học – Bộ giáo dục và đào tạo – Nhà xuất bản lý luận chính trị 2 Triết học với cuộc... Người chủ doanh nghiệp là giai cấp nắm quyền và luôn muốn bảo vệ cho lợi ích của mình nên họ sẵn sàng bóc lột sức lao động của công nhân để mang lại lợi nhuận tối đa cho họ, còn giai cấp công nhân cũng luôn muốn bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc muốn giảm giờ làm, tăng thu nhập,… Tuy nhiên, giữa chủ doanh nghiệp và giai cấp công nhân mâu thuẫn nhau về lợi ích kinh tế nhưng đây không phải là mâu thuẫn. .. thuẫn đối kháng, bài trừ lẫn nhau mà mâu thuẫn này có sự kết hợp với nhau, cả hai đều nương tựa vào nhau để cùng phát triển Sở dĩ như vậy là vì, giữa người chủ doanh nghiệp và công nhân đều có chung mục đích là làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng và tạo ra lợi nhuận cao cho công ty Mặt khác, người chủ doanh nghiệp rất cần có công nhân để tham gia sản xuất, người chủ chỉ có các phương tiện máy móc, đối... động lực để cải tiến môi trường lao động, cải thiện cuộc sống công nhân Tóm lại, mâu thuẫn chủ yếu đã dẫn đến đấu tranh của công nhân, mâu thuẫn này đến lượt nó thúc đẩy doanh nghiệp cải thiện mọi mặt nhằm tồn tại và phát triển KẾT LUẬN Đình công là một sự kiện xã hội có tính quy luật Sự mâu thuẫn về lợi ích là nguyên nhân chủ yếu cho những cuộc đình công Đình công không chỉ giúp cho người công nhân... bằng và cơ hội để người công nhân có điều kiện sống tốt hơn, tương xứng với sức lao động mà họ đã bỏ ra Đình công cũng là sự kiện giúp cho nhà nước có cơ sở thực hiện việc giám sát, kiểm tra việc thực thi luật lao động của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội cho người công nhân Như vậy, sự cụ thể hóa nguyên tắc xem xét sự vật trong sự vận động và phát triển và. .. nhân doanh nghiệp có thể bị phá vỡ hợp đồng và mọi việc sẽ trở nên xấu hơn, doanh nghiệp sẽ phá sản Ngược lại, người công nhân hay khác hơn là những người bán sức lao động là những người vô sản, họ luôn mong muốn có việc làm để duy trì sự sống cho họ và gia đình họ Nếu không có doanh nghiệp với các nhu cầu lao động, thì người công nhân vô sản không thể sống mà không có việc làm Đây là mâu thuẫn cơ bản, ... cuộc sống (tập 1) – Tập thể tác giả khoa Triết học – Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản tổng hợp TP.Hồ Chí Minh– năm 2007 3 Cẩm nang nhà quản lý, Phép biện chứng duy vật với Quản lý doanh nghiệp – PGS.TS Lê Thanh Sinh – Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh 4 Triết học thực tiễn( tập 2) – Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh 5 Một số tài liệu từ internet . giữa công nhân và chủ doanh nghiệp. Xuất phát từ lý do đó tôi đã tiến hành thực hiện đề tài Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu. Lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp . Bài viết được chia. cũng có mâu thuẫn cơ bản. Mâu thuẫn chủ yếu: Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi bật lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, hiện tượng; nó tác động chi phối các mâu thuẫn. giai đoạn phát triển đó. Mâu thuẫn chủ yếu thường là biểu hiện của mâu thuẫn cơ bản trong từng giai đoạn cụ thể. Chương 2: Quy luật mâu thuẫn trong thực tiễn ở các doanh nghiệp đang diễn ra vấn

Ngày đăng: 01/08/2014, 15:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan