Chương trình đào tạo ngành bảo dưỡng công nghiệp

4 787 2
Chương trình đào tạo ngành bảo dưỡng công nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương trình đào tạo ngành bảo dưỡng công nghiệp

1 NGÀNH BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP 1. Trình độ đào tạo: Cao đẳng 2. Loại hình đào tạo: Chính quy 3. Mục tiêu đào tạo: Chương trình đào tạo ngành Bảo dưỡng công nghiệp nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân cao đẳng (kỹ thuật viên cao cấp lành nghề) có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt. Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng tham gia lắp đặt, điều chỉnh, bảo dưỡng các thiết bị cơ, điện và nhiệt lạnh, và duy trì sản xuất hay dịch vụ liên tục đảm bảo chất lượng của các nhà máy, xí nghiệp hay các cơ sở dịch vụ. 4. Chuẩn đầu ra: 4.1. Yêu cầu về kiến thức: Có kiến thức về khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở cho các hoạt động bảo dưỡng công nghiệp, có hiểu biết về an toàn lao động, môi trường và mối liên quan giữa các chất thải, môi trường và sức khỏe con người. Cụ thể sinh viên có thể:  Vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản để hiểu biết và giải thích được các quá trình kỹ thuật và các vấn đề kỹ thuật thực tế.  Sử dụng các kiến thức tin học để làm tốt việc quản lý công việc bảo dưỡng.  Hiểu biết các nguyên lý của các quá trình và hiện tượng kỹ thuật cơ khí, nhiệt và điện, lập và đọc bản vẽ kỹ thuật, tính toán chọn lựa các chi tiết máy theo khả năng tải để phục vụ công tác sửa chữa thay thế, các hiểu biết về khả năng lắp lẫn, cách đo và kiểm tra các yêu cầu về hình dạng kích thước và các hiểu biết về vật liệu thường dùng trong thực tế.  Hiểu biết và có thói quen làm việc tuân thủ các quy định an tòan lao động trong các lãnh vực liên quan đến công việc bảo dưỡng như điện, thủy lực, khí nén, nhiệt lạnh và cơ khí.  Có kiến thức cơ bản về cách xử lý các nguồn chất thải. 4.2. Yêu cầu về kỹ năng:  Có khả năng lập kế hoạch, thực hiện và quản lý việc bảo dưỡng các dụng cụ, thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất.  Có khả năng tham gia việc lắp đặt, điều chỉnh, tháo lắp sửa chữa máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất theo các lĩnh vực chuyên môn. 2  Có khả năng hoạt động hiệu quả trong các nhóm làm công tác bảo dưỡng, có khả năng diễn đạt các vấn đề kỹ thuật với người quản lý trực tiếp, đồng nghiệp trong nhóm, các công nhân và khách hàng.  Có trình độ ngoại ngữ tương đương để có thể đọc hiểu tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Pháp liên quan công tác bảo dưỡng. Có ý thức học ngoại ngữ để sử dụng trong công việc chuyên môn. 4.3. Yêu cầu về thái độ: 4.3.1. Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân: Có sức khỏe tốt. Hiểu biết về chính trị, đường lối chính sách của nhà nước, đạo đức nghề nghiệp, luật pháp, an ninh và xã hội. 4.3.2. Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ: 4.3.3. Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc: Có nhận thức về sự cần thiết và khả năng học bổ sung để nâng cao tay nghề và học nâng cao trình độ 4.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí sau:  Kỹ thuật viên bảo dưỡng các trang thiết bị, máy móc, hệ thống sản xuất  Kỹ thuật viên cơ khí, cơ điện, nhiệt lạnh và điều hòa. Với thời gian tích lũy kinh nghiệm làm việc với việc được đào tạo bổ sung, người tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận các vị trí trưởng nhóm cơ điện, trưởng nhóm quản lý bảo dưỡng hay trưởng ca trong các nhà máy hoặc trưởng bộ phận bảo trì của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. 4.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể tiếp tục được đào tạo liên thông trình độ đại học trong lĩnh vực Cơ khí. 4.6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo: ­ … 5. Nội dung chương trình: Stt Tên môn học Tín chỉ Tên giáo trình Tên tác giả Năm xuất bản I Kiến thức Giáo dục đại cương: 1. Nguyên lý cơ bản Chủ nghĩa Mác Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng CSVN và Tư tưởng Hồ Chí Minh 10 2. Ngoại ngữ (Pháp văn 1, 2, 3) 8 3. Giáo dục thể chất 1, 2 3 4. Giáo dục quốc phòng 5. Tóan 1 (Giải tích: Hàm một và nhiều biến, các phép vi phân tích phân) 3 6. Toán 2 (Đại số: Ma trận và đại số tuyến tính) 3 7. Vật lý (Cơ, nhiệt và điện) 3 8. Hóa học đại cương 2 9. Tin học 3 10. Kỹ năng giao tiếp 2 11. Quản lý công nghiệp 2 12. Kỹ thuật an toàn và môi trường 2 II Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp II.1 Kiến thức cơ sở ngành 13. Vẽ kỹ thuật 3 14. Vẽ cơ khí 2 15. Cơ kỹ thuật 3 16. Vật liệu và công nghệ xử lý 2 17. Kỹ thuật điện 2 18. Chi tiết máy 3 19. Sức bền vật liệu 2 20. Nhiệt động lực học kỹ thuật 2 21. Dung sai và đo lường 3 II.2 Kiến thức ngành bắt buộc 22. Tổ chức quản lý bảo dưỡng 1, 2, 3 5 23. Công nghệ chế tạo máy 3 24. Công nghệ hàn 1, 2 3 25. Truyền động thủy lực 1, 2 3 26. Truyền động khí nén 1, 2 3 27. Trang bị điện trong công nghiệp 1, 2 4 28. Kỹ thuật điện tử 3 29. Kỹ thuật số 3 30. Lập trình PLC 3 31. Công nghệ lạnh – điều hòa 1, 2 3 II.3 Kiến thức ngành tự chọn (chọn 2 môn trong 2 nhóm môn tự chọn) Nhóm 1 – Cơ khí: 32. Kỹ thuật giám sát tình trạng và chẩn đoán hư hỏng 2 4 33. Đảm bảo chất lượng 2 34. Máy công cụ 2 Nhóm 2 – Tự động: 35. Tự động hóa 2 36. Mạng truyền thông công nghiệp 2 37. Vi xử lý – Vi điều khiển 2 38. Thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp) 10 . NGÀNH BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP 1. Trình độ đào tạo: Cao đẳng 2. Loại hình đào tạo: Chính quy 3. Mục tiêu đào tạo: Chương trình đào tạo ngành Bảo. việc với việc được đào tạo bổ sung, người tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận các vị trí trưởng nhóm cơ điện, trưởng nhóm quản lý bảo dưỡng hay trưởng

Ngày đăng: 19/03/2013, 09:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan