DÙNG THUỐC TRONG TAI MŨI HỌNG potx

6 456 1
DÙNG THUỐC TRONG TAI MŨI HỌNG potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DÙNG THUỐ C TR ON G TA I MŨ I H Ọ NG 1.Tính chất và vai trò niêm mạc vùng tai mũi họng 1.1.Chức năng sinh l{ của niêm mạc mũi: Mũi có chức năng hô hấp, phát âm và ngửi. Không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch trước khi vào phổi. Màng biểu mô mũi có chức năng lọc và thanh toán các dị vật có đường kính lớn trên 15mm. Ngược lại các hạt từ 1mm và b hơn chỉ có 5% bị giữ lại ở màng nhầy. Các dị vật này được màng nhầy chuyển ra cửa mũi sau. Nhờ sự hoạt động có hiệu quả, mà các khoang phụ của mũi trở nên vô trùng. 1.2.Miễn dịch tự nhiên của đường hô hấp (những yếu tố đề kháng không đặc hiệu): hàng rào đầu tiên và khó vượt qua nhất đối với vi khuẩn là bề mặt nguyên vẹn của niêm mạc và lớp màng nhầy bao phủ trên bề mặt của nó. Nhiễm khuẩn chỉ xảy ra khi các vi khuẩn có độc tố cao đủ khả năng gây thương tổn vượt qua được hàng rào niêm mạc. Phần lớn các vi khuẩn có kích thước lớn được giữ lại ở lớp màng nhầy của đường hô hấp trên rồi bị đẩy ra ngoài bởi hoạt động của lớp màng nhầy và lớp nhung mao của niêm mạc mũi. Hệ thống làm sạch này thường khá hiệu quả. Nó cũng bị yếu đi bởi hút thuốc lá, bệnh viêm mũi mạn tính (niêm mạc mũi bị xơ hoá, teo đ t, quá phát, hít phải dịch dạ dầy trào ngược, những đợt tấn công của siêu vi trùng hoặc chấn thương do đặt nội khí quản). Một cơ thể khoẻ mạnh là một cơ thể có chức năng điều hoà miễn dịch tốt. Sự đề kháng của biểu mô đường hô hấp do vai trò của Ig trong lớp màng nhầy của mũi. Bao gồm: IgG, IgA, IgM ngoài ra còn có men lysozim, và độ P H cố định từ: 6,8 -7,2 1.3.Yếu tố cơ học: sự làm sạch được tiến hành bởi lớp màng nhầy Bệnh học của tai mũi họng và xoang thực chất là bệnh học của niêm mạc. Trong điều trị bệnh lý tai mũi họng chủ yếu dùng các thuốc điều trị tại chỗ, it khi dùng thuốc điều trị toàn thân. Niêm mạc vùng tai mũi họng có cấu trúc phức tạp, nơi gặp nhau của 2 đường hô hấp và tiêu hoá nên cấu trúc của của niêm mạc có những điểm giống và khác nhau. * Giống nhau: đều được cấu tạo bởi nếp gấp của biểu mô và lớp tổ chức đệm. *Khác nhau: khu vực hô hấp bao gồm mũi, họng, thanh quản, khí quản là biểu mô trụ đơn có lông chuyển. Khu vực ngã tư hô hấp - tiêu hoá, miệng thực quản, thực quản được bao phủ bởi biểu mô lát tầng. Do đó niêm mạc vùng tai mũi họng vừa mang tính chất cảm giác, vừa mang tính chất bảo vệ. Vì vậy khi dùng thuốc phải bảo đảm vừa chữa khỏi bệnh vừa phải bảo vệ được sự toàn vẹn của niêm mạc. 2. Cách dùng thuốc trong điều trị bệnh lý về tai. Trong các trường hợp tai có dịch mủ, nhầy, chảy máu hoặc sau phẫu thuật tai. 2.1. Lau tai-rửa tai: nhằm làm sạch hết dịch mủ, dịch nhầy, dịch máu ở tai. Thuốc thường dùng: oxy già (H 2 O 2 ) 6 đến 12 đơn vị thể tích hoặc nước muối sinh l{, nước chè tươi. Cách sử dụng: rỏ hoặc bơm nhẹ dịch rửa vào tai, sau đó dùng que tăm bông lau sạch dịch mủ trong tai, làm như trên vài lần, cuối cùng dùng que bông khô thấm sạch không để dịch rửa ứ đọng trong tai. 2.2.Thuốc rỏ tai. Thuốc thường dùng: Cồn bôric 2-5% khi chảy dịch nhày. Glyxêrin bôrat 2-5% khi chảy dịch mủ. Cloramphênicol 0.4% Hydrococtison tùy trường hợp chảy tai cụ thể. Ngày nay thường hay sử dụng các biệt dược như: Polydexa, Otofa, Otipax trong những trường hợp chảy tai do viêm tai giữa cấp, mạn tính hoặc viêm ống tai ngoài cấp tính. Cách sử dụng: ngửa, hướng ống tai lên trên, nhỏ 3-5 giọt thuốc vào ống tai, kéo nhẹ vành tai ra sau và day nhẹ nắp tai vào cửa ống tai để đẩy thuốc vào sâu. Nếu lỗ thủng nhỏ dùng ống soi tai Siegle hay bóng cao su có đầu khít vừa ống tai, bóp nhẹ bóng để khí n n đẩy thuốc qua lỗ thủng vào hòm tai. Bệnh nhân sẽ thấy đắng khi thuốc qua vòi tai xuống họng là tốt. 2.3.Thuốc phun vào tai: Thuốc thường dùng: bột Axit bôric, bột phèn phi, bột tô mộc khi chảy dịch nhày. Bột kháng sinh tốt nhất là bột Cloramphênicol khi chảy mủ. Cách sử dụng: k o vành tai lên trên, ra sau để thuốc dễ đi thẳng vào tai. Dùng bình phun thuốc hay để một ít thuốc ở ống tai, dùng bóng cao su bóp nhẹ đẩy thuốc vào sâu, đều khắp thùng tai. 3. Cách dùng thuốc trong điều trị bệnh l { mũi, xoang. 3.1.Thuốc rỏ mũi: Thuốc thường dùng: *Các thuốc co mạch: Ephêdrin 1% cho trẻ em, 3% cho người lớn, có thể dùng Supharin. Naphtazôlin 0.5%o cho trẻ em, 1%o cho người lớn (không dùng cho trẻ sơ sinh). Adrenalin 1%o dùng cho trẻ sơ sinh. *Các thuốc sát khuẩn, chống viêm: Argyron 1% cho trẻ em, 3% cho người lớn (thuốc cần đựng trong lọ màu hay bọc giấy đen, tránh để chỗ nắng, sáng). Cloroxit 4%o. Ngoài ra còn có các loại thuốc dùng trong các ống đựng chất bay hơi thường là Menthol để hít hơi vào mũi tạo thông thoáng và sát khuẩn. Cách sử dụng: khi rỏ mũi bệnh nhân phải nằm ngửa, đầu thấp, mặt hơi ngả về bên được rỏ thuốc. Không nên tra thuốc ở tư thế đứng thẳng vì thuốc không tới được các cuốn mũi, như vậy sẽ không có hiệu quả. Lưu {: trước khi rỏ thuốc, mũi phải được rửa sạch bằng nước muối sinh lý. 3.2.Thuốc khí dung mũi, xoang: Thuốc thường dùng: kháng sinh, corticoit Cách sử dụng: cho thuốc theo một tỷ lệ nhất định vào bầu đựng thuốc của máy khí dung, sau đó lắp vào máy và khí dung theo đường mũi, thời gian một l lần khí dung 10 - 20 phút, ngày có thể khí dung 1 - 2 lần. 4. Cách dùng thuốc điều trị bệnh lý họng, thanh quản. 4.1.Thuốc súc họng: Thuốc thường dùng: nguyên tắc chung là dùng các dung dịch kiềm ấm (khoảng 40 0 C). Đơn giản nhất là dùng muối ăn: natri clorua (Nacl) pha một thìa cà phê muối tinh trong 1 cốc nước ấm. Hoặc dùng dung dịch: Kali clorua 2%, Bicarbonat natri 5%. Tốt nhất là dùng bột B.B.M, mỗi gói 5g với thành phần: Bicarbonat natri 2.5g Borat natri 2.5g Menthol 0.1g Cách súc họng: ngậm 1 ngụm dung dịch súc họng rồi ngửa đầu ra sau, há miệng kêu “gơ gơ” liên tục, nghỉ 1 lúc lại làm tiếp, sau 2 - 3 lần như trên, nhổ dung dịch súc họng ra. Súc tiếp bằng ngụm khác và ngày làm 2 - 3 lần. 4.2.Thuốc khí dung họng, thanh quản: giống phần mũi, xoang chỉ khác đường vào là đường miệng. 4.3.Thuốc bôi họng, thanh quản: là thuốc chấm vào những vùng có bệnh tích ở họng như nề, loét, nốt phỏng Thuốc thường dùng: Glycerin borat 5%, Glycerin iôt 2%, xanh Methylen 1%, S.M.C (salicylat menthol cocain). Cách sử dụng: bệnh nhân ngồi thẳng, há to miệng, thầy thuốc đeo đèn clar, tay phải cầm đè lưỡi, tay trái cầm 1 que tăm bông thẳng, thấm thuốc vào bông và bôi chấm nhẹ trên bệnh tích. Trường hợp điều trị thanh quản phải sử dụng gương soi thanh quản và que tăm bông hình cong. 4.4.Thuốc bơm thanh quản: cũng thực hiện giống chấm thuốc thanh quản nhưng thay que bông bằng bơm tiêm (1-2 ml), có kim dài. Thuốc thường dùng là dung dịch kháng sinh, kháng nấm, cocticoit. . tai lên trên, ra sau để thuốc dễ đi thẳng vào tai. Dùng bình phun thuốc hay để một ít thuốc ở ống tai, dùng bóng cao su bóp nhẹ đẩy thuốc vào sâu, đều khắp thùng tai. 3. Cách dùng thuốc trong. tai, sau đó dùng que tăm bông lau sạch dịch mủ trong tai, làm như trên vài lần, cuối cùng dùng que bông khô thấm sạch không để dịch rửa ứ đọng trong tai. 2.2 .Thuốc rỏ tai. Thuốc thường dùng: . màng nhầy Bệnh học của tai mũi họng và xoang thực chất là bệnh học của niêm mạc. Trong điều trị bệnh lý tai mũi họng chủ yếu dùng các thuốc điều trị tại chỗ, it khi dùng thuốc điều trị toàn

Ngày đăng: 01/08/2014, 05:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan