Dạy con đối phó với tình huống khẩn cấp ppt

6 548 1
Dạy con đối phó với tình huống khẩn cấp ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dạy con đối phó với tình huống khẩn cấp Con phải làm gì khi động đất? Động đất là một trải nghiệm kinh hoàng cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Với các con, những điều chưa hiểu được có thể trở nên rất đáng sợ và làm chúng vô cùng lo lắng. Vậy nên, vì sự an toàn của con, bạn hãy dạy bé những điều cơ bản về động đất cũng như cách ứng xử nếu chẳng may rơi vào tình huống này nhé. Động đất là gì? Lớp vỏ Trái đất được tạo thành từ nhiều mảng kiến tạo dày khoảng 100 km và liên tục di chuyển với tốc độ khoảng 10cm/ năm. Tốc độ như vậy có vẻ chẳng đáng kể, nhưng trên thực tế, những mảng kiến tạo khổng lồ này lại di chuyển theo những hướng khác nhau với vận tốc khác nhau, dẫn đến tình trạng đôi khi chúng sẽ đâm vào nhau, bị kéo xa khỏi nhau hoặc trượt qua nhau. Và kết quả của những việc này là động đất. Mỗi năm có khoảng 1 triệu trận động đất xảy ra, nhưng hầu hết chỉ gây rung lắc nhẹ trong vài giây chứ không gây thiệt hại nghiêm trọng, thậm chí còn có thể không nhận ra được. Tuy nhiên phần ít ỏi còn lại lại là những trận động đất mạnh có thể làm sập nhà, thậm chí làm thay đổi cả địa hình của một khu vực, trục Trái đất hay độ dài ngắn của ngày. Và bởi vì phần lớn bề mặt Trái đất là đại dương nên động đất cũng rất thường xuyên diễn ra ở dưới đáy biển. Những trận này thường ta không nhận thấy được do chỉ gây sánh nước một chút, nhưng đôi khi có thể gây nên những con sóng khổng lồ, gọi là sóng thần. Ứng phó thế nào với động đất? Các nhà khoa học đã xác định được những khu vực có nguy cơ xảy ra động đất cao, nhưng họ chưa thể xác định được khi nào thì động đất sẽ xảy ra. Diễn biến không lường trước được đó có thể khiến bạn không thể ở bên để bảo vệ con, vậy nên hãy dạy cho bé cách ứng xử thích hợp. Việt Nam ta tuy không nằm trong khu vực điểm nóng, nhưng cẩn thận không bao giờ là thừa cả, phải không nào? Kế hoạch. Đây là thứ không chỉ cần cho con mà cho cả gia đình: Hãy xác định địa điểm tập hợp lại trong trường hợp mọi người bị chia tách trong cơn động đất cũng như các cách để liên lạc với nhau. Đồng thời, sau động đất thì giao thông cũng như các tiện nghi thông thường có thể bị gián đoạn trong vài ngày, lực lượng ứng cứu cũng có thể chưa tiếp cận ngay được với bạn nên hãy chuẩn bị sẵn sàng một vài món đồ thiết thân để có thể đem theo như túi thuốc sơ cứu, đèn pin, đài nhỏ để nghe tin tức, nước sạch, thức ăn khô, chăn Khi có động đất: điều đầu tiên cần làm là giữ bình tĩnh, không chạy lung tung, hoảng loạn. Hãy nhớ: CÚI THẤP, CHE NGƯỜI VÀ Ở YÊN! Nếu con ở trong nhà thì hãy dặn bé trừ khi đang ở tầng dưới cùng của tòa nhà nơi có thể dễ dàng chạy ra ngoài, còn không thì tìm ngay chỗ nấp dưới những thứ vững chắc như giường hay bàn, và ở nguyên đó cho đến khi động đất (và các dư chấn sau đó nữa) đi qua. Trong trường hợp không có nơi ẩn nấp như kể trên, hãy lấy chăn, thảm hay những thứ tương tự trùm kín người (trùm qua đầu) để tránh vôi, gạch hay các mảnh vỡ bắn vào người. Tránh xa những nơi có khoảng kính lớn (cửa sổ, gương, đèn chùm ) tránh những nơi có nhiều món đồ có thể rơi trúng người. Đừng cố chạy thoát khỏi nhà bằng đường cầu thang khi động đất đang xảy ra, vì làm như vậy rất có thể sẽ bị vôi vữa hay các mảnh kính rơi trúng, hoặc tệ hơn nữa là cầu thang có thể bị yếu và sụp xuống. Cũng không nên tìm cách thoát bằng đường thang máy vì động đất và dư chấn sau đó có thể đã hoặc sẽ gây hư hại hệ thống này trong quá trình vận hành. Trong trường hợp con đang ở bên ngoài nhà, hãy dặn bé cố chạy tới khu vực trống trải, quang đãng, tránh xa các tòa cao tầng, cây cối, bên dưới đường dây điện hay cáp có thể đổ/ rơi trúng người. Sau động đất: Hãy kiểm tra thương tích, hư hại (cả về người và đồ đạc), dặn con cẩn thận không mở gas hay loại nhiên liệu nào khác cho đến khi chắc chắn nhiên liệu không bị rò rỉ. Trong trường hợp con bạn còn nhỏ, chưa tự xử lý được tình huống thì hãy dặn con khi ngửi thấy có mùi lạ hay bất cứ diễn biến nào khác, hãy nhanh chóng rời khỏi nhà và tìm người giúp đỡ. Và khi ra khỏi nhà thì nhất thiết không được đi chân không để tránh đạp phải những mảnh kính vỡ hay các vật thể khác trên đường. Lưu ý thêm - Khi sự cố xảy ra, lực lượng cứu hộ sẽ có rất nhiều việc phải làm nên có thể không tiếp cận bạn ngay được; trong thời gian này hãy cố chờ đợi hoặc giúp mình bằng những kiến thức trang bị được. - Tránh sử dụng điện thoại nếu không thật cần thiết, nếu không bạn có thể góp phần gây nghẽn mạng và cản trở những trường hợp khẩn cấp. Những kiến thức nhất định sẽ giúp con bình tĩnh và an toàn hơn (Ảnh: Getty Images) Động đất là một trong những biến động đáng sợ nhất của thiên nhiên (dựa trên những hậu quả mà nó gây ra cũng như diễn biến nhanh chóng và đột ngột của nó). Nhưng bằng cách dạy con cách ứng xử cơ bản "cúi thấp, che kín người và ở nguyên tại chỗ" như trên, bạn có thể giúp con bình tĩnh hơn và an toàn hơn vượt qua thảm họa. Nguồn: Webtretho (tổng hợp) . Dạy con đối phó với tình huống khẩn cấp Con phải làm gì khi động đất? Động đất là một trải nghiệm kinh hoàng cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Với các con, những điều. dặn con cẩn thận không mở gas hay loại nhiên liệu nào khác cho đến khi chắc chắn nhiên liệu không bị rò rỉ. Trong trường hợp con bạn còn nhỏ, chưa tự xử lý được tình huống thì hãy dặn con. vô cùng lo lắng. Vậy nên, vì sự an toàn của con, bạn hãy dạy bé những điều cơ bản về động đất cũng như cách ứng xử nếu chẳng may rơi vào tình huống này nhé. Động đất là gì? Lớp vỏ Trái đất

Ngày đăng: 01/08/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan